Monday, July 28, 2014

HIẾN-PHÁP HOA-KỲ ĐỘC ĐÁO KHÔNG GIỐNG AI


      Nhân đọc bài “Hệ thống  Siêu Quyền Lực Ẩn Danh”, chúng tôi xin lạm bàn đôi điều liên quan đến bản Hiến Pháp Hoa Kỳ.
 
HIẾN-PHÁP HOA-KỲ ĐỘC ĐÁO KHÔNG GIỐNG AI
 
     Trên thế giới ngày nay, Hoa Kỳ là một Siêu Cường Quốc số 1, Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo đảm cho quyền Tự Do của công dân tối đa. Nhưng đặc biệt nhứt là Hiến-Pháp Hoa-Kỳ cũng độc đáo, không giống bất cứ quốc gia nào !
     Sau đây là vài đặc điểm khác biệt của Hiến Pháp Hoa Kỳ :
 
     1.- Vấn đề bầu cử :
           Bầu cử vị Tổng thống Hoa Kỳ, người thắng cử Tổng thống không do số phiếu “phổ thông” do dân bầu, mà lại căn cứ vào số phiếu của “Cử Tri Đoàn” (hay còn gọi là phiếu Đại Cử Tri).
     2.- Chủ tịch Thượng viện :
          Vị Chủ tịch Thượng Viện (Lập Pháp) không do Thượng Viện bầu chọn, mà là do Hiến Pháp chỉ định sẵn là Vị Phó Tổng Thống (Hành Pháp) kiêm nhiệm.
     3.- Chủ tịch Tối Cao Pháp Viện :
          Cũng tương tự như Thượng Viện, vị Chủ Tịch TCPV (Tư Pháp) không do Hội Đồng TCPV bầu chọn, mà lại do Tổng Thống (Hành Pháp) chỉ định.
     4.- Quyền “ngâm tôm” các “Dự Luật”:
          Tại Tối Cao Pháp Viện & Thượng Viện, mỗi Viện đều có một ủy ban đặc biệt có quyền “ngâm tôm” một đơn “khiếu kiện” hay một “Dự Luật”, của cá nhân hay cơ quan nào đó, nếu Ủy Ban nầy xét thấy “bất lợi” cho chánh sách của quốc gia. Xin đơn cử ra đây một vài thí dụ :
     a.- Tối Cao Pháp Viện đã “ngâm tôm” đơn khiếu kiện của các Toà Án dưới về cái Giấy Khai Sanh của ứng cử viên tổng thống Obama. Theo luật, ứng cử viên tổng thống phải sanh ra tại Mỹ. Nhưng ông Obama lại sanh ra tại Kenya (Phi Châu) và “hợp thức hoá” tại Hawaii (tương tự giấy Thế Vì Khai Sanh)…
     b.- Thượng Viện đã “ngâm tôm” không đem ra phê chuẩn Công Ước Quốc Tế về Biển Đông năm 1982 (UNCLOS)…
     c.- Thượng viện đã “ngâm tôm” các Dự Luật đòi trừng phạt CS Hànội về các vụ đàn áp đối lập, vi phạm Nhân quyền…
 
      Thoáng nhìn, chúng ta thấy có những cái bất hợp lý như:
      *Ví dụ như ở điểm (1) về Bầu cử Tổng thống, lá phiếu của cử tri phổ thông không “giá trị”  bằng lá phiếu của “Cử Tri Đoàn”.
      *Ví dụ ở điểm (2), ông Phó Tổng thống thuộc Hành Pháp lại làm Chủ Tịch Thượng Viện (Lập Pháp). Tại sao Thượng Viện không tự bầu ông Chủ tịch của mình như ở Hạ Viện ??? Thiệt là… tréo cẳng ngỗng ! (Hành Pháp làm xếp Lập Pháp).
     *Ví dụ như ở điểm (3), tại sao Tối Cao Pháp Viện (Tư Pháp)lại không tự bầu vị Chủ tịch của mình mà lại do Tổng thống chỉ định ? Tức Hành Pháp “xếp” luôn cả Tư Pháp !
     Vậy thì làm sao có TAM QUYỀN PHÂN LẬP cho thật đúng ý nghĩa trong Hiến Pháp của Hoa Kỳ?
     *Ví dụ như ở điểm (4) về quyền “ngâm tôm” các đơn Khiếu Kiện ở TCPV và quyền “ngâm tôm” các Dự Luật ở Thượng Viện. Tại sao chỉ có “một vài người” nào đó ở TCPV hay Thượng Viện lại có cái quyền đó ? Nhìn kỹ, ta sẽ thấy, như ông Chủ tịch Thượng Viện (Phó Tổng thống) cho “ngâm tôm” đạo luật nào đó vì bất lợi cho chánh sách “đối ngoại” của Tổng Thống (Hành Pháp). Và vị Chủ tịch TCPV cũng cho “ngâm tôm” các đơn khiếu kiện… cũng vì bất lợi, có thể gây khủng hoảng cho Quốc gia? v.v...
      Thiệt là điên cái đầu !
 
      Đành rằng Hiến Pháp có một số điều tréo cẳng ngỗng như vậy nhưng không có bất cứ người dân Mỹ nào “khiếu nại”. Có thể chính những cái “tréo cẳng ngỗng” đó đã bảo đảm cho chánh sách đối ngoại của Mỹ vững mạnh… mà trên thế giới nầy chỉ có nước Mỹ áp dụng được, không có bất cứ quốc gia nào dám bắt chước. Biết vậy, thấy vậy, nhưng bảo giải thích rõ hơn thì chúng tôi đành… chịu thua!
     Đặc biệt nước Mỹ theo chế độ Lưỡng Đảng. Đảng Cộng Hoàvà Đảng Dân Chủ thay nhau lên cầm quyền. Và cũng theo Hiến Pháp Hoa Kỳ, người dân có quyền ứng cử Tổng thống hay các vị Dân Biểu, Nghị Sĩ, nhưng trước tiên họ phải thông qua “Bộ Máy Sàng Lọc” trong mỗi Đảng. Phải chăng điều nầy đã lấy mất đi cơ hội của những người ngoài 2 Đảng CH & DC không được ra ứng cử?  
     Thật ra không phải bất cứ người dân Mỹ nào cũng thích tham gia việc chánh trị. Nếu muốn tham gia chánh trị, họ có thể tham gia một trong hai Đảng (gọi là cánh Hữu hoặc cánh Tả). Và người Đảng nầy cũng có quyền bỏ phiếu cho Đảng khác, hoặc bỏ Đảng nầy theo Đảng kia...
 
     Tóm lại, vị Tổng Thống Hoa Kỳ do Hệ Thống Siêu Quyền Lực Ẩn Danh lựa chọn thông qua “bộ máy sàng lọc” trong mỗi Đảng, và sau đó lại qua lá phiếu của  “Cử Tri Đoàn” (tức Hệ thống Siêu Quyền Lực Ẩn Danh)!
 
     Do đó, chúng tôi không ngạc nhiên, vì sao TT Obama, một kẻ hầu như vô danh, nhưng vì mục tiêu “chiến lược” nào đó lại được chọn đưa lên làm TT Hoa Kỳ. Và khi vừa đắc cử Tổng thống, ông đọc một bài diễn văn “hiền khô”, cho nên được tặng ngay cái Giải Nobel Hoà Bình thơm phức. Và rồi người ta thấy TT Obama rút quân vô điều kiện tại Iraq, Afghanistan, thả các tù khủng bố gộc… TT Obama không cho lực lượng SEAL giải cứu Toà Đại Sứ Mỹ bị khủng bố tấn công… Và Obama tuyên bố không đưa quân đội can thiệp ở nước ngoài, v.v…
     Tất cả điều đó là những tín hiệu báo cho các “thế lực thù địch” (đặc biệt là TC) biết,  cứ tha hồ làm trời ở Á Châu đi, đừng có sợ nước Mỹ can thiệp. Bởi vì nước Mỹ dưới thời TT Obama là con… “quịt què”, lại thêm “con gà nuốt dây thun” John Kerry “Vua” phản chiến nữa… thì kể như bọn trùm khủng bố quốc tế yên chí lớn !
     Nhưng nói vậy mà không phải vậy. TT Obama đi theo cái Road Map của Nhóm Siêu Quyền Lực. Từ sau rút khỏi Việt Nam năm 1975, Hoa Kỳ coi như rút khỏi Á Châu, nhường “sân chơi” lại cho Trung Cộng, mặc sức tung hoành ngang dọc. TT Obama dĩ nhiên cũng phải tiếp tục chơi đòn hoả mù lừa địch.
     Và rồi thật bất ngờ, năm 2012 Obama tung ra chánh sách XOAY TRỤC về Á Châu - tức là đòn “Hồi Mã Thương” khiến mấy anh Tàu Phù bị sập bẫy !
     Tóm lại, chúng tôi nghĩ rằng : Nước Mỹ có hai Đảng, nhưng chỉ có duy nhứt MỘT Bộ Chánh Trị : Đó là “Hệ thống Siêu Quyền Lực Ẩn Danh” .
     Xin mời quý vị đọc tiếp bản tài liệu tham khảo dưới đây, may ra có thể giải thích được phần nào về các yếu tố làm nên bản Hiến Pháp Hoa Kỳ. Tác giả bản tài liệu nầy có chỗ “chê” hệ thống chánh trị của nước Mỹ... Tuy nhiên ta cứ đọc để biết cách vận hành của các thế lực bên trong hoặc đàng sau hậu trường chánh trị nước Mỹ đầy phức tạp.

No comments:

Post a Comment