Hiệp Định Genève 1954: Chuyện 60 năm vẫn còn xạo!
Lữ Giang
Ngày 20.7.2014, để ghi nhớ 60 năm ngày ký Hiệp Định Genève 1954, báo chí trong và ngoài nước đã viết khá nhiều về
biến cố này. Nhưng mặc dầu các tài liệu bí mật đã được công bố gần hết rồi, phịa sử vẫn còn được tiếp tục xử dụng!
Tôi
nhớ có lần tôi nói chuyện trên đài truyền hình Little Saigon TV 57.7
với một tiến sĩ ở Úc sang. Chúng tôi nói về việc tranh chấp chủ quyền
đối với các đảo trên Biển Đông,
về Hiệp Định Genève 1954, vế công hàm 1958 của
Thủ Tướng Phạm Văn Đồng… Bổng ông ta nói đến cuộc bầu cử thống nhất đất
nước được ấn định trong Hiệp Định Genève vào tháng 7 năm 1956, nhưng
chính phủ Ngô Đình Diệm không thi hành… Tôi rất ngạc nhiên và lưu ý ông
rằng trong Hiệp Định Genève 1954 không có điều khoản nào quy định ngày
bầu cử thống nhất đất nước như vậy, nhưng ông vẫn trương gân cổ ra cãi!
Có
những người không biết chính xác về lịch sử vì không đọc tài liệu, cứ
nói theo cảm tính hay theo tin đồn, nhưng cũng có người lợi dụng sự
thiếu hiểu biết của đa số, dùng phịa sử để đánh lừa dư luận. Hai nhóm
tiêu biểu nhất là
Đảng CSVN và Phật
Giáo Ấn Quang.
Chúng
tôi đã viết nhiều bài về Hiệp Định Genève năm 1954 và cuộc di cư vĩ đại
lúc đó. Hôm nay chúng tôi chỉ xin nhắc lại hai điểm căn bản thường bị
giải thích sai lạc:
(1)
Hai bên Việt Nam lâm chiến là quốc gia và cộng sản, không bên vào có
quyền gì về những quy định chính trong Hiệp Định Genève 1954. Những quy
định này đều do Pháp và Trung Quốc quyết định.
(2) Trong Hiệp
Định Genève 1954 không có điều khoản nào quy định rằng một cuộc bầu cử
thống nhất đất nước sẽ được tổ chức vào tháng 7 năm 1956.
Phải làm sáng đó hai điểm chính này để phá tan những trò xuyên tạc lịch sử của những tên bất chánh.
PHÁP VÀ TRUNG CỘNG NẮM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH
Hiệp định Genève vừa được ký ngày
21.7.1954 thì ngày 22.7.1954 Hồ Chí Minh đưa ra “Lời kêu gọi sau khi hội nghị Genevơ thành công”, trong đó tuyên bố rằng “Ngoại giao ta đã thắng lợi to lớn”!
Nhưng năm 1979, sau khi bị Trung Quốc “dạy cho Việt Nam một bài học”, Đảng CSVN đã cho xuất bản cuốn “Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua”
do Nhà xuất bản Sự Thật phát hành ngày 4.10.1979, tố cáo Trung Quốc đã
phản bội Việt Nam. Dưới đầu đề “HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954 VỀ ĐÔNG DƯƠNG
VÀ SỰ PHẢN BỘI CỦA NHỮNG
NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC”, cuốn Bạch Thư đã cho biết như sau:
“Trung
Quốc là nước cung cấp nhiều vũ khí nhất cho Việt Nam vào cuối cuộc
kháng chiến của nhân dân Việt nam chống thực dân Pháp. Những người lãnh
đạo Trung Quốc đã lợi dụng tình hình đó để đứng ra làm người thương
lượng chủ yếu đối với đế quốc Pháp, câu kết với chúng và cùng
nhau thoả hiệp về một giải pháp có lợi cho Trung Quốc và Pháp, không có
lợi cho nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào và nhân dân Campuchia…
“Họ
đã hy sinh lợi ích của nhân dân ba
nước ở Đông Dương để bảo đảm an ninh cho Trung Quốc ở phía nam, để thực
hiện mưu đồ nắm Việt Nam và Đông Dương, đồng thời để có vai trò là một
nước lớn trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế, trước hết là ở châu
Á…
“Lợi
dụng vị trí là một nước viện trợ quân sự chủ yếu và nắm con đường vận
chuyển duy nhất chi viện cho Việt Nam, đồng thời lợi dụng việc Pháp
không muốn nói chuyện trên thế yếu với Việt Nam, những người lãnh đạo Trung Quốc đã tự cho phép mình đàm phán trực tiếp với Pháp để
thoả thuận về những điểm cơ bản của
một giải pháp về vấn đề Đông Dương…”
Rõ
ràng Việt Minh công nhận rằng Hiệp Định Genève được ký kết vì quyền lợi
của Pháp và Trung Quốc chứ không phải vì quyền lợi của Việt Nam. Câu
chuyện đã diễn ra đại khái như sau:
Lúc
đó Việt Nam có hai phái đoàn: Phái đoàn Việt Minh do Phạm Văn Đồng,
Bộ trưởng Ngoại Giao cầm đầu. Phái đoàn chính phủ Quốc Trưởng Bảo Đại
lúc đầu do ông Nguyễn Quốc Định, Tổng̣ trưởng Ngoại Giao trong
chính phủ Bảo Lộc. Từ
7.7.1954 do Bác sĩ Trần Văn Đỗ,
Bộ trưởng Ngoại Giao trong chính phủ Ngô Đình Diệm.
Ngày
14.6.1954, chính phủ Laniel của Pháp sụp đổ. Mendès France lên thay.
Mendès France tuyên bố trước Quốc Hội Pháp rằng trong vòng một tháng ông
phải thực hiện được cuộc ngưng bắn. Nếu đến ngày 20.7.1954 ông không thực hiện được điều đó, ông sẽ từ chức.
Ngày
24.6.1954, Thủ Tướng Mendès France họp với Tướng Ély, Guy la Chambre,
Chauvel và Parodi, sau đó ra chỉ thị cho phái đoàn Pháp ở Genève đề
nghị chia đôi Việt Nam ở vĩ tuyến 18, (ngang sông Gianh, phía bắc Quảng Bình).
Trước đề nghị của Pháp, ngày 28.6.1954, Tạ Quang Bửu, đại diện phái đoàn Việt Minh, đòi chia ở vĩ tuyến 13 (ngang sông Đà Rằng, ở phía nam Tuy Hòa).
Trong
hai ngày 11 và 12.7.1954, Thủ Tướng Mendès France họp mật liên tục với
Molotove, Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng về những điểm căn bản cần được
thỏa thuận. Ngày 12.7.1954, Chu Ân Lai và
Mendès France đã thỏa thuận lấy vĩ tuyến
17 (ngang sông Bến Hải, phía bắc Quảng Trị) để chia đôi Việt Nam.
Phạm Văn Đồng đồng ý chia đôi Việt Nam, nhưng đòi chia ở vĩ tuyến 16.
Ngày
20.7.1954 họp tại biệt thự Le Bocage, tư dinh của Molocov tại Genève,
có Mendès France, Eden, Châu Ân Lai, Molotov và Phạn Văn Đồng.
Về vĩ tuyến được chọn: Chu Ân Lai và Mendès France tuyên bố chọn vĩ tuyến 17. Molotov cũng đồng ý như vậy. Cuối cùng,
Phạm Văn Đồng cũng phải đồng ý.
Về giải pháp chính trị:
Phạm Văn Đồng đòi tuyển cử trong vòng 6 tháng, còn Molotov nói 2 năm
sau. Trong khi đó, Pháp và Trung Quốc đòi trung lập hóa Đông Dương. Buổi
trưa, Pháp và Trung Quốc rút lại đề nghị đòi trung lập hóa Đông Dương.
Nga và Việt Minh cũng đồng ý bỏ thời hạn tuyển cử ra ngoài Hiệp Định.
Sáng 21.7.1954, Hiệp
Định đã được Ngoại Trưởng William Price Rogers của Pháp và Ngoại Trưởng Nguyễn Duy Trinh của Việt Minh ký, nhưng lại đề ngày 20.7.1954 cho phù hợp với thời hạn chót mà Thủ Tướng Mendès France đã ấn định.
Tại
Sài Gòn, Thủ tướng Ngô Đình Diệm lên tiếng phản đối việc đặt
một nửa phần đất nước dưới chế độ cộng sản và ra lệnh treo cờ
rủ trên toàn quốc, vì thế phái đoàn Sài Gòn không ký tên vào Hiệp
Định.
HIỆP ĐỊNH KHÔNG ẤN ĐỊNH NGÀY BẦU CỬ
Cuộc
họp ngày 21.7.1954 cũng đã bàn về giải pháp chính trị, nhưng phái đoàn
của chính phủ Ngô Đình Diệm không tham gia vì không công nhận Hiệp Định
Genève. Trước khi bế mạc cuộc họp, ông Anthony Eden, Bộ trưởng Ngoại
Giao Anh Quốc, đồng chủ tịch Hội Nghị Genève với ông Vyacheslav Molotov,
Bộ trưởng Ngoại Giao của Liên Sô, đã đọc Lời Tuyên Bố Cuối Cùng(Final declaration) của hội nghị, nhưng rồi không ai ký tên vì có sự phản đối của Hoa Kỳ và chính phủ Sài Gòn. Lời tuyên bố
này gồm 13 điều, trong đó điều 7 có quy định như sau (theo chính bản):
“Hội
nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính
trị, thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ, sẽ phải làm cho nhân dân Việt nam được hưởng những sự
tự do căn bản, bảo đảm bởi những tổ chức dân chủ thành lập sau tổng
tuyển cử tự do và bỏ phiếu kín. Để cho việc lập lại hòa bình tiến triển
đến mức cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ý nguyện, cuộc Tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7 năm 1956 dưới
sự kiểm soát của một ban quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong
Ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế đã nói trong
Hiệp định đình chỉ chiến sự. Kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1955 những nhà
đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương
lượng về vấn đề đó.”
Trong bài “Hiệp Định Genève 1954: bài học gì cho Bộ Chính Trị ĐCSVN ngày nay?” đăng trên RFI ngày 21.7.2014, Luật sư Lưu Tường Quang ở Úc có nhận xét như sau:
“Lời Tuyên Bố Sau Cùng là một văn kiện chính trị, bày tỏ ý
muốn của phe cộng sản (Liên Xô, Trung Quốc và
VNDCCH) và được Anh và Pháp đồng ý, nhưng ước muốn tự nó không thể có hiệu lực cưỡng hành như một hiệp ước.
Phe cộng sản và một số tác giả phương Tây bằng vào các lời
cam kết tôn trọng Hiệp Định Genève mà kết luận rằng Lời Tuyên
Bố Sau Cùng là một phần của Hiệp Định và có tính cách ràng
buộc. VNCH, thể chế chính trị kế thừa QGVN, không đồng ý với
quan điểm nầy.”
Nói
rõ hơn, một lời tuyên bố không được toàn thể đồng ý và ký tên, không
thể có giá trị
pháp lý. Mọi chuyện rõ ràng như vậy, không
hiểu một số “học giả”, “sử gia” hay “tiến sĩ” đã dựa vào đâu để quả
quyết Hiệp Định Genève quy định tổng tuyển cử vào tháng 7 năm 1956?
ĐI VỚI VIỆT CỘNG ĐƯỢC CÁI GÌ?
Riêng
nhóm tăng sĩ trong Phật Giáo Ấn Quang, con đẻ của hai cán bộ cao cấp
của Đảng CSVN là Thích Trí Độ và Cư Sĩ Lê Đình Thám trong tổ chức An Nam
Phật Học ở Huế, cứ thấy Việt Cộng đưa ra cái gì là nhại lại y nguyên.
Sau khi Hiệp Định Genève được ký kết, ở Sài Gòn Luật sư Nguyễn Hữu Thọ thành lập Phong Trào Hòa Bình để yểm trợ cho Việt Minh, đòi quân đội Pháp rút khỏi miền Nam và tổ chức tổng tuyển cử. Tại Huế, Thích Trí Quang,
đệ tử của hai cán bộ cộng sản là Thích Trí Độ và Lê Đình Thám, đứng ra
phát động phong trào nầy ở Huế với sự tham dự của một số trí thức Phật
Giáo thời đó ở Huế như Bác sĩ Lê Khắc Quyến, Bác sĩ Thú Y Phạm Văn Huyến,
Dược Sĩ Nguyễn Cao Thăng, ông Nguyễn Văn Đảng, Giáo Sư Tôn Thất Dương Kỵ, v.v…
Trước tình thế này, ngày 7.11.1954 chính phủ Ngô
Đình Diệm đã ra lệnh bắt tất cả những người liên hệ đến Phong Trào Hòa
Bình thân cộng. Ông Ngô Đình Cẩn thấy Thích Trí Quang là người đồng
hương nên quyết định chiêu hồi cả nhóm này. Trước cái thế chẳng đặng
đừng Thích Trí Quang và cả nhóm đã chấp nhận hợp tác và ông Cẩn đã dùng
nhóm này để nắm chính quyền và Phật Giáo ở Huế.
Trước
phong trào đòi tổng tuyển cử của Việt Cộng và tay sai, năm 1960 chính
phủ Ngô Đình Diệm cũng đã cho phổ biến một tập tài liệu có tên là “The Unification of Vietnam” in lại 12 bản tuyên bố của chính phủ được công bố từ 1954
đến 1960 lien quan đến
Hiệp Định Genève 1954, giải thích rằng không thể có bầu cử tự do dưới chế độ cộng sản, nên không thể tổ chức tổng tuyển cử, đồng thời xác định lập trường của chính phủ về thống nhất đất nước (xem Viet-Nam Bulletin số 16/1960).
Ra hải ngoại, nhóm Giao Điểm Phật Giáo và
vệ tinh của nhóm này cứ nhai đi nhai lại các luận điệu cũ của Việt
Cộng, lên án chính phủ Ngô Đình Diệm không thi hành Hiệp Định Genève, tổ
chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước vì sợ thua Cộng Sản, do đó Cộng
Sản phải đánh chiếm miền Nam. Một thí dụ
cụ thể là trong bài “Các cuộc chiến thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam” đăng trên Sách Hiếm, Nguyễn Mạnh Quang cho rằng “nếu
có tổng tuyển cử đúng như Hiệp Định Genève 1954 đã quy định, ông Ngô
Đình Diệm và chính quyền miền Nam chắc chắn là sẽ bị thảm bại trước hào
quang kháng chiến chống xâm lăng với chiến thắng Điện Biên Phủ của ông
Hồ Chí Minh và chính quyền miền Bắc…”.
Điều khoản nào của Hiệp Định Genève quy định tổ chức tổng tuyển cử? Nếu tổ chức tổng tuyển cử lúc đó,
Hồ Chí Minh có thể thắng với 99.9% tổng số phiếu và nếu muốn
có thể thắng với 120%, nhưng không phải vì “hào quang kháng chiến” mà vì tổ chức bầu cử gian lận.
Đã 60 năm rồi mà hiện nay Đảng CSVN vẫn còn áp dụng chủ trương “Đảng cử
dân bầu” và bầu cử gian lận. Lúc đó làm sao có tự do bầu cử được?
Giáo Hội Ấn Quang vì đi theo Cộng Sản và có tham vọng thành lập một chính phủ Phật Giáo do giáo quyền lãnh đạo, xử dụng lòng hận thù Thiên Chúa Giáo và vọng ngữ như động lực đấu tranh, đưa tới những biến loạn liên tục nên đã bị Mỹ, Cộng Sản và luật nhân quả của Phật
giáo nghiền nát ra từng mãnh.
Ngày 24.7.2014
Lữ Giang
No comments:
Post a Comment