Tuesday, May 19, 2015

Có vợ hay không có vợ?

Nguồn:  http://dcvonline.net/2015/05/11/tang-tuyet-minh-nguoi-vo-trung-quoc-cua-nguyen-ai-quoc/
http://www.diendan.org/tai-lieu/bao-cu/so-121/tang-tuyet-minh-nguoi-vo-trung-quoc-cua-nguyen-ai-quo

Lý Thụy (một trong hơn 200 tên của Hồ Chí Minh) lấy Tăng Tuyết Minh, Tầu lấy Tầu là chuyện bình thường và không chối cãi được vì chứng cớ rõ ràng quá nhưng vì muốn gán Hồ Chí Minh cho Nguyễn Ái Quốc nên Thông tấn xã Việt nam ngày 10 tháng 5 năm 2015 đành phải tiết lộ Nguyễn Ái Quốc có vợ là Tăng Tuyết Minh.
Thật sự Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao năm 1932,

Sau đây là bức thư chữ Hán của Lý Thụy gửi cho Tăng Tuyết Minh:
Thư gửi Tăng Tuyết Minh bị Mật thám Đông Dương chặn được ngày 14.8.1928, hiện tàng trữ tại C.A.O.M. (Aix en Provence). Xuất xứ : Daniel Hémery, HO CHI MINH De L’Indochine au Vietnam, Gallimard, Paris 1990, tr.145. PHIÊN ÂM : Dữ muội tương biệt, chuyển thuấn niên dư, hoài niệm tình thâm, bất ngôn tự hiểu. Tư nhân hồng tiện, Dao ký thốn tiên, Tỷ muội an tâm, Thị ngã ngưỡng/sở vọng. Tinh thỉnh Nhạc mẫu vạn phúc. Chuyết huynh Thuỵ. DỊCH : Cùng em xa cách Đã hơn một năm Thương nhớ tình thâm Không nói cũng rõ. Cánh hồng thuận gió Vắn tắt vài dòng Để em an lòng Ấy anh ngưỡng vọng. Và xin kính chúc Nhạc mẫu vạn phúc. Anh ngu vụng: Thuỵ (Bản dịch của N.H. Thành)
 PHIÊN ÂM : Dữ muội tương biệt, chuyển thuấn niên dư, hoài niệm tình thâm, bất ngôn tự hiểu. Tư nhân hồng tiện, Dao ký thốn tiên, Tỷ muội an tâm, Thị ngã ngưỡng/sở vọng. Tinh thỉnh Nhạc mẫu vạn phúc. Chuyết huynh Thuỵ.
DỊCH: Cùng em xa cách Đã hơn một năm Thương nhớ tình thâm Không nói cũng rõ. Cánh hồng thuận gió Vắn tắt vài dòng Để em an lòng Ấy anh ngưỡng vọng. Và xin kính chúc Nhạc mẫu vạn phúc. Anh ngu vụng: Thuỵ (Bản dịch của N.H. Thành)

Thư gửi Tăng Tuyết Minh bị Mật thám Đông Dương chặn được ngày 14.8.1928, hiện tàng trữ tại C.A.O.M. (Aix en Provence). Xuất xứ : Daniel Hémery, HO CHI MINH De L’Indochine au Vietnam, Gallimard, Paris 1990, tr.145.
alt
Nữ tác giả Trần Khải Thanh Thủy phát biểu trước cử tọa đông đảo. Photo by Nguyễn Minh.
Văn học Việt Nam dưới ách cai trị của đảng Cộng Sản.
Kính thưa bà con, cô, bác, anh, chị, em có mặt trong hội trường hôm nay!
Thưa toàn thể các bạn đồng nghiệp yêu quý của  tôi!
Trong 30 thứ tang mà đảng cộng sản dành cho dân tộc Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 (từ vượt biển, ép dân đi kinh tế mới, đổi tiền, đánh tư sản mại bản, xua người dân vào cái đũng chật hẹp của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa “bao nhiều, cấp ít” v.v… ) thì văn học cũng bị bức tử không thương tiếc, trở thành niềm thương, nỗi nhớ, sự đau đớn, xót xa cho những người hiểu biết, có lương tri thời đại, đặc biệt là có lương tâm văn học.
Nếu coi xã hội Việt Nam là một máy vi tính khổng lồ, gồm hai phần chính là “ổ cứng” và “ổ mềm”, thì phần “ổ cứng” bao gồm sông hồ, rừng núi, biển đảo, tài sản, tài nguyên thiên nhiên v.v… còn “ổ mềm” chính là nền văn hóa của xã hội Việt Nam hiện tại.
Trong chiến tranh, bàn tay các đồng chí nhuốm máu đồng bào mình theo khẩu hiệu nằm lòng, sặc tanh mùi máu: “Cơm xào thịt giặc mới ngon. Canh chan máu thù thì lòng mới cam” nên trong thời bình, bàn tay các đồng chí tiếp tục tàn sát đồng bào mình qua các công cuộc, cướp bóc, bắt bớ, bán chác v.v… Bán từ kho vũ khí Long Bình đến thềm lục địa, cùng bao nhiêu tài sản thiên nhiên của đất nước. Từ đất hiếm (chứa nhiều kim loại quý) cho Nhật Bản, dầu thô cho Nga, rừng đầu nguồn, Bô xit Tây nguyên, vỉa than lớn nhỏ cho Tàu, bãi biển cho Hồng Kông, nhà máy, cơ xưởng cho Đài Loan, Hàn Quốc v.v…  Chưa kể bao nhiêu người nằm vật vờ trên sóng nước, trên con đường vượt biển. Bao nhiêu sĩ quan Cộng Hòa chỉ còn là những nắm xương di động trên mặt đất  hoặc xương khô trong mả. Nhiều gia đình bằn bặt tin cha, anh, chồng, khi tìm vào  trại thăm nuôi, chỉ còn một cách  duy nhất là thuê người đào trộm mộ đem nắm xương khô cô quạnh về lại quê nhà. Nghĩa là từ “cải tạo” thành cải táng, cải mả (Người chịu đựng được 3 tháng, người 1 năm, người 20 năm )... Hàng triệu người đã chết trong các trại tập trung trá hình, vì không chịu nổi sự bạo hành  tàn tệ của  bè lũ cán bộ, sự khắc nghiệt của thời tiết nơi rừng sâu nước độc. Chính vì thế, dưới sự cai trị nham hiểm bậc thầy của đảng cộng sản, tất cả những gì thuộc về “ổ cứng” đều bị trầy vi xước vẩy, móp méo, biến dạng, thể hiện  rõ nét qua những điều chúng ta đã và đang  nhìn thấy ở Việt Nam trong vòng 40 năm qua.
Bởi văn hóa là “phần mềm” trong cơ thể xã hội, nên cũng như “phần cứng” trong chiếc vi tính khổng lồ gồm 90 triệu người (tạm coi là 90 triệu linh kiện), văn hóa cũng bị bầm dập,  bóp nát. Giữa thời hội nhập toàn cầu đầu năm 2015, Hà Nội từ một thành phố 4000 năm văn hiến trở thành thành phố vô văn hóa. Cụ thể văn hóa giao tiếp không, văn hóa giao thông không, văn hóa xã hội lại càng không, bởi trên môi người dân Hà Nội nào, từ thằng bé 5 tuổi đến các ông già, bà cả 60, 70 cũng tươi roi rói tiếng chửi, câu thề, nói lóng, nói trại. Giao thông hỗn độn chưa từng thấy, tất cả tràn ra đường, tranh cướp nhau từng cen-ti-mét đất, hễ người này sơ ý chạm vào xe người kia là có tiếng  chửi: - “Đ.m. mày, thích  rúc vào đít ông à?”. Còn nếu là phụ nữ thì tiếng chửi nanh nọc hơn: -“Thằng mặt...” Ngay sau đó là một đám chen lấn xô đẩy, người ta sẵn sàng quẳng xe xuống lề đường để xông vào cô gái kia, làm một việc vô cùng vô văn hóa là tụt bằng được quần cô ta để chứng minh những lời cô vừa nói xem mặt của người bị chửi, có giống “mặt dưới” của cô ta không?
Còn Sài Gòn, từ Hòn ngọc Viễn đông trong thời Việt Nam Cộng Hòa trở thành điểm đen, đất dữ trong thời cộng sản, không những với người dân trong quốc nội còn là nỗi ám ảnh kinh hoàng của Việt Kiều và du khách nước ngoài với  tỷ lệ tội phạm  tăng vọt chưa từng thấy. Những hình ảnh mà 40 năm trước người dân Sài Gòn chưa từng phải chứng kiến thì hiện tại nhan nhản trên đường phố. Nhiều cặp vợ chồng du khách, mặt nhợt nhạt, miệng méo xệch, ngực đeo tấm biển: -“Tôi là người nước ngoài, bị kẻ cắp lấy toàn bộ tài sản, vật dụng, tiền bạc, giấy tờ... Xin chỉ đường cho tôi tới đại sứ quán  của  nước tôi để xin cấp lại visa và ứng tạm ít tiền về nước”. Nhiều cháu bé buổi sáng còn chào ba mẹ đi học, mắt long lanh, miệng mỉm cười mà đêm về đã thành cái xác không hồn vì bị ăn cắp nội tạng từ tim, gan, thận v.v…
Vì thời gian có hạn xin nói về nền văn học Miền Bắc sau 70 năm  cai trị của Đảng Cộng Sản VN, bởi ai cũng biết, văn học là một phần quan trọng trong “ổ mềm” văn hóa nước nhà.
Ngay từ 1945 sau khi cướp được chính quyền từ tay nhân dân, đảng cộng sản đã coi Văn Nghệ  như một thứ công cụ chính trị để mị dân, trấn áp người tài để bóp nghẹt tự do ngôn luận. Chính vì vectơ chuyển động của đảng cộng sản về phía cái ác, cái xấu và cái dốt, nên bốn tiêu chuẩn đặc trưng của lãnh đạo cộng sản Việt Nam là: Nhất dốt, nhì tham, tam ngông, tứ độc. Tất cả các nhà văn nếu không chịu tuân theo các tiêu chuẩn này thì dù tác phẩm có hay đến mấy cũng bị bóp nghẹt từ trong trứng.
Nhà văn, nghệ sĩ, thay vì sinh ra để phụng sự chân, thiện, mỹ, để nói thật, tạo động lực cho xã hội phát triển, cũng là tạo ra cho xã hội loài  người những di sản đẹp thì đảng bắt họ còng lưng, quỳ gối, uốn ba tấc lưỡi để nói những điều dối trá, triệt tiêu chân lý, đến mức người dân phải sửa thơ Phùng quán từ 60 năm trước để đau đớn thốt lên: “Đem bục công an đặt giữa trái tim người. Tình cảm ngược xuôi theo luật côn đồ đảng, bác”
Vụ án Nhân văn Giai phẩm năm 1957 thực sự là một cuộc cải cách  chữ nghĩa long trời lở đất. Thay vì các bần cố nông lên đấu tố địa chủ trong cải cách ruộng đất rồi bắn chết họ, thì cuộc cải cách chữ nghĩa còn để lại di họa hàng trăm năm.
Nhà thơ Lê Đạt phải lao động cải tạo một ngày 2 khối đất, làm từ 6 giờ sáng đến hai giờ đêm, cả tháng trời không một giọt nước tắm, người hôi hám như súc vật, chưa kể còn bị cấm cầm bút 30 năm. Nhà văn Nguyễn Hữu Đang bị biệt giam 25 năm ở cổng trời Hà Giang, không hề biết tới cuộc kháng chiến toàn diện, toàn dân do đảng cộng sản phát  động trong vòng 21 năm. Ra khỏi tù chỉ được lĩnh 8 kg gạo mỗi tháng, không nhà cửa, không thực phẩm, không lương, phải ở nhờ trong chái bếp lợp rạ của khu tập thể giáo viên, đặt một cái vại để xin nước vo gạo của cả khu, gạn lấy nước đặc dưới đáy để quấy với nắm gạo thành cháo loãng thay cơm, phải bắt cóc, ngóe, rắn thay thực phẩm. Khi nào chết cố bò ra vũng đất nông cạnh bụi tre thay mộ.
Khi bóng ma cộng sản gõ vào ngôi nhà nào thì điêu linh mở ra ở đó, đặc biệt gõ vào cánh cửa của ngôi đền văn học thì điêu linh biết bao nhiêu mà kể xiết. Sau 1975, hết chiến tranh, văn học vẫn không được quyền sống cho riêng mình mà vẫn phải gồng mình lên làm nhiệm vụ theo cây gậy chỉ huy của Đảng: “Bắt câm mồm phải câm mồm, nếu kêu ca sẽ lìa hồn, văng thây”. Một cây bút nghiệp dư tại hội văn học nghệ thuật tỉnh Hòa Bình, một hôm làm bài thơ tả cảnh nhà sàn của đồng bào dân tộc, tất cả đều chỉn chu, mạch lạc, rõ ràng, chỉ câu kết của bài thơ: “Có hay đâu giá lạnh dưới chân sàn” lập tức bị coi là ám chỉ, động chạm đến ngôi nhà sàn của lãnh tụ tôn quý, thiêng liêng. Xúc phạm tới tình cảm cao đẹp của bác Hồ kính yêu với đồng bào dân tộc. Lập tức bị đuổi việc, đuổi khỏi hội nhà văn Hòa Bình, cắt hộ khẩu lên vùng kinh tế mới và chết mất xác nới rừng thiêng nước độc, vì thung thổ khí hậu qúa khắc nghiệt, chưa kể mảnh bom, mảnh đạn, không hộ khẩu, điện đường , trường học, trạm y tế, nước sạch v.v…
Với số đông nhà văn ngoan ngoãn dễ bảo còn lại, đảng dùng giải thưởng còm cõi nhuốm màu chính trị, bè phái để mua lương tâm họ, bắt họ phải quên đi chính nghĩa rạng ngời của ông bà tiên tổ truyền lại từ bao đời.
ẫn không được cấp thẻ.
Nếu viết về nỗi niềm củi lửa, cháo rau trong thời bình, cấm nhắc đến sự thiếu thốn của thời hậu chiến. Dù cả xã hội “run trong từng cọng rau”, lương cán bộ chỉ đủ sống mười ngày. Cô giáo sáng vào trường bán cháo phổi, tối vào nhà hàng rẻ tiền bán thân, kiếm sốngbằng sự sa đọa, suy đồi của lũ khách ăn đêm. Thầy giáo một buổi  dạy, hai buổi  đạp xích lô kiếm cơm v.v… Chuyện vỉa hè phải để lại vỉa hè, cấm được ngứa bút đưa lên mặt báo mà mang tội “bôi bác xã hội”, “không tin tưởng vào sự lãnh đạo tuyệt đối sáng suốt,  uy tín của đảng”.
Nhà văn đứng về phía nước mắt, vạt áo của  nhà văn đong đầy  nỗi khổ của dân nước trong thời hậu chiến. Từ chỗ “ra ngõ gặp anh hùng” thành “ra ngõ gặp ăn mày” vì “người người ra trận, nhà nhà ra trận”. “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Một tỉnh nhỏ như Thanh Hóa, Thái Bình vẻn vẹn 1,5 triệu dân mà có 4 vạn 6 bộ đội và thanh niên xung phong. Từ “kho cung cấp người trong chiến tranh” thành nghĩa trang liệt sĩ khổng lồ trong thời bình. Nếu may mắn không bị “Tổ Quốc cắt cơm, gia đình vắng vẻ”, thì cũng trở thành “Tổ quốc quên  công gia đình  đói khổ”... Thế mà phải im miệng, bẻ cong ngòi bút, coi nỗi khổ của dân, của mình là vùng cấm của đảng không được động đến vì “nhạy cảm”. Từ nhạy cảm đến vô cảm chỉ cách  một bước chân, từ vô cảm đến tội ác, khoảng cách  còn ngắn  hơn nữa, nên chúng  ta hiểu vì sao sau 40 năm cầm quyền trên phạm vi cả nước, Nhờ “sự hy sinh to béo” của  đảng, nước ta lại có nhiều tội phạm đến thế? Ở Na Uy  trung bình 100 nghìn người dân mới có 6 tội phạm, ở Hà Lan, nhiều nhà tù bỏ trống, còn ở Việt Nam đã xây tới 900 nhà tù lớn nhỏ (theo quy định 31 CP của chính phủ do thủtướng Võ Văn Kiệt ký): “Mỗi quận, huyện được phép xây mới một nhà tù”. Vậy mà hiện tại vẫn thiếu chỗ ở cho 26 nghìn tội phạm hình sự.  Xã hội suy đồi, tha hóa, khiến nhà văn Ma Văn Kháng - một cây “đại bút” của nền văn học xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải đau đớn thốt lên trong tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn” từ 1989: “Xã hội  loạn lạc đến mức mỗi gia đình phải có trách  nhiệm  đóng góp cho xã hội từ một đến hai đứa con...hư hỏng”. Nhà nào càng đông nhân khẩu, mức đóng góp càng lớn, thậm chí có nhà 7,8 người bị bắt cả chùm luôn vì người buôn ma túy, người hút hít, người lừa đảo, trộm cắp, cờ gian bạc lận hay đâm chém, giết người v.v…
Một xã hội không có sự phản biện là một xã hội chết, xã hội Việt Nam trong suốt 70 năm trị vì của đảng cộng sản thực sự đã chết lâm sang, vì làm người mà không được cất lên tiếng nói trung thực của mình, không được làm những việc mình muốn, ngược lại phải “sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương con đầu đàn vĩ đại”. Nhà văn cũng vậy, đẻ ra tác phẩm không theo đúng cách thức của Ban Tư Tưởng Văn Hóa Trung Ương thì lập tức tác phẩm ấy sẽ bị đập chết bằng cách cấm đoán, thu giấy phép, cấm xuất bản, cấm đăng ký bản quyền v.v… Nếu trước đó đã trót “thai nghén”, không muốn đứa con tinh thần của mình rơi vào “lề trái”, “vùng nhạy cảm” hoặc “phản động”  phải lập tức... nạo thai ngay lập tức
Lẽ ra theo đúng quy luật của sự sáng tạo: Tác phẩm  rời  nhà văn như con thuyền rời bến, tìm về bờ bến xanh trong và neo đậu vào bến bờ tâm cảm của  người đọc,  thì tác phẩm lại rơi vào vũng ao tù, nước đọng là các nhà xuất bản, cục xuất bản, Ban văn hóa tư tưởng Trung Ương, phòng PC25 (chuyên phụ trách về văn hóa phản động) hoặc PC 35 (cục phản gián) của bộ công an,  bị các lưỡi dao kiểm duyệt của các biên tập viên, giám đốc, trưởng ban, trưởng phòng thẳng thừng cắt xén, trở thành nhợt nhạt, vô hồn không sức sống.
Bình thường ở các nước dân chủ tự do, nhà văn bình đẳng với Chúa trong việc sáng lập ngôn ngữ, thì ở Việt Nam, nhà văn buộc phải trở thành những “con chiên ngoan đạo” của cả bầy đàn lãnh đạo vô học dốt nát. Vì thế thay vì sinh ra để bảo vệ và phát  triển văn hóa cũng như văn học theo quy định của luật pháp, thì nhà văn bị bịt miệng vì luật rừng, luật chết quái gở độc địa, khai tử bao nhiêu đứa con trung thực, khỏe mạnh, theo  sự chỉ đạo áp đặt  của  đảng.
Cả một nền văn học bị bức tử trở thành xanh xao, còi cọc, suy dinh dưỡng hoặc chết yểu trong bóng tối ngột ngạt, ám khí, ác độc của Đảng Cộng Sản. Ngược lại, chỉ những tác phẩm nhảm nhí , thiếu chất lượng , làm tổn hại đến thẩm mỹ của công chúng, cũng như làm tầm thường nền văn học nước nhà lại được phát triển ào ào như nấm độc sau mưa.
Một nền văn học chỉ toàn những kẻ vinh thân phì gia, vờ vịt, dối trá, tự nguyện tiếp tay ca tụng cái ác, cái xấu cái dốt, rồi ăn không nói có, bợ đỡ, xu nịnh thì đó là văn học gì? Nếu không phải là sự khốn nạn, nhục nhã. Không ít tác giả nữ phải dùng “vốn tự có” của mình để làm ván bắc cầu nhảy xa, cùng quan lớn thừa hưởng sự giàu sang phú quý trên máu và nước mắt dân tộc. Hầu hết các tác giả nam phải quên  nghèo khổ, bất công, tham nhũng, nước mắt người già, trẻ thơ hay nỗi đau quặn thắt của  cha mẹ khi không có tiền cho con đến trường, phải đẩy con ra lề đường kiếm sống. Quên luôn cả các vết thương lịch sử đau đớn làm bao  triệu người phải chết như “Cưỡng chiếm Miền Nam, đánh bắt các sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, bài xích, chèn ép vợ con họ, đẩy cả vạn triệu người lên khu kinh tế mới để chiếm nhà cửa ruộng vườn cho các quan lớn. Quên cả cuộc vượt biển kinh hoàng, làm chấn động  toàn thế giới trong gần 3 thập kỷ từ giữa 70 đến 80, 90...”
Bao nhiêu  nhà văn sa đà vào việc  mô tả tính  dục rồi dùng  phong bì lót tay để sách được nhà xuất bản, hội nhà văn tổ chức những đợt tuyên truyền quy mô, rầm rộ để nhận về những giải thưởng độc hại còm cõi như “Giải thường Hồ Chí Minh”; “Giải văn học về đề tài công an nhân dân” , Giải “Quốc phòng  toàn dân” v.v…
Nói tóm lại, có cả một chủ trương ngầm để dung tục hóa văn chương theo đúng vectơ chuyển động của đảng cộng sản, bốc thơm ca ngợi cái ác, cái dốt, cái xấu, khiến những nhà văn có tài, có lương tâm văn học mất chỗ đứng trong lòng độc giả, và văn học cũng tự đánh mất thiên chức của  mình là  đánh thức lương tri và khai sáng  cho độc giả. Tiếc rằng những hành xử tinh vi và tàn độc này đã kéo dài 70 năm (với Miền Bắc) và 40 năm (với Miền Nam), biến hàng vạn nhà văn, nhà báo thành những kẻ “ăn theo, nói leo” hệt những con rối bị giật giây. Bao nhiêu tác phẩm đích thực được các tác giả hoài thai trong đau đớn vật vã của tâm hồn, tình cảm trí não mình,  bị cắt, xẻo xử trảm từ trong trứng nước. Những cuộc “nạo thai”, khai tử diễn ra hàng ngày, hàng giờ nơi đất nước mặt trời lặn, trong góc tăm tối cuối cùng của Thế Giới, khiến hơn 93 triệu người dân thành một biển người dối trá. Dù nói ngược, nói xuôi, nói xưa nói nay, hay ám chỉ, vòng vo, cuối cùng cũng phải quay về giọng  Đảng... Đó chính là bóng đêm nô lệ của một nền văn học nhồi sọ, phục vụ cho các nghị quyết, chính sách dốt nát, sai trái của Đảng. Cái xấu, cái ác, cái dốt được lên ngôi, cái đạo lý trung thực, công bằng bị bóp chết. Thật không còn gì để nói ngoài việc “thành kính phân ưu” với nền văn học nước nhà dưới sự cai trị kéo dài của Đảng Cộng Sản. .
Cuối cùng  xin dành lại thời gian  cho người kế tiếp.
Cám ơn ban tổ chức đã tạo điều kiện cho tôi được phát  biểu chính kiến, quan điểm của mình, cũng như cám ơn toàn thể bà con, anh chị em đã chú ý lắng nghe.
Santa Ana  April 18-2015.
 Trần Khải Thanh Thủy

Monday, May 11, 2015

Một chứng cớ không thể chối cãi mà ít người để ý là Hồ Chí Minh tự xưng là "Bác Hồ". Đó là văn hóa xưng hô của người Tầu (vai vế+Họ). Cách xưng hô của người Việt thì ngược lại: "Bác Minh" (vai vế+Tên)
NHẬN DIỆN ĐAO PHỦ BỨC TỬ VIỆT NAM - VÕ THỊ HẢO

Bài viết phân tích quá hay và chính xác Xin quí nơi nhân phổ biến rộng rải cho mọi người quen cùng chia sẻ ,nhất là đồng bào trong nước
Một đảng chánh trị chống lại nhân dân của mình. Một đảng chánh trị tranh giành quyền lợi, giết hại lẫn nhau. Một đảng chánh trị như vậy mà kéo nhau đi chầu Trung Cộng chỉ có thể mãi quốc mua nhục mà thôi.
Bài viết của nhà văn VÕ THỊ HẢO với đầy đủ bằng chứng oai nghiêm kết án, vừa thật xót xa vừa rất can đảm.
Xin trân trọng tiếp tay phổ biến.
HỒ TẤN VINH
Ngày 11 tháng 4 năm 2015


Nhận diện đao phủ bức tử Việt Nam
Nhà văn Võ Thị Hảo, viết từ Hà Nội.  2015-03-25

“Việc của người biết suy nghĩ là không đứng cùng phía với đao phủ.”-Albert Camus.

TQ tuyên bố chủ quyền ở VN

Hiện vẫn còn một nước tên là Việt Nam nhưng cái tên chưa đủ để minh chứng rằng nước chưa mất. Việt Nam bây giờ cũng như một cây cổ thụ ngàn năm tuổi đang bị lưỡi cưa máy đốn hạ, lá trên cây dù chưa rụng hết nhưng dưới gốc thì thân gỗ đã bị xẻ làm muôn mảnh đem bán để ghép thành cái tràng kỷ kê chỗ ngồi cho nhiều nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Đám người này đã sốt sắng dâng lên đám đầu lĩnh Trung Quốc bữa đại tiệc với món chính là máu thịt của đất nước Việt Nam.

Chi tiết quan trọng nhất khiến người ta nghi ngờ rằng VN đã mất chủ quyền lãnh thổ vào tay TQ đã thể hiện trong một sự kiện chấn động khiến thế giới sửng sốt và bất bình nhưng nhà cầm quyền VN thì im lặng chấp nhận.

Tại cuộc họp báo ngày 8/3/2015, ông Vương Nghị - Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc đã lớn tiếng tuyên bố với thế giới rằng việc TQ xây các đảo đá trên biển Đông là xây trên sân nhà của họ và chỉ trích kịch liệt những ai phản đối hành vi này của TQ. Và cái phần mà TQ khẳng định là “sân nhà” ấy, lại đang là lãnh hải của VN có lịch sử từ lâu đời và đã được công ước quốc tế đương nhiên thừa nhận.

Tuyên bố trên của TQ gây bàng hoàng và phẫn nộ cho những người công tâm và am hiểu lịch sử vấn đề. Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về biển Đông tại Học viện Quốc phòng Australia khi trả lời phỏng vấn của RFI đã không che giấu sự bất bình: Tôi vô cùng kinh ngạc khi đọc thấy ý kiến của Ngoại trưởng Trung Quốc đưa ra vài hôm trước ngày kỷ niệm 27 năm cuộc tấn công của Hải quân Trung Quốc vào tàu hậu cần Việt Nam ở khu vực quan Đá Gạc Ma (Johnson South Reef) ngày 14/3/1988. Nhận xét của ông Vương Nghị vừa thô bạo, vừa ngạo mạn.”

Dù liên tục lấn chiếm VN từ biên giới đến biển đảo, nhưng đây là lần đầu tiên TQ dám ngang ngược tuyên bố biển Đông là sân nhà. Việc TQ xây dựng những chuỗi đảo nhân tạo trên lãnh hải VN rõ ràng là hành động xâm lược, là bàn đạp để TQ thôn tính VN.

Trước sự xâm lược trắng trợn đó, trách nhiệm tối thiểu của nhà cầm quyền VN là phải lập tức phản đối mạnh mẽ trước hết trên lĩnh lực ngoại giao, đồng thời vận dụng các lực lượng quân sự, chính trị , sức mạnh quốc tế để buộc TQ trả lại chủ quyền lãnh thổ.

Nhưng sự ngược đời đã xảy ra. Sau tuyên bố của Vương Nghị, đến tận hôm nay VN vẫn không lên tiếng phản đối. Càng lạ lùng hơn là cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao VN dự định tổ chức vào ngày 12/ 3/2015, ba ngày sau tuyên bố của TQ lại bị xóa bỏ.

Lộ trình đao phủ bức tử VN

Trước sự im lặng chấp nhận của VN, TQ đã nuốt trọn phần còn lại của con mồiPhần đầu đã được tiêu hóa xong từ những năm trước đây, khi những nhà cầm quyền VN từ cấp địa phương tới Trung ương đã hăm hở giao đất rừng dọc biên giới mà hầu hết là những vị trí hiểm yếu về an ninh quốc phòng cho TQ thuê và quản lý tới 50 năm theo phương thức người TQ tha hồ tung tác trong đó.

Thiếu tướng Nguyễn Kim Khoa - chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội cho biết trên báo Đất Việt ngày 18/6/2014 : Qua khảo sát ở một số nơi, đã thấy có 19 dự án được các địa phương cấp phép cho thuê tới khoảng 398.374 ha đất rừng dọc biên giới Việt - Trung, đặc biệt là những vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng. (Trong khi đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ báo là 10 tỉnh).

Mức giá mà VN cho TQ thuê đất rừng biên giới rẻ mạt đến mức không tưởng tượng nổi: nhiều nơi TQ chỉ phải trả 2,75 đ cho mỗi mét vuông đất mỗi năm! (Theo đại biểu QH Trần Việt Hưng (Hòa Bình) – báo Thanh niên đưa tin ngày 12/6/2010)

Nhận định của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng thực sự các cấp chính quyền đã bán rừng và dồn đất nước VN vào tình trạng tự sát, khiến VN mất đi vùng lãnh thổ quan trọng nhất về quốc phòng an ninh.

Mặc dù vậy, cho đến nay không một ai phải chịu trách nhiệm về những hành vi có thể coi là bán nước và phản quốc này.

Cùng trên lộ trình các cấp chính quyền VN để ngỏ cửa cho những kẻ xâm lược VN, họ còn tạo điều kiện đặc biệt dễ dàng cho người TQ vào kinh doanh, sản xuất, trốn thuế, thuê đất trồng lúa, rau quả, thuê mặt nước nuôi tôm cá... lập những đặc khu TQ như ở Vũng Áng – Hà Tĩnh và nhiều nơi.Song song với những chính sách về chính trị, ngoại giao và quốc phòng, an ninh, những chính sách về kinh tế thương mại đã giết chết nền sản xuất của VN và biến VN thành thị trường tiêu thụ hàng rởm và hàng độc hại của TQ.

Không những nền kinh tế chính trị và văn hóa của VN bị bức tử mà cả VN đang bị biến thành một bệnh viện khổng lồ trong đó chen chúc những người dân đang chết dần mòn vì hóa chất độc hại của TQ.

Trong tình thế ấy, thay vì bảo vệ đất nước và nhân dân, nhà cầm quyền VN đã liên tục dùng mọi lực lượng từ văn hóa tư tưởng, báo chí truyền thông tới công an và côn đồ để ngăn chặn, vu cáo, mạt sát, khủng bố, đánh đập, bỏ tù, bao vây về kinh tế, cắt cả nguồn sống của những ai dám bày tỏ lòng yêu nước, bảo vệ tự do dân chủ và phản đối TQ xâm lược. Đến các cuộc dâng hương tưởng niệm những người đã hy sinh trong những cuộc chiến bảo vệ đất nước chống TQ tàn sát cũng bị nhà cầm quyền cho các lực lượng công an, dân phòng, dư luận viên và côn đồ ngăn cản.

Với những hành động có hệ thống, nhất quán trong nhiều năm như vậy, dư luận có quyền nhận định rằng nhà cầm quyền VN đã có quyền lợi chung với đám đao phủ TQ đang bức tử đất nước VN.

Để dẹp tan dư luận, Bộ trưởng quốc phòng VN – lại có những hành động bất chấp sự thật, trách nhiệm và và lương tâm khi khẳng định rằng “quan hệ Việt Trung vẫn phát triển tốt đẹp” và coi việc xâm lược của TQ chỉ là “mâu thuẫn gia đình”. 

Hơn thế nữa, Ngày 31/12/2014, vị này còn lớn tiếng răn đe và kết tội rằng người VN ghét TQ là một việc nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh đất nước cũng như quan hệ giữa hai quốc gia. (theo tinphapluat.com)

Dù không muốn thừa nhận sự thật đau lòng, người VN cũng không thể không nhận thấy dù cái tên VN còn đó, nhưng hồn nước thì đã bị nhiều nhà cầm quyền cộng sản làm tay sai cho TQ giẫm đạp mỗi ngày.
Tung hoành trên mảnh đất này là dòng máu phản trắc đớn hèn đã được tiêm vào động mạch của vô số nhân vật trong các bộ máy quyền lực. Đó thực sự là đám tay sai của TQ, núp dưới chiêu bài Đảng cộng sản VN, lấy chủ nghĩa Mác Lê nin và ý thức hệ xã hội chủ nghĩa mà nhân loại đã lên án là tội ác chống lại loài người làm bức màn sắt che cho những tham vọng, quyền lợi nhóm, để chĩa họng súng độc tài vào người dân, biến VN thành một “nhà tù” khổng lồ đàn áp bất cứ ai dám phê phán, ngăn cản con đường bán nước của chúng.

Người VN trong tình thế đó, là những con gà bị trói chặt, dao đã kề cổ. Ai cam tâm im lặng, chịu đi nhặt cơm thừa canh cặn, tung hô khen ngợi đám tay sai bán nước, tiếp tay cho bọn xâm lược, hoặc tiếp tục vắt kiệt máu mỡ mình nuôi bộ máy cầm quyền phè phỡn trên xương máu nhân dân thì sẽ được tồn tại.

Nhưng thế có phải là cuộc sống con người?

Người VN đã tê dại. Đã lạc mất linh hồn, Đến mức số đông đã mặc kệ mọi sự, cam chịu dao kề cổ và trong khi đang kê chiếc cổ gầy dưới lưỡi dao đao phủ, người VN cũng tương tự nhà cầm quyền của họ, chỉ dám mơ tới một con dao đao phủ cùn hơn để cứa cổ mình lâu chết hơn, chứ không dám mơ tới việc phải làm gì để thoát khỏi lưỡi dao ấy.

Không ít người do không am hiểu tình hình nên đã trở thành độc ác, đứng về phía đao phủ bức tử VN, a dua mạt sát những dân oan hoặc những đồng bào đã không quản nguy hiểm đấu tranh cho quyền lợi của đất nước và cho cả chính họ.

Mất nước là bởi nhà cầm quyền VN

Vùng đảo Gạc Ma nhìn từ trên cao, ảnh minh họa chụp hôm 15/5/2014.

TQ thực sự rất ngang ngược, tham lam và đã dùng nhiều thủ đoạn đối với loài người trên thế giới này. Không ngẫu nhiên khi có nhiều tài liệu khoa học thống kê, phân tích về những thủ đoạn thâm hiểm, tàn bạo của nhà cầm quyền cộng sản TQ và một trong những cuốn sách rất nổi tiếng đã được xuất bản mang tên “Chết bởi tay Trung Quốc” của hai giáo sư kinh tế học Perto Navarro và Greg Autr đã cảnh báo loài người về những tham vọng và hiểm họa mà TQ mang tới để các nước đối phó.

Việt Nam “đã chết bởi tay TQ”! Nhưng khốn khổ khốn nạn ở đây là cái chết do VN tự chuốc lấy. Chết chỉ vì nhà cầm quyền cộng sản đã bằng mọi giá, thà hy sinh lãnh thổ, danh dự, đất nước, nhân dân chứ không chịu mất Đảng, mất thể chế cộng sản.

Họ yêu Đảng, yêu Mác Lê nin, yêu chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản đến thế kia ư?

Hoàn toàn không. Ở trong bộ máy, họ biết quá nhiều hành vi bỉ ổi độc ác của nhau và của thứ chủ nghĩa này. Họ gắn bó chẳng qua thể chế ấy, chủ nghĩa ấy là một cỗ xe bọc thép mang vũ khí hạng nặng bảo vệ hữu hiệu nhất cho băng cướp tham nhũng tha hồ lừa bịp và cướp bóc người dân.

Thế giới đã chứng minh cỗ xe cộng sản càng lăn đi càng chất chồng tội ác. Sự sợ hãi bị mất tất cả đã khiến nhà cầm quyền gắn với thể chế cộng sản như mạng sống. Họ đã lựa chọn con đường hy sinh đất nước và nhân dân để giữ chế độ độc tài nhằm bảo vệ cho giai cấp thống trị tha hồ cướp bóc.
Đó cũng là điều mà TQ đã rất khôn ngoan tận dụng để thao túng đám cướp bóc này. Đám này còn rất sốt sắng thực hiện mưu đồ nhập VN vào TQ trong năm 2020 theo như cam kết của Hội nghị Thành Đô 1990. Tham vọng vĩ cuồng mang hơi hướng Mao Trạch Đông của Tập Cận Bình cộng với và sự nôn nóng muốn rảnh tay nên giao đất sớm cho TQ của đám bán nước VN, nay đã về đích trước 5 năm so với kế hoạch?!
Albert Camus nói: “Việc của người biết suy nghĩ là không đứng cùng phía với đao phủ”. Khi nhà cầm quyền hoặc người VN đứng về phía đao phủ , thì chính họ đang hái quả trên ngọn cây nhưng lại dùng lưỡi cưa xẻ nát thân cây đã dung dưỡng họ.

Xét những động thái khác thường qua tuyên bố của TQ và sự im lặng chấp nhận của VN, dư luận không thể không nhận ra VN đã nằm gọn trong cái mõm tham lam của TQ. Cánh tay của nước Mỹ dù mạnh nhưng đã bị khước từ bởi chính nhà cầm quyền VN không những chỉ đứng về phía đao phủ mà còn là tay trong cho đao phủ. Nước Mỹ và khối các nước văn minh hiện giờ chỉ còn chứng kiến những cú đong đưa cầu lợi của VN đang được điều khiển bởi đầu não TQ mà thôi.

Nhưng chính TQ cũng đang phải đối diện với nguy cơ sụp đổ trong tương lai gần bởi chính những khối ung thư nội bộ của họ. Sự phát triển nôn nóng bất chấp danh dự và thủ đoạn của nền kinh tế TQ đương nhiên sẽ mau chóng phá vỡ cái vỏ chật chội lạc hậu của thể chế chính trị phi tự nhiên theo ý thức hệ cộng sản đã bị loài người tẩy chay. Việc cộng dồn những tội ác chống lại loài người mà nhiều thế hệ nhà cầm quyền TQ đã làm với người dân của họ và thế giới cũng sẽ đến ngày “tức nước vỡ bờ”, chưa kể những chấn động mạnh mẽ của cuộc tranh giành quyền lực phe nhóm đang diễn ra dưới vỏ bọc “đả hổ diệt ruồi” tại TQ.

Sự sụp đổ ấy đương nhiên sẽ kéo theo sự tan vỡ bi thảm trong một ngày không xa của thể chế cộng sản VN đã tự nguyện nộp mình vào tay TQ thay vì thức thời đón nhận những cơ hội của “Cách mạng Nhung” Việt Nam, tự cải cách thể chế, đồng hành với quyền lợi của toàn dân tộc.
Và dẫu nước VN có mất về tay TQ, những người gắng gỏi vì đất nước và người dân VN không tuyệt vọng. Cuộc đấu tranh đòi thoát khỏi thể chế cộng sản để cứu nước, đem lại toàn vẹn lãnh thổ, dân chủ, tự do và nhân quyền cho người VN dù khó khăn nhưng là một cuộc chạy tiếp sức của các thế hệ. Nhà cầm quyền không bao giờ có thể tiêu diệt hết được những người yêu nước yêu công lý và yêu tự do.


Nhà văn Võ Thị Hảo, viết từ Hà Nội

Sunday, May 10, 2015

Cô gái giao liên

Cô gái giao liên Saigon – An Giang, 40 năm sau

DCVOnline

NTPhuongThao1975_2“LAST DAYS IN VIETNAM” là cuốn phim tài liệu do American Experience/PBS sản xuất, đã bắt đầu chiếu (giới hạn) từ tháng Chín 2014 và đang được đài PBS trình chiếu từ ngày 28 tháng Tư  trên mạng truyền hình.
DCVOnline | “LAST DAYS IN VIETNAM” là cuốn phim tài liệu do American Experience/PBS sản xuất, đã bắt đầu chiếu (giới hạn) từ tháng Chín 2014 và đang được đài PBS trình chiếu từ ngày 28 tháng Tư  trên mạng truyền hình.
Phim truyện do Keven McAlester, Mark Bailey viết và đạo diễn là Rory Kennedy. Đến tháng Tư 2015 phim “Những ngày cuối cùng ở Việt Nam” đã phát hành trên đĩa nhựa (DVD).
Dài 98 phút, cuộn phim “Những ngày cuối cùng ở Việt Nam” đã chiếu lại những ngày cuối, hỗn loạn của cuộc chiến tranh Việt Nam; cộng quân Bắc Việt đang tiến vào Sài Gòn và người miền Nam Việt Nam thì trong cơn hoảng hốt, tuyệt vọng, cố gắng tìm cách trốn thoát. Binh lính và giới ngoại giao Mỹ phải đối diện với một tình thế khó xử, rất nhức nhối về mặt đạo đức. Một là tuân theo lệnh của tòa Bạch ốc chỉ di tản công dân Mỹ hoặc hai là cố gắng cứu mạng, càng nhiều càng tốt, các đồng nghiệp người Việt Nam và như thế có thể sẽ bị buộc tội phản quốc. Trong lúc thời gian không còn nữa và Sài Gòn đang bị siết chặt lại, một nhóm người Mỹ và người Việt Nam bỗng dưng trở thành anh hùng không định trước; họ tự quyết định lấy vận mệnh cho mình và hàng chục ngàn người khác để vượt thoát khỏi làn sóng đỏ đang úp sập Sài Gòn.
Ở phút thứ 90 giây thứ 11, trên màn ảnh xuất hiện một thiếu nữ áo dài trắng, tóc thắt bím, buộc khăn đỏ trên cổ tay và tay trái cầm súng lục đứng điều động giao thông trên một con phố ở Saigon. Cuốn phim tài liệu không giải thích về nhân vật, chỉ chiếu lại hình ảnh Sài Gòn ngày 30 tháng Tư, những giờ phút sau khi ông Dương Văn Minh đã đầu hàng cộng sản vô điều kiện.
Thiếu nữ đó là Nguyễn Thị Phương Thảo, một cô gái 16 tuổi hoạt động giao liên cho Việt cộng. Hình ảnh và hoạt động 40 năm trước của Phương Thảo đã xuất hiện rất ngắn trong phim “Những ngày cuối ở Việt Nam”. Đặc phái viên của DCVOnine đã liên lạc với người giao liên Việt cộng 40 năm trước đó để thực hiện cuộc phỏng vấn này.
Hình chụp lại màn ảnh trong phim “Những ngày cuối cùng ở Việt Nam”. Nguồn PBS.
Hình chụp lại từ màn ảnh trong phim “Những ngày cuối cùng ở Việt Nam”. Nguồn PBS.
Chúng tôi xin giới thiện đến bạn đọc nôi dung cuộc trao đổi giữa bà Nguyễn Thị Phương Thảo và đặc phái viên bổn báo.

Bích chương quảng cáo phiem “LAST DAYS IN VIETNAM”. Nguồn PBS
Bích chương quảng cáo phiem “LAST DAYS IN VIETNAM”. Nguồn PBS
DCVOnline: Nhìn hình ảnh chị năm 1975 trong film “Last days in Vietnam” đúng là ko nhịn được cười, chị tậu đâu ra khẩu súng lục oách phết.
Nguyễn Thị Phương Thảo (NTPT): Người quay không quay dưới chân, có 1 đống luôn. Lúc đó ra “đứng đường” có rất nhiều binh lính chạy loạn xạ, đem theo vũ khí. Bọn này chận lại thu hết và để họ chạy tiếp. 6 giờ sáng bọn này đã ra đường, đến 10 giờ khi nghe Dương Văn Minh đầu hàng thì mới làm chuyện đó.
DCVOnline: Hôm đó đúng ngày 30/4 luôn hả? Nhưng lúc đó tình cảnh đang hỗn loạn, mới 6 giờ sáng chị ra đường làm gì?
NTPT: Chờ chuyện quan trọng sẽ xảy ra. Trong phim bạn có thấy một anh thanh niên đứng bên cạnh không? Người đó dẫn dắt mọi chuyện. Người đó biết sẽ có chuyện nên đã thu xếp trước đó cả tuần, thậm chí làm cho tôi một thẻ nhân viên bệnh viện Cơ đốc nữa, nói là khi có chính biến mình sẽ vào bệnh viện đó giữ gìn tài sản.
DCVOnline: Nhưng nhân vật đó là ai mà biết trước được “chuyện cơ mật” vậy?
NTPT: Là cộng sản thứ thiệt, anh ta hiện nay có một chức ở đài truyền hình thành phố.
DCVOnline: 16 tuổi, chị đã có mối liên hệ với cộng sản? Từ trường học hay từ đâu ra?
NTPT: 14 tuổi đã ở tù rồi, vì “phá rối trật tự trị an”. Trung tướng Đỗ Kiến Nhiễu(*) đích thân xử tòa. Hồi đó tôi trong đội văn nghệ “Hát cho đồng bào tôi nghe”, mỗi lần đi hát, bị lựu đạn cay hoài. Tôi thường hát hợp xướng để gây quỹ giúp đồng bào miền Trung bị bão lụt.
Đô trưởng Saigon-Gia Định, Đại tá Đỗ Kiến Nhiễu trao vũ khí cho nữ đội viên Nhân dân tự vệ. Tháng 8/1969. Nguồn flickr.com
Đô trưởng Saigon-Gia Định, Đại tá Đỗ Kiến Nhiễu trao vũ khí cho nữ đội viên Nhân dân tự vệ. Tháng 8/1969. Nguồn flickr.com
DCVOnline: Nghĩa là, chỉ vì đi “hát cho đồng bào tôi nghe” mà chị bị cảnh sát bắt và quy tội phá rối trị an?
NTPT: Không, vì sau đó, có mấy chị rất dễ thương đến nhà xin bà già cho đi theo chị, bà già để tôi tự chọn, tôi chọn một chị rất dễ thương.
Tôi đi một lần với chị ấy về thành phố Long Xuyên – An Giang để chờ lấy mật thư. Từ lần sau đó, tôi đi một mình cũng để lấy mật thư, có mật khẩu và ám hiệu đàng hoàng, rất vui.
DCVOnline: Lúc đó chị mới 14 tuổi?
NTPT: Đúng vậy.
DCVOnline: Nghĩa là, mới 14 cũng trở thành “biệt động Saigon” như ai vì một “chị rất dễ thương”? Khi tham gia chơi trò “đưa mật thư” chị có biết mình trở thành “biệt động Saigon” không?
NTPT: Giao liên chứ không phải biệt động. Giao liên Saigon – An Giang.
Thư khi đem thư (chỉ thị) về giao cho cái chị dễ thương mà thương không dễ đó; chị ấy đọc xong theo nguyên tắc là phải đốt thành than liền, nhưng vì người chỉ thị trong “gừng” là người yêu chị ấy nên chị ấy giữ lại làm kỷ niệm. Thế là chị ấy bị theo dõi, bị bắt thì dính chấu luôn cái mật thư mà có tôi góp phần.
Chị ấy bị tra tấn dã man thì khai ráo trọi, nửa đêm tui bị cảnh sát đến còng tay bịt mắt dẫn đi. Tui bị uýnh tơi tả, 6 tháng trong nhà giam sợ thất kinh luôn!
DCVOnline: “Uýnh tơi tả” một đứa bé 14 tuổi? Chị đã bị đánh thế nào?
NTPT: 4, 5 thằng sau buổi ăn trưa, nhậu; 2 mắt đỏ lòm, chỉ mặc quần xà lỏn, để tui đứng ở giữa sau khi dằng tui, lột hết quần áo rồi đánh cho ngã qua người này, thì người này đánh qua người khác, gọi là đánh hội đồng!
Tui nghĩ ở chế độ nào vô tù cũng bị đòn. Còn khi tra khảo để làm hồ sơ thì một thằng với tui, hắn làm đủ trò khả ố có thể.
DCVOnline: Khả ố đến độ nào?
NTPT: À… có cần kể ra không? Mà kể cũng hay; 14 tuổi thì tui cũng đã thấm một điều, khi con người không có quần áo sẽ cảm thấy mất an toàn đến độ nào, giống như bị tước vũ khí, và cảm thấy bị lâm nguy cùng cực, chới với, mất tinh thần. Mà khi run sợ nhứt không phải là lúc bị làm nhục hoặc bị đánh (lúc đó chỉ thấy phẫn nộ). Lúc nghe hoặc chứng kiến người khác bị tra tấn mới kinh khủng và sợ phát… muốn loạn thần kinh!
DCVOnline: Rồi sau đó chị bị tòa kêu án thế nào?
NTPT: Hình như gọi là hội đồng gì gì (Ở dưới xã hội này bị ám ảnh chữ nhân dân, nên giờ chỉ nhớ chữ nhân dân) kết tội phá rối trật tự trị an, rồi chuyển lên nhốt ở trại giam Tân Hiệp – Biên Hòa
Ở Nha Đô Thành thì bị giam trong cát sô, là cái buồng nhỏ bằng một người nằm trên bệ xi măng, trên kế đầu có 1 cái lỗ cầu tiêu mà không có nước, trên lỗ có một vòi nước, không có đồ vặn. Trên trung tâm họ sẽ mở nước theo giờ. Cửa sắt có 1 cái lỗ có nắp đậy, vừa đủ một cái tô nhựa đưa vô mỗi buổi trưa và chiều.
Nằm trong đó mỗi lần nghe tiếng chìa khóa khua loảng xoảng là biết có người bị đưa đi tra khảo. Thường như vậy là 2 dãy số chẵn và số lẻ đồng loạt nhích cái lỗ ra để hồi hộp coi ai bị đưa đi, sau đó bị đưa về thường phải có người dìu hoặc khiêng.
Còn ở cachot là còn đang điều tra, lập hồ sơ nên bị uýnh dữ lắm.
Cái ống nước là nơi trao đổi, trình diễn văn nghệ theo yêu cầu của bạn tù mỗi khi không có nước chảy, thường ca hát om xòm thì giám thị tức lắm, sẽ mở nước để tù nhân khỏi hát hò nói chuyện. Mình mấy lần bị nước phụt vô mặt vì mê hát, mê nói quá.
Chỉ có số lẻ chơi với số lẻ, số chẳn ở dãy đối diện thì hò nhau qua ô bé bé.
DCVOnline: Thế là tha hồ có nước xài.
NTPT: Mà xài cũng không có gì để hứng. Khổ nhứt là đại tiện mà không trúng giờ mở nước, nằm đó ngưỡng mộ của mình đã đời. May mà tù thì đói lắm; đói kinh người nên cũng ít có vụ đó. Mới vô tù rất chảnh đâu có ăn được cơm tù, nhịn luôn 3 ngày; ngày thư tư thấy ngon quá ăn không bao giờ đủ, mặc dù nó cũng rất kinh
DCVOnline: Ít có vụ đó là vụ gì?
NTPT: Vụ đi cầu
Tổng nha Cảnh sát Đô thành,  số 258 đường Võ Tánh-quận Nhì, Saigon. Nguồn: OntheNet
Tổng nha Cảnh sát Đô thành, số 258 đường Võ Tánh-quận Nhì, Saigon. Nguồn: OntheNet
DCVOnline: Vậy chị bị giam cứu ở Nha Đô Thành bao lâu?
NTPT: Sau 2 tuần bị giam riêng thì được cho vô tập thể 20 (vì có 20 người nữ giam chung). Vui lắm, lúc đó tui được các chị là cộng sản thứ thiệt dạy dỗ cẩn thận lắm; cho nên sau 2 tháng thì khi bị giải lên Biên Hòa tôi cương quyết không chịu vô trại thi hành. Các chị dặn vậy, tức là đừng chịu vô trại thi hành.
Trại thi hành là nơi người tù đã thành án, mỗi ngày phải chào cờ trước khi đi lao động. Còn trại biệt giam là chống chào cờ, nên bị nhốt riêng một chỗ, muốn làm gì thì làm, chỉ không được tung tăng ra sân. Các chị nói nếu họ hỏi gì thì em đừng tranh luận vì em không biết tranh luận đâu, em chỉ nói tui không làm gì mà bắt tui đánh tui nên tui không chào cờ.
Vậy là tôi cứ thế mà nói.
DCVOnline: Chị ở Biên Hòa bao lâu thì được trả tự do?
NTPT: Lúc lên tới trại giam Tân Hiệp – Biên Hòa 5 hay 4 tháng vì tổng công là 6 tháng. Báo chí và các đoàn biểu tình của nước ngoài làm rất dữ với chính quyền nên họ thả. Ở Thụy Sĩ có đoàn biểu tình đi tay đeo băng có chữ “Hãy thả con chúng tôi Nguyễn Thị Phương Thảo”. Sau này có người đem qua cho tôi cái băng đó, và 1 đồng hồ Thụy sĩ mà giờ mất tiêu rồi.
DCVOnline: Lúc đó là trẻ vị thành niên, chị được giam riêng hay chung với người lớn?
NTPT: Chung với người lớn sau khi thành án.
DCVOnline: Và tiếp tục lọt vào ổ Việt cộng để được giác ngộ, “phát triển” tiếp?
NTPT: Lúc đó là lúc ảnh hưởng nhứt. Về đến nhà câu cửa miệng là “thù Mỹ quá!”
Ở đó rất vui. Có lúc tuyệt thực để đòi cải thiện chế độ lao tù, nhịn gần chết. Có lúc làm văn nghệ tất niên, lấy hai ống quần đen cắt ra làm giấy ống, chổi cùn làm kiếm. Tôi đóng vai công chúa, đóng vai Nguyễn Trãi… Nói chung là giỡn chơi suốt ngày.
Cho đến khi được đem về lại Nha Đô Thành, họ trả lại quần áo rồi cho về. Mà tôi đâu có tiền về, cha mẹ cũng không được báo. Nếu muốn, tôi có thể kêu xe chở về nhà rồi cha mẹ trả. Nhưng lúc đó cảm thấy một giây cũng quý cũng vui khi được ở ngoài nên tôi quyết định đi bộ về nhà. Từ Trần Hưng Đạo tôi đi bộ về đường Nguyễn Thông nối dài, bước vô nhà bà già suýt ngất vì ngạc nhiên. Nhưng bà già nhận xét “ở tù ra con Thảo dịu dàng, đằm thắm hẳn”. Bà già dẫn đi chụp hình kỷ niệm liền.
DCVOnline: Hoá ra ở tù thật vui. Gia đình có biết chị tham gia “trò chơi lớn” trước khi bị bắt ko?
NTPT: Biết. Bởi vậy mới để cho tôi chọn. Nhưng lúc đó chắc nghĩ chỉ là văn nghệ thôi, vì từ nhỏ tôi đã thích hát
DCVOnline: Cho một đứa trẻ 14 tuổi chọn? Vậy gia đình chị có tham gia vào các tổ chức của Việt cộng ko?
NTPT: Có! Anh Cả của tôi mới thực sự là biệt động thành, bị kêu án 20 năm khổ sai ở chuồng cọp ngoài côn đảo, nhưng rồi bệnh tật, rồi chết.
Nhưng tui không dính dáng gì đến mấy ông cộng sản bây giờ nhé. Mà có lẽ tui mới là cộng sản còn mấy ông nội bây giờ là không phải!
DCVOnline: Chị được tự do ngày nào, chị còn nhớ không?
NTPT: Chỉ nhớ là tháng Sáu, đúng cái năm có hiệp định Paris [1973]. Tôi bị bắt vô khoảng 1, 2 tuần thì ngừng bắn và không bắt bớ nữa nên mấy ông nội đó ngứa ngáy tay chân; vì quen tra tấn rồi nên mấy người đang có sẵn trong tù lãnh đủ, bị kêu lên đánh hoài.
DCVOnline: Lúc đó chị đang học trường nào? Bạn bè cùng lớp khi biết chị theo Việt cộng đã có thái độ ra sao?
NTPT: Không còn liên hệ với ai, vì họ bắt khuya nên đâu ai biết, chắc bạn bè nghĩ tôi chuyển đi thôi. Tôi học trường Thánh Mẫu, học trường soeur nhưng quậy đục nước.
Sau khi ra tù vì lỡ cỡ học hành nên ba má tôi mới chấp nhận cho tôi thi vô trường Mỹ thuật. Bà chị lớn học ở đó, ông bà già thấy tự do nghệ sĩ quá nên không muốn tôi học. Nhưng tôi rất thích, lúc nhỏ hay theo bà chị vô trường đó chơi với các anh chị nghệ sĩ. Nhờ ở tù mới đạt được ước mơ!
Trường Thanh Mẫu Gia Định trên đường Bù Hữu Nghĩa, 1969. Nguồn flikr.com
Trường Thánh Mẫu Gia Định trên đường Bùi Hữu Nghĩa, 1969. Nguồn flickr.com
DCVOnline: Chị có cảm nhận gì trong những ngày 30/04 năm 1975?
NTPT: Vui! Nghĩ rằng đó là tốt.
Nhưng, đụng chạm quá nhiều…
DCVOnline: Đụng chạm quá nhiều là sao ạ?
NTPT: Bây giờ sếp của mình cũng là người đã phải chạy ra nước ngoài vì 30/4 chứ sao. Nói vui là “đụng” với nhiều người; giờ cũng chẳng biết đâu là thực đâu là giả. Nói đến chính trị thì mệt lắm!
DCVOnline: Nhưng ngay sau đó chị tiếp tục đi học chứ?
NTPT: Vâng, sau 75 tôi tiếp tục học Mỹ Thuật Gia Định đến 79.
DCVOnline: Rồi khi nào thì chị bắt đầu có những suy nghĩ khác?
NTPT: Sau 75 đụng nhiều thì tự biết. Thật ra không phải chống đối, vì tính đã vốn sẵn hay chống đối, cái gì cũng chống hết. Tôi chỉ thích làm theo điều mình nghĩ và rất không thích nghe lời. Tôi làm ở đâu cũng vấp chuyện người ta bắt nghe lời, không cho tranh luận. Thật là quá vô lý!
Nếu nghe lời giờ chắc tôi có một chỗ ở Ủy ban Nhân dân Thành phố hả?!
DCVOnline: Cho đến nay, có khi nào nghĩ lại, chị lấy làm tiếc về những gì đã làm trước ngày 30/4/75 không, dù chỉ một thoáng?
NTPT: Không. Không tiếc đâu, thời điểm nào cũng có cái lý của nó, nếu tiếc, còn nhiều cái đáng tiếc hơn.
DCVOnline: Nghĩa là, nếu được quay lại quá khứ chị vẫn sẽ tham gia “trò chơi lớn” chống lại chế độ miền Nam?
NTPT: Nếu quay lại được hả, không, ở tù kinh lắm. Chắc tôi sẽ thử đi vô bưng coi ra sao.
DCVOnline: Tức là chống triệt để hơn?
NTPT: Chưa chắc. Mấy thằng cha ở trong đó an toàn hơn mình nhiều. Vì lúc đó, nhà chị em gái đông quá, Việt cộng có đến nhà xin bà già cho mấy cô gái lớn vô bưng rồi đưa đi học ở Liên Xô, chứ để ở Saigon sợ mấy cô bị “ngụy”  dụ dỗ mất người; nhưng bà già không chịu. Gia đình tôi lúc đó rất có lý tưởng cách mệnh một cách “trong sáng”. Ông già còn la bà già khi thấy bà mua vàng trữ. Ông nói, khi cách mạng về, vàng sẽ chỉ để lót đường, ko ai cần hết.
Cái câu này quả là đáng té ghế. Giờ thì “trắng” mắt ra nhé!
DCVOnline: Nhưng sau 1975 sao chị lại ra “nông nỗi” thế?
NTPT: Họ không cho tôi vào Đảng? Họ lờ đi mà mình cũng lơ; mình có xin đâu mà họ nói chấp nhận hay không. Đúng ra là tôi không quan tâm. Nhiều người khi nghe thành tích “bất hảo” của tôi thì lập tức hỏi “Ô sao chị không phải là đảng viên”!
DCVOnline: Chị cũng lơ sao? Vậy là nhiệt huyết của chị bị tụt rồi sao!
NTPT: Trời, nói một câu đụng một câu mà không lơ thì bộ nghĩ tui khùng sao? Tôi cãi với sếp lớn lẫn sếp nhỏ riết mệt. Mà dĩ nhiên bọn họ cũng sợ cái ngữ của tui chết mồ Vô làm đảng xào xáo ai chịu nổi.
DCVOnline: Cãi chuyện gì, chuyên môn, tư tưởng, chính trị hay chuyện gì cũng cãi?
NTPT: Bạn phải biết, với thời nay không thể có chuyên môn riêng lẻ. Mình cãi chuyên môn tức dính vô chính trị, mà chính trị là tư tưởng, vậy là xong đời!
Thí dụ, Tôi vẽ một hình ảnh các em nhỏ chơi đùa mà tôi thích. Tổng biên tập bắt phải mang dép, phải có thắt khăn quàng đỏ. Tôi nói các em đang chơi trên bãi cỏ không cần như vậy. Thế là bị quánh giá tư tưởng không tốt. Mà tôi thà bỏ tấm đó, cho người khác vẽ chứ tôi nhất định không sửa.
DCVOnline: Khi thấy mình xuất hiện trên film tài liệu Last days in Vietnam của đạo diễn Rory Kennedy, chị nghĩ gì?
NTPT: Hết hồn! Thiệt ra đã chuẩn bị sẵn sàng rồi, vì khi một người bạn coi bên Mỹ, lúc phát hiện ra tôi nàng quá hào hứng nên gọi điện về ngay lúc đó. Nàng hỏi:
“Ê bà Thảo, ngày 30/4 bà có mặc áo dài trắng, có thắt bím, có cầm súng vẫy vẫy không?”
Tôi bảo “Có.”
Bà bạn la lên, “Tui thấy bà rồi!”
Lúc đó tôi chỉ rất ngạc nhiên và thấy tức cười và ngưỡng mộ bà bạn của mình sao mà có mắt “cú vọ” thế, vì rất khó để nhận ra chứ.
Mà ngày 30/4 đó có rất nhiều phóng viên nước ngoài theo quay phim chụp ảnh. Cái người đã quay tôi rất lâu rất nhiều suốt một thời gian cả buổi sáng đó thì bị quân quản chận lại lột hết phim, ông đó muốn khóc luôn mà. Cho nên tôi rất bất ngờ khi thấy có đoạn đó, chắc chắn của một người khác, chắc có tele dài lắm nên quay tôi mà tôi không biết.
DCVOnline: Chị coi phim đó chưa?
NTPT: Sơ sơ. Ở Việt Nam dĩ nhiên là đâu có chiếu. Hôm bữa có tổ chức chiếu lậu một bữa, nhưng mọi người lộn xộn nói cười nên không tập trung được.
DCVOnline: Nhưng sao chị lại có cảm giác “tức cười”?
NTPT: Tức cười là thấy mình giống người cộng sản thiệt thụ, mặt mày rất nghiêm trọng. Ai quen tôi lâu thì mới hiểu cái nghiêm trọng đó là gì.
DCVOnline: Mà lúc đó chị là cộng sản thiệt thụ đó chứ, không phải sao?
NTPT: Làm gì được hân hạnh đó. Cuộc đời cũng không lý giải được, có những bất ngờ, lạ lùng. “Có những phút làm nên lịch sử”, hơ hơ.
DCVOnline: Tổ chức chống buôn người chị đang công tác hiện nay tên là gì vậy?
NTPT: Pacific Links.
DCVOnline: Có một cháu học sinh trung học 14 tuổi sau khi xem xong bộ phim đã nói thế này “cháu không ngờ tại sao trước giờ sách lịch sử của cháu dạy khác đến thế. Thì ra chúng cháu bị lừa dối.” Chị cũng đã xem qua bộ phim, chị nghĩ thế nào về câu nhận xét này của một cháu học sinh 14 tuổi, cùng tuổi chị bắt đầu tham gia vào “trò chơi lớn” năm nào?
NTPT: Ẹ! Toàn do mấy ổng! Bạn biết là trong nước chỉ được phép nói 1 chiều. Vậy có gì là ngạc nhiên?
Bây giờ hỏi cháu nhỏ đó đang ở đâu? Nếu đang ở CHXHCNVN thì không lăn tăn nữa. Không thắc mắc, dạy sao học vậy đi, cho nó lành!
Nguyễn Thị Phương Thảo 2015, nguofi hoạt đọng xã hội. Nguồn: NTPT/DCVOnline
Nguyễn Thị Phương Thảo 2015, một người hoạt động xã hội. Nguồn: NTPT/DCVOnline
© 2015 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


DCVOnline: (*) Thực ra cấp bậc cao nhất của  ông Đỗ Kiến Nhiễu là Chuẩn tướng. Ông là Đại tá khi nhậm chức Đô trưởng Saigon-Gia Định năm 1968, thăng Chuẩn tướng năm 1972, là Đô trường cho đến cuối tháng Tư 1975.

Obama và hai con gái đi mua sách tại một tiệm sách ở Virginia vào một sáng thứ bẩy.

Mời xem sự bình dân và thân thiện của Tổng thống do dân bầu của một siêu cường.
https://youtu.be/GVV_-UHjPTo

HAI TẤM ẢNH, HAI TÍNH CÁCH !

HAI TẤM ẢNH, HAI TÍNH CÁCH !

Ngày 24 tháng 7 năm 1963, một cậu bé 16 tuổi ở tiểu bang Arkansas, tên là Bill Clinton, đã được diện kiến Tổng thống John F. Kennedy tại tòa Bạch Ốc (White House). Tổng thống John F. Kennedy đã thân mật bắt tay cậu bé.

Những điều trông thấy mà ...đau đớn lòng !
Cậu bé Bill Clinton 16 tuổi

CLINTON-16TUOI
 
Ngày 24 tháng 7 năm 1963, một cậu bé 16 tuổi ở tiểu bang Arkansas, tên là Bill Clinton, đã được diện kiến Tổng thống John F. Kennedy tại tòa Bạch Ốc (White House). Tổng thống John F. Kennedy đã thân mật bắt tay cậu bé.

Ba mươi năm sau, cậu bé Bill Clinton trở thành vị tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ.

Hồi tưởng giây phút được bắt tay Tổng thống John F. Kennedy 30 năm trước, Tổng thống Bill Cinton nói:

“Giây phút đó gây một tác động sâu sắc trong tôi. Tôi nghĩ rằng giây phút đó là một điều gì tôi luôn luôn mang theo, và tôi rất may mắn vì có một người nào đã chụp ảnh giây phút đó và cho tôi bức ảnh để tôi có thể tưởng nhớ.”
(It had a very profound impact on me… I think that it was something that I carry with me always, and I was very fortunate that someone took the photo of it and gave it to me so I was able to remember it.)

Giây phút đó đã được thu vào phim tài liệu của White House và hiện nay đã được chiếu lại trên Youtube để cả thế giới có thể xem.

Nhín người mà nghĩ đến ta, những con sâu bọ lên làm người mà tệ hơn là người Lãnh Đạo nữa.


Cậu bé Ngô Bảo Châu 16 tuổi

NGOBAOCHAU-16TUOI
 
Ở Việt Nam, cậu bé Ngô Bảo Châu 16 tuổi, mới học lớp 11, đã đoạt Huy Chương Vàng Olympic Toán quốc tế 1988 tại Canberra. Năm sau đó, một lần nữa cậu lại đoạt Huy Chương Vàng Olympic Toán quốc tế 1989 tại Braunschweig. Sau kỳ tích này, thần đồng toán học đã phải đến "báo cáo" thành tích với ông Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười với tư thái như thế (hãy xem ảnh).

Ông Đỗ Mười (trình độ học vấn như thế nào thì ai cũng biết cả rồi!) ngồi chễm chệ trên ghế dựa, mắt không nhìn cậu bé Ngô Bảo Châu. Trong khi đó, cậu bé thần đồng toán học đứng khép nép rụt rè "báo cáo" về những điều mà ông Đỗ Mười không bao giờ hiểu nổi.

Trong tuần qua, tấm hình này đã được đăng lại trên rất nhiều báo ở Việt Nam. Dưới tấm hình, các báo trong nước viết như sau:

"Ngô Bảo Châu báo cáo thành tích với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng khi đó là Đỗ Mười, sau khi đạt Huy chương vàng Olympic Toán quốc tế."
- Báo Vietnamnet

"Ngô Bảo Châu báo cáo thành tích với nguyên Thủ tướng Đỗ Mười sau khi đạt Huy chương vàng Olympic Toán quốc tế."
- Báo Tuổi Trẻ

"Ngô Bảo Châu báo cáo thành tích với lãnh đạo Đảng."
- Báo Bình Định, Cơ quan của Đảng bộ Đảng CSVN tỉnh Bình Định.

Tôi muốn hỏi: Tại sao một cậu bé thần đồng toán học lại phải "báo cáo" thành tích cho một ông lãnh đạo Đảng (mà chính ông ấy lại là một kẻ dốt toán)?

Cái thái độ quan liêu dửng dưng của ông lãnh đạo Đảng chứng tỏ rằng Đảng không hề quan tâm đến toán học hay khoa học gì cả. Đảng chỉ quan tâm đến những thành tích mà cậu bé thần đồng đạt được. Cái trò này chỉ là cái trò chực giành lấy thành tích của một cá nhân làm thành tích của Đảng.

Bình thường, học sinh Việt Nam sống đói rách, học hành nhếch nhác trong một hệ thống giáo dục tệ hại ra sao, thì ai cũng biết, nhưng Đảng mặc kệ. Đợi đến khi có một ai đạt thành tích gì to lớn, thì Đảng vội vàng vơ lấy, theo kiểu “nhờ ơn Đảng mà mày mới được thế này!”

Trò này cứ tái diễn mãi. Ai cũng biết cả rồi.

Cậu học trò Clinton mười sáu tuổi
Dẫu thông minh nhưng chưa phải thần đồng
Tòa Bạch Ốc, một chuyến thăm, cậu tới
Cậu được hân hoan lịch sự chào mừng
Đón cậu học trò, mầm xanh tổ quốc
Bằng ân cần, bằng thân ái gửi trao
Vị Tổng thống, uy quyền cao nhất nước
Cậu đến nơi, ông đứng, bắt tay chào!
 
***********************************
Ngô Bảo Châu cũng năm mười sáu tuổi
Đạt giải năm châu toán học, thần đồng
Bộ trưởng Đỗ Mười noi theo LUẬT ĐẢNG
Bảo cậu tường trình thành quả lên ông
Ngồi trên ghế, ông lạnh lùng, quan cách
Không bắt tay và cũng chẳng mời ngồi
Cậu bé rụt rè, chắp tay, cúi mặt
Tội nghiệp thần đồng nước Việt Nam tôi!!!
 
TÁC GIẢ NGÔ MINH HẰNG
Trần Văn Giang chuyển