Saturday, April 30, 2016

Ai giải phóng ai?

Sài Gòn giải phóng tôi.
Nguyễn Quang Lập

Mãi tới ngày 30 tháng 4 năm 1975 tôi mới biết thế nào là ngày sinh nhật. Quê tôi người ta chỉ quan tâm tới ngày chết, ngày sinh nhật là cái gì rất phù phiếm. Ngày sinh của tôi ngủ yên trong học bạ, chỉ được nhắc đến mỗi kì chuyển cấp. Từ thuở bé con đến năm 19 tuổi chẳng có ai nhắc tôi ngày sinh nhật, tôi cũng chẳng quan tâm. Đúng ngày “non sông thu về một mối” tôi đang học Bách Khoa Hà Nội, cô giáo dạy toán xác suất đã cho hay đó cũng là ngày sinh nhật của tôi. Thật không ngờ. Tôi vui mừng đến độ muốn bay vào Sài Gòn ngay lập tức, để cùng Sài Gòn tận hưởng “Ngày trọng đại”.
Kẹt nỗi tôi đang học, ba tôi không cho đi. Sau ngày 30 tháng 4 cả nhà tôi đều vào Sài Gòn, trừ tôi. Ông bác của tôi dinh tê vào Sài Gòn năm 1953, làm ba tôi luôn ghi vào lý lịch của ông và các con ông hai chữ “đã chết”, giờ đây là triệu phú số một Sài Gòn. Ba tôi quá mừng vì ông bác tôi còn sống, mừng hơn nữa là “ triệu phú số một Sài Gòn”. Ông bác tôi cũng mừng ba tôi hãy còn sống, mừng hơn nữa là “gia đình bảy đảng viên cộng sản”. Cuộc đoàn tụ vàng ròng và nước mắt. Ông bác tôi nhận nước mắt đoàn viên bảy đảng viên cộng sản, ba tôi nhận hơn hai chục cây vàng đem ra Bắc trả hết nợ nần còn xây được ngôi nhà ngói ba gian hai chái. Sự đổi đời kì diệu.
Dù chưa được vào Sài Gòn nhưng tôi đã thấy Sài Gòn qua ba vật phẩm lạ lùng, đó là bút bi, mì tôm và cassette của thằng Minh cùng lớp, ba nó là nhà thơ Viễn Phương ở Sài Gòn gửi ra cho nó. Chúng tôi xúm lại quanh thằng Minh xem nó thao tác viết bút bi, hồi đó gọi là bút nguyên tử. Nó bấm đít bút cái tách, đầu bút nhô ra, và nó viết. Nét mực đều tăm tắp, không cần chấm mực không cần bơm mực, cứ thế là viết. Chúng tôi ai nấy há hốc mồm không thể tin nổi Sài Gòn lại có thể sản xuất được cái bút tài tình thế kia.
Tối hôm đó thằng Mình bóc gói mì tôm bỏ vào bát. Tưởng đó là lương khô chúng tôi không chú ý lắm. Khi thằng Minh đổ nước sôi vào bát, một mùi thơm rất lạ bốc lên, hết thảy chúng tôi đều nuốt nước bọt, đứa nào đứa nấy bỗng đói cồn cào. Thằng Minh túc tắc ăn, chúng tôi vừa nuốt nước bọt vừa cãi nhau. Không đứa nào tin Sài Gòn lại có thể sản xuất được đồ ăn cao cấp thế kia. Có đứa còn bảo đồ ăn đổ nước sôi vào là ăn được ngay, thơm ngon thế kia, chỉ giành cho các du hành vũ trụ, người thường không bao giờ có.
Thằng Minh khoe cái cassette ba nó gửi cho nó để nó học ngoại ngữ. Tới đây thì tôi bị sốc, không ngờ nhà nó giàu thế. Với tôi cassette là tài sản lớn, chỉ những người giàu mới có. Năm 1973 quê tôi lần đầu xuất hiện một cái cassette của một người du học Đông Đức trở về. Cả làng chạy đến xem máy ghi âm mà ai cũng đinh ninh đó là công cụ hoạt động tình báo. Suốt mấy ngày liền, dân làng tôi say sưa nói vào máy ghi âm rồi bật máy nghe tiếng của mình. Tôi cũng được nói vào máy ghi âm và thật vọng vô cùng không ngờ tiếng của tôi lại tệ đến thế. Một ngày tôi thấy tài sản lớn ấy trong tay một sinh viên, không còn tin vào mắt mình nữa. Thằng Minh nói, rẻ không à. Thứ này chỉ ghi âm, không có radio, giá hơn chục đồng thôi, bán đầy chợ Bến Thành. Không ai tin thằng Minh cả. Tôi bỉu môi nói với nó, cứt! Rứa Sài Gòn là tây à? Thằng Mình tủm tỉm cười không nói gì, nó mở casette, lần đầu tiên chúng tôi được nghe nhạc Sài Gòn, tất cả chết lặng trước giọng ca của Khánh Ly trong Sơn ca 7. Kết thúc Sơn ca 7 thằng Hoan bỗng thở hắt một tiếng thật to và kêu lên, đúng là tây thật bay ơi!
Sài Gòn là tây, điều đó hấp dẫn tôi đến nỗi đêm nào tôi cũng mơ tới Sài Gon. Kì nghỉ hè năm sau, tháng 8 năm 1976, tôi mới được vào Sài Gòn. Ba tôi vẫn bắt tôi không được đi đâu, “ở nhà học hành cho tử tế”, nhưng tôi đủ lớn để bác bỏ sự ngăn cấm của ông. Hơn nữa cô họ tôi rất yêu tôi, đã cho người ra Hà Nội đón tôi vào. Xe chạy ba ngày ba đêm tôi được gặp Sài Gòn.
Tôi sẽ không kể những gì lần đầu tôi thấy trong biệt thự của ông bác tôi, từ máy điều hòa, tủ lạnh, ti vi tới xe máy, ô tô, cầu thang máy và bà giúp việc tuổi năm mươi một mực lễ phép gọi tôi bằng cậu. Ngay mấy cục đá lạnh cần lúc nào có ngay lúc đó cũng đã làm tôi thán phục lắm rồi. Thán phục chứ không ngạc nhiên, vì đó là nhà của ông triệu phú. Xin kể những gì buổi sáng đầu tiên tôi thực sự gặp gỡ Sài Gòn.
Khấp khởi và hồi hộp, rụt rè và cảnh giác tôi bước xuống lòng đường thành phố Sài Gòn và gặp ngay tiếng dạ ngọt như mía lùi của bà bán hàng tạp hóa đáng tuổi mạ tôi. Không nghĩ tiếng dạ ấy dành cho mình, tôi ngoảnh lại sau xem bà chủ dạ ai. Không có ai. Thì ra bà chủ dạ khách hàng, điều mà tôi chưa từng thấy. Quay lại thấy nụ cười bà chủ, nụ cười khá giả tạo. Cả tiếng dạ cũng giả tạo nhưng với tôi là trên cả tuyệt vời. Từ bé cho đến giờ tôi toàn thấy những bộ mặt lạnh lùng khinh khỉnh của các mậu dịch viên, luôn coi khách hàng như những kẻ làm phiền họ. Lâu ngày rồi chính khách hàng cũng tự thấy mình có lỗi và chịu ơn các mậu dịch viên. Nghe một tiếng dạ, thấy một nụ cười của các mậu dịch viên dù là giả tạo cũng là điều không tưởng, thậm chí là phi lí.
Tôi mua ba chục cái bút bi về làm quà cho bạn bè. Bà chủ lấy dây chun bó bút bi và cho vào túi nilon, chăm chút cẩn thận cứ như bà đang gói hàng cho bà chứ không phải cho tôi. Không một mậu dịch viên nào, cả những bà hàng xén quê tôi, phục vụ khách hàng được như thế, cái túi nilon gói hàng càng không thể có. Ai đòi hỏi khách hàng dây chun buộc hàng và túi nilon đựng hàng sẽ bắt gặp cái nhìn khinh bỉ, vì đó là đòi hỏi của một kẻ không hâm hấp cũng ngu đần. Giờ đây bà chủ tạp hóa Sài Gòn làm điều đó hồn hậu như một niềm vui của chính bà, khiến tôi sửng sốt.
Cách đó chưa đầy một tuần, ở Hà Nội tôi đi sắp hàng mua thịt cho anh cả. Cô mậu dịch viên hất hàm hỏi tôi, hết thịt, có đổi thịt sang sườn không? Dù thấy cả một rổ thịt tươi dưới chân cô mậu dịch viên tôi vẫn đáp, dạ có! Tranh cãi với các mậu dịch viên là điều dại dột nhất trần đời. Cô mậu dịch viên ném miếng sườn heo cho tôi. Cô ném mạnh quá, miếng sườn văng vào tôi. Tất nhiên tôi không hề tức giận, tôi cảm ơn cô đã bán sườn cho tôi và vui mừng đã chụp được miếng sườn, không để nó rơi xuống đất. Kể vậy để biết vì sao bà chủ tạp hóa Sài Gòn đã làm tôi sửng sốt.
Rời quầy tạp hóa tôi tìm tới một quán cà phê vườn. Uống cà phê để biết, cũng là để ra dáng ta đây dân Sài Gòn. Ở Hà Nội tôi chỉ quen chè chén, không dám uống cà phê vì nó rất đắt. Tôi ngồi vắt chân chữ ngũ nhâm nhi cốc cà phê đen đá pha sẵn, hút điếu thuốc Captain, tự thấy mình lên hẳn mấy chân kính. Không may tôi vô ý quờ tay làm đổ vỡ ly cà phê. Biết mình sắp bị ăn chửi và phải đền tiền ly cà phê mặt cậu bé hai mươi tuổi đỏ lựng. Cô bé phục vụ chạy tới vội vã lau chùi, nhặt nhạnh mảnh vỡ thủy tinh với một thái độ như chính cô là người có lỗi. Cô thay cho tôi một ly cà phê mới nhẹ nhàng như một lẽ đương nhiên. Tôi thêm một lần sửng sốt.
Một giờ sau tôi quay về nhà ông bác, phát hiện sau nhà là một con hẻm đầy sách. Con hẻm ngắn, rộng rãi. Tôi không nhớ nó có tên đường hay không, chỉ nhớ rất nhiều cây cổ thụ tỏa bóng sum sê, hai vỉa hè đầy sách. Suốt buổi sáng hôm đó tôi tha thẩn ở đây. Quá nhiều sách hay, tôi không biết nên bỏ cuốn gì mua cuốn gì. Muốn mua hết phải chất đầy vài xe tải. Giữa hai vỉa hè mênh mông sách đó, có cả những cuốn sách Mác – Lê. Cuốn Tư Bản Luận của Châu Tâm Luân và Hành trình trí thức của Karl Marx của Nguyễn Văn Trung cùng nhiều sách khác. Thoạt đầu tôi tưởng sách từ Hà Nôi chuyển vào, sau mới biết sách của Sài Gòn xuất bản từ những năm sáu mươi. Tôi hỏi ông chủ bán sách, ở đây người ta cũng cho in sách Mác - Lê à? Ông chủ quán vui vẻ nói, dạ chú. Sinh viên trong này học cả Mác - Lê. Tôi ngẩn ngơ cười không biết nói gì hơn.
Chuyện quá nhỏ, với nhiều người là không đáng kể, với tôi lúc đó thật khác thường, nếu không muốn nói thật lớn lao. Tôi không cắt nghĩa được đó là gì trong buổi sáng hôm ấy. Tôi còn ở lại Sài Gòn thêm 30 buổi sáng nữa, vẫn không cắt nghĩa được đó là gì. Nhưng khi quay ra Hà Nội tôi bỗng sống khác đi, nghĩ khác đi, đọc khác đi, nói khác đi. Bạn bè tôi ngày đó gọi tôi là thằng hâm, thằng lập dị. Tôi thì rất vui vì biết mình đã được giải phóng.

Saturday, April 23, 2016

Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc? (Phần VII)

Le Nguyen (Danlambao) - Để bác bỏ giả thuyết Hồ Chí Minh nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc, một số ngòi bút “phản diện” sử dụng tài liệu định hướng của đảng Cộng sản biên soạn cho rằng thời kỳ của những năm đầu thập niên 30s Nguyễn Ái Quốc không được quốc tế cộng sản tin dùng. Quốc đã bị cố tổng bí thư Trần Phú kịch liệt lên án phê phán quan điểm chính trị, phương pháp tổ chức, là chỉ lo đến việc phản đế mà quên mất lợi ích đấu tranh giai cấp, lập trường giai cấp.. Và không chỉ có Trần Phú mà còn có cố tổng bí thư Hà Huy Tập phê phán Quốc trên tạp chí Bolshevik số 8 tháng 12/1943 như sau:
"...chúng ta không được quên những tàn tích quốc gia chủ nghĩa của Nguyễn Ái Quốc và những chỉ thị sai lầm của đồng chí ấy về những vấn đề căn bản của phong trào cách mạng tư sản dân quyền và những lý luận cơ hội của đồng chí ấy bám rễ vào đầu óc của phần đông đồng chí chúng ta, giống như những tàn tích tư sản vẫn sống dai dẳng trong đầu óc những hội viên Thanh Niên, Tân Việt và Vừng Hồng.

Nguyễn Ái Quốc không hiểu được những chỉ thị của Quốc tế cộng sản; không hợp nhất được ba tổ chức cộng sản từ trên xuống dưới... Tài liệu Sách lược vắn tắt của Đảng và Điều lệ của Đảng hợp nhất không theo đúng chỉ thị của Quốc tế cộng sản..."

Không dừng lại ở đó, các đồng chí của Quốc còn đi xa hơn, tố cáo Quốc với lập luận Nguyễn Ái Quốc khuyến dụ một sách lược cải lương và hợp tác sai lầm. Trung lập hóa tư sản và phú nông. Liên minh với trung và tiểu địa chủ. Với các dẫn chứng từ các nguồn tư liệu lịch sử của lề đảng, các ngòi bút chống giả thuyết Hồ Chí Minh giả Nguyễn Ái Quốc kết luận rằng: “...Một người bị cộng sản quốc tế, bị đồng chí đánh giá như thế, thử hỏi cộng sản quốc tế tạo ra một người giả ông ta để làm gì?...”
Lý luận chắc nịch như thế nhưng các ông bà này vẫn chưa an tâm và tán thêm rằng: “... Chứng cứ lịch sử cho thấy đảng cộng sản Trung Quốc vào thời kỳ đó rất yếu phải lui về nông thôn và hoạt động bí mật... Trong hoàn cảnh ấy, một Khổng Minh tái thế cũng không nghĩ tới việc cho ai đó đóng giả Hồ Chí Minh cho một tương lai trời không biết, đất không hay...”
Lý lẽ của những người phản bác giả thuyết Hồ giả Quốc và trưng dẫn các tài liệu của tuyên giáo cộng sản Việt Nam biên soạn cho nhu cầu định hướng, là chỉ nhằm giải thích làm sao cho thời gian Nguyễn Ái Quốc mất tích năm 1932 và Hồ Chí Minh tái xuất hiện năm 1941 làm thế nào cho hợp lý! Mục đích chính của luận điểm phản biện rút ra từ các tư liệu của đảng chỉ là đánh lạc hướng, cố lái dư luận ra ngoài nghi án Hồ Chí Minh nhập vai Nguyễn Ái Quốc nhằm che giấu tung tích của tên tình báo quốc tế cộng sản nhập Việt, thực hiện điệp vụ trường kỳ cho tình báo Hoa Nam, là sáp nhập Việt Nam làm một tỉnh của Trung cộng theo như trình tự nó đã đang sắp diễn ra trong tương lai không xa. 
Thực sự thì lúc Nguyễn Ái Quốc chết, cộng sản quốc tế, tình báo Hoa Nam chưa có kế hoạch cho Hồ Chí Minh đóng thế Nguyễn Ái Quốc nên các du học sinh ở Liên Xô mới có thể tổ chức rầm rộ lễ truy điệu, đọc điếu văn than van khóc lóc, có đại diện quốc tế cộng sản đến chia buồn chuyện Quốc đang sống chuyển sang từ trần. Và sự kiện Quốc chết được các báo của các đảng cộng sản, Nga, Pháp, Anh loan tin là nằm ngoài dự kiến kịch bản Hồ nhập vai Quốc của các bên liên hệ tới vụ việc lùm xùm giả thật của Quốc-Hồ sau này.
Mười năm sau, năm 1941 Hồ Chí Minh xuất hiện ở hang Pác Bó cũng chưa có bằng chứng tư liệu gì lưu lại chứng tỏ Hồ nhập vai đóng thế Quốc có bàn tay cộng sản quốc tế sờ mó vào? Tuy nhiên đó chỉ là quan sát vụ việc hời hợt bên ngoài. Thành thật mà nói, dù có chịu khó phân tích vào chiều sâu cũng không hề đơn giản để nhận ra cộng sản quốc tế phối hợp với tình báo Hoa Nam sắp xếp tổ chức đặt kế hoạch cho Hồ Chí Minh đóng thế Nguyễn Ái Quốc rất công phu, bài bản chuyên nghiệp để cho Hồ thực hiện nhiệm vụ bí mật nhuộm đỏ Việt Nam nằm trong chiến lược xích hóa toàn cầu của đế quốc cộng sản Nga-Tàu.
Để sắm tuồng cho Hồ đóng thế Quốc thực hiện nhiệm vụ đặc tình ở Việt Nam không bị lô và đương nhiên là phải giữ bí mật tuyệt đối. Do đó những ai có nguy cơ làm lộ vai diễn đóng thế của Hồ đều bị chết bất đắc kỳ tử không rõ nguyên do, hay bị biến mất một cách bí ẩn không để lại dấu vết gì và nếu không sắp xếp những vụ việc chết chóc đó nằm cạnh nhau quan sát, phân tích, tìm hiểu thì khó nhận ra sự bất thường trông như bình thường, như chuyện ngẫu nhiên tình cờ. 
Cụ thể là những ai biết Nguyễn Ái Quốc, biết Hồ Chí Minh, biết cả Quốc và Hồ lúc hoạt động gọi là cách mạng ở Pháp, ở Nga, ở Tàu đều bị bệnh lạ, bị chết rất bí ẩn để không còn cơ hội tiết lộ Hồ giả Quốc như các nạn nhân có tên sau đây:
1) Lê Văn Sao là người có nhiều quyết tâm, nhiệt tình trong mọi hoạt động đấu tranh cho nền độc lập của nước nhà và luôn thấy xuất hiện bên cạnh Nguyễn Ái Quốc trong các báo cáo của mật thám Pháp. Nhưng rồi không ai biết đích xác là Lê Văn Sao đã biến mất trên đất Tàu tự bao giờ, kể từ sau cái chết của Nguyễn Ái Quốc năm 1932?
2) Khánh Ký người có công truyền nghề ảnh cho Nguyễn Ái Quốc kiếm sống lúc bôn ba ở Pháp, có quan tâm đến chính trị, thường hay tranh luận với Quốc đã chết đột ngột chỉ trước mấy hôm phái bộ của Hồ Chí Minh sang Pháp tham dự hội nghị Fontainebleau năm 1946?
3) Phạm Quỳnh nổi tiếng với câu “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn.” Ông là người từng nhiều lần được Nguyễn Ái Quốc mời dùng cơm và bàn chuyện quốc gia đại sự khi đến Paris năm 1922. Do đó để tránh bị bại lộ tông tích - Hồ Chí Minh cho đàn em “mời ra làm việc” rồi xử bắn với tội danh “Việt gian đại bợm?” nhằm bịt đầu mối phát hiện Hồ giả Quốc?
4) Nguyễn An Ninh là người luyện tiếng Pháp cho Nguyễn Ái Quốc cùng với Quốc đi đến các câu lạc bộ nghe diễn thuyết, cùng gia nhập hội Liên Hiệp Các thuộc địa. Nghĩa là Nguyễn An Ninh biết rất rõ về Nguyễn Ái Quốc. Năm 1923 Quốc sang Nga học tổ chức và lãnh đạo cách mạng. Nguyễn An Ninh về Việt Nam xây dựng phong trào, đốt lên ánh đuốc Mác-Lênin ở trong nước và sau nhiều lần bị đồng chí “phản bội tố giác” bị Pháp bắt giam. Cuối cùng Nguyễn An Ninh bị đày ra Côn Đảo, bị hành hạ, tra khảo và chết năm 1943? 
Đó là những người biết Nguyễn Ái Quốc ở Pháp bị chết. Riêng những “đồng chí” biết Nguyễn Ái Quốc, biết Hồ Chí Minh lúc học tập ở Nga, lúc hoạt động ở Tàu về nước xây dựng cơ sở cách mạng đều bị bắt, bị giết tương tự như kịch bản Nguyễn An Ninh chết. Nghĩa là bị đồng chí phản bội tố giác cho giặc Pháp bắt rồi bị tra tấn, bị giết trong nhà tù thực dân. Điều rất lạ là không ai biết đồng chí phản bội đó là ai, tên gì, ở đâu? 
Có phải đồng chí “phản bội” đó nằm trong mạng lưới bí mật của Hồ Chí Minh, của tình báo Hoa Nam, của mạng lưới điệp báo của cộng sản quốc tế, ra tay theo nhu cầu bảo toàn bí mật cho Hồ Chí Minh nhập vai Quốc?
Cách giết người diệt khẩu khá giống nhau trong thập niên 30s, 40s, đó là nhằm dọn đường cho Hồ Chí Minh xuất hiện vào vai đóng thế Quốc, lãnh đạo kháng chiến chống Pháp? Danh sách các nạn nhân bị thanh toán để Quốc “tái xuất giang Hồ, đại náo giang hồ” bao gồm cả những đảng viên cao cấp lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam thời bấy giờ như: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Đăng Lưu... Tất cả đều bị chết theo cùng một kịch bản là bị đồng chí phản bội chỉ điểm cho mật thám bắt và anh dũng hy sinh trong nhà tù thực dân Pháp?... 
Ngoài ra còn có một số tên tuổi biết cả Hồ lẫn Quốc bị giết để diệt khẩu theo cách khác như: một là Lâm Đức Thụ, người bạn đồng chí của Nguyễn Ái Quốc trong thương vụ bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp để lãnh thưởng. Lâm Đức Thụ đã bị Hồ Chí Minh ưu ái sai đàn em “xử” cho đi mò tôm vì tội phản đảng làm điểm chỉ viên cho mật thám Pháp? Hai là Hồ Tùng Mậu là một trong 7 thành viên thành lập đảng cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc đại điện cộng sản quốc tế tổ chức ở Hongkong bị máy bay Pháp bắn trúng khi đang trên đường vào liên khu IV?...
Tuy nhiên không phải chỉ có những ai biết rõ về Nguyễn Ái Quốc, về Hồ Chí Minh bị cắt cử đàn em thanh toán hoặc bị mạng lưới sát thủ của cộng sản quốc tế và tình báo Hoa Nam thanh toán. Những nạn nhân của Hồ nhập vai Quốc còn có những người tài đức, có uy tín trong dân cũng bị “đội quân sát thủ bí mật” thanh toán để tiếp sức cho Hồ Chí Minh thu tóm quyền lực, thực hiện kế hoạch xích hóa toàn cầu cho cộng sản quốc tế! 
Chúng thanh toán mọi cá nhân, tổ chức đảng phái chính trị không cộng sản lẫn cộng sản không chịu nằm dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh. Tất cả đều bị thủ tiêu bí mật lẫn công khai hoặc bị mật thám Pháp bắt giết. Danh sách cộng sản đệ tứ bị phe đệ tam của Hồ Chí Minh thanh toán gồm có: Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Phan Văn Chánh, Hồ Văn Ngà... Các cá nhân, các đảng phái chính trị không cộng sản khác gồm có: Trương Tử Anh của Đại Việt, Lý Đông A của Duy Dân, Chu Bá Phượng của Quốc Dân đảng, Nhà văn Khái Hưng của Tự Lực Văn Đoàn, giáo chủ Huỳnh Phú Sổ của Phật Giáo Hoà Hảo, Nguyễn Văn Sâm của đảng Việt Nam Quốc Gia Độc Lập, Bùi Quang Chiêu của đảng Lập Hiến Đông Dương (từng gặp bàn chuyện quốc gia đại sự với Nguyễn Ái Quốc ở Paris)... 
Cũng nên nói thêm trong kháng chiến chống Pháp những người Việt Nam cùng mục tiêu đấu tranh giành độc lập không hề có sự ân oán, thù hận nào giữa người cộng sản với người không cộng sản. Tất cả hai nhóm đều là những người yêu nước, cùng hành động giống nhau là chống thực dân Pháp, cùng mục tiêu đấu tranh giành lại nền độc lập tự chủ cho nước nhà. Cả hai nhóm đều bị chính quyền Pháp đàn áp, bị bắt giam chung với nhau trong cùng một nhà tù, cùng có tinh thần yêu nước như nhau vì cùng là nạn nhân khốn khổ bởi sự tàn ác của đế quốc thực dân Pháp nên có sự thương yêu đùm bọc liên đới gắn bó chặt chẽ với nhau theo truyền thống yêu nước của tổ tiên nòi Việt. 
Thế thì tại sao Hồ Chí Minh, tự xưng là cha già dân tộc, được loa đài ca tụng là thánh của dân tộc Việt Nam lại ra tay lạnh lùng, tàn độc không thương tiếc với những người Việt Nam yêu nước với câu nói khát máu không tính người, trong cuộc nói chuyện với đảng viên đảng xã hội Pháp Daniel Guérin, vào ngày 25/06/1946 tại Pháp: “...Tất cả những ai không theo con đường tôi đã vạch đều bị tiêu diệt...” Qua phát ngôn đến hành động của Hồ không có lý giải nào đúng đắn hơn, ngoài câu kết luận Hồ không phải người Việt Nam, hắn chỉ là tên nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc để thực hiện nhiệm vụ thôn tính Việt Nam cho cộng sản Tàu?
(Đón đọc số tới - Ai là đối tượng mà Hồ cần tiêu diệt để Hồ vừa diễn tròn vai Quốc, vừa thu tóm quyền lực về một mối để thực hiện nhiệm vụ của cộng sản quốc tế và tình báo Hoa Nam giao phó.)
23/4/2016

Wednesday, April 20, 2016

Người Nhật đã thấy, người Việt nam thấy chưa?

Dưới con mắt người Nhật:
“Trung Quốc chiếm trọn Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian?”
Đường sang nước bạn chiều xuân
Con tàu liên vận vui chân dặm trường
Đồng Đăng đây, nọ Bằng Tường
Song song đôi mặt như gương với hình
Bên ni biên giới là mình
Bên kia biên giới cũng tình quê hương…

(Trích “Đường sang nước ban” của Tố Hửu)

một người Nhật
Bài viết dưới đây mượn lời của một người Nhật vốn sinh sống và làm việc tại Việt Nam khá lâu. Anh bạn này có góc nhìn rất khác đối với kế hoạch xâm lược Việt Nam của Trung Quốc, đồng thời châm biếm, đả kích sự thờ ơ của một số vị lãnh đạo tỉnh thành trước mối đe dọa đặt ra cho đất nước. Tâm sự của anh như sau:
Tôi đã sinh sống và làm việc khá lâu tại đất nước các bạn, dĩ nhiên trước khi sang đây, chúng tôi đã nghiên cứu rất nhiều về văn hóa và lịch sử Việt Nam để có thể hòa nhập tốt. Cũng như các bạn, nước Nhật chúng tôi đang trải qua thời kỳ vô cùng khó khăn khi liên tục phải cảnh giác và đối phó với những âm mưu thôn tính Quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông của Trung Quốc. Đối với tình hình đất nước bạn hiện nay, tôi có một số đánh giá như sau:
Thói quen bành trướng của người Trung Quốc đã có từ xa xưa, quốc gia này luôn lăm le xâm chiếm nước Việt, điển hình là sự kiện An Dương Vương mất nước đã bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc kéo dài 1000 năm trong lịch sử Việt Nam, đến khi Ngô Quyền đánh thắng giặc trên sông Bạch Đằng. Rồi thì hàng loạt cuộc chiến tranh biên giới khác kéo dài từ xưa cho đến nay, tham vọng bành trướng của người Trung Quốc vẫn cháy rực không ngừng. Quốc gia phía Nam luôn là mục tiêu mà người Trung Quốc nhắm đến, tuy nhiên các bạn không dễ dàng bị ức hiếp và xâm lược.
xây dựng của Tàu ở TS
Âm mưu của người Trung Quốc sử dụng trên Biển Đông được gọi là chiến thuật “cắt lát salami”, nghĩa là họ sẽ không cùng lúc chiếm toàn bộ mà là “ăn mòn” từng bộ phận, sau đó độc chiếm trọn vẹn.
Từ thời xưa, người Trung Quốc đã không ngừng nỗ lực xâm phạm bờ cõi Việt Nam, điều này vẫn kéo dài cho đến ngày nay và họ sẽ tiếp bước thế hệ cha ông tiếp tục sự nghiệp bành trướng. Âm mưu của người Trung Quốc được gọi là chiến thuật “cắt lát salami”. Nghĩa là họ sẽ không cùng lúc chiếm toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam mà là “ăn mòn” từng bộ phận, sau đó độc chiếm trọn vẹn, toàn bộ. Chiến thuật này không chỉ áp dụng tại Biển Đông – từng bước độc chiếm các bãi cạn và đảo nhỏ, củng cố yêu sách chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông, mà còn được áp dụng trong âm mưu xâm lược trên đất liền Việt Nam.
Kế hoạch “tích tiểu thành đại” của Trung Quốc gồm nhiều hành động nhỏ: từ việc thâu tóm và biến các công ty Việt Nam thành công ty Trung Quốc, tăng cường sự hiện diện của người Trung Quốc tại Việt Nam; cho tới việc đẩy mạnh đầu tư lớn trên khắp đất nước, đặc biệt là khu vực Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế – nơi hẹp nhất theo chiều Đông-Tây của dải đất hình chữ S (bề rộng chỉ khoảng 40km).
khu nghỉ dưỡng Hải Vân
Con đường bê tông dẫn vào khu dự án nghỉ dưỡng 5 sao trên đèo Hải Vân – nơi có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự của Việt Nam
Việc di dân âm thầm xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam là bước nhỏ tạo bàn đạp để người Trung Quốc đồng hóa cũng như gây nhiễu trật tự xã hội tại đất nước các bạn. Trên dải đất hẹp nhất của Việt Nam, họ muốn dần thay thế người Việt bằng người Trung Quốc nhằm phục vụ cho âm mưu chia cắt Việt Nam và mưu chiếm Biển Đông. Bởi vì từ căn cứ quân sự Du Lâm của Trung Quốc trên đảo Hải Nam đến Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị) của đất nước các bạn chỉ khoảng 320 – 350km theo đường chim bay. Do đó, họ dễ dàng thực hiện âm mưu chia cắt hai miền Nam Bắc trên cả về đường bộ lẫn đường biển.
“Mất đất là mất nước”, người Trung Quốc đã lợi dụng điểm này để thực hiện âm mưu xâm lược của họ. Cách đây không lâu, họ không tiếc tay chi mạnh tiền thuê đất đầu nguồn trồng rừng của Việt Nam nằm ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam với thời gian thuê dài hạn là 50 năm. Những vùng đất đầu nguồn đều có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng đối với Việt Nam, việc dễ dàng cho Trung Quốc thuê đất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ thực hiện mưu đồ “xâm chiếm”.
thuê đất trồng rừng của Tàu
Tập đoàn Innov Green (Hồng Kông, Trung Quốc) được cấp phép thuê đất 50 năm trồng rừng nguyên liệu tại Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam, Lạng Sơn, Kon Tum
Mới đây nhất là việc lên kế hoạch xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine (Huế) nằm ở khu vực đèo Hải Vân – nơi có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự của Việt Nam. Năm 2013, tỉnh Thừa Thiên – Huế đồng ý cấp phép gần 200ha đất ở khu vực đèo Hải Vân cho một công ty Trung Quốc để thực hiện Dự án xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine với tổng mức đầu tư lên đến 250 triệu USD.
Theo thông tin mà tôi biết, nơi này có liên quan đến quân khu V và quân khu IV của Việt Nam, nếu chiếm được đèo Hải Vân tức là chiếm được Đà Nẵng. Từ Đèo Hải Vân nếu “lấn chiếm” sang Đèo Ngang thì Vịnh Bắc Bộ chắc chắn sẽ bị chia cắt, Trung Quốc khi đó hoàn toàn đủ sức đe dọa an ninh quốc gia của Vịệt Nam. Đây là binh pháp có từ tời xa xưa, từ lợi dụng kinh tế nhắm đến mục tiêu quốc phòng, tung hỏa mù khiến cho địch mất phương hướng, đây là điều người Trung Quốc đang hướng tới.
Nhưng lạ thay, các vị chủ tịch huyện tỉnh của Việt Nam có lẽ chưa được học binh pháp này. Trung Quốc chỉ cần vung tiền mua đất để đầu tư thì các bạn đã nhanh chóng cắt đất cho thuê mà không mảy may nghi ngờ. Dĩ nhiên mưu đồ này không thể qua mắt được các vị tướng lĩnh quân đội. Âm mưu bị vạch trần và kế hoạch của người Trung Quốc thất bại ngoài ý muốn.
du lịch Tàu tại VN
Việt Nam không đồng ý với đề xuất đưa 1000 xe cùng 1500 người Trung Quốc vào Việt Nam “nhân dịp hội chợ thương mại Việt Nam – Trung Quốc” trong tháng 12/2014. Có lẽ, các bạn đã bắt đầu đề cao cảnh giác hơn trước âm mưu của Trung Quốc.
Nhưng các bạn nên nhớ, Trung Quốc sẽ không từ bỏ kế hoạch thâm độc của mình và tôi lo ngại rằng vẫn còn nhiều vị Chủ tịch tỉnh sẵn sàng cấp phép cho các dự án nhanh chóng để đạt được cái mà họ gọi là “lợi ích chung của cộng đồng, cũng như vì sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và quốc gia” (nhưng thực ra là lợi ích của riêng họ). Không mấy khó khăn khi thuyết phục những vị lãnh đạo này, họ có vẻ khá dễ dãi và nhìn nhận sự việc quá đơn giản, trong khi người Trung Quốc thì quá thâm độc!
Mới đây, chính quyền thành phố Bằng Tường (Trung Quốc) đã đề nghị phía Việt Nam cấp phép cho 1.000 xe với khoảng 1.500 người Trung Quốc du lịch tại Việt Nam và quá cảnh sang các nước ASEAN, viện cớ là “nhân dịp hội chợ thương mại Việt Nam – Trung Quốc” trong tháng 12/2014.
Yêu cầu của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Quốc phòng Việt Nam. Có lẽ, các bạn đã bắt đầu đề cao cảnh giác hơn trước âm mưu của Trung Quốc khi cố tình đề nghị được phép đi lại tự do từ 5 cửa ngõ của Việt Nam. Thông qua việc đưa một số lượng lớn người Trung Quốc đi khắp đất nước này, họ dễ dàng do thám tình hình, cài người Trung Quốc vào người Việt Nam, gây nguy hiểm cho chính người Trung Quốc để có cớ bắt bớ Việt Nam,… Những điều như vậy chẳng phải rất dễ dàng xảy ra nếu đề nghị trên được chấp thuận hay sao?
xây dựng của Tàu tại TS1
Một điểm khiến tôi cảm thấy lạ nhất đó là khi âm mưu của Trung Quốc bị vạch trần, lãnh đạo của các tỉnh thành Việt Nam lại dễ dàng phủi bỏ trách nhiệm quanh co biện minh cho quyết định sai lầm. Dường như các vị ấy chưa từng được học về “nhận sai và sửa sai”, nếu như ở đất nước chúng tôi, thì ngay lập tức các lãnh đạo của chúng tôi sẽ tạ lỗi trước người dân và xin từ chức.
Thiết nghĩ nếu Việt Nam vẫn còn nhiều vị quan chức dùng lý do “lo lắng cho lợi ích chung của cộng đồng” (thực chất là của riêng họ) và cố tình lờ đi “sự an nguy của đất nước” thì âm mưu xâm lược Việt Nam của người Trung Quốc chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.
KHUYẾT DANH

Tuesday, April 19, 2016

Bác Hồ và Trung Quốc

LTS:
Theo lời tự giới thiệu của tác giả, ông là một cán bộ hơn 44 năm tuổi đảng, hiện đã về hưu và sống ẩn dật tại thành phố mang tên Bác. Điều này, tuy vậy, không giúp khẳng định được tác giả Nguyễn Tất Trung có hay không có quan hệ máu mủ gì với Nguyễn Tất Thành!
Trong mọi trường hợp, tạp chí Da Màu xin hân hạnh giới thiệu cùng bạn đọc bài “nhận định” thú vị của tác giả Nguyễn Tất Trung.
Gần đây, các thế lực thù địch của chế độ ta đã lợi dụng chủ nghĩa quốc gia cực đoan mù quáng để gây ra một phong trào chống Trung Quốc và cố tình tạo những mầm mống để suy giảm quyền lãnh đạo tối cao của Đảng và nhà nước. Để đối phó với bọn phản động, không gì hữu hiệu hơn là học tập kỹ càng lại tấm gương lịch sử của Bác Hồ vĩ đại, nhìn vào thực tại thế giới và chọn con đường đã do chính Bác di chúc lại.

Bác Hồ luôn luôn là một nhà quốc tế chủ nghĩa:

Trong suốt cuộc đời tận tụy hy sinh cho Đệ Tam Thế Giới của chủ nghĩa Cộng Sản, Bác Hồ luôn luôn đặt quyền lợi của nghĩa vụ quốc tế lên trên cái thiển cận hẹp hòi của quốc gia. Bác Hồ đã tích cực hoạt động cùng Cộng Sản Pháp để bành trướng cơ sở nơi đây, nhận huấn luyện ở Liên Xô để trở thành một cán bộ xuất sắc của Đệ Tam Quốc Tế, có mặt trong mọi chiến dịch diệt tư sản và phong kiến của Trung Quốc. Nhờ những công lao đóng góp không ngưng nghỉ này, một khi Cộng Sản Việt Nam phất cờ đứng dậy, các anh em Cộng Sản quốc tế đã sẵn sàng hỗ trợ đắc lực cho chiến thắng của chúng ta. Dù chúng ta đã hy sinh nhiều triệu người để dẹp tan bọn quốc gia miền Nam và quan thầy Pháp và Mỹ, không có Đệ Tam Quốc Tế, chúng ta đã không có ngày nay. Bác Hồ đã nhìn xa trông rộng, ngay khi còn là một thanh niên, để hiểu về yếu tố tất thắng tự nhiên của chủ nghĩa Cộng Sản theo đúng sách lược của Mác Lê. Để chủ nghĩa quốc gia bén rễ ở xứ sở này là đi ngược lại lời căn dặn của Bác Hồ. Ngay cả đồng chí Lê Duẩn cũng hiểu rõ nhiệm vụ thiêng liêng của dân tộc khi tuyên bố vào năm 1976 là “chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc và chúng ta đã thành công trong việc cắm lá cờ quốc tế Mác Lê trên toàn cõi Việt Nam.”

Người Cộng Sản chân chính phải là một người của quốc tế:

Bản Tuyên Ngôn Của Cộng Sản do Mác viết vào 161 năm về trước (24.2.1848) nói rõ về mục tiêu tối hậu của mọi người cộng sản là xây dựng một xã hội vô sản chuyên chính, xóa bỏ mọi giai cấp bất công, mọi tài sản gây giàu nghèo. Tất cả đồng chí không phân biệt quốc gia chủng tộc cùng đoàn kết, dùng bạo lực để tận diệt bọn phát xít tư bản và trưởng giả.
Năm 1919, Komintern Đệ Tam Quốc Tế được thành lập để thống nhất đội binh vô sản quốc tế dưới sự chỉ huy của một bộ tư lệnh toàn quyền về cơ chế, mục tiêu và đường lối. Theo điều 17, các đảng thành phần của Đệ Tam Quốc Tế chỉ là những chi bộ của Komintern, một tổ chức quốc tế, không chấp nhận những khác biệt quốc gia. Đồng chí Lê Nin nói rõ rằng nhiệm vụ duy nhất của người cộng sản là thực hiện cách mạng vô sản quốc tế, thiết lập một Cộng Hòa Xô Viết quốc tế, và từ bỏ mọi tư tưởng cải lương, tinh thần quốc gia, cũng như chấp nhận bạo động và độc tài vô sản. Đồng chí Lê Nin còn đòi hỏi người cộng sản phải tuyệt đối tôn trọng kỷ luật vì vi phạm kỷ luật là phản bội giới công nhân vô sản.
Bác Hồ và toàn thể cán bộ lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác quyết không biết bao lần về sự trung thành tuyệt đối với đường lối và mục tiêu của Đệ Tam Quốc Tế. Chủ thuyết “Tam Vô” là nền tảng căn bản của mọi suy nghĩ của người Cộng Sản chân chính: vô tổ quốc, vô gia đình, vô tôn giáo.

Nguồn cội của dân tộc Việt là Trung Quốc:

Không hiểu rõ con người cộng sản, bọn quốc gia trưởng giả đã đem lá bài chống Trung Quốc mong làm sai lạc tầm nhìn của dân tộc. Họ quên rằng nguồn gốc của dân Việt khởi thủy ở sông Dương Tử của Trung Quốc. Xét cho kỹ, chúng ta thực sự là người Hán và tổ tiên chúng ta còn Trung Quốc hơn cả những sắc dân thiểu số của Trung Quốc như người Tây Tạng, người Tân Cương, người Hồi, người Mông. Như Bác Hồ đã tuyên bố, ta và Trung Quốc như môi và răng, sông liền sông, núi liền núi, hai mà một; chúng ta là một gia đình, một đảng bộ, một chí hướng, một con đường.
Bọn quốc gia trưởng giả đem chuyện Trường Sa, Tây Sa ra để gây chia rẽ. Bọn chúng quên rằng hơn 3 ngàn năm lịch sử, Việt Nam là một phần của Trung Quốc, không chia rời. Lá rụng về cội: một ngày nào đó không xa, anh em Việt Nam và Trung Quốc sẽ lại trùng phùng và gia đình lại sum họp vui vẻ bên nhau. Chúng ta sẽ cùng nhau hãnh diện là người Trung Quốc, chia xẻ nền văn hóa Trung Quốc và sát cánh tranh đấu cho chế độ vô sản chuyên chính. Tương lai của Việt Nam là tương lai của Trung Quốc, hay ngược lại.

Bác Hồ biết rất rõ ơn nghĩa của anh em Trung Quốc:

Trong hành trình đấu tranh cho Đệ Tam Quốc Tế, không lúc nào là Bác Hồ không yêu thương Trung Quốc. Bác học tiếng Quan Thoại thật thuần thục để viết những bài thơ đầu tiên trong tù tặng anh em Trung Quốc. Bác nói rằng người anh hùng thần tượng của Bác là Bác Mao. Trong chiến tranh chống Pháp và Mỹ, Bác cư xử rất khiêm tốn lễ độ với các cố vấn Trung Quốc, và nhờ thế, Trung Quốc đã giúp chúng ta thật nhiều, từ vũ khí binh lính, đến sách lược chiến trường. Tình yêu của Bác dành cho Trung Quốc là yếu tố quyết định trong chiến thắng vĩ đại. Không có sự chỉ huy tài tình của tướng Vệ Quốc Chinh thì làm sao chúng ta có được Điện Biên Phủ trong sử sách.
Tấm gương khiêm tốn lễ độ và yêu thương của Bác Hồ với các đồng chí Trung Quốc phải được truyền rộng khắp đất nước ta để toàn dân học tập và tuân thủ. Tấm gương này sẽ xóa tan mọi hiềm khích giữa hai bên để Việt Nam chóng trở về với Trung Quốc và thực sự thành một chi bộ tốt của Đệ Tam Quốc Tế, bên cạnh người anh cả Trung Quốc. Nhà thơ Chế Lan Viên đã tỏ rõ chân lý của trí tuệ sáng ngời khi ông giáng bút:
“Bác Mao không ở đâu xa
Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao”. (Chế Lan Viên)

Trung Quốc sẽ là một siêu cường trong 10 năm nữa:

Nhờ cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện tại, siêu cường tư bản Mỹ đã suy thoái trầm trọng, đúng như lời tiên đoán của Mác Lê. Lãnh đạo đế chế Cộng Sản mới là người anh em đồng chí Trung Quốc của ta. Nhiều nhà kinh tế đã gọi thế kỷ 21 là thế kỷ của Trung Quốc. Ngay cả Liên Xô, sau khi bị tư bản xâm chiếm, đã bắt đầu chính sách mới, trở lại với Đệ Tam Quốc Tế. Ngọn cờ đỏ của Cộng Sản sẽ tràn ngập mọi ngả đường của thế giới. Gia nhập đế chế mới của Trung Quốc là một hành động thức thời không khác gì ngày Bác Hồ qua Liên Xô năm 1920 để trở thành một cán bộ tài ba của Đệ Tam Quốc Tế.
Không những về chính trị, Trung Quốc còn có thể đem lại cho Việt Nam những no ấm về kinh tế, như đã giúp đỡ người Tây Tạng nâng cao mức sống từ năm 1952 sau khi Tây Tạng gia nhập cộng đồng Trung Quốc. Vì nghĩa vụ quốc tế, trong 10 năm trở lại đây, Trung Quốc đã đầu tư tiền và người vào biết bao dự án lớn nhỏ của Việt Nam. Mới nhất là dự án bô xít ở Tây Nguyên, nơi Trung Quốc sẽ đầu tư hơn 15 tỷ đô la Mỹ và cung cấp toàn bộ khoa học công nghệ và chuyên gia cho dự án.
Nhìn lại lịch sử Việt Nam, văn hóa Khổng Mạnh là cột trụ của xã hội, từ triều đình đến thôn xóm. Văn hóa Việt Nam thực sự không hiện hữu, mà là một cóp nhặt hoàn toàn từ Trung Quốc. Ngay cả hiện tại, dù nằm dưới ách đô hộ của Pháp Mỹ cả trăm năm qua, người Việt cũng đã biết về nguồn và mọi chương trình văn hóa nghệ thuật phổ thông đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Những tập tục cư xử của người Việt trong xã hội hiện tại cũng rập khuôn Trung Quốc.
Tóm lại, Việt Nam thực sự là Trung Quốc về mọi mặt: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Bọn quốc gia cực đoan, theo Mỹ học làm trưởng giả kiểu kinh tế thị trường, không thể biến cải định lý này. Người Cộng Sản phải vạch mặt chỉ tên những lũ phản động này. Theo gương Bác Hồ vĩ đại, người Việt phải đứng trong hàng ngũ của đế chế mới do Trung Quốc lãnh đạo. Chúng ta sẽ hãnh diện về nguồn, làm một phần không thể tách rời của văn minh Trung Quốc.

Nguyễn Tất Trung

Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc? (Phần VI)

Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc? (Phần VI)

Le Nguyen (Danlambao) - Các lý chứng, chứng minh Tống Văn Sơ (Nguyễn Ái Quốc) bệnh lao phổi chết khi bị giam trong nhà tù ở Hongkong là rất thuyết phục. Thế nhưng đảng cộng sản đánh tráo nguyên nhân gây ra cái chết của Nguyễn Ái Quốc, đổ cho thực dân Anh giết để tuyên truyền khơi dậy lòng căm thù vốn là sở trường của tổ chức cộng sản và Nguyễn Ái Quốc chết vì bệnh lao là có cơ sở khả tín:
Một là có ít nhất bốn văn kiện nói Nguyễn Ái Quốc mắc bệnh lao do vi trùng Koch tấn công và thuốc đặc trị bệnh lao Streptomycine do nhà Vi Trùng Học người Mỹ, Albert Schatz tìm ra ngày 19/10/1943 và mãi đến khoảng năm 1946 -1947 mới được đưa vào điều trị thử nghiệm.
Hai là sự kiện Nguyễn Ái Quốc chết có báo Sự Thật (Pradva) của đảng cộng sản Liên Xô, báo Nhân Đạo (L’humanite) của đảng cộng sản Pháp, báo Lao Động (Labor) của đảng cộng sản Anh... đưa tin. Đặc biệt là có nhóm du học sinh Việt Nam theo học tại đại học Phương Đông ở Moscow cử hành lễ truy điệu Nguyễn Ái Quốc và có cả đại biểu quốc tế cộng sản đến chia buồn.
Ba là ba mươi năm sau tính từ 1932 đến năm 1962 có hai cuốn tự truyện "Những Mẩu Chuyện... Vừa Đi Vừa Kể..." của Hồ Chí Minh có kể lại chuyện chết đi sống lại của mình có nhiều chỗ thiếu khoa học, không hợp lý. Đó là chưa kể những chuyện bịa đặt, ráp nối về mình khá buồn cười của Hồ Chí Minh.
Thật ra, dù chưa thu thập đủ hình ảnh, bằng chứng khoa học để khẳng định Nguyễn Ái Quốc chết năm 1932, nhưng không có nghĩa là giả thuyết Hồ Chí Minh nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc gặp bế tắc không thể chứng minh được vụ việc Hồ nhập vai đóng thế Quốc!
Có nhiều tư liệu lịch sử lề dân lẫn lề đảng và qua quan sát nhân dạng, thói quen của Quốc với Hồ, chỉ ra Hồ không thể là Quốc. Cụ thể như khác biệt về chiều cao, cách ăn mặc, cách cầm bút, nét chữ, khả năng tiếng Anh, tiếng Tàu... của Hồ với Quốc.
Những khác biệt của Hồ Chí Minh với Nguyễn Ái Quốc nhìn từ bên ngoài như các bài viết trước đã trích dẫn do các còm sĩ lẫn các tác giả báo lề dân nghiền ngẫm, nghiên cứu đưa ra chứng minh Hồ với Quốc là hai người khác nhau đã tạm xem như khá đầy đủ, không cần phải bàn thêm.
Sự thật Hồ Chí Minh kỳ này sẽ tìm hiểu xem Hồ Chí Minh có đóng thế Nguyễn Ái Quốc qua quan sát cuộc đời hoạt động được gọi là cách mạng của nhân vật mang bí danh Hồ Chí Minh có thể xảy ra hay không hay Hồ đóng thế Quốc chỉ là hoang tưởng, là điều không thể xảy ra?
Theo biên niên sử của đảng cộng sản biên soạn về Hồ Chí Minh và qua tiểu sử tự viết liên quan đến sự nghiệp hoạt động cách mạng, chính xác là làm tình báo cho cộng sản quốc tế của Hồ Chí Minh, có nhiều đìểm cho thấy Hồ không phải là Quốc cũng như Hồ-Quốc không phải là một người và có thể Hồ không chỉ có một mà có nhiều nhân viên tình báo Hoa Nam nhập vai Hồ?
Cuộc đời làm điệp viên cho Nga-Tàu của Hồ Chí Minh (Hồ chủ tịch) núp dưới vỏ bọc hoạt động cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân đánh đuổi thực dân, đế quốc để nhằm thực hiện sứ mạng đầy tham vọng không che giấu của Mao là đánh chiếm Việt Nam làm bàn đạp mở rộng đế chế Mao cộng ra toàn cõi Đông Nam Á- một vùng trù phú giàu tài nguyên.
Có nhiều tài liệu lịch sử đã được bạch hóa chỉ ra rằng Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh là hai tên cộng sản quốc tế. Hồ là một trong ba ứng viên của tình báo Hoa Nam gồm Khang Sinh, Nguyễn Sơn, Hồ Chí Minh được Mao lựa chọn, đáp ứng nhu cầu nhập Việt thực hiện công tác bí mật ở Việt Nam cho tham vọng nhuộm đỏ thế giới của cộng sản Tàu và cộng sản quốc tế.
Do đó để tìm biết sự thật tên tình báo Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc hay không, là phải chia ra làm hai thời kỳ: Thời Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) trước năm 1932; Thời Hồ Chí Minh (Già Thu, Hồ chủ tịch) từ năm 1941 trở về sau.
Trước năm 1932, chính xác năm 1911 là năm Hồ Chí Minh (Nguyễn Tất Thành) xuống tàu Latouche- Tréville sang Pháp và nộp đơn vào trường thuộc địa École Coloniale học để làm quan cho Pháp nhưng bất thành. Sau sáu năm với nhiều lần thay tên đổi họ, làm đủ thứ nghề kiếm sống trên tàu viễn dương và làm thợ bánh mì ở London. Đến năm 1917 Hồ Chí Minh (Nguyễn Tất Thành) được ông Phan Chu Trinh gởi thư gọi về Paris tham gia hoạt động cách mạng. Từ đó Nguyễn Ái Quốc là bí danh chung của nhóm ngũ long Paris gồm các ông Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Tất Thành bị Hồ (Nguyễn Tất Thành) cuỗm làm "của riêng."
Năm 1922 Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) sang Liên Xô dự đại hội quốc tế cộng sản lần thứ tư và đã gặp Lênin. Năm 1923 Nguyễn Ái Quốc được đảng cộng sản Pháp cử sang Nga dự khóa huấn luyện, tuyên truyền và khởi nghĩa vũ trang do cộng sản quốc tế tổ chức. Cuối năm 1924 Nguyễn Ái Quốc được chọn làm thông ngôn, phiên dịch tiếng Trung sang tiếng Anh cho Mikhail Markovich Borodin trưởng phái đoàn Nga ở Trung Quốc. Trong thời gian từ năm 1924 đến 1932 có lúc Quốc chạy về Nga, có lúc trốn sang Thái để tránh truy lùng của mật thám Pháp.
Tấm hình một trẻ một già này không thể là một người được
Cuối cùng Nguyễn Ái Quốc bị bắt ở Hongkong năm 1931 đến năm 1932 rộ lên tin Nguyễn Ái Quốc chết vì bệnh lao. Rồi bỗng dưng năm 1941 Nguyễn Ái Quốc sống lại với tên Hồ Chí Minh (Già Thu) xuất hiện trong hang Pác Bó ở biên giới Trung-Việt, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp. Thời gian này dù Hồ tự nhận mình là Quốc nhưng chỉ dám rỉ tai chứ chưa công khai nhận mình là Nguyễn Ái Quốc và sự xuất hiện của Hồ tạo ra làn sóng tranh cãi chuyện Quốc chết đi rồi sống lại cho đến tận bây giờ vẫn chưa kết thúc?  
Ai cũng biết ngay cả lúc Hồ Chí Minh (Già Thu) cướp được chính quyền hợp pháp của thủ tướng Trần Trọng Kim năm 1945 Hồ cũng không dám chính thức thừa nhận mình là Nguyễn Ái Quốc mà phải chờ đến năm 1957, Hồ mới dám nhận mình là Quốc?... Chắc chắn phải có nguyên nhân của nó? 
Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) chết vì bệnh lao chưa có thuốc trị năm 1932 là có cơ sở khoa học khả tín. Tuy vậy khi Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) sống lại trong vai Già Thu thì bộ phận đặc tình của cộng sản quốc tế, cộng sản Tàu, cộng sản Việt hư cấu dựng lên kịch bản vượt thoát khỏi nhà tù Hongkong trở về Liên Xô ngoạn mục của Nguyễn Ái Quốc hơi bị kém hơn điệp viên James Bond 007 của tiểu thuyết gia chuyên viết truyện trinh thám, Ian Fleming. Hư cấu, dàn dựng chuyện Quốc bí mật rời Hongkong chỉ để bác bỏ mọi thông tin liên quan đến cái chết của Nguyễn Ái Quốc có cả lễ truy điệu lẫn điếu văn chia buồn của đại diện quốc tế cộng sản đăng tải trên các tờ báo của đảng cộng sản Nga, Pháp, Anh.  
Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) chết luôn thì chẳng có chuyện gì để bàn nhưng Quốc chết đi rồi bất ngờ sống lại với nhiều bí ẩn mờ ám, với sự tàn bạo không bình thường là nguyên nhân khiến cho nhiều người đặt vấn đề Hồ Chí Minh có khả năng không phải là Nguyễn Ái Quốc. Xa hơn nữa là nghi ngờ Hồ là người ngoại chủng nên mới có máu lạnh, mới có thể lạnh lùng xuống tay tận diệt những tinh hoa, những tài năng, những nguyên khí của dân tộc Việt Nam.  
Dưới đây là một số vụ việc chỉ ra sự độc ác, tàn bạo của Hồ đối với đất nước, dân tộc Việt Nam. Từ đó suy ra, nghi ngờ Hồ không phải là người Việt Nam nhập vai đóng thế nguyễn Ái Quốc với việc nhúng tay vào máu cụ thể như: 
Thứ nhất là Hồ sau khi cướp được chính quyền từ chính phủ hợp pháp Trần Trọng Kim, Hồ đi đêm ký kết Hiệp Ước Sơ Bộ với Pháp, cho phép quân Pháp đổ bộ vào miền Bắc Việt Nam để Hồ rảnh tay tiêu diệt các đảng phái quốc gia, các nhân sĩ trí thức, kể cả các người cộng sản đệ tứ... 
Thứ hai là Hồ nhận lệnh Staline phát động phong trào cải cách ruộng đất sát hại cả trăm ngàn nông dân, địa chủ phú hào nhưng mục đích của Hồ không chỉ là  tiêu diệt giới địa chủ, phú nông, trí thức yêu nước không yêu cộng sản mà còn sử dụng lưu manh, côn đồ để phá nát tình làng nghĩa xóm, bần cùng hóa nhân dân. 
Thứ ba là Hồ ra lệnh quân đội nhân dân tàn sát, tiêu diệt cuộc khởi nghĩa Quỳnh Lưu, Nghệ An - cuộc nổi dậy có một không hai trong lịch sử đấu tranh chống đôc tài cộng sản ở miền bắc. Đến nay con số thương vong trong cuộc nổi dậy ở Quỳnh Lưu vẫn còn là bí mật quốc gia nhưng theo những người dân Qùynh Lưu còn sống sót cho biết thì số người bị giết, người bị bắt cho đi tù ít nhất cũng trên vạn người. 
Thứ tư là Hồ kết nạp bọn du thủ du thực làm sát thủ khủng bố đêm đêm mò tới giết hại dân lành vô tội với chủ trương giết lầm hơn bỏ sót, những người chúng quy chụp, ghép vào tội "Việt gian, phản động" và suốt chiều dài cuộc chiến từ năm 1945 đến 1975, có hàng chục ngàn người dân đã bị tay chân của Hồ sát hại. 
Thứ năm là Hồ phá bỏ hiệp ước ngưng bắn, ra hiệu lệnh tổng tấn công khắp tỉnh thành miền nam Việt Nam vào Tết Mậu Thân năm 1968 gây ra cuộc tàn sát tàn bạo, dã man nhất trong cuộc chiến tranh xâm lược miền nam cho Nga-Tàu nằm dưới vỏ bọc chống Mỹ cứu nước.
Thứ sáu Hồ là nguyên nhân khiến cho cả triệu người dân Việt Nam chết vì nghĩa vụ lính đánh thuê cho Nga-Tàu cho chủ nghĩa xã hội của tên tay sai cộng sản quốc tế cuồng tín với chiêu bài đánh đuổi thực dân, đế quốc. 
Thứ bảy Hồ Chí Minh dã man như loài quỷ dữ, tội ác  ngập đầu chính Hồ là chủ mưu chỉ đạo các thuộc hạ đâm cha chém chú bắt bớ giam cầm, tra tấn, đánh đập, đẩy nhân dân Việt Nam vào cảnh cơ cực, đói khổ, nghèo nàn, cùng quẫn với nhiều vụ việc dựng chuyện, bịa đặt, tố điêu, hành hình ngập màu tang tóc, chết chóc cho cái gọi sự nghiệp cách mạng thế giới của Hồ Chí Minh.  
Những vụ việc Hồ Chí Minh (Hồ Chủ Tịch) đã làm đối với dân tộc Việt Nam như vừa kể quả là quá khủng khiếp nhưng những tội ác đó không phải là tất cả. Tội ác đó chỉ là một phần rất nhỏ so với tội ác trời không dung đất không tha mà Hồ Chí Minh đã gieo rắc trên tổ quốc Việt Nam và cá nhân Hồ, một mình Hồ chắc chắn không thể thực hiện được những tội ác như hắn đã làm? 
Thế thì ai, thế lực nào hổ trợ Hồ gây tội ác? Có phải Mao, có phải tình báo Hoa Nam, có phải cộng sản quốc tế đứng trong bóng tối chỉ đạo Hồ Chí Minh nhập Việt đóng thế Nguyễn Ái Quốc nhằm thôn tính Việt Nam? Bí mật này là việc của người Việt Nam hôm nay phải chung tay đào sâu tìm hiểu, tìm cho ra sự thật Hồ Chí Minh - kẻ đóng thế Nguyễn Ái Quốc thật sự là ai, có phải là Hồ Tập Chương như học giả Hồ Tuấn Hùng đã bàn đến trong cuốn sách Hồ Chí Minh Sinh Bình khảo?
(Đón đọc kỳ tới để thấy thêm một số bằng chứng về nghi án Hồ Chí Minh nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc.)  

Sunday, April 17, 2016

Đi tìm sự thật về con người muôn mặt Hồ Chí Minh (phần 2)

Lê Minh Khôi (Danlambao) - ...Sự việc Nguyễn Tất Thành lấy tên là Văn Ba, từ bến Nhà Rồng xuống tàu sang Pháp vào năm 1911 là có thật, nhưng nói rằng Nguyễn Tất Thành “ra đi tìm đường cứu nước” là hoàn toàn sai sự thật. Bằng chứng: Ngay khi vừa chân ướt chân ráo đến cảng Marseille là Hồ Chí Minh đã nộp hai lá đơn cùng đề ngày 15-9-1911, một gửi cho Tổng Thống Pháp, một gửi cho Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa Pháp, xin đặc cách được cho vào học Trường Thuộc Địa để làm một viên chức cho bộ máy cai trị của thực dân PhápĐiều này chứng tỏ Hồ Chí Minh đã có mục đích của chuyến đi là sang Pháp để tìm đường cứu mình và cứu gia đình. Hai lá thư này bị dấu nhẹm cho mãi đến khi Giáo Sư Nguyễn Thế Anh phát hiện trong kho tài liệu Chi Nhánh Hải Ngoại, Văn Khố Quốc Gia, Paris...
*
Phần 1 đã đăng: 
Trong phần 1, có 1 lỗi lớn. Thay vì Mạc Đăng Dung tác giả đã đánh lầm thành Mạc Đỉnh Chi. Xin thành thật cáo lỗi quý bạn đọc.
*
Thời kỳ ở Pháp: 
Theo Tạp Chí Học Tập và những tài liệu của Hà Nội viết về Hồ Chí Minh thì vào năm 1911 Nguyễn Tất Thành, đổi tên là Văn Ba, từ Bến Nhà Rồng lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Latouche-Tréville của hãng vận tải Hợp Nhất (Compagnie des Chargeurs Réunis), ra đi với mục đích tìm đường cứu nước.
Đến Pháp, sau khi gia nhập đảng Xã Hội, Nguyễn Ái Quốc đã viết "Yêu sách của nhân dân An Nam", gồm tám điểm bằng tiếng Pháp (Revendications du peuple annamite), gửi tới Hội nghị Hòa bình Versailles, đòi chính phủ Pháp ân xá chính trị phạm, thực hiện các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Giữa năm 1920, đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lenin đăng trên báo L'Humanité (tờ này là cơ quan phát ngôn của Đảng Cộng sản Pháp), nên ông đi theo chủ nghĩa cộng sản. Năm 1921 tham dự Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Marseille và ra báo Le Paria (Người cùng khổ). Ngoài ra, ông còn viết bài cho hàng loạt báo khác. Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (Procès de la colonisation française) do ông viết được xuất bản năm 1925, đã tố cáo chính sách thực dân tàn bạo của Pháp và đề cập đến phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa. 
Trong toàn bộ thời gian sống trên đất Pháp, ông trang trải cuộc sống bằng cách làm việc nửa ngày. Thoạt đầu, ông làm thuê tại một tiệm rửa ảnh và thuê lại một căn phòng của Phan Văn Trường. Sau đó, ông đi vẽ khoán cho một xưởng vẽ truyền thần và thuê một phòng tại căn nhà số 9 ngõ Compoint, Quận 17, Paris. Ông theo học dự thính tại Đại học Sorbonne và được coi là mọt sách tại Thư viện Quốc gia Pháp.
Đi tìm sự thật
Sự việc Nguyễn Tất Thành lấy tên là Văn Ba, từ bến Nhà Rồng xuống tàu sang Pháp vào năm 1911 là có thật, nhưng nói rằng Nguyễn Tất Thành “ra đi tìm đường cứu nước” là hoàn toàn sai sự thật. Bằng chứng: Ngay khi vừa chân ướt chân ráo đến cảng Marseille là Hồ Chí Minh đã nộp hai lá đơn cùng đề ngày 15-9-1911, một gửi cho Tổng Thống Pháp, một gửi cho Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa Pháp, xin đặc cách được cho vào học Trường Thuộc Địa để làm một viên chức cho bộ máy cai trị của thực dân Pháp. Điều này chứng tỏ Hồ Chí Minh đã có mục đích của chuyến đi là sang Pháp để tìm đường cứu mình và cứu gia đình. Hai lá thư này bị dấu nhẹm cho mãi đến khi Giáo Sư Nguyễn Thế Anh phát hiện trong kho tài liệu Chi Nhánh Hải Ngoại, Văn Khố Quốc Gia, Paris. 
Giáo sư Nguyễn Thế Anh nguyên là Viện trưởng Viện Đại học Huế, chủ nhiệm khoa Văn Sử Đại học Sài Gòn, giám đốc Viện nghiên cứu Centre National de la Recherche Scientifique, Paris, học giả tại viện Institute of Southeast Asian Studies, Singapore, giáo sư thỉnh giảng Đại học Harvard, giáo sư chuyên ngành Lịch sử và Văn hóa bán đảo Đông Dương ("History and Civilisations of the Indochinese Peninsula") tại trường Ecole Pratique des Hautes Etudes và Đại học Sorbonne. 
Nói rằng “ra đi tìm đường cứu nước” tại sao lại làm đơn xin vào học trường Thuộc Địa để làm quan cho thực dân Pháp? Ngược lại, nếu như đây là kế sách “Chui Vào Lòng Địch Để Đánh Địch” đúng như ngụy biện của lũ bồi bút thì tại sao Hồ Chí Minh và băng đảng Cộng Sản không đưa vào tiểu sử cho thêm rạng rỡ mà vẫn dấu kín việc này?
Theo cây bút biên khảo Phạm Đình Hưng thì Tổng Thống Pháp đã bác đơn xin nhập học trường École Coloniale của Nguyễn Tất Thành vì xét thấy đương sự có một trình độ học vấn quá kém. Ngay trong một lá đơn ngắn viết tay bằng tiếng Pháp của Nguyễn Tất Thành cũng đã có tới 3 lỗi về chánh tả và văn phạm: 
- Lỗi chánh tả: Viết substance (bản chất) thay vì subsistance (sinh sống);
- Lỗi văn phạm: Viết employé à la Compagnie thay vì employé par la Compagnie (nhân viên do Công ty tuyển dụng);
- Viết agréer Monsieur le President thay vì Veuillez agréer Monsieur le President.
Biết thân biết phận nên ngay khi nhận được thư trả lời của Bộ Thuộc Địa Pháp cho biết hai lá đơn xin đặc cách vào học Trường Thuộc Địa của mình bị bác bỏ Hồ Chí Minh liền rời Marseille lên Paris làm đủ thứ nghề để kiếm sống. Trang 27 của “Những Mẫu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch” được nhà báo Trần Dân Tiên cũng chính là ông, kể lại: 
Hôm thứ nhất tôi nhận việc cào tuyết trong một trường học. Một công việc mệt nhọc. Mình mẫy tôi đẫm mồ hôi mà tay chân thì rét cóng. Hai ngày sau tôi tìm được việc đốt lò, trong hầm hết sức nóng, ngoài trời hết sức rét, và không có đủ quần áo nên tôi bị cảm...
Sống cực khổ tại Paris như thế nên khi biết được bạn đồng khóa với cha mình là cụ Phan Chu Trinh cũng đang ở Paris nên Hồ Chí Minh mò đến cụ Phan xin giúp đỡ. Cái tình đồng hương nó lạ lắm, nhất là ở kẻ sống xa xứ, nên khi khi biết Nguyễn Tất Thành là con trai của ông Nguyễn Sinh Huy thì cụ Phan Châu Trinh cho về nhà ở chung với con trai của cụ là Phan Châu Dật và dạy cho nghề rửa ảnh kiếm sống. Mấy tháng sau vì một lý do mà người danh cao đức trọng như cụ Phan không muốn nói ra nên Cụ không chứa chấp nữa, Vì vậy Hồ Chí Minh phải dọn ra số 9 ngõ Compoint, quận 17, Paris. 
Trang 36 cùng quyển sách “Bác” viết:
“Ông trọ ở một phòng nhỏ trong một khách sạn rất rẻ tiền ở xóm lao động. Phòng chỉ vừa kê một cái giường sắt chật, một cái bàn nhỏ và một cái ghế. Chỉ thế thôi, không có gì khác. Về mùa đông lạnh, mỗi buổi sáng trước khi đi làm, ông để một viên gạch vào lò bếp của khách sạn. Chiều đến ông lấy viên gạch ra, bọc nó vào trong những tờ báo cũ, để xuống nệm cho đỡ rét.” 
Rõ ràng là “Bác” bịp: Một cục gạch bị đốt nóng không thể gói bằng tờ giấy báo đem lên tận lầu hai nơi “Bác” ở được. Tờ báo không cháy thì “Bác” cũng bị phỏng tay, đâu còn bàn tay để sau này vừa bắt nhịp bài ca “Kết Đoàn” vừa giết những người không chấp nhận cùng đi con đường Cộng Sản ngu muội hoang tưởng tàn bạo lưu manh độc ác. Hơn nữa, một cục gạch nếu bị đốt nóng cũng không giữ nhiệt được quá mấy tiếng đồng hồ...
Tiếp theo “Bác” mượn cái tên Trần Dân Tiên phịa ra ông già Mai lạ hoắc để kể lại đời mình vào thời gian này nơi trang 39:
...Mỗi buổi sáng ông Nguyễn nấu cơm trong một cái sành nhỏ bằng sắt tây đặt trên ngọn đèn dầu với một con cá mắm và một tí thịt. Ông ăn một nửa và để dành một nửa đến chiều. Có khi một miếng bánh mì và một miếng phó mát là đủ cho cả ngày...
Tuy nhiên cuộc sống bế tắc nghiệt ngã tại Pháp không thể làm cho một tay giang hồ liều lĩnh nhụt chí mà trái lại còn thôi thúc Hồ Chí Minh có thêm quyết tâm vượt qua nghịch cảnh để tìm đến những vùng đất hứa mới. Tuy nhiên, sau năm năm bươn chải, từ 1912 đến 1917, hết rửa chén lau bát nhặt rau cho khách sạn Carlton tại Anh đến làm chân đốt lò cho một tiệm bánh tại tiểu bang Massachusett, Hoa Kỳ, Hồ Chí Minh vẫn không thoát được khốn khó. Cuối cùng đành phải trở lại nước Pháp vào ngày 3-12-1917 vì thấy rằng ở đâu cũng phải đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có miếng cơm. Ngoài ra ở đất Pháp lại ít bị nạn kỳ thị hơn ở Anh hay ở Mỹ.
Cũng vào thời gian này các ông Nguyễn Thế Truyền, Bùi Quang Chiêu và ông Phan Văn Trường cùng một số trí thức yêu nước Việt Nam tại Pháp đang tranh đấu để có một sự thay đổi chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam với mong muốn đời sống người dân Việt Nam được thăng tiến hơn, tự do hơn. Ông Phan Văn Trường là luật sư, ông Bùi Quang Chiêu là một kỹ nghệ gia giàu có, cả hai đều là người Miền Nam. Riêng ông Nguyễn Thế Truyền là người sinh trưởng tại Hà Đông, Miền Bắc, sang Pháp học ngành kỹ sư, đã có huyền thoại một thời ông là người tình của công chúa nước Bỉ và là người từng tát tai Tổng Đốc Vi Văn Định. Cả ba ông đều xuất thân từ giai cấp tư sản, mang nặng tính tư sản, vốn không phải là chính trị gia chuyên nghiệp mà chỉ là thứ tay ngang nặng lòng yêu dân yêu nước. Ba ông này tranh đấu theo kiểu chính trị gia phòng trà, làm chính trị như một thú tiêu khiển, thích thì làm, chán thì thôi, viết bài nhưng không muốn ký tên thật của mình vì không muốn rắc rối. Cả ba lấy một cái tên chung chung là Nguyễn Ái Quốc. Trước đây ba ông thường viết bài trên một số báo khác nhưng nhiều khi có bài được đăng có bài bị loại nên vào năm 1922 quyết định ra một tờ báo lấy tên là Le Paria (Người Cùng Khổ). Tờ này ra được 38 số với mỗi số bán được quãng 1000 tới 5000 bản.
Nguyễn Tất Thành sau những ngày làm thuê làm mướn cực khổ đã tìm đến ba ông này và xin được một chân lấy báo, giao báo và bán báo. Với sự khôn ngoan lanh lợi của một kẻ nhiều năm lăn lóc bươn chải trên trường đời cộng với những tiểu xảo mánh mung thủ đoạn nên dần dần Nguyễn Tất Thành được tín cẩn hơn. Một ngày vào cuối tháng 3-1923 Nguyễn Tất Thành rời khỏi chỗ ở của mình tại Impasse Compoint dọn về ở ngay trong phòng làm việc của tờ Le Paria
Sống nhờ sống bám vào người khác như thế nhưng sau này Hồ Chí Minh cùng lũ văn nô bồi bút đã bịp bợm dựng lên chuyện một nhóm Ngũ Long tại Pháp gồm Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, và Nguyễn Tất Thành nhằm đánh bóng tên tuổi của mình. 
Chẵng cần phải thông minh chúng ta cũng thấy vào cái thuở còn mang nặng tính tôn ti trật tự không đời nào những ngưởi cùng thời lại xếp hàng cụ Phan Chu Trinh, người bạn đồng khóa với bố của Nguyễn Tất Thành ngang với Nguyễn Tất Thành là một thiếu niên chưa có sự nghiệp. Cũng như vậy, các ông Luật sư Phan Văn Trường, kỹ sư Nguyễn Thế Truyền, kỹ nghệ gia Bùi Quang Chiêu, Cử Nhân Nguyễn An Ninh cũng không đời nào chịu ngồi chung một chiếu với một cậu học trò khố rách áo ôm chưa xong bậc tiểu học mới từ trong nước bước ra. Tại Paris nhân tài tứ xứ, trong đó có Việt Nam, lúc đó nhiều lắm. Phải nói là Thiên Long Vạn Long chứ không phải chỉ có Ngũ Long. Nhóm Ngũ Long chỉ là một sự bịa đặt bịp bợm nhằm tô màu trát phấn cho Hồ Chí Minh. Nói một cách chính xác: Ở thời điểm đó không có “Ngũ Long” mà chỉ có “Nhất Khuyển” là Nguyễn Tất Thành tức Hồ Chí Minh. 
Như đã trình bày, các ông Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Bùi Quang Chiêu vì không muốn rắc rối với nhà đương cuộc Pháp nên các bài viết thường ký một cái tên chung chung là Nguyễn Ái Quốc. Riêng Thành là kẻ đến sau cũng có viết một vài bài, nhờ các ông này sửa lại rồi cũng được cho đăng dưới tên Nguyễn Ái Quốc. Lẽ đương nhiên mạch văn của một bậc thức giả tất phải khác hẵn mạch văn của một anh học trò lớp ba trường làng, cho nên dù bài viết có được sửa đi sửa lại cũng không qua nổi mắt người đọc. Vì thấy nhiều người cho rằng “Le Procès de la colonisation francaise” là của Nguyễn Thế Truyền nên Jean Lacouture, một tay thiên tả nổi tiếng, bày trò phá bĩnh bới lông tìm vết bằng cách đưa ra những điểm yếu kém của tập sách đó qua nhận xét như sau:
He ends the penultimate chapter with a manifesto for the International Union, concluding with Karl Marx’s famous “Workers of the world, unite...”

Ho had chosen his line- though it was by no mean inflexible, as we shall see. But he was not yet in command of his talent. The work is so clumsy, and often so mediocre in tone,that there are grounds for wondering whether the author of the preface, Nguyen The Truyen, Ho’s friend and collaborator, may not have written the entire book….shapeless series of anecdotes and rapid social sketches..., the banal choice of material and poor presentation seem unworthy of Ho Chi Minh. (Ho Chi Minh, Jean Lacouture, 1968, page 36)
Có thể đây cũng là một thủ thuật kín đáo bênh vực Hồ Chí Minh bởi vì viết dở viết tệ như vậy thì tập sách chắc chắn không phải được viết bởi các ông Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường hay Nguyễn An Ninh mà là của một anh học trò lớp Ba trường làng.
Nhận xét của Jean Lacouture đã bị ông Phạm Đình Hưng phản bác. Ông Phạm Đình Hưng còn chứng minh rõ ràng: 
Từ cuối năm 1925 đến năm 1926, nhật báo L’Humanité (Nhân Đạo) của đảng Cộng Sản Pháp ở Paris trích đăng tác phẩm Le Proces de la Colonisation Francaise của một tác giả đứng tên Nguyễn Ái Quốc. 
Khi nhật báo L’Humanité bắt đầu đăng tác phẩm Le Proces de la Colonisation Francaise vào cuối năm 1925 thì Nguyễn An Ninh đã về Sài Gòn lần thứ ba cùng với Phan Châu Trinh để hợp tác với Luật sư Phan văn Trường (đã về nước từ năm 1923) đấu tranh trực diện chống lại chế độ đô hộ của thực dân Pháp. Vào thời điểm nầy, chỉ còn một mình Nguyễn Thế Truyền ở lại Paris, kết hôn với một công chúa Bỉ; Nguyễn Tất Thành (lấy bí danh Nguyễn Ái Quốc) đang công tác cho Đệ tam Quốc tế Cộng sản tại Quảng Đông từ năm 1924. Như vậy, chỉ có thể Nguyễn Thế Truyền là người cho trích đăng trên nhật báo L’Humanité quyển Le Proces de la Colonisation Francaise do ông ta viết trước đó cùng với Nguyễn An Ninh và Nguyễn Đắc Lộc nhưng sử dụng bút hiệu Nguyễn Ái Quốc. Giả thuyết Nguyễn Tất Thành là tác giả của quyển sách Le Proces de la Colonisation Francaise cần phải gạt bỏ vì Nguyễn Ái Quốc chỉ là bút hiệu tập thể. Nguyễn Tất Thành chỉ có trình độ tiểu học, hoàn toàn không có khả năng viết quyển sách nầy bằng tiếng Pháp. 
Không thể che giấu được sự bất tài vô tướng của mình, ký giả “Trần Dân Tiên” cũng chính là Hồ Chí Minh đành phải thú nhận sự thiếu học của mình nơi trang 35 trong tập “Những Mẫu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch”:
Ông Nguyễn không đủ tiếng Pháp để viết và phải khẩn khoản yêu cầu ông Phan Văn Trường viết thay. Ông Trường viết giỏi nhưng không muốn ký tên. Mà chính ông Nguyễn phải ký tên những bài báo. Nhược điểm về trí thức làm cho ông Nguyễn rất khó chịu. Nhất là ông Trường không viết những điều ông Nguyễn muốn nói. Vì vậy ông Nguyễn bắt tay vào việc học làm báo.
Ra ngoài, Hồ Chí Minh thuỗng luôn cái tên Nguyễn Ái Quốc, tư nhận là của mình. Các ông Nguyễn Thế Truyền, Bùi Quang Chiêu và ông Phan Văn Trường biết điều đó, nhưng như đã nói ở trên, cả ba ông muốn tránh lôi thôi phiền phức với bọn thực dân mũi lõ nên không những im lặng mà lại còn khuyến khích. 
Về khả năng chính trị thì chính Hồ Chí Minh đã tự thú như sau nơi trang 34 trong quyển “Những Mẫu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch”:
... Một người quen ông Nguyễn (Hồ Chí Minh) ở Paris đã cho chúng tôi (ký giả Trần Dân Tiên) nhiều tài liệu quý báu: Lúc ấy ông Nguyễn quyết tâm hy sinh tất cả vì tổ quốc nhưng ông Nguyễn rất ít hiểu về chính trị., không biết thế nào là công hội, không biết thế nào là bãi công và thế nào là chính đảng...
Tóm lại, vào thời điểm này chúng ta thấy rằng Hồ Chí Minh đã phấn đấu, đã làm đủ thứ nghề cực nhọc để kiếm sống nhưng làm công việc nhẹ thì chữ nghĩa không đủ, làm công việc tay chân nặng nhọc thì sức khỏe không bằng dân Phi Châu hay bọn Rệp (A Rập) nên cuộc sống bị bế tắc. Cuối cùng ông theo nghề bán nước bọt.
Đây là lý do tại sao Hồ Chí Minh có mặt trong Hội Liên hiệp Thuộc địa (Union intercoloniale - Association des indigènes de toutes les colonies) hay Đảng Cộng Sản Pháp. Tìm đến các hội đoàn là mong có cơ hội làm quen với nhiều người và hy vọng được hội giúp tìm công việc làm. Hình như Ed Martinez đã nói: “Trong bước đường cùng, con gái thì có nghề làm đĩ, con trai thì có nghề làm chính trị”. Tại Việt Nam cũng có một câu ví von tương tự. “Em làm đĩ bán trôn nuôi miệng. Anh bịp đời bán miệng nuôi trôn” để ám chỉ bọn chính khách salon, chỉ muốn đòi chia quyền chia ghế chứ không vì nhân dân hay đất nước. 
Từ đó Hồ Chí Minh dốc hết “tài lanh bịp đời” của mình lao đầu vào việc bán miệng nuôi trôn. Cuộc hội họp nào cũng mò đến. Cuộc biểu tình đấu tranh nào cũng có mặt. Hồ Chí Minh chôm chĩa luôn cái tên Nguyễn Ái Quốc của ba ông Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Bùi Quang Chiêu trong bản "Yêu sách của nhân dân An Nam", gồm tám điểm và được viết bằng tiếng Pháp (Revendications du peuple annamite) gửi tới Hội nghị Hòa bình Versailles và nhận là của mình. Ông lần mò tới tham dự Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại Tours với tư cách là đại biểu Đông Dương. Lúc đó Đông Dương đang nằm dưới sự bảo hộ của Pháp nên rất cần một người Đông Dương có mặt trên sân khấu. Hồ Chí Minh đã xuất hiện đúng lúc và đúng chỗ, kiếm được đất đứng và tạo được huyền thoại là một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp, lập ra Hội Liên hiệp Thuộc địa (Union intercoloniale - Association des indigènes de toutes les colonies). 
Trở lại câu hỏi ai là tác giả đích thực của “Procès de la colonisation française” “Bản Án Chế Độ Thực Dân Pháp”“Revendications du peuple annamite” “Yêu sách của nhân dân An Nam”. Có người đồng ý với lập luận của lũ bồi bút Cộng Sản, cho rằng Hồ Chí Minh là tác giả, nhưng viết xong đã nhờ các ông Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Bùi Quang Chiêu nhuận sắc. Báo chí Cộng Sản táo bạo hơn quả quyết rằng tuy Hồ Chí Minh tuy yếu sinh ngữ nhưng đã hướng dẫn cho ba ông Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Bùi Quang Chiêu viết loạt bài này.
Đặt câu hỏi một cậu học trò chưa xong bậc tiểu học làm sao có thể ngồi ngang hàng với một luật sư và hướng dẫn luật sư viết bài theo ý của mình. Cho dù nhẹ dạ hay ngu độn cách mấy cũng không thể tin nổi một anh chàng xứ thuộc địa trình độ bậc Tiểu Học mới sang đất Pháp mới có mấy năm lại có đủ khả năng xông xáo múa may trên chính trường Pháp như vào chỗ không người. Báo chí Cộng Sản và những bồi bút, trong đó có một số nhà báo ngoại quốc, trơ trẽn đến độ nhẫn tâm lường gạt những người cả tin nhẹ dạ rằng Hồ Chí Minh là tác giả “Procès de la colonisation française” “Bản Án Chế Độ Thực Dân Pháp”, Hồ Chí Minh cũng là người viết “Revendications du peuple annamite” “Yêu sách của nhân dân An Nam” gồm tám điểm dưới tên Nguyễn Ái Quốc và gửi tới Hội nghị Hòa bình Versailles và cũng chính Hồ Chí Minh là người chủ trương tờ báo “Le Paria” tức là tờ Người Cùng Khổ, giữ chức Chủ Bút kiêm Chủ Nhiệm, kiêm Quản Lý, kiêm... bán báo.
Tội nghiệp thì thôi. Cứ như là nói chuyện với đầu gối. 
Trong việc tìm hiểu thêm khả năng Pháp ngữ của Hồ Chí Minh, khi làm Tuần Báo Gió Mới tại Virginia người viết có may mắn gặp được một nhân chứng sống qua một số bài lai cảo gửi đến tòa soạn ký tên Nguyễn Đại Thắng. Tôi kính Cụ như bậc tiền bối, ngược lại Cụ nhất mực đối xử với tôi như bạn vong niên. 
Cụ cho biết cụ sinh năm 1915, xuất dương du học năm 1937. Thế chiến thứ hai xảy ra cụ bị động viên vào học khóa sĩ quan cấp tốc tại Fréjus (Var) rồi đưa vào Lữ Đoàn Đại Liên Thứ 52 (52e Brigade de Mitrailleures Coloniaux). Khi phòng tuyến Maginot bị quân Đức chọc thủng cụ bị bắt và bị cầm tù, lúc thế chiến thứ hai kết thúc cụ mang cấp bậc Đại Úy. Sau khi giải ngũ, cụ cùng một nhóm thân hữu người Việt thành lập Tổng Ủy Ban Đại Diện Việt Nam tại Pháp (Delegation Generale des Vietnamien de France) cử Bác sĩ Lê Tấn Vĩnh làm Chủ Tịch, Bác sĩ Hoàng Xuân Mãn Phó Chủ Tịch, Thạc sĩ Trần Đức Thảo Phó Chủ Tịch, Luật sư Lê Văn Lộc đặc trách sinh viên và tôi (tức cụ Nguyễn Đại Thắng) đặc trách Chiến Binh. Vì việc làm của chúng tôi là tranh đấu cho quyền lợi của thợ thuyền người Việt trên đất Pháp nên tôi lại bị Pháp bỏ tù. Năm 1946 Hồ Chí Minh dẫn phái đoàn Việt Nam sang Pháp dự hội nghị Fontaineebleau tôi được thả ra và cùng ban đại diện đến Hotel Royal Monceau gặp Hồ Chí Minh bàn việc cứu nước. Người hướng dẫn chúng tôi đến gặp Hồ Chí Minh là ông Trần Văn Danh, đại diện cho ông Hồ tại Pháp. Trước sau như thế tổng cộng 5 lần. Một hôm ông Albert Oshinsky là bạn của tôi và cũng là đồng chí với Hồ Chí Minh khi hai người còn ở trong đảng Xã Hội SFIO (Section Francaise de l’Internationale Ouvriere) nói nhỏ cho tôi biết Hồ Chí Minh đã là đảng viên Đệ Tam Quốc Tế. Từ đó tôi không tiếp xúc với Trần Văn Danh nữa và ở lại Pháp cho đến năm 1948 mới trở về nước làm Cố Vấn Chính Trị cho Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân. Tôi bị tù tất cả 8 lần và trên 15 năm nằm khám. Cụ Nguyễn Đại Thắng cho biết thêm Hồ Chí Minh nói tiếng Pháp rất dở, thường sai cả cú pháp lẫn văn phạm. 
Trong một bài viết cho tờ Gió Mới có tiểu đề “Hồ Chí Minh Nói Tiếng Tây Viết Tiếng Tây” hiện tôi còn lưu giữ làm tài liệu, cụ Nguyễn Đại Thắng phân giải: Ngay cả người chính quốc nếu ít học cũng có thể nói tiếng bồi hay viết sai văn phạm cú pháp huống hồ chi Nguyễn Tất Thành là dân thuộc địa mới đến đất Pháp được mấy năm. Cho nên khi nghe ông ta nói mình viết những tập “Procès de la colonisation française”, “Revendications du peuple annamite”... thì thật là chuyện hoang đường, dẫu ngu cách mấy cũng không thể nào tin được, Vậy mà Hồ Chí Minh tự nhận là tác giả “Procès de la colonisation française”, “Revendications du peuple annamitevà những bài viết khác ký tên Nguyễn Ái Quấc tại Paris. Ai có thể tin được một anh học sinh trình độ chưa xong bậc tiểu học lại có thể là tác giả cuốn “Le procès de la colonisation française “ (Bản Án chế độ thực dân Pháp) xuất bản năm 1925 (1926, theo bản lưu trữ ở Thư Viện Quốc Gia, Paris). Ai tin thì cứ tin, nhưng quả thật tôi không tin được điều này.
Nhà bình luận Thuỵ Khuê sau khi sưu khảo văn bản cùng nội dung “Procès de la colonisation française”, “Revendications du peuple annamite” đi đến kết luận chắc nịch là “Hồ Chí Minh chưa đọc nổi mấy bài viết này chứ đừng nói gì đến chuyện là tác giả”
Để biết thêm trình độ tiếng Pháp của Hồ Chí Minh, xin nghe và xem và những câu trả lời của Hồ Chí Minh trong buổi phỏng vấn bằng tiếng Pháp của INA (Viện Tồn Trữ Tài Liệu Âm thanh và Hình Ảnh Quốc Gia Pháp). Những chữ in đậm dưới đây là những câu trả lời của Hồ Chí Minh:
Est-ce que vous pensez, Monsieur le Président, qu’il y a une solution militaire à la guerre du Sud Viêt Nam?

Non, parce que ah, vous savez bien que le peuple Viêt Nam, c’est un Un, et le pays du Viêt Nam, c’est Un.

Les Américains veulent faire une guerre d’agression, comme qu’ils disent, une guerre non déclarée. 

Comme vous savez aussi, vous avez pu lire dans la presse mondiale, que plus la guerre prolonge, plus les Américains et leurs valets, comment dire ça, (se tournant vers quelqu’un à côté), sa lầy… s’enliser… et plus, ils supportent des échecs comme vous savez là récemment.

Par conséquent, la guerre ne peut pas durer éternellement, et je suis très heureux que les politiciens haut placés français ont reconnu cela.

Vous pensez que le général de Gaulle pourrait en quelque sorte, à un certain moment, arbitrer le conflit?

Arbitrer! Qu’est-ce que vous comprenez par le mot arbitrer? Nous ne sommes pas des équipes de foot ball. Rire et ricanement.


Au-delà des Accords de Genève si je ne me trompe, une idée du général de Gaulle est la neutralisation de tout le Sud-Est Asiatique. Est-ce c’est une idée qui vous paraît intéressante?

Comme j’ai déjà dit quelquefois, c’est une idée intéressante, mais ça dépend la volonté de ces peuples, et… la manière comment on procède.. À la réaliser.

C’est une grande question.. Et je ne peux pas dire que je suis d’accord,…je ne dis pas que je ne suis pas d’accord, n’est-ce pas? Parce que... Vous dites fleurs, fleurs; il y a beaucoup de sortes de fleurs, il y a des roses, des blanches, des rouges, des fleurs qui sentent bon, d’autres qui ne sentent pas bon…, mais on dit fleurs, n’est-ce pas?

Monsieur le Président, nous avons constaté avec chagrin au cours de notre voyage au Nord Viêt Nam, que l’influence française est devenue à peu près inexistante dans votre pays. Les moins de 25 ans ne comprennent plus du tout le français. Et je me demande si, à votre idée, des rapports peuvent se rétablir tels que la France continue à jouer… une sorte de rôle culturel?

Avec la France surtout, et avec tous les autres pays, nous voulons avoir une coopération amicale, culturelle, économique, etc…, mais je suis sûr que vous ne voulez pas avoir, n’est-ce pas, que la France ait l’influence qu’elle avait avant, … c’est une autre chose … mais coopération culturelle, économique, qu’est ce qu’il y a encore?, sportive par exemple, etc…etc… nous, nous désirons.

Si la guerre se cristallise au Sud et se poursuit encore pendant quelques années, pensez-vous que l’avenir économique du Nord Viêt Nam soit viable?

Je suis sûr que ça non seulement viable, mais ça progresse. Parce que vous avez vu vous-même, vous avez constaté vous-même que, ici, nous travaillons beaucoup, notre peuple travaille beaucoup, avec abnégation, n’est-ce pas?, et avec dévouement, avec enthousiasme.

D’un côté, nous travaillons pour…, comment dirais-je, pour principalement, n’est-ce pas, de nos propres forces, et aussi nous avons l’aide fraternelle des pays socialistes.

Jusqu’ici, nous avons déjà réalisé des progrès, pas tant comme nous le voulons, nous avons réalisé des progrès et dans l’avenir, nous progressons nous-mêmes.

Vous mentionnez là l’aide des pays socialistes. Est-ce que cette aide ne s’est pas trouvée légèrement compromise à la suite du conflit idéologique entre la Russie et la Chine?

Non... parce que ces questions, n’est-ce pas, n’est pas différence idéologique entre nos différents partis-frères, c’est nos affaires intérieures; ça passera et l’union…l’unité, ça se fera. Mais l’aide fraternelle continue, continuera, c’est très précieuse pour nous.

Certains ont l’impression chez nous, Monsieur le Président, que le Nord Viêt Nam se trouve actuellement assez isolé, asphyxié même, et, politiquement, il ne pourra difficilement éviter de devenir une sorte de satellite de la Chine. Qu’est-ce que vous répondez à ça?

JAMAIS! (Comme un cri).

Nguyễn Ngọc Quỳ ghi lại. Paris, 5-4-2011. 
Về chuyện Hồ Chí Minh theo học dự thính tại Đại học Sorbonne và được coi là mọt sách tại Thư viện Quốc gia Pháp cũng là một chuyện bịa đặt của chính Hồ Chí Minh hoặc của những tên bồi bút Cộng Sản chứ chưa có một nguồn tin khả tín nói về việc này.
(còn tiếp)
18.04.2016


Viết về Hồ

Viết về Hồ

Nguyễn Hồn Việt (Danlambao) - Đứa viết tiểu sử Hồ thành công nhất là một kẻ bị... bệnh sọ não nặng từ trước! Người viết về “Bác Hồ” đầu tiên là một gã... ất ơ, vô thừa nhận. Cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” là một cuốn sách... lậu 100%!
I. Đứa viết “thành công nhất” là một kẻ bị... bệnh sọ não nặng từ 1971! 
1. Búp sen xanh là... tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng nhất của nhà văn Sơn Tùng
“Búp sen xanh là tiểu thuyết đầu tiên viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh[1][2] và cũng là tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng nhất của nhà văn Sơn Tùng. Xây dựng nên hình tượng Hồ Chí Minh từ khi cất tiếng khóc chào đời tại Làng Chùa quê ngoại tới khi rời Bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, tác phẩm được tác giả dày công sưu tầm tư liệu có liên quan và chấp bút trong thời gian dài, bắt đầu từ năm 1948 và hoàn thành năm 1980.

...Búp sen xanh viết về thời thơ ấu và trai trẻ của Hồ Chí Minh trong độ dài khoảng 300 trang khổ sách thông thường, được nhà văn chia làm 3 chương: "Thời thơ ấu", "Thời niên thiếu" và "Tuổi hai mươi".

...Năm 1981, 100.000 bản Búp sen xanh đã được bán và gây tiếng vang lớn.

...những khu di tích Bác Hồ bao giờ cũng có sách Búp sen xanh bày bán như một món quà thiêng lưu niệm.” (1).
“(TT&VH) - Giờ đây nhìn lại khối lượng tác phẩm văn học với khoảng 40 đầu sách, trong đó hơn 20 đầu sách viết về Bác Hồ, nhiều người khó có thể hình dung nổi là làm thế nào mà một nhà văn thương binh hạng 1/4 luôn luôn phải chống chọi với sự hành hạ của thương tật, nhất là khi trái nắng trở trời, trong hoàn cảnh sống hết sức eo hẹp, lại có thể làm được.

Nhận xét về nhà văn Sơn Tùng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có lần nói:“Đó là một con người có trí mệnh”. Đánh giá về sự nghiệp văn chương của Sơn Tùng, giáo sư Phan Ngọc viết: “Đó là con đường khiến anh trở thành con người có uy tín nhất viết về tiểu sử Hồ Chí Minh” với một“Phong cách Sơn Tùng”.” (3).

“Năm 1983, Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết trong “Lời tựa” cho lần xuất bản thứ hai tiểu thuyết Búp sen xanh (Nhà xuất bản Kim Đồng chính thức in và in đầy đủ trong lần xuất bản năm 2005):“...Cuốn sách Búp sen xanh nêu lên một vấn đề: ở đây tiểu thuyết và lịch sử có thể gặp nhau không? Về vấn đề này các đồng chí hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật nói chung và tất cả chúng ta, cần suy nghĩ để có thái độ. Song, ở đây cũng vậy, lời nói có trọng lượng lớn thuộc về người đọc, nghĩa là nhân dân”. Gần 30 năm kể từ ngày ra mắt (1982), đến nay tiểu thuyết Búp sen xanh liên tục được tái bản tới 25 lần, một điều hiếm thấy nếu không muốn nói là duy nhất trong đời sống văn học Việt Nam. ” (3).

“Giáo sư Hoàng Chí Bảo - chuyên gia cao cấp Hội đồng Lý luận Trung ương - đã đọc bản thảo của Những chuyện Bác Hồ - Cả trăm năm chưa dễ thấu ngọn nguồn. Ông viết "Lời giới thiệu" cho sách, trong đó đưa ra nhận xét: "Bạn đọc sẽ tìm thấy trong tác phẩm này nhiều tư liệu vô cùng quý giá, xúc động về Bác Hồ; và lại thêm một lần nữa ta kính yêu, thương nhớ Bác, ta cảm ơn nhà văn Sơn Tùng với tất cả tấm lòng".” (2).
3. Nhà văn Sơn Tùng đã bị bệnh não mất 81% sức khỏe từ 1971
“Trước khi trở thành nhà văn, Sơn Tùng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Tháng 4/1971, ông bị thương nặng trở về với 14 mảnh đạn trên mình: Liệt tay phải, vỡ vai trái, mắt phải còn 1/10, ba mảnh đạn găm trong sọ não không thể mổ gắp ra được. Mất 81% sức khỏe, xếp hạng thương tật 1/4 (hạng thương binh nặng nhất), song ông vẫn cầm bút viết. Từ 1974 đến nay, với bàn tay chỉ còn 3 ngón cầm bút được, ông đã viết hàng chục tiểu thuyết, tập truyện ngắn, văn xuôi...” (2).
Nhận xét: Một kẻ “ba mảnh đạn găm trong sọ não không thể mổ gắp ra được. Mất 81% sức khỏe” mà lại có “khối lượng tác phẩm văn học với khoảng 40 đầu sách, trong đó hơn 20 đầu sách viết về Bác Hồ” đúng là chuyện... tiếu lâm thời Hồ tặc!
Hỏi nhỏ: Lũ quỷ cũng biết ngượng khi viết không thành có à? Sao phải lấy một kẻ bị bệnh sọ não nặng đứng tên làm... bình phong?
Nếu quả thật như vậy, thì chúng bây cũng còn 1 chút tính người đấy, mau mau cải hối!
II. Kẻ viết về “Bác Hồ” đầu tiên là một gã... ất ơ, vô thừa nhận
“Trần Dân Tiên là tác giả của cuốn tiểu sử nổi tiếng Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch. Đây cũng là tác phẩm duy nhất đã được biết của tác giả Trần Dân Tiên.” (4).
Bút nô phỏng đoán:
1. Đứa bảo “Trần Dân Tiên” là... Bác.
“Bên cho rằng Trần Dân tiên là bút danh của bác Hồ. Báo Nghệ An điện tử (của Đảng bộ tỉnh Nghệ An):
...Thời gian Bác ở nước Pháp từ năm 1919 đến năm 1923, cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” của Trần Dân Tiên (một bút danh của Bác) cho biết: Thường thường, ông chỉ làm việc nửa ngày; làm buổi sáng để kiếm tiền, còn buổi chiều đi đến thư viện...”…
“Ông Hà Minh Đức trong “Tác phẩm văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1985, trang 132, ông Hà Minh Đức viết:
“...Đáp lại tình cảm mong muốn của đồng bào, và của bạn bè trên thế giới, Hồ chủ tịch với bút danh Trần Dân Tiên đã viết tác phẩm “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch...”. 
Nguồn ông Hà Minh Đức dựa vào từ cuốn “Những sự kiện lịch sử Đảng”, NXB Sự thật, năm 1976, tập 1, trang 672. Có lẽ căn cứ vào các nguồn nói trên, trang Wikipedia khẳng định Trần Dân Tiên là một trong những bút danh của Hồ chí Minh (chỉ dùng một lần duy nhất cho cuốn sách này).” (5)
“Trong các bút danh của Hồ Chủ tịch, Trần Dân Tiên là bút danh gây nhiều tranh cãi tồn nghi nhất.
Thông tin rằng Trần Dân Tiên là một bút danh của Hồ Chí Minh được khẳng định và được hiểu như vậy bởi một số nguồn trong và ngoài nước.
...
Vậy là từ những tư liệu trong và ngoài nước, của ta và cả của địch đều lấy từ báo Nghệ An, báo Nhân Dân, ông Hà Minh Đức... không biết bao nhiêu bài viết vay mượn tư liệu này “nhân ra” theo hướng khẳng định tác giả Trần Dân Tiên chính là Hồ Chí Minh. Nhưng những ý kiến này cũng chỉ phán đoán chứ không đưa ra một chứng lý nào thuyết phục người đọc.” (5)
“Cái khó cho các nhà nghiên cứu tiếp về sau cũng không tìm ra tư liệu gốc như bản thảo, lời nói của người có liên quan... Cuốn sách lại không được in phát hành trong nước mà in phát hành bên Trung Quốc bằng chữ Hán trước. Điều này càng khó tìm chứng cứ nên bị bao trùm một màn bí ẩn. Vậy thì đã có người viết trước quả quyết rồi, giờ cứ theo đó mà nêu thêm ý kiến “yêu-ghét” theo cảm tính của mình.” (5)
Nhận xét: “ông Hà Minh Đức dựa vào từ cuốn “Những sự kiện lịch sử Đảng”, NXB Sự thật, năm 1976, tập 1, trang 672.” Là sai à?
Thế của lũ quỷ cộng sản cái gì là đúng?
2. Kẻ bảo “Trần Dân Tiên” là tên... du thủ du thực!
“Một số nguyên nhân khác để Trần Dân Tiên không phải là Hồ Chí Minh.

“Khoảng thời gian từ 1945 đến 1948 là thời kỳ cực kỳ cam go đối với vận mệnh của nhà nước non trẻ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: chiến đấu cùng một lúc với 3 tên giặc: đói, dốt và ngoại xâm trong bối cảnh “đơn thương độc mã”, thiếu thốn đủ đường về kinh tế, lương thực, trang thiết bị quân sự, kinh nghiệm chiến đấu..., mà không hề có sự trợ giúp quốc tế nào. Đó không phải là lúc thích hợp và cũng chẳng thể có thời gian để viết về mình đối với bất kỳ người lãnh đạo nào huống hồ một lãnh tụ đã được cả thế giới ngả mình kính phục.” (6).
“Viết về mình không phải là thói quen của những người nổi tiếng ở Việt Nam bấy giờ nhưng cho dù nếu Bác muốn điều đó thì cũng có vô vàn ký giả, nhà văn, nhà báo nổi tiếng sẵn sàng “chầu chực” để được là người chấp bút. Rốt cuộc là chẳng có ai làm được điều đó, cho dù sau năm 1954, tên tuổi Bác dã gắn liền vào tên nước Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế. Rất nhiều nhà báo, nhà văn quốc tế đã gặp Bác nhưng tất cả thu hoạch chỉ là những cuộc phỏng vấn về tình hình đất nước, chính sách của Việt Nam bấy giờ.

Chẳng có lý do gì với quỹ thời gian hạn hẹp của mình, Bác phải viết đến 2 cuốn sách có nội dung, chủ đề tương tự nhau mà giữa 2 cuốn lại có những thông tin khác nhau.
Nếu Bác Hồ viết cuốn “Những mẩu chuyện...” thì chẳng có lý do gì bản thảo (hoặc những gì còn sót lại của nó) lại không được những người có trách nhiệm lưu giữ lại (như cuốn “Vừa đi đường vừa kể chuyện’”) vì bất cứ thứ gì liên quan đến Bác từ bấy giờ đã là vô giá. Chẳng lẽ Bác tự viết, tự in, tự phát hành (dù chung quanh là đội ngũ cán bộ chiến sĩ bảo vệ ngày đêm)!?” (6).
“- Mặc dù Nguyễn Hải Thần đã bỏ đất nước để theo quân Tưởng nhưng Bác Hồ cũng rất bao dung đối với ông này chứ không “vạch mặt” như trong cuốn “Những mẩu chuyện...”. PGS. Song Thành trong bài “Khoan dung, nhân ái Hồ Chí Minh biểu tượng của văn hóa hòa bình Việt Nam” đã cho biết: “Chúng ta đều biết sự khoan dung của Hồ Chí Minh đối với Nguyễn Hải Thần khi ông ta từ bỏ nhiệm vụ, chạy theo quân Tưởng, sang Quảng Châu sinh sống, ngày càng lâm vào hoàn cảnh khốn đốn. Sau hoà bình lập lại bạn hỏi ta định xử trí với ông ta như thế nào? Với tam lòng khoan dung, độ lượng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị với Thủ tướng Chu Ân Lai chu cấp cho ông ta mỗi tháng 100 nhân dân tệ cho đến cuối đời. Số tiền đó sẽ lấy từ khoản viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc giúp nhân dân ta khôi phục kinh tế sau chiến tranh”.
Mặc dù cuốn sách được cho rằng ra đời từ năm 1948 nhưng có vẻ như người ta chưa tìm thấy một bản tiếng Việt nào in thời điểm đó mà bản in đầu tiên lại là bản tiếng Hoa với tựa đề “Hồ Chí Minh truyện”, do Trương Niệm Thức dịch, xuất bản tại Thượng Hải tháng 6-1949. Bản in tiếng Việt (chính thức) đầu tiên dường như là của NXB Văn Nghệ, Hà Nội 1955. Như vậy, nếu Bác Hồ là tác giả của cuốn sách này, với mong muốn “giới thiệu mình với nhân dân” thì thật vô lý khi cuốn sách không được in tại Việt Nam mà lại là một bản tiếng Hoa ở Trung Quốc. Điều đó phù hợp với giả thuyết tác giả phải “giấu” Hồ Chủ tịch khi in cuốn sách này vì không muốn làm trái ý Người.


Nếu Hồ Chủ tịch là tác giả hoặc là người “đứng sau” tác phẩm này thì thật vô lý nếu phải mất đến hơn 2 năm để viết xong cuốn sách mỏng như vậy, trong khi mục đích là để “giới thiệu Hồ Chí Minh với nhân dân” (như giả thiết của nhiều người), nhất là thời điểm cần kíp cho nhu cầu này phải là trước 2-9-1945 (trước khi Bác ra mắt quốc dân đồng bào) đến cuối 1946 (khi Bác ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến – 20-12-1946).” (6).

“Sau khi đưa dẫn chứng cứ sổ Bác Hồ tiếp khách ngày 4-9-1945, và đến ngày toàn quốc kháng chiến, dẫn giải những tình tiết, nhân vật liên quan với Bác ở trong nước và cả ở nước ngoài, tác giả Thanh Tùng cho rằng tác giả có thể là... Vì Bác không đồng ý viết về mình nên các đồng chí tác giả phải góp nhặt thông tin từ mọi nguồn có thể để tổng hợp thành cuốn sách. Nhưng khi viết xong, các tác giả lại sợ Bác phật lòng nên không dám đem in trong vùng kiểm soát của Chính phủ kháng chiến, dẫn đến việc bản in đầu tiên lại là bản tiếng Hoa, phát hành tại Thượng Hải”.” (6).
“...Từ những dẫn chứng và phân tích nêu trên, tôi thiên về và mạnh dạn nêu ý kiến của mình: Trần Dân Tiên không phải là Hồ Chí Minh. - Nguyễn Xuân Ba” (6).
Nhận xét: “khi viết xong, các tác giả lại sợ Bác phật lòng nên không dám đem in trong vùng kiểm soát của Chính phủ kháng chiến, dẫn đến việc bản in đầu tiên lại là bản tiếng Hoa, phát hành tại Thượng Hải”?
Tôi chán không buồn nhận xét ý này của bọn bút nô! Nô lệ tới thế là cùng!
Thế mới thật là: 
Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông.
Chúng bảo nhau rằng “ấy ái uông”.
Viết tới đây tôi chỉ mong độc giả chứng kiến cho rằng: Khi tôi chứng minh được Hồ chính là tên họ Trần kia, hay chính xác là bút danh tên họ Trần kia chính là của Hồ thì mặc nhiên thừa nhận “Bác” của chúng chẳng xứng “với bất kỳ người lãnh đạo nào” như chính bọn chúng đã tự nhận xét: “Đó không phải là lúc thích hợp và cũng chẳng thể có thời gian để viết về mình đối với bất kỳ người lãnh đạo nào huống hồ một lãnh tụ đã được cả thế giới ngả mình kính phục” (6).
3. Bọn phản động lợi dụng …“để xuyên tạc” …để hạ uy tín của Bác?

“LTS: Trần Dân Tiên là ai? Do bài viết dài nên chúng tôi xin đăng làm hai kỳ. Kỳ này: 1. Bên cho rằng Trần Dân Tiên là bút danh của Bác Hồ - Kỳ sau: 2. Những ý kiến nói Trần Dân Tiên không phải của Bác Hồ.

Tác giả cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” ghi tên tác giả là Trần Dân Tiên. Hiện có hai luồng ý kiến nói cuốn sách này do chính Bác Hồ viết lấy bút danh Trần Dân Tiên. Một số ý kiến nói cuốn sách này do người khác viết về Bác chứ Bác Hồ không phải là tác giả. Những người chống chế độ ta lợi dụng để xuyên tạc, cho rằng Hồ Chí Minh tự viết sách đề cao bản thân là thực hiện tham vọng cá nhân... để hạ uy tín của Bác.” (5).
Nhận xét: Viết tới đây tôi chỉ mong độc giả chứng kiến cho rằng: Khi tôi chứng minh được Hồ chính là tên họ Trần kia, hay chính xác là bút danh tên họ Trần kia chính là của Hồ thì mặc nhiên thừa nhận “Bác” của chúng đã “tự viết sách đề cao bản thân là thực hiện tham vọng cá nhân...” như chính bọn chúng đã tự nhận xét!
4. Vậy Trần Dân Tiên là ai? Chính là 1 tên du thủ du thực!
Ô hay, thế Trần Dân Tiên là ai? Chẳng là ai sao sách kia xuất bản được? Hồ sơ xuất bản đâu? Không có gì à? Không lẽ Chính phủ của Hồ là một tụi phỉ để một cuốn sách xuất bản đi xuất bản lại mà lại có 1 tác giả là một gã du thủ du thực? một tên cha căng chú kiết nào đó? Vậy thì cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” không nghi ngờ gì nữa, nó là một cuốn sách... lậu 100%!
Nếu quả thực là như vậy thì Nguyễn Phú Trọng - nếu còn 1 chút tính người thì phải ra lệnh thủ tiêu ngay cuốn sách... lậu đó đi!
(Đón đọc: Trần Dân Tiên chính là… Hồ cáo!)
Viết từ Việt Nam.