Sunday, December 28, 2014

NGƯỜI KHÁCH TRỌ HỮU TÌNH NHƯNG BẠC NGHĨA

keyboard shortcuts.

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=543838102427834&set=a.480554358756209.1073741827.100004049479170&type=1
NGƯỜI KHÁCH TRỌ HỮU TÌNH NHƯNG BẠC NGHĨA

Trong một buổi họp cộng đồng Việt Nam tại một địa phương miền trung Hoa Kỳ, một vị linh mục đã có can đảm phát biểu thẳng thắn với đồng hương như sau: “Trong thành phố này, người Mỹ: - giàu có hơn Quí Vị rất ít, - giàu có bằng Quí Vị không bao nhiêu, - nghèo hơn Quí Vị rất nhiều. Nhưng lòng bác ái của người địa phương rất rộng rãi, không có công tác từ thiện nào mà họ không góp công góp của, không như người Việt chúng ta. -Thưa Cha! Vậy thì Cha nghĩ, 8 tỷ một năm gởi về Việt nam không phải là tiền từ thiện hay sao?
Có điều chúng ta chỉ lo cho quê hương, họ hàng, còn ở đây chúng ta chỉ là người khách trọ.

Cộng đồng người Việt ở Mỹ đã gọi nhau quyên góp tài chánh, đem tiền về giúp Việt Nam đã quá nhiều, nhưng việc người Việt tỵ nạn giúp nước Mỹ thì quá ít, phải nói là rất vô tình. Những nghĩa vụ như tuân hành luật pháp, đi lính, đóng thuế, chúng ta đã làm đủ, nhưng hình như chúng ta vẫn sống trên đất Mỹ không gì khác hơn là một... du khách, hay là một người tình “vẫn đi bên cạnh cuộc đời” không hề lưu tâm để ý gì đến những chuyện chung quanh. Người Mỹ khen chúng ta thành công trong vấn đề học vấn và thương mãi. Có bằng cấp thì có job thơm, thương mãi thành công thì trở nên giàu có, điều đó có nghĩa gì với đất nước đã cưu mang chúng ta, nếu chúng ta chưa dùng sở học, sự giàu có để giúp đỡ, đền đáp được gì cho đất nước này. Ở nam Cali, nơi có người Việt tại quốc ngoại đông nhất, mỗi năm chúng ta lại thấy có một bữa cơm cho người khó khăn hay một buổi phát túi ngủ cho vài trăm người vô gia cư, có lẽ vẫn còn quá ít ỏi.

Sau nhiều cuộc chiến tranh có người Mỹ tham dự hay không, nước Mỹ đã giang tay đón nhận nhiều dân tộc đến sinh sống tại Hoa Kỳ. Ðể “trả ơn”, nhiều tổ chức Hồi giáo ở Mỹ đã quyên góp tiền gởi về ủng hộ cho khủng bố Al-Qaida, tổ chức đã muốn tận diệt nước Mỹ. Nhiều di dân Trung Cộng và cả Ðài Loan đã trở thành gián điệp cao cấp cung cấp cho quốc gia họ những bí mật về quốc phòng hay kinh tế của nước Mỹ, một cảnh “nuôi ong tay áo”. Những người này khi nhập tịch đã tuyên thệ trung thành với nước Mỹ cũng như chúng ta, nhưng xem việc nước Mỹ như việc của hàng xóm, không muốn can thiệp hay đóng góp, thậm chí cũng không muốn đi bầu cử.

Chúng ta đã thấy chính phủ Mỹ can thiệp cho nhiều người mang các sắc tộc khác nhau trong nhiều tình huống khó khăn, nguy hiểm, chỉ vì họ là công dân Mỹ. Cựu Tổng thống Bill Clinton vừa từ Bắc Hàn trở về Mỹ sau khi đã thành công trong việc cứu hai cô phóng viên Laura Ling gốc Trung Hoa, và Euna Lee, gốc Ðại Hàn. vì tội "xâm phạm lãnh thổ Bắc Hàn." Nếu các bạn là công dân đi du lịch, làm việc hay thậm chí buôn ma tuý, nước Mỹ chắc không bao giờ bỏ các bạn.

Ở quốc gia nào, việc mở rộng du lịch cũng nhắm mục đích thu ngoại tệ, nhưng trong phạm vi khách du lịch Việt Nam sang Mỹ thăm bà con, ít người đem tiền đến để giúp nước Mỹ phồn thịnh, mà ngày về túi đầy đô la nhờ viện trợ của các công dân Mỹ, trong khi công dân Mỹ thì dành dụm tiền đem về cố hương giải sầu. Rồi đây khi trái gió trở trời, chúng ta gặp hoạn nạn nước Mỹ đã bên cạnh chúng ta. Một tiếng kêu cấp cứu trong đêm, một cơn truỵ tim, một cơn bão lốc hay lụt lội, chúng ta đều được cứu giúp tận tình. Nước Mỹ cũng nghèo, cũng có nhiều vấn nạn nhưng quả thật lòng ta đôi khi cũng dửng dưng.
Chúng ta phát động nhiều lần quyên góp để giúp cho trẻ em nghèo ở Việt Nam , xem như bà con ruột thịt, mà quên người hàng xóm khốn khó bên cạnh chúng ta. Mỗi năm vào mùa lạnh, nhiều kẻ không nhà đã chết trên đường phố Los Angeles hay New York, nhiều trẻ em bụi đời, nhà tù thiếu niên không ai thăm viếng, những nhà dưỡng lão thiếu một lời hỏi han.

Cộng đồng người Việt chưa hề thấy có một công tác xã hội nào hữu hiệu để giúp ngay nước Mỹ, nơi chúng ta đang sống.

Chúng ta thường tự hào là người Việt trọng điều nhân nghĩa, sống có thủy có chung, nhưng nhiều khi vẫn cư xử như người khách trọ vô tình.

Biên bản Hội nghị Thành đô

Biên bản Hội nghị Thành đô:


http://vietnamsaigon75.blogspot.com/2014/08/hoi-nghi-thanh-o-bien-ban-1-vinh-bac-bo.html

Hải quân Hoa kỳ

Hải quân Hoa kỳ:
US_NAVY.pps

Lý lịch của "bác".



Lý lịch của "bác".
Trí thức, học sinh, sinh viên Việt nam ở đâu?
Hãy nói cho toàn thể nhân dân Việt nam biết khi Hồ Chí Minh xưng mình là "bác Hồ" hay bắt mọi người gọi mình là "bác Hồ" thì vô tình Hồ Chí Minh đã để lộ chân tướng của mình là một người Tầu rồi.
Vì người Tầu mới gọi là, xưng là "bác Hồ", "bác Mao" chứ người Việt nam thì phải gọi là "bác Minh" và "bác Đông" mới đúng.
Ngoài ra, trong thư gửi Chủ tịch đoàn Cộng sản quốc tế, Hồ Chí Minh đã thừa nhận rằng: "Trong lúc nầy, tôi là một người Trung quốc chứ không phải là một người An nam và tên tôi là Lý Thụy chứ không phải là Nguyễn Ái Quốc" (Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 2, trang 8-9).
Cộng sản quốc tế, Tầu cộng và Hồ Chí Minh có thể lừa bịp nông dân, công nhân Việt nam ít học trên 70 năm qua chứ không thể lừa bịp nhân dân Việt nam lâu hơn được nữa!
Bao giờ còn ảnh tượng Hồ Chí Minh trên đất nước Việt nam, trong các buổi liên hoan, lễ lạc, hội nghị hay meeting thì Việt nam vẩn còn bị Tầu cộng "phụ trách" theo chỉ thị của Stalin.
Chính Stalin đã phân công cho Trung Quốc “phụ trách” Việt Nam, mà trong ngôn ngữ cộng sản, “phụ trách” đồng nghĩa với chỉ đạo, định hướng, kể cả ra lệnh.
Ngoài ra, Phạm Văn Khoa, một người bạn của Trần Đĩnh tháp tùng Hồ Chí Minh  sang Trung Quốc về kể lại nguyên văn: “Ông Cụ sang kiểm thảo với Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai!” (Đèn cù, Trần Đĩnh).
Không là người Tầu thì sao bị Mao Trạch Đông "phụ trách" được?
Không là người Tầu thì sang Bắc kinh "kiểm thảo" với Mao Trạch Đông làm gì?
Câu trả lời dành cho bạn.
NHT 122714

Monday, December 22, 2014

Monday, December 15, 2014

Trung Tướng Trần Văn Minh

Sự thật Đời Tôi - Trung Tướng Trần Văn Minh
 

https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEh1eXrT6DdIoHKdqznObkTwxt6dfzKpvxblSer4PGf7Z0bE6uhocY0irFOjsa_gedFbTqKXxgTYLgCG35xUcXrUaJSwF7Ue0IdLOaM_vcENyDSBzPdyECVZmTJ2bojoa7BhPxsfO72uO6Ck9gjA-MK5abJBl3EFmAGY-lHBqqWrCalkrOoNhqg=s0-d-e1-ft&d=1418373998

Trung Tướng Trần Văn Minh, Tư lệnh Không Quân QLVNCH

Để tôi kể bạn nghe về sự thật của tôi. Đó không phải là sự thật về bất cứ sĩ quan hay ông tướng ông tá người Việt nào. Nó không phải là sự thật về một chính khách người Việt nào. Nó chẳng là sự thật về gia đình tôi hay bạn bè tôi. Và trên hết, nó chẳng phải là sự thật của Chúa. Đến một lúc nào đó thì chúng ta sẽ biết sự thật của Chúa. Đến một lúc nào đó.

Nhưng nãy giờ tôi đang nói về sự thật của tôi. Đó là những gì tôi đã thấy và tôi đã tin. Đó là sự thật của tôi. Câu trả lời cho thảm kịch thất trận của miền Nam Việt Nam thật đơn giản. Nó có thể tóm gọn với hai chữ “không đủ”. Chúng tôi không có đủ tiếp liệu trong những tuần cuối cùng của cuộc chiến. Và chúng tôi không có đủ lính. Chỉ có thế. Đó là toàn bộ vấn đề. Không đủ. Báo chí Mỹ nói là chúng tôi thất trận vì chúng tôi tham nhũng. Tôi không chối là đã có tham nhũng tại Việt Nam. Có. Có tham nhũng trên thị trường, trên chính trường và trong một vài đơn vị quân đội. Nhưng dứt khoát không có tham nhũng trong Không Quân. Những người lính KQ tin vào Tổ Quốc Không Gian, và họ tin cậy cấp chỉ huy. Không có chuyện tham nhũng nơi các sĩ quan quanh tôi.

Vấn đề sinh tử là chúng tôi không còn cơ phận và cũng không có nhiên liệu. Chúng tôi bị thiếu hụt nhiên liệu trong những ngày cuối cuộc chiến. Vì vậy mà chúng tôi không thể cất cánh. Không lực chúng tôi bị nằm ụ dưới đất. Thế mà người Mỹ, có computer với đầy đủ dữ kiện. Họ nói rằng chúng tôi có đủ. Họ cả quyết là chúng tôi có đủ nhiên liệu và đồ phụ tùng. Họ cả quyết trên cơ sở chính trị. Họ không cả quyết trên cơ sở thực tế.

Tất cả những gì chúng tôi cần đến là Tiếp Vận. Có tiếp liệu mới đánh đấm được. Khi mà hàng tiếp liệu không được chuyển giao, thì tinh thần chiến đấu của sĩ quan và binh lính chúng tôi sẽ xuống thấp. Ai cũng thấy là đồ tiếp liệu đang cạn kiệt. Họ biết chúng tôi sẽ hết sạch. Và khi họ thấy như vậy, họ sẽ biết là chúng tôi đang bị đồng minh thân thiết bỏ rơi. Và rồi họ sẽ mất sạch tinh thần chiến đấu. Tôi chưa bao giờ nghĩ là đồng minh sẽ lừa dối và bỏ rơi chúng tôi. Tôi nghĩ đến Bá Linh và Đại Hàn khi nghĩ đến các giải pháp của người Mỹ. Và tôi thấy người Mỹ đã bảo vệ họ. Tôi nghĩ là chúng tôi, là tiền đồn của thế giới tự do, rồi cũng được bảo vệ như thế. Đại sứ Graham Martin nói đi nói lại là Mỹ sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng tôi. Ổng nói là chúng tôi nên tin như thế.

Những gì đã xảy ra vào phút cuối đã như một vài người Mỹ đã nói trước. Chúng tôi thua trận nhanh hơn Bắc quân có thể thắng. Đúng vậy. Tôi coi như sách lược của tổng thống Thiệu là bỏ rơi vùng cao nguyên sau khi mất Ban Mê Thuột là một chiến thuật hay. Nhưng nếu chúng ta được tiếp vận hợp lý, thì tinh thần chiến đấu của chúng ta vẫn còn, và chúng ta có thể tái phối trí quân đội để tiếp tục chiến đấu.

Khi tổng thống Thiệu từ chức vào ngày 21 tháng Tư, tôi đã nghĩ đó là dấu hiệu lạc quan. Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ có những thỏa ước mới, những chế độ mới. Phó tổng thống Hương trở thành tổng thống. Ông là một nhà giáo lão thành đáng kính. Ông là một người trung thực.

Nhưng rồi ông giao quyền tổng thống cho tướng Dương Văn Minh. Một vài người chúng tôi tin rằng tướng Minh có thể đạt được những thỏa ước hòa bình. Nhưng chúng tôi cũng nghĩ tình hình đang diễn ra là một bóng đen hắc ám. Chúng tôi tin rằng người Việt sẽ không còn tự quyết một điều gì. Bất cứ điều gì, chúng tôi tin chắc rằng, phải được quyết định sau bức màn siêu quyền lực. Người Mỹ, người Nga, người Tàu _ chúng tôi tin chắc là thế _ sẽ quyết định số phận của Việt Nam. Chúng tôi đã chờ đợi ngày này qua ngày khác mới thấy những điều họ đã âm mưu. Chúng tôi nghĩ một phần trong những âm mưu đó là người Mỹ sẽ ngưng cung cấp hàng tiếp liệu cho chúng tôi.
Trong những ngày cuối cùng của VNCH nhiều lần tôi đã có nói chuyện với tướng Nguyễn Cao Kỳ. Và nhiều lần ông đã yêu cầu tôi làm đảo chánh. Ông nói, “Hãy cẩn thận. Người Mỹ đang bảo vệ tổng thống Thiệu. Đừng để họ biết kế hoạch của các anh”. Rồi khi tôi gặp ổng vài ngày sau đó, ổng lại yêu cầu tôi, “Khi nào thì anh cầm đầu cuộc đảo chánh? Khi nào thì đảo chánh?” Tôi nói với ổng là tôi không muốn cầm đầu đảo chánh. Tôi hỏi ông ấy là ông có muốn đảo chánh không? Và ổng nói không, không muốn. Ông nói là ông nghĩ tôi muốn. Ổng quá cẩn thận. Ông muốn tôi cầm đầu đảo chánh để ông trở thành lãnh đạo mới của đất nước. Nhưng điều mà tướng Kỳ không thể nào hiểu được là tôi và binh lính của tôi sẽ không trung thành với ai cả. Chúng tôi chỉ trung thành với Tổ Quốc. Chúng tôi trung thành với Việt Nam, Chúng tôi yêu Việt Nam. Rất nhiều người lính chúng tôi đã chết cho Việt Nam. Họ đã chiến đấu và chết không vì bất cứ ai, mà cho Việt Nam.

Trong một cuốn hồi ký tướng Kỳ nói là tôi đã đến nhà ổng và nói là tôi sẽ trung thành với ổng bằng bất cứ giá nào. Ông nói tôi đã nói với ổng là người của tòa Đại sứ Mỹ đang đút tiền cho tôi để thăm dò ông cho Mỹ. Không có điều nào đúng cả. Không hề có ai đưa tiền cho tôi cả _ đặc biệt là người của tòa Đại sứ Mỹ. Và tôi không hề có chuyện đàm phán nào với tướng Kỳ. Đọc nó rất buồn cười. Tại sao ổng lại bịa ra những điều này trong cuốn hồi ký? Ông moi những chuyện này ở đâu ra vậy? Có thể là ông đang nhắm tới một ai đó chớ không phải tôi. Ông không được bịa chuyện về tôi.

Gần trưa ngày 29 tháng Tư, tôi nhận một cuộc điện gọi từ cơ quan DAO nói rằng sẽ có một cuộc họp giữa Mỹ và các cấp chỉ huy của VNAF. Tôi qua cơ qua DAO với nhiều người nữa. Chúng tôi được đưa vào một gian phòng. Rồi người ta để chúng tôi ngồi đó một lúc lâu.  Chúng tôi nghĩ Đại sứ Martin hoặc tướng Homer Smith (Tùy Viên Quân Sự) hoặc ai đó sẽ thuyết trình một kế hoạch đẩy lui Cộng quân. Nhưng chẳng có ai thuyết trình cả. Không có ai thuyết trình cho tới xế trưa. Sau khi chúng tôi đi vào khu vực cơ quan DAO thì một người lính gác đã tước vũ khí của chúng tôi. Điều này chưa bao giờ xảy ra trước đó. Rồi cuối cùng cũng có một người, mặc đồ sĩ quan, bước vào phòng và nói, “Đã kết thúc rồi, thưa tướng Minh. Một trực thăng đang đợi ngoài kia sẽ đưa ông đi”. Chúng tôi bước ra chiếc trực thăng. Nó đưa chúng tôi bay ra chiếc Blue Ridge ngoài biển Đông.

Một đại tá Không quân Mỹ đang ngồi trên tàu với tôi. Ông ta ngồi kế bên tôi. Ổng khóc suốt chuyến bay. Ổng không nói được. Nhưng ông ấy đã viết gì đó lên một mảnh giấy rồi đưa cho tôi. Tôi đọc, “Thưa tướng quân, tôi rất tiếc” Tôi vẫn còn giữ mảnh giấy đó cho tới ngày hôm nay. Tôi sẽ giữ mảnh giấy đó suốt đời. Tôi sẽ luôn nhớ tới chuyến bay buồn thảm ra chiến hạm Blue Ridge.

Đối với những người theo đạo Phật như chúng tôi, chúng tôi tin rằng thượng đế đã an bài mọi sự. Chúng tôi tin rằng chúng tôi phải chịu nhiều đau khổ trong cuộc đời này bởi vì kiếp trước chúng tôi đã tạo nhiều ác nghiệp. Tôi tin rằng trong cái kiếp trước mà tôi không nhớ nổi chắc là tôi đã phạm nhiều điều sai quấy. Đó là lý do tại sao chuyện ác lai này lại báo ứng với tôi và với quê hương tôi. Đôi khi chúng ta có thể cưỡng lại số phận nếu chúng ta hành thiện và chỉ làm những điều lương tâm sai bảo. Đó là những gì tôi đang cố tu thân. Tôi phải cố tu thân và làm những gì hợp với lương tâm.

Nhưng từ khi đất nước tôi sụp đổ, tâm hồn tôi đã hóa ra tan nát. Trong 20 năm qua thâm tâm tôi đã cảm thấy trĩu nặng nỗi buồn đau và trống vắng. Nó vẫn không phai đi. Tôi cảm thấy nó hằng ngày. Không một ngày nào trôi qua trong đời mà tôi không nhớ về Việt Nam.

Thursday, December 4, 2014

Các vua triều Nguyễn

Mời xem tài liệu lịch sử:
https://www.youtube.com/watch?v=iEhMBygfYtc&app=desktop

Sunday, November 30, 2014

Tài-liệu Mật của Việt Cộng


Dè dặt vì chưa được kiểm chứng
Tài-liệu Mật của Việt Cộng
Báo cáo trong cuộc họp mặt kiều vận
 
              Nguyễn Tâm Bảo
Lưu trữ theo chế độ tài liệu tuyệt mật.
 
                       Thưa các đồng chí,

            Đảng quang vinh của chúng ta muốn tồn tại và phát triển, giữ vai trò là đảng tiên phong và duy nhất lãnh đạo đất nước, thì có mấy mục tiêu quan trọng sau đây phải được quan tâm đúng mức:
 
1. Phải làm cho dân chúng vừa yêu vừa sợ.
Nếu không thể làm cho người dân yêu mến – điều mà tôi e là sự thật cay đắng cần chấp nhận – thì cũng phải tuyệt đối duy trì nỗi sợ hãi để họ không bao giờ có đủ ý chí mà nổi loạn.
 
2. Phải giữ cho cái gọi là 'phong trào dân chủ đối lập' không thể trở thành phong trào đúng nghĩa, không thể bén rễ và lan rộng. Phải làm sao để nó chỉ là hoạt động manh mún, rời rạc, tự phát của các cá nhân đơn lẻ; làm cho có nhiều 'lãnh tụ' mà ít hoặc không có quần chúng;tricó nhiều 'nhân sĩ trí thức' mà ít hoặc không có một tổ chức nào có thực lực; có nhiều những hoạt động lãng mạn hời hợt có tính phô trương – mà người dân có biết đến cũng chỉ mỉm cười ý nhị – chứ ít hoặc không có những hoạt động thiết thực có tầm mức ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội; có thật nhiều những hoạt động 'chống cộng cực đoan' có tính chất phá hoại từ bên trong, gây phản cảm đối với người dân lao động, thậm chí làm cho những gia đình cách mạng và đội ngũ cựu chiến  binh phẫn nộ… Tóm lại, phải làm cho người dân nếu không quay lưng thì cũng thờ ơ với cái gọi là 'đấu tranh dân chủ'. Cụ thể như thế nào thì tôi đã có dịp trình bày...
 
3. Phải chủ động trong việc nâng cao dân trí để làm bàn đạp mà phát triển kinh tế, nhưng lại phải lèo lái để 'dân trí cao' không đồng nghĩa với 'ý thức dân chủ cao'. Phải làm sao để chất lượng giáo dục bậc đại học được cải thiện nhưng đa số sinh viên phải trở nên thực dụng hơn, có tinh thần 'entrepreneurship' – khao khát tiền bạc và công danh, mạo hiểm và sáng tạo trong kinh doanh, cầu tiến trong sự nghiệp riêng, tôn thờ Bill Gates và chủ nghĩa tiêu thụ – nhưng đồng thời cũng tuyệt đối thờ ơ với những lý tưởng và hoài bão cải biến xã hội, xa lạ với những tư tưởng trừu tượng viễn vông, tìm kiếm những giải pháp cá nhân thay cho ý thức công dân, và đặc biệt là tránh xa âm mưu thay đổi chế độ.
 
4. Phải chủ động trong việc mở rộng xã hội dân sự, thuần phục và trung hòa giai cấp trung lưu đang lớn mạnh (gọi là 'co-optation')…. Làm sao để trong mỗi tổ chức dân sự đều có chân rết của ta. Các tổ chức trung gian như mặt trận Tổ quốc, công đoàn, hội phụ nữ, các hội cựu chiến binh, các câu lạc bộ hưu trí… phải phát huy vai trò tối đa trong việc trung hòa những nhân tố nguy hiểm, điều hòa những xung đột nếu có giữa nhà nước và xã hội, giảm thiểu sự bất mãn của dân chúng… Làm sao để xã hội dân sự vẫn được mở rộng nhưng theo hướng có kiểm soát của chúng ta, chứ không trở thành mối đe dọa. Quan trọng hơn cả là chúng ta phải tiếp tục nuôi dưỡng nỗi sợ hãi – dù chỉ là nỗi sợ mơ hồ trong tiềm thức – nhưng đồng thời cũng không để cho nhân dân cảm thấy tuyệt vọng....Cho dù người dân có bất mãn về chuyện này chuyện kia thì vẫn làm cho họ nuôi hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn.  Và phải làm điều này một cách hết sức tinh vi, kiên nhẫn, đôi lúc phải can đảm cắt bỏ những khối u trong đảng để làm nguội bớt nỗi tức giận của nhân dân.
Trong trường hợp này thì việc thả Nguyễn Việt Tiến và việc bắt giam hai nhà báo là sai lầm. Lẽ ra chúng ta phải không tiếc một số ít các đồng chí tham lam quá mức, biến họ thành dê tế thần để giành lại niềm tin của nhân dân, hoặc ít nhất cũng làm họ giảm bất mãn, trong nỗ lực chống tham nhũng của chúng ta.
Một người bất mãn cực độ là một người nguy hiểm. Một người tuyệt vọng đôi khi còn nguy hiểm hơn. Một người lạc quan, nhiều hy vọng, thì thường cũng là một người dễ bảo, yêu chuộng sự ổn định và do đó không có ý định phản kháng. Chúng ta phải biết dùng mồi để nhử, đánh vào thói tham lam ích kỷ lẫn thói háo danh của người đời, vừa phải làm sao để tinh thần thực dụng và chủ nghĩa mánh mung chụp giật trở thành bản tính của dân tộc – vốn đã rã rời về ý chí, tan vỡ về niềm tin, chán ngán các loại ý thức hệ; nhưng đồng thời cũng phải chuẩn bị sẵn những cái van để dân chúng có chỗ giải tỏa ẩn ức.
Tuyệt đối không để sự bất mãn trong xã hội tích tụ lại vượt quá ngưỡng kiểm soát của chúng ta. Kiên quyết tiêu diệt mọi mầm mống có khả năng dẫn đến các loại hoạt động đối kháng có tổ chức, có sự phối hợp rộng rãi; tuyệt đối ngăn chặn khả năng huy động được đông đảo quần chúng tham gia.
Chúng ta phải nghiên cứu tất cả những tư tưởng gia vĩ đại trong việc chiếm đoạt quyền lực và duy trì vị trí độc tôn, từ Tôn Tử, Ngô Khởi, Trương Tử Phòng, Lý Tư… và Mao Trạch Đông ở phương Đông, cho đến Machiavelli – tác giả cuốn cẩm nang 'The Prince' nổi tiếng ở phương Tây, thậm chí cả Napoleon, Hitler,Stalin… hoặc Hugo Chavez thời nay. Tất cả đều có những điều rất đáng để chúng ta học hỏi, từ nghệ thuật mị dân cho đến những thủ đoạn cứng – mềm linh hoạt trong việc đối phó với địch, và cả những sai lầm chiến thuật của các vị này.
Phải làm sao để chúng ta vẫn trấn áp được đối lập dân chủ, nhưng vẫn không làm sứt mẻ quan hệ ngoại giao đang ngày một tốt hơn với Hoa Kỳ và phương Tây – vốn là những kẻ đạo đức giả, duy lợi và thực dụng nhưng thích rao bán tấm áo 'dân chủ tự do' cùng với những khẩu hiệu cao đẹp khác.
Tuy nhiên, chúng ta cần phải khái quát những luận điểm của Machiavelli để có thể áp dụng cho một chế độ, một đảng phái có cơ cấu phức tạp, chứ không phải là một nhà độc tài quân phiệt giản đơn. Một nhà độc tài dù tàn độc đến đâu, ranh ma đến đâu, thì cũng chỉ là một kim tự tháp trên sa mạc, tĩnh lặng và không tiến hóa – nên trước sau cũng sẽ để lộ sơ hở chết người. Nhưng một đảng chuyên quyền thì luôn luôn biến động, thay đổi và lớn lên không ngừng; biết bù đắp khiếm khuyết, che dấu yếu điểm, phô trương sức mạnh một cách vô cùng linh động… và đặc biệt có đủ tài lực và nhân lực để lan tỏa chân rết đến mọi ngõ ngách của xã hội, kiểm soát cả dạ dày lẫn linh hồn của nhân dân.
Bác Hồ (hay có thể là bác Lê Nin) đã dạy: người cách mạng phải không ngừng học hỏi, học từ nhân dân và học từ kẻ địch; phải không ngừng tiến hóa về mặt tư duy lẫn thủ đoạn để sống sót mà vươn lên trong bất cứ hoàn cảnh nào; phải luôn uyển chuyển và linh động để sẵn sàng thay máu đổi màu khi cần thiết, thậm chí sẵn sàng đào thải cả những đồng chí quá tham lam và ngu dốt có hại đến lợi ích chung của đảng. Đối với địch thủ thì phải thiên biến vạn hóa, ranh ma tàn độc đủ cả… và đặc biệt phải biết dùng hình nộm kết hợp với thủ đoạn đấu bò tót kiểu Tây Ban Nha để thu hút ám khí và sừng bò của đối thủ.
Trong lúc đối thủ tiêu hao lực lượng vì đánh vào những hình nộm rơm, hoặc phung phí thời gian và sức lực vào những mục tiêu viễn vông, thì chúng ta lạnh lùng quan sát, phân tích thấu đáo địch tình, ra đòn bất ngờ và hợp lý để địch chết không kịp ngáp.... Đặc biệt chúng ta ngầm khuyến khích những hành động tự sát theo kiểu 'không thành công cũng thành nhân' – tất nhiên là phế nhân. Chúng ta cũng phải biết lắng nghe những phê phán của địch thủ mà thay đổi cho thích hợp. Kẻ đối địch luôn có những bài học quí giá mà chỉ có những người bản lĩnh và khôn ngoan mới nhìn ra. Nếu kẻ địch lãng mạn viễn vông với những khẩu hiệu trừu tượng như 'dân chủ', 'nhân quyền', 'tự do' … thì chúng ta phải thực tế với những tiêu chí cụ thể như 'ổn định xã hội', 'tăng trưởng kinh tế', 'xóa đói giảm nghèo'….
Nếu kẻ địch hô hào những điều khó hiểu du nhập từ phương Tây như 'đa nguyên', 'đa đảng', 'pháp trị', 'khai phóng'…thì chúng ta phải tích cực cổ vũ mô hình Nhân Trị của đấng Minh Quân – nhưng ở đây Minh Quân phải được hiểu là đảng cộng sản – cũng như đề cao những 'giá trị Á châu' một cách khéo léo.
* Phát huy dân chủ cơ sở - tập trung. Chúng ta cũng phải phát huy 'dân chủ cơ sở', 'dân chủ tập trung', 'dân chủ trong đảng'… để làm sao cho dân thấy đảng không phải là cái gì đó cao xa vời vợi, mà đảng cũng là dân, ở ngay trong dân, từ dân mà ra, đã và đang đồng hành cùng với dân.
Phải cho dân thấy là nếu đảng có xe hơi thì dân cũng có hon đa – chứ không phải đi bộ; nếu đảng có đô la thì dân cũng có tiền in hình Bác đủ tiêu xài – chứ không quá túng thiếu; nếu đảng có cao lương mỹ vị thì dân cũng có gạo ăn – không chết đói mà còn dư thừa để đem xuất khẩu.
Đặc biệt là phải tích cực tuyên truyền và giải thích để người dân hiểu được ý nghĩa của 'dân chủ' theo cách có lợi cho chúng ta: 'dân chủ' nghĩa là đảng luôn lắng nghe dân, phản ánh ý nguyện của dân (phần nào thôi) qua những chính sách vĩ mô và vi mô, thỏa mãn niềm tự ái của dân vì được dạy dỗ đảng, cũng như kích thích lòng tự hào dân tộc của dân để hướng nó vào những kẻ thù mơ hồ dấu mặt ở bên ngoài.
Đối thủ của chúng ta thường lãng mạn và nhiều nhiệt tình nhưng ít chịu học hỏi, hoặc nếu có học thì chỉ qua quýt đủ để thuộc lòng những khẩu hiệu trừu tượng như 'nhân quyền', 'dân chủ'… rồi nhai đi nhai lại làm dân chúng phát nhàm. Nói chung, đối thủ của chúng ta thường chỉ biết đến một số cuốn cẩm nang về dân chủ có ngôn từ rất kêu, rất đẹp, nhưng nghèo nàn về phương pháp thực tế, lẫn lộn giữa cứu cánh và phương tiện....
Ngược lại, chúng ta cần phải tích cực nghiên cứu sâu sắc những trước tác của các học giả phương Tây về khoa học chính trị và kinh tế học. Chúng ta phải nhận thức được đã có rất nhiều những nghiên cứu khoa học về mối quan hệ biện chứng giữa 'thể chế chính trị' và 'phát triển kinh tế'.  Hai phạm trù 'dân chủ' và 'phát triển' có quan hệ hết sức phức tạp, phi tuyến, chứ không phải  là quan hệ nhân – quả. Nghiên cứu kỹ về vấn đề này sẽ rất có lợi cho chúng ta trong việc chủ động phát triển kinh tế mà không cần phải 'dân chủ hóa'.
Chúng ta cũng phải nhìn nhận một thực tế là: phát triển kinh tế làm phát sinh một số yếu tố hiểm nguy cho chế độ. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, tùy thuộc vào khả năng 'tháo ngòi nổ' của chúng ta, cũng như khả năng khai thác những yếu tố hiểm nguy này của đối lập dân chủ. Chẳng hạn, học giả Daron Acemoglu của đại học MIT danh tiếng đã có nhiều phân tích về 'nguồn gốc kinh tế của các chế độ độc tài và dân chủ'. Trong đó ông đã chỉ ra rằng phát triển kinh tế kèm theo việc phân bố của cải vật chất một cách tương đối công bằng, đồng thời với việc nới lỏng một cách chừng mực những tự do dân sự, thì bất mãn của xã hội sẽ không quá cao, do đó hoàn toàn có thể duy trì chế độ độc tài mà vẫn thúc đẩy kinh tế phát triển. Đó là trường hợp của Singapore, điển hình của một nhà nước độc tài sáng suốt. Một ví dụ nữa là những nghiên cứu của Bruce Bueno de Mesquita, đã chỉ ra cho chúng ta những kinh nghiệm quí báu trong việc đàn áp cái gọi là 'coordination goods', tức là những yếu tố vốn không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu được vận dụng bởi đối lập dân chủ thì lại trở thành những vũ khí đáng sợ. Đó là nghệ thuật 'đàn áp có chọn lọc’ mà tôi đã có dịp phân tích.
* Giới trẻ và sinh viên học sinh
Một kết quả bất ngờ mà theo tôi cũng là một kinh nghiệm quí trên mặt trận tuyên truyền nhồi sọ: việc chúng ta bắt ép sinh viên phải học tập chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã đem lại những kết quả ngoài mong ước. Thành công của chúng ta không phải đã đạt được mục đích ban đầu là làm cho thế hệ trẻ tôn thờ thứ chủ nghĩa mà ngay cả chúng ta cũng không tin. Ngược lại, thành công của chúng ta là đã làm cho thế hệ trẻ chán ngán đến tận cổ khi phải học mãi một thứ ý thức hệ lỗi thời, bị nhồi nhét đến phản cảm những tư tưởng cũ kỹ. Nhờ vậy chúng ta đã đào tạo ra một thế hệ trẻ thờ ơ vô cảm với tất cả các loại tư tưởng và ý thức hệ, chai sạn với lý tưởng và hoài bão mà thanh niên thường có, trở nên thực dụng và ích kỷ hơn bao giờ hết.
Thế hệ trẻ hôm nay, ngoài cái đức tính thực dụng và tinh thần chụp giật, cũng như niềm khao khát tiền bạc, công danh, ám ảnh bởi chủ nghĩa hưởng thụ, thì chỉ còn le lói 'tinh thần dân tộc' vẫn còn sót lại trong máu huyết của mỗi người Việt.
Đây là con dao hai lưỡi, là con giao long đang nằm yên, mà chúng ta cần phải biết lèo lái một cách khôn ngoan để không xảy ra một tiểu Thiên An Môn ở Ba Đình.
Dưới chế độ chuyên chế nào cũng vậy, sinh viên và trí thức trẻ luôn luôn là những kẻ nguy hiểm nhất, là ngòi nổ của quả bom, là kíp mìn hẹn giờ, là hạt nhân của các phong trào đấu tranh. Các cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ độc tài bao giờ cũng do sinh viên và trí thức dẫn đầu; công nhân, nông dân, và các tầng lớp lao động khác chỉ là sức mạnh cơ bắp.. Chỉ có trí thức và sinh viên mới đủ lý luận để huy động được đông đảo quần chúng, mới có lý tưởng để dấn thân, và mới có khả năng tổ chức và phối hợp.
Triệt tiêu được những phong trào sinh viên, cô lập được những trí thức phản kháng, chính là đánh vào đầu não chỉ huy của địch. Những thứ còn lại như 'dân oan biểu tình', 'công nhân đình công'… chỉ là cơ bắp của một cơ thể đã bị liệt não.
Như trên đã nói, chúng ta đã thành công trong việc làm cho sinh viên trở nên lãnh cảm về các loại ý thức hệ, thờ ơ với những tư tưởng tự do khai phóng từ phương Tây. Chúng ta chỉ còn phải đối phó với tinh thần dân tộc của sinh viên đang có nguy cơ thức dậy, mục đích là để nó ngủ yên, nếu không phải lèo lái nó theo hướng có lợi cho chúng ta.

* Trí thức
* Đối với tầng lớp trí thức, những biện pháp 'vừa trấn áp vừa vuốt ve' từ xưa đến nay đã đem lại kết quả khả quan. Chúng ta đã duy trì được một tầng lớp trí thức hèn nhát, háo danh, và nếu  không quá ngu dốt thiển cận thì cũng chỉ được trang bị bởi những kiến thức chắp vá, hổ lốn, lỗi thời.
* Nói chung, đa số trí thức của chúng ta đều hèn, đều biết phục tùng theo đúng tinh thần 'phò chính thống' của sĩ phu xưa nay. Phần lớn những kẻ được coi là trí thức cũng mang nặng cái mặc cảm của việc học không đến nơi đến chốn, ít có khả năng sáng tạo, và so với trí thức phương Tây về cả tri thức lẫn dũng khí đều cách xa một trời một vực.
* Trí thức của chúng ta vẫn mãi mãi giữ thân phận học trò, kiểu sĩ hoạn mơ ước được phò minh chủ, hanh thông trên đường hoạn lộ, chứ không bao giờ vươn lên thành những nhà tư tưởng lỗi lạc.
* Tầm mức ảnh hưởng của trí thức đến xã hội không đáng kể, không dành được sự kính trọng từ các tầng lớp nhân dân, thậm chí còn bị người đời khinh bỉ bởi sự vô liêm sỉ và thói quen ném rác vào mặt nhau.
* Chỉ có một số ít trí thức vượt qua được cái vỏ ốc hèn nhát, nhưng thường là quá đà trở nên kiêu ngạo tự mãn, coi mình như núi cao sông sâu, là lương tâm thời đại. Những người này quả thật có dũng khí, nhưng cũng không đáng sợ lắm bởi đa phần đều có tâm mà không có tài, có đởm lược mà ít kiến thức.
* Đa phần trong số này cũng chỉ đến khi về hưu mới thu gom được dũng khí mà ra mặt đối đầu với chúng ta, do đó sức cũng đã tàn, lực cũng đã kiệt. Một số ít trẻ trung hơn, nhiệt huyết còn phương cương, thì lại chưa có kinh nghiệm trường đời, chưa được trang bị lý luận chu đáo, chưa có kiến thức về dân chủ sâu rộng. Với những kẻ này chúng ta đàn áp không nương tay, bỏ tù từ 3 đến 7 năm. Đó là phương cách giết gà từ trong trứng.
Thử tượng xem một tài năng trẻ phải thui chột những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời trong lao tù, cách ly với môi trường học vấn, gặm nhấm nỗi cô đơn thay cho việc học hành nghiên cứu, thì sao có thể phát triển hết khả năng? Khi ra tù thì cũng đã quá tuổi trung niên, mệt mỏi, chán chường. Nếu vẫn còn dũng khí thì cũng đã tụt hậu về kiến thức, bị trì néo bởi gánh nặng gia đình, còn làm gì được nữa?
------------ --------- --------- ---
              Với những phân tích như trên tôi cho rằng chế độ của chúng ta vẫn còn bền vững ít nhất thêm hai mươi năm nữa. Nhưng thời thế đổi thay. Chúng ta không thể kiêu ngạo mà tin rằng sẽ trường tồn vĩnh viễn. Chúng ta luôn học hỏi và thay đổi để sống còn và vươn lên, nhưng cũng nên biết rằng đối thủ của chúng ta có lẽ cũng không quá ngu ngốc.
Nếu kẻ địch cũng nhìn ra được mạnh – yếu của chúng ta, cũng biết tự đổi thay để thích nghi, cũng biết học cách đấu tranh có phương pháp, có tổ chức, có chiến lược… thì chuyện gì sẽ xảy ra sau hai mươi năm nữa thật khó mà biết được.
Đó là một cuộc đua đường trường mà kẻ nào dai sức hơn, bền chí hơn, khôn ngoan hơn, thì sẽ đến đích trước.
Chúc các đồng chí chân cứng đá mềm và luôn nhớ lời dạy của Hồ Chủ Tịch:
'Khó khăn nào cũng vượt qua, Kẻ thù nào cũng đánh thắng'.
 
VIQR
Đinh Việt chuyển