Monday, December 23, 2013

Ai thống trị Việt Nam ngày nay

Stephen B. Young
Ai thống trị Việt Nam ngày nay


Bài viết của GS Stephen B. Young. Ông qúa thấu hiểu VN và cũng như sử Việt nói chung nên bài của ông qúa chi tiết mà một người VN chúng ta chắc chưa có một bài tương tự.
=> Ông Young, người Hoa Kỳ, Luật sư, nói tiếng Việt, có vợ là người Việt, đã sang VN nhiều lần. Đọc kỹ bài viết, mọi người sẽ thấy cách hành văn của một người ngoại quốc viết tiếng Việt, tuy rất kinh điển và rành lịch sử Việt Nam.

Stephen B. Young, Global Executive Director of the Caux Round Table, is a lawyer and writer. He has served as Dean of the Hamline University School of Law and as an Assistant Dean at Harvard Law School



Ai thống trị Việt Nam ngày nay:
Đảng Cộng sản hay là Hán Ngụy?


Stephen B. Young

Có một tổ chức hiện nay cai trị Việt Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau như là vua chúa Phong kiến ở Tàu hay ở Âu châu thời Trung cổ . Một bộ máy võ trang tập trung các quyền hành lớn trong tay; không được dân bầu lên, và dân tuyệt đối không có quyền kiểm soát hay phê bình. Tổ chức này mang tên là “Đảng Cộng Sản Việt Nam”.

Nhưng, thực sự, tổ chức nầy có phải là một Đảng đúng nghĩa của một đảng hay không?

Đáng lẽ ra một Đảng chánh trị phải có một chánh nghĩa, một sức mạnh do một lý tưởng, một nền tảng triết lý hay lý thuyết, một khuynh hướng thể hiện nguyện vọng của đảng viên để hành động nhằm phục vụ đất nước và dân tộc của mình.

Vì vậy, nếu cái gọi là Đảng Cộng Sản mà không phải là một Đảng đúng nghĩa, thì bộ máy đó là cái gi?

Một tập thể những người có chung một chí hướng tôn thờ người ngoài, một công ty làm ăn, một tổ chức mafia khai thác thị trường đất nước của họ chăng?

Như vậy chúng ta có vài tiêu chuẩn để đánh giá cái gọi là Đảng Cộng Sản bây giờ, đó là một đảng phái hay chỉ là một bọn làm ăn thiếu lương thiện?

Tôi đồng ý đã có thời gian cái goi là đảng Cộng Sản ngày nay có những hoạt động như là đảng phái đúng nghĩa. Nhưng những hoạt động ấy tốt xấu, hay dở, có lợi hay có hại cho đất nước Việt nam là chuyện khác .Tôi nói đó là một “thứ đảng phái” vì lúc ấy đảng Cộng Sản theo ý thức hệ Mác-Lê, vận dụng chủ thuyết mác-lê làm cách mạng võ trang cướp chánh quyền thực dân. Tiếp theo, đảng cộng sản phát động cuộc cách mạng xã hội, tiến hành giai cấp đấu tranh, đấu tố địa điền chủ, ám sát công chức, trí thức, lãnh đạo tôn giáo, tịch thâu tài sản của người giàu có để sau cùng đưa giới lao động, những tên du thủ du thực, lên cầm quyền và khi vào Bộ chánh trị, lại lãnh đạo đất nước, dân tộc. Hành động của đảng cộng sản lúc đó có mục đích thi hành "chính nghĩa xã hội chủ nghĩa ” theo ý hệ
Mác-Lê.

Nhưng từ lâu lắm rồi, cái gọi là đảng Cộng Sản không còn giống như trước đó nữa. Nó đã hoàn toàn biến chất để trở thành một cái gì khác hẳn. Tức nó không phải cộng sản, không mang nội dung mác-lê, không chủ trương giai cấp đấu tranh để tiến lên xã hội công bằng, người không bốc lột người, như kinh điển mác-lê dạy người cộng sản.

Cách đây vài năm, ông Đặng Quốc Bảo, Khoa giáo trung ương, trong một báo cáo phổ biến hạn chế cho đảng viên cao cấp, nói rằng“hiện tại đảng Cộng Sản không còn chính nghĩa chút nào vì thuyế t Mác-Lê lỗi thời và cũng không đúng, không khoa học”. Theo ông Bảo, thì đảng cộng sản không nên áp dụng thuyết ấy nữa. Hai ông Mác và Lê đã nghĩ sai về vũ trụ, về trời đất, về đời sống nhân loại. Vậy người thông minh phải vứt bỏ chủ thuyết Mác-Lê.

Nếu ông Bảo đánh giá lý thuyết Mác-Lê đúng, thì đảng Cộng Sản khôngcó một chính nghĩa nào để vẫn khẳng định tiếp tục đưa Việt nam đi theo con đường của mác-lê.

Vậy đảng cộng sản là cái gì? Chỉ là một tập hợp những người đầy tham vọng và quyền lực. Họ không khác gì một thứ giặc cướp đối với nhân dân.

Ông Bảo nói thêm rằng “ tổ chức anh chị em cán bộ phải giử quyền caitrị Việt nam vài năm nữa, vì nếu không có một lực lượng mạnh giử ổn định chính trị xã hội, thì nước sẽ loạn và dân sẽ khổ ”.

Lấy sự ổn định làm chính nghĩa của mình không có ý nghĩa tốt đẹp vì hoàn toàn thiếu thuyết phục. Chính nghĩa ổn định, nhiều người bình thường có thể nói và thi hành. Cần gì phải có cái gọi là đảng Cộng Sản với 3 triệu đảng viên, với vai trò lãnh đạo toàn diện đất nước và xã hội ? Quân Đội làm được. Phật Giáo làm được. Việt Quốc làm được. Ai cũng hy vọng làm được. Cái gọi là đảng Cộng Sản không thể tự cho là chỉ có họ mới làm được.

Theo tuyên truyền của đảng cộng sản, trong quá khứ, họ có công đức lớn để đứng trên và trước mọi người khác. Tức họ cho rằng họ có vai trò lịch sử Có đúng như vậy không?

Để trả lời, giờ đây, Bộ Chính Trị hãy tổ chức gọi hồn các đồng chí của họ đã chết, chết vì hi sinh hay chết oan vì đảng cũng được, để hỏi công việc đảng làm. Rồi, có lẽ họ nên gọi hồn để hỏi cái gọi là đảng cộng sản thật sự có công đức với dân tộc Việt Nam hay không? Rồi, họ có thể gọi hồn để hỏi đảng cộng sản tại sao ngày nay vẫn nói đi theo mác-lê, mà trên thực tế không thấy xã hội việt nam chuyển biến theo mô hình” chính nghĩa Mác-Lê.” một chút nào nữa. Vậy thì cái đảng này nên tự giải tán, và có mang tội với đất nưóc, với dân tộc không?

Chúng tôi cũng có thể gọi hồn như Bộ Chính Trị. Chúng tôi có thể gọi hồn các vị cũng nằm xuống, vì nhiều lý do khác nhau, hỏi họ về công đức của cái gọi là đảng Cộng Sản.

Thí dụ, hỏi Đức Huỳnh Giáo Chủ của Phật Giáo Hòa Hảo, hỏi ông Trương Tử Anh, Đảng trưởng Đại Việt Quốc Dân Đảng , ông Lý Đông A, Thư ký trưởng Đảng Duy Dân, các nhân sĩ yêu nước Ngô Đình Khôi, Nguyễn văn Bông, Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh, Hồ văn Ngà, Phan văn Hùm, Nguyễn văn Sâm, … và những người dân Huế chết hồi Tết Mậu Thân, vân, vân, … cho đến 1 ,2 triệu người Việt nam bình thường khác, chết trên biển cả, trong rừng sâu, trong các trại tù rải rác khắp cả nước.

Gọi hồn tất cả những người này về và lắng tai nghe họ nói số phận của dân tộc Việt Nam từ khi Đảng Cộng Sản vận dụng “chính nghĩa Mác-Lê” để cướp lấy quyền lãnh đạo đất nước và giử độc tôn cho đảng .

Xin trả lời: Công đức ở đâu?

Bằng chứng thứ hai cho thấy cái gọi là đảng Cộng Sản là một đảngthì đảng ấy có hành động cụ thể như thế nào?

Ngoài sự hiểu biết, sự suy nghĩ, sự tính toán của con người, các hành động của người đó phải cho chúng ta thấy rõ, một cách minh bạch, để kết luận người đó tốt hay xấu, giỏi hay dở, đạo đức hay gian ác, cần tồn tại hay nên vứt
đi thôi ?

Cái gọi là đảng Cộng Sản đó, cách đây 8 năm, đã tự động hiến dâng đấtđai của tổ tiên để lại cho Bắc Triều mới . Và cả biển nữa! Tại sao?

Để đáp ứng sự đòi hỏi của Bắc Triều mới? Phải.

Ở điểm này, chúng ta hảy nhìn rõ. Cái gọi là đảng Cộng Sản đó vì nhu cầu tồn tại đã dâng đất, dâng biển cho Bắc kinh. Đây là nhu cầu sanh tử. Đảng cộng sản phải làm một việc tội lỗi như vậy chỉ vì đảng lo sợ nhân dân Việt nam hỏi tội của họ đối với tổ quốc và nhân dân từ trước đến giờ. Mà nhân dân hỏi tội có nghĩa là đảng sẽ bị mất quyền cai trị. Hoặc một vụ Thiên An Môn Việt Nam sẽ xảy ra . Trước nỗi ám ảnh mất quyền lực, đảng cộng sản cần sự ủng hộ, sự tiếp tay của Bắc Triều mới, mặc dầu có tổn hại đến quyền lợi tối thượng của Quốc gia.

Như vậy đảng cộng sản ở Hà nội không thể tự cho là một đảng có chính nghĩa yêu nước được, mà phải bị kết án là một đảng bán nước mới đúng.

Nếu đảng Cộng Sản Hà nội chuyên tâm phục vụ cho đòi hỏi, tham vọng của Bắc Triều mới, thì Việt nam tất nhiên phải lâm nguy làm thân nô lệ cho Hán Tộc. Nếu chỉ có riêng cái đảng cộng sản làm nô lệ hán tộc thì chúng ta hà tất phải tốn lời.

Thực tế ở Việt nam cho ta thấy công an, tình báo của Việt Nam đều do công an, tình báo Trung Quốc đào tạo và cố vấn. Nhờ đó mà công an, tình báo Hà nội mới có đủ bản lãnh đàn áp những người dân chủ ở Việt nam, đàn áp dân oan nạn nhân của những vụ đất đai bị đảng cộng sản tước đoạt, đàn áp những vụ biểu tìng chống Trung quốc xăm chiếm đất đai bằng vũ lực và thô bạo.

Nhìn lại lịch sử Việt nam thì từ thời Ngô Quyền đến nay, chỉ có vài nhà vua Việt nam theo Bắc Triều một cách xấu hổ như vậy. Có Nhà Mạc phải xin sự ủng hộ của Hoàng đế phương Bắc để đối phó với Nhà Lê. Có vua Lê Chiêu Thống xin Trung Quôc gởi binh qua Hà nội để đánh anh em Nhà Tây Sơn. Có vua Gia Long và Minh Mạng lấy y thức hệ Tống Nho của Nhà Thanh bên Tàu để làm nền tảng đạo lý xây dựng uy quyền cho Nhà Nguyễn . Nhưng các ông vua này không làm mất đất, mất biển vào tay ngoại bang chỉ vì quyền lợi riêng tư như đảng cộng sản ngày nay.

Cầu viện thường hay lệ thuộc tư tưởng của kẻ khác, khó tránh khỏi bịdẩn đến mất chánh nghĩa quốc gia. Phải chăng vì thế mà Nhà Mạc đã không thắng Nhà Lê, vua Lê Chiêu Thống thua Quang Trung Nguyẽn Huệ. Riêng Nhà Nguyễn vì chọn lựa sai lầm học thuyết lỗi thời mà cứ khăng khăng ôm giữ nên thua người Pháp. Tức
một thứ lệ thuộc tư tưởng. Khi có được chỗ dựa mạnh là Bắc kinh, cái gọi là đảng Cộng Sản sẽ đánh bại được toàn dân Việt nam chăng? Tức đảng cộng sản vỉnh viễn đàn áp, bốc lột nhân dân chăng?

Mới đây khi nghe tin Bắc Kinh tổ chức Hoàng Sa và Trường Sa trởthành môt đơn vị hành chánh mới trực thuôc Tỉnh Hải nam, lập tức xảy ra nhiều cuộc biểu tình của dân chúng thanh niên, sinh viên ở TP Hồ Chí Minh, ở Hà nội, chống chánh sách xăm lược của Trung Quốc. Cái gọi là Đảng Cộng Sản không dám lên tiếng phản đối kẻ cướp đất, trái lại thô bạo đàn áp dân chúng công khai bày tỏ lòng yêu nước. Khí thế của nhân dân Việt nam bây giờ làm cho đảng cộng sản Hà nội bắt đầu lo sợ. Nếu đảng cộng sản khôn ngoan thì hảy thấy ở đây, tức ở nhân dân, mới là chổ dựa vửng chắc hơn thế của Trung Quốc.

Nhưng cái gọi là Đảng Cộng Sản nghe theo ai?

Buồn mà nói. Vì nói cho đúng thì phải nói lớn và nói rỏ phe nhóm cai trị Việt Nam hiện nay là một bọn Hán Ngụy.

Tiếc vì chúng tôi biết chắc chắn có nhiều đảng viên của cái gọi là Đảng Cộng Sản không muốn như vậy. Họ thương dân, yêu nước thật lòng. Nhưng họ lo sợ, có thể vì bất lực, cho sự an nguy của bản thân và gia đình trước những
thủ đoạn khéo léo, gian ác, đê hèn của lực lượng Công An, Tình Báo đang có mặt khắp nơi rình rặp.

Bọn Hán Ngụy thật sự không có nhiều người, nhưng họ có thế mạnh và nhiều tiền bạc. Họ quyết tâm giữ quyền lực cai trị đất nước mãi mãi. Họ sẽ làm cái gì phải làm để không mất địa vị cầm quyền, tức quyền làm ăn, làm giàu của họ.

Lệ thuộc Bắc Kinh, đối với họ, là một giá phải trả, họ chấp nhận trả,để có phương tiện ổn định xã hội chính trị Việt nam, tức duy trì chế độ độc tài toàn trị. Ổn định là cho quyền lợi của họ. Đất nước đối với họ chỉ là phương tiện trao đổi.

Trung Quốc có một triết lý bình định thiên hạ từ đời Tần Thủy Hoàng. Ông ấy lấy ý kiến của phái Pháp Gia gồm lý thuyết âm dương, ngũ hành để kiến tạo thái hòa. Làm chính trị như vậy không theo sự giảng dạy của Khổng
Mạnh, trái lại, đưa ra chính sách đại đoàn kết, giữ phép nước dưới sự lãnh đạo đọc tôn theo một vị hoàng đế. Đó là thuyết của Mặc Địch.

Cái đạo chính trị này – “ hoàng đế chính thuyết ”– là lý thuyết xâydựng xã hội không cần nghe ý dân. Đi từ trên xuống, không phải từ dân lên. Ngày nay là tập trung dân chủ, tức dân chủ xã hội chủ nghĩa và tư tưởng Hồ chí minh. Hoàng Đế nghe trời, ra lịnh và thiên hạ phải tuân theo. Dân không nghe theo thì sẽ bị phạt, nặng nhẹ
tùy theo mức độ của sự phản bội, bất hiếu đối với chế độ.

Một ông Hoàng Đế không cần đức, không cần uy tín mà vẫn giữ được ổn định xã hội. Hiếu nghĩa thay thế nhân nghĩa. Cấp trên nói cái gì thì cấp dưới vâng dạ theo răm rắp. Nói vô phép, mất dạy, thì bị phạt, không được phần thưởng.

Đạo làm hoàng đế có mục đích lấy ý trời và qua cơ cấu hành chánh, ép thiên hạ vâng lịnh làm theo ý đó, mặc cho họ muốn hay không.

Trong lịch sử Việtnam, các Nhà Lý, Trần và Lê không lấy đạo Hoàng Đế của Bắc Triều để trị dân. Nhà Lý và Nhà Trần theo đạo Phật. Nhà Lê cho đến Vua Lê Thánh Tôn theo quan điểm nhân nghĩa do Nguyễn Trãi viết ra.

Vua Lê Thánh Tôn bắt đầu theo chủ nghĩa Bắc Triều , tức lấy TốngNho bênh vực ngôi vị Hoàng Đế một cách mù quáng với đạo hiếu nghĩa cha mẹ, vua chúa. Đến Nhà Mạc, Chúa Trịnh, thì ảnh hưởng Tống Nho ở cấp quan văn và các đại gia đình quan chức mở rộng. Nhà Nguyễn áp dụng Tống Nho và quan điểm hoàng đế, đưa triều đình Huế đi theo gương Nhà Thanh bên Tàu.

Trước đây, cái gọi là đảng Cộng Sản chụp mũ những người Việt namkhông Cộng Sản mà hợp tác với Mỹ Quốc để giữ độc lập cho miền Nam Việt Nam là “Mỹ Ngụy” .

Bây giờ, nhìn về quá khứ thì chúng ta có thể đánh giá ai có công lớnhơn cho Dân Tộc Việt nam: Mỹ Ngụy hồi đó hay Hán Ngụy bây giờ?

Người Mỹ khi họ giúp các Chính Phủ Việt nam Cộng Hòa, khi họ làm cố vấn cho Chính phủ và quân đội quốc gia, họ thật sự muốn gì? Họ khuyến khích người Quốc Gia làm gì? Họ đòi hỏi Chính Phủ Sài gòn có chính sách nào?

Nói chung, người Mỹ từ Tổng Thống Eisenhower cho đến Tổng ThốngNixon, từ Đại Sứ Elbridge Durbrow cho đến Đại Sứ Ellsworth Bunker, tất cả đều yêu cầu Chính Phủ Sài gòn lo cho dân, áp dụng chế độ hiến trị, tổ chức các cuộc bầu cử từ xã ấp đến trung ương, trong sạch, dân chủ, cải cách ruộng đất, phát triển kinh tế, mở rộng giáo dục theo tôn chỉ “nhân bản, khoa học, khai phóng ” …

Đối với Mỹ thì ý dân là hơn ý trời. Mỹ không bao giờ theo “ hoàng đế chính thuyết ”.

Như vậy làm Mỹ Ngụy là chọn phương pháp lo cho dân, cho quê hương Việt nam, cho văn hóa, đạo đức dân tộc. Người Mỹ đến Việt nam, không ở lại Việt nam. Và “dân ngụy.” không hiến dâng đất dai, biển cả cho ngoại bang. Hơn nữa, trong lịch sử, người Mỹ không làm thuộc địa, không làm Thái thú, chỉ làm bạn đồng minh giai đoạn.

Còn người Việt nào bây giờ làm Hán Ngụy thì phục vụ ai? Họ có lo sợ số phận Tổ quốc của họ không? Hay chỉ có chung một thứ Tập hợp những người cùng chí hướng tôn thờ quyền lợi bản thân mà thôi?

Stephen B. YOUNG

Sunday, December 22, 2013

“Hiện tượng sám hối” của những người cộng sản phản tỉnh

“Hiện tượng sám hối” của những người cộng sản phản tỉnh
          
 
 
image
Trong lần nói chuyện với Mặc Lâm đài RFA nhà văn Trần Mạnh Hảo người đã bị cho ra khỏi đảng CS và đuổi khỏi biên chế nhà nước nói về “Hiện tượng sám hối”của những người cộng sản phản tỉnh đã giác ngộ trước những việc làm sai lầm trong quá khứ, có người đã can đảm sửa sai, có người mới chỉ dám nói lên sự thật, nhưng dù sao họ cũng đã nói lên được cái sai của họ để cho mọi người suy ngẫm. Và nhà văn Trần Mạnh Hảo phân tích:
 
image
Trần Mạnh Hảo
“Theo tôi thì chuyện người ta già, người ta về hưu, khi nhìn thấy cõi chết thì người ta thường quay lại kiểm điểm cuộc đời và con người dù tàn ác đến đâu thì tạo hóa cũng cho một chút xíu lương tâm có thể nó đã ngủ quên cả cuộc đời nhưng khi về già, khi gần chết thì nó thức tỉnh. Chút xíu đom đóm lương tâm đó lập lòe trong tâm hồn con người mà cả đời họ làm ác, có thể nó thức tỉnh, nó làm cho người ta ân hận sám hối cho nên người ta nói lên sự thật, nói lên những điều thật nhất mà suốt đời không có cơ hội để nói…
 
image
Nguyễn Văn An
“Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An là một người suốt cuộc đời theo cộng sản nhưng khi nghĩ hưu rồi thì cũng phải nói lên sự thật.  Thà ông như vậy tôi có thể trọng ông ấy hơn là những người cứ câm miệng suốt cả cuộc đời vì lương tri trong người họ không trổi dậy. Nói cho cùng khi lương tri không thức tỉnh trong tâm hồn họ thì họ sống cả cuộc đời không lương tri, không lương thiện”. (RFA online ngày 7-1-2012)
 
Thi sĩ Chế Lan Viên, trong cuộc đời đi theo cộng sản đã là một người tích cực tạo ra cái nghiệp là có biết bao người vì nghe lời ông khuyến dụ nên đã bỏ thây nơi chiến địa mà công trạng của họ sau này không được ai đoái hoài. Nhà thơ đã bị mặc cảm tội lỗi ray rứt.
 
image
“Có một điều đáng kinh ngạc là Chế Lan Viên có thể là người duy nhất thừa nhận rằng do những dòng thơ tuyên truyền ca tụng của ông mà hàng ngàn con người đã chết trong Mậu Thân. Đây có thể nói chính xác là lời sám hối của một người có lương tri dám nhìn sự thật về tác hại của những lời giả dối của mình trong thơ ca…
 
“Ai? Tôi!
 
Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
Tôi!
Người viết những vần thơ cổ võ”.
 
(Thơ của CLV)
(RFA online ngày 12-1-2012)
 
Cũng trong trận tổng tấn công Tết Mậu Thân ở Huế năm 1968, Lê Minh, người tư lệnh chiến trường đã có can đảm nhìn nhận trách nhiệm, nhưng rồi không biết ông Lê Minh có nhận hình phạt nào tương xứng với tội lỗi của mình bằng hành động cụ thể hay chỉ có sự cắn rứt của lương tâm với vài dòng trong hồi ký!?
 
image
 
“Tôi thấy cần phải nói đến một điều đáng buồn. (Về) Sự tang tóc trong biến cố Mậu Thân (…) Còn lại một mặt của vấn đề, việc trừng trị những người có tội ác với nhân dân (sic) đã nổi dậy. (…) Rốt cuộc là đã có những người bị xử oan trong chiến tranh. Dù lý do thế nào trách nhiệm vẫn thuộc về lãnh đạo, trong đó có trách nhiệm của tôi”.
Có những người khi còn trẻ đã hăng hái theo đảng CSVN như ông Nguyễn Hộ, từng là một đảng viên kỳ cựu thấy rằng cái đảng mà mình tích cực phục vụ đã không như hoài bão của mình lúc tham gia nên sau khi về hưu ông cùng một số đồng chí thành lập “Câu Lạc Bộ Những người Kháng chiến cũ” ở Sài Gòn lên tiếng chỉ trích chính quyền cộng sản nên đã bị bắt, khi được thả ra ông tuyên bố từ bỏ đảng. Trong lời mở đầu cuốn “Quan điểm và cuộc sống” ông viết:
 
“Tôi làm cách mạng trên 56 năm, gia đình tôi có hai liệt sĩ…, nhưng phải thú nhận rằng chúng tôi đã chọn sai lý tưởng: cộng sản chủ nghĩa. Bởi vì suốt 60 trên con đường cộng sản ấy nhân dân Việt Nam đã chịu hy sinh quá lớn lao, nhưng cuối cùng chẳng được gì, đất nước vẫn nghèo nàn lạc hậu, nhân dân không có ấm no và hạnh phúc, không có dân chủ tự do. Đó là điều sỉ nhục”. (RFA online ngày 4-7-2009)
 
 image
Cụ nhạc sĩ Tô Hải, một nhạc sĩ tài hoa với “Nụ cười sơn cước” sau bao nhiêu năm là một đảng viên tích cực “dối mình, dối người” cảm thấy mình hèn nên cụ đã giải bày tâm sự trong “Hồi ký của một thằng hèn” và sửa lỗi bằng việc cụ đã tích cực viết bài “xét lại chống đảng” vì cụ cho rằng:
 
“Còn tôi, ở cái tuổi ngoài 70, chẳng còn gì để mất, lại được sự cổ vũ của một số lớn bạn bè , tôi cứ “nổ” khi có điều kiện….55 năm miệng bị lắp khóa kéo, nay đã già, đã về hưu, có chia xẻ với bạn đọc những hồi ức của đời mình thì cũng chẳng cần phải e ngại các lời ong tiếng ve rằng mình vì tư lợi, muốn kiếm chác cái gì đây”. (HKCMTH trang 53)
 
image
“Quan trọng hơn, tôi đã nhận ra cái nhục của một thằng suốt đời ăn theo, nói leo, nói dối, đã nhìn thấy bộ mặt thật của cái chủ nghĩa cộng sản bất lương mà tôi đi theo một cách vô tình và bất đắc dĩ, không dám rời bỏ nó”.
 
 
Bằng ý thức và hành động phản tỉnh tích cực nhất là luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch MTTQ Tp Sài Gòn, ngày trước ông đã tham gia “cộng sản” chống lại chính quyền Sài Gòn, nhưng rồi sau 45 năm theo đảng CS ông đã “sám hối” qua bài viết “Ai biến chất chính trị…” với lời thống thiết như sau:
“Viết đến đây, tôi cảm khái ngước mặt lên trời và than rằng: “lịch sử ơi, sao chơi trò trớ trêu và cay đắng quá vậy. Ta đi chống chế độ cũ đàn áp nhân dân, nay ta lại gặp cảnh cũ như là trong cơn ác mộng!…
“Nhân dân Việt Nam trải qua biết bao hy sinh của các thế hệ để mong ước có một chế độ xã hội tốt đẹp hơn nhưng nay lại có nhiều điều còn tệ hơn chế độ cũ”. 
 
image
Sau khi ông Lê Hiếu Đằng viết bài “ Suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh” thì liên tiếp bị các cây viết “lề đảng” hè nhau đánh hội đồng túi bụi mà điển hình là Thơ ký tòa soạn báo Đại Đoàn Kết Hà Trọng Nghĩa qua bài “Khi người bệnh sám hối”:
“Không ai muốn bệnh, nhưng nếu “sám hối” trên giường bệnh một cách tiêu cực sẽ là rất không nên”.
 
Và Linh Nghĩa, của báo Công An online thì cho rằng:
 
“…ông Lê Hiếu Đằng gọi hành động sám hối của mình là “Tính sổ” với đảng CSVN…
“Nội dung đoạn này chủ yếu Lê Hiếu Đằng kể về “lòng yêu nước của mình” nhưng thực chất là sám hối…
“Tự mãn về thành tích trong quá khứ, phủ nhận, bỏ qua thành quả cách mạng, sự hy sinh của đồng bào, đồng chí, ca ngợi chế độ cũ, sám hối về chính trị, chia rẽ nội bộ lãnh đạo đảng…”
 
 
Cùng một tâm trạng với những người đã từng tham gia vào đảng CSVN, ông Nguyễn Trung, nguyên Đại sứ của CSVN tại Thái Lan và Úc trả lời phỏng vấn của hai phóng viên Lê Ngọc Sơn và Phương Loan đăng trên tờ Sinh Viên Việt Nam ngày 26-12-2008 bày tỏ nỗi lòng như sau:
 
“Nếu được phép nói thẳng thắn suy nghĩ của tôi về chính thế hệ mình, xin thưa: Trong sự chuẩn bị cho thế hệ trẻ hôm nay trước thách thức mới của đất nước, thế hệ đi trước – trong đó có tôi – đã phạm nhiều lỗi lầm, làm cho thế hệ trẻ ngày nay của đất nước ta bị chậm trễ. Cá nhân tôi thực sự ăn năn về điều này.
“Tôi cho rằng thế hệ chúng tôi đã phạm không ít lỗi, do nhiệt tình cách mạng, do sự bất cập”
Hai anh em ông Huỳnh Nhật Hải, Phó chủ tịch UBND Tp Đà Lạt và Huỳnh Nhật Tấn, Phó giám đốc trường đảng CS Lâm Đồng, là gia đình có truyền thống cách mạng, nhưng sau bao nhiêu năm tham gia hai ông đã thấy được sự sai lầm của mình nên đã từ bỏ đảng CS và đã tâm sự với Bác sĩ Phạm Hồng Sơn như sau:
 
image
 
Huỳnh Nhật Hải: “Bây giờ nhìn lại con đường chúng tôi đã đi trước 1975 là một con đường sai lầm. Sự nhiệt huyết lúc đó của chúng tôi đã đem lại bất hạnh hơn là hạnh phúc cho dân tộc”.
 
Huỳnh Nhật Tấn:“Tôi có lỗi với dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt huyết của tôi đã góp phần dựng nên chế độ CS độc tài hiện nay, đã vô tình đem lại sự đau khổ hiện nay…tôi cũng đã vô tình góp công sức đưa những người mang danh “cộng sản” nhưng thực chất là vì quyền lực tới phá bỏ một chế độ đã được xây dựng trên những căn bản về tự do, dân chủ và nhân bản tại miền Nam Việt Nam”.
Hiện tượng sám hối trong đảng CS được tên Nguyễn Phú Trọng đặc biệt quan tâm nhất là trong bài phát biểu về xây dựng, chỉnh đốn đảng mà ông đọc ở Hà Nội ngày 27-2-2012 như sau:
“Có người công khai bày tỏ ý kiến trái với Cương lĩnh, Điều lệ đảng, làm trái nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng, thậm chí có người “sám hối”, “trở cờ”, tình trạng tham nhũng, quan liêu, xa dân, tổ chức không chặt chẽ, nhiều nguyên tắc của đảng bị vi phạm”.
Theo nhà văn Trần Mạnh Hảo thì có những quan chức cao cấp cộng sản khi còn đương chức đương quyền thì ngậm miệng chẳng dám nói ra, khi về hưu nhưng lương tâm còn cắn rứt nên mới dám thốt lên lời sám hối muộn màng. Những người cộng sản tử tế thì đã sám hối, còn đảng cộng sản thì chưa, Phó thủ tướng Trần Phương nêu thắc mắc:
 
image
Trần Phương
 
“Nhưng đảng cộng sản VN của chúng ta từ khi sinh ra đến giờ toàn nói dối mà không biết tại sao đảng không biết ngượng, không biết xấu hổ, không biết sám hối?”. 
(RFA online ngày 7-1-2012)
 
Đại Nghĩa

Thursday, December 19, 2013

Niềm hãnh diện của anh em nhà Nguyễn

Niềm hãnh diện của anh em nhà Nguyễn

Giao Chỉ
Cuộc trình diễn lịch sử
Lúc đó là 9 giờ sáng ngày 1 tháng 12 năm 2012 tại phòng giải phẫu của tổ hợp khoa học Seatle, buổi trình diễn bắt đầu.
Bác sĩ đảm trách ngồi vào ghế trước màn hình của máy điện toán. Mắt đeo kính, hai tay điều khiển cuộc giải phẫu bệnh nhân qua máy. Cách xa một khoảng, bệnh nhân nằm trên bàn giải phẫu và bắt đầu cuộc mổ nội soi do Robot thực hiện. Hai tay Robot hoạt động theo 2 cánh tay của bác sĩ trên máy điện toán. Bác sĩ mổ trên màn hình. Robot mổ thực sự trên thân thể bệnh nhân. Chỉ cần 1 lỗ soi duy nhất vào bụng. Qua lỗ soi này, một ống luồn vào trong người. Dó là máy quay phim xoay quanh toàn cảnh trong cơ thể. giúp cho bác sĩ nhìn thấy trên màn hình. Tiếp theo là 2 ống đem dao mổ và dụng cụ vào bụng cũng do lỗ soi đã mở đường.
Hai ống này làm tất cả mọi công việc. Tìm tòi, cắt vá. Tất cả thao tác trong bụng bệnh nhận hiện trên màn hình, đơn giản và huyền diệu như chuyện thần tiên. Chỉ cần 1 lỗ thủng trên bụng, khối ung hay túi mật sạn chết người được tìm thấy, cắt bỏ đem ra ngoài. Tất cả đều do người máy làm và qua hai cánh tay của bác sĩ chuyển động trên máy điện toán.
Nowy obraz
Trong buổi giải phẫu trình diễn này có 50 y sĩ giải phẫu đến tham dự để quan sát và học hỏi. Các phương tiện truyền thông lại đem đến hình ảnh cho hàng trăm bác sĩ giải phẫu khác trên toàn thế giới.
Diễn giả
Người ngồi vào ghế biểu diễn, vừa thuyết trình vừa giải phẫu là 1 bác sĩ Hoa kỳ gốc Việt. Bác sĩ Nguyễn Thế Triều Huy 50 tuổi, sinh quán Saigon. Đến Mỹ năm 13 tuổi, hiện đang làm việc tại San Jose.
Bác sĩ Huy là một trong các bác sĩ giải phẫu bận rộn nhất Hoa Kỳ. Từ năm 1997 đến nay đã có trên 20,000 bệnh nhân và ông thực hiện khoảng 700 ca giải phẫu một năm. Trưởng thành tại quận Cam, ông tốt nghiệp bác sĩ tại Iowa. Qua học y khoa tại Kansas và nhận văn bằng bác sĩ Osteographic Medicine năm 1992. Giai đoạn cuối ông học về giải phẫu Laparoscopic tại Nữu Ước.
Khoa học về ngành y tế đã đi những bước dài qua phương pháp mổ nội soi với 4 lỗ đưa các ống chuyên khoa vào bụng rồi tiến tới chỉ cần 1 lỗ. Bây giờ đến giai đoạn người y sĩ ngồi vào máy điều khiển cho Robot trực tiếp mổ nội soi 1 lỗ.
Trên con đường thử nghiệm và áp dụng, bác sĩ Huy là một trong số ít hiếm hoi đã đi những bước tiên phong vì vậy nên ông đã được mời giảng dậy biểu diễn nhiều nơi tại Hoa Kỳ và ngay tại Việt Nam
Lịch sử giải phẫu
Từ thuở xa xưa, con người sơ khai nghĩ rằng bệnh tật do thần linh hay ma quỷ. Bệnh đến hay đi, còn hay mất là do thiên định. Tiếp theo loài người biết dùng thảo mộc điều trị theo kinh nghiệm. 300 năm trước công nguyên, vị thầy thuốc Hy Lạp là ông Hipprocrate tuyên bố bệnh là do cơ thể chứ không phải l‎ do siêu hình. Ông trở thành vị thánh tổ của y khoa. Nhưng thời của ông cũng chỉ cho bệnh nhân uống thuốc mà chưa đụng đến cơ thể.
Một trăm năm sau tức khoảng 200 năm trước công nguyên vị bác sĩ Hy Lạp Galen mới bắt đầu giải phẫu loài vật để suy diễn mà chữa cho con người.
Khoa mổ tử thi vào thế kỷ 10
Nhưng phải mất 1000 năm kế tiếp y khoa mới bắt đầu mổ tử thi để học hỏi. Năm 1800 khi phát minh ra kính hiển vi các bác sĩ giải phẫu mới có phương tiện mổ banh ra để chữa bệnh. Khoa học với các phát minh của Edison, nhân loại có kính soi, với Hopkins có thấu kính. Rồi máy quay phim ra đời để đưa các hình ảnh cho y khoa nghiên cứu và chữa bệnh. Camera nhỏ bé trở thành phương tiện cho bác sĩ đi vào cơ thể bệnh nhân.
Bây giờ đến lượt nội soi 4 lỗ, thu lại 1 lỗ rồi giai đoạn mới này dùng robot để giải phẫu nội soi 1 lỗ.
Nhân loại đã tiến một bước thật dài với những phát minh trong ngành điện tử. Thử tưởng tượng trên trạm không gian hay trên con tàu thám hiểm Bắc Băng Dương, chúng ta có các nhà bác học bị đau ruột dư.
Một bác sĩ ngồi trên máy điện toán tại Cali, với hai cánh tay vận chuyển sẽ điều khiển Robot trên phi thuyền hay trên Bắc băng dương để làm công việc giải phẫu rất nhẹ nhàng.
Bác sĩ Nguyễn Thế Triều Huy đã góp phần vinh dự vào thành quả chung đáng ghi nhận khi nhân loại bước vào những thập niên đầu tiên của thế kỷ 21.
Trong một bài trước, tôi đã có dịp giới thiệu với quý vị cô gái Việt bên Úc châu là người phụ nữ của năm 2012.
Lần này, ngay tại San Jose xin giới thiệu với quý vị bác sĩ Nguyễn Thế Triều Huy, người thanh niên Việt Nam của năm 2012.
Nội soi robot, khoa giải phẫu của thế kỷ 21
Anh em nhà Nguyễn giải phẫu nội soi
Anh em nhà Nguyễn giải phẫu nội soi
Từ nhiều năm trước, bộ quốc phòng Hoa Kỳ đã cho nghiên cứu để dùng Robot đưa ra làm bác sĩ giải phẫu tiền tuyến. Ngành y tế công nghiệp liền theo ý kiến đó mà phát triển. Bác sĩ Huy đã từ lâu theo đuổi con đường giải phẫu nội soi. Dường như có khiếu thiên bẩm, khéo tay và có tinh thần khai phá, ông đã bắt kịp các đàn anh trong lãnh vực giải phẫu nội soi và không những thế ông vượt lên trên.
Với sự kết hợp của khoa điện toán, màn hình, máy quay phim, Robot, bác sĩ giải phẫu Nguyễn Thế Triều Huy sử dụng hai bàn tay chuyên nghiệp và đã thành công trong công việc giải phẫu bằng Robot.
Sẵn có rất nhiều bệnh nhân tin tưởng, ông có cơ hội thử nghiệm trực tiếp qua Robot lần đầu tiên tại San Jose và trải qua ít nhất là 5 ca đầu trót lọt. Từ đó bác sĩ Huy có các cuộc giải phẫu biểu diễn nhiều nơi tại Hoa Kỳ.
Mấy năm trước cùng với phái đoàn y tế Mỹ ông đã về thuyết giảng về nội soi tại Hà Nội, Saigon và Cần Thơ. Rời Việt Nam 13 tuổi, sau đó lại thêm nhiều năm theo học y khoa, Việt ngữ của ông đã chẳng còn bao nhiêu. Thời gian làm việc với bệnh nhân Việt tại San Jose đã là dịp ông học lại Việt ngữ. Do đó qua bài giảng về khoa giải phẫu tân tiến nhất của thế kỷ 21 tại Việt Nam, ông đã chinh phục được cử tọa.
Các bác sĩ giải phẫu trẻ tuổi của Việt Nam thuộc thế hệ sau cuộc chiến đã hết sức xúc động được học hỏi về khoa nội soi từ một bác sĩ danh tiếng tại Hoa Kỳ trực tiếp giảng bằng Việt ngữ.
Trong khi nói về trách nhiệm của người bác sĩ, ông luôn luôn đưa vào ‎y khoa thêm ‎ý niệm về tự do, dân chủ. Ông tránh không bao giờ nói đến thành phố Hồ Chí Minh. Luôn luôn chỉ nói đến Saigon, thành phố thân yêu mà ông đã lớn lên, bên cạnh cái bóng vĩ đại của người cha mũ đỏ là trung tá Nguyễn Thế Thứ. Các học viên đều là bác sĩ giải phẫu, thành phần trí thức của Việt Nam tương lai yên lặng ngồi nghe. Dường như công việc diễn tiến hòa bình để làm thay đổi tư duy con người xã hội chủ nghĩa cũng đang đi qua con đường nội soi.
Anh em nhà Nguyễn
Trung tá nhẩy dù Nguyễn Thế Thứ quê Nam Định, vào Đà Lạt khóa Cương Quyết II 1954 và cùng gia đình di tản qua Mỹ 1975. Ở lớp tuổi 40 không nghề nghiệp, ông đi học lại từ đầu. Đậu bằng tương đương trung học, qua đại học rồi tốt nghiệp bác sĩ chỉnh hình. Sau ông lấy thêm tiến sĩ về khoa dinh dưỡng.
Gương hiếu học và lòng quyết tâm của ông đã mở đường cho các con. Cô gái lớn hiện là bác sĩ chỉnh hình tại Nam Cali. Cô tốt nghiệp cả tiến sĩ luật khoa. Ba con trai đều tốt nghiệp bác sĩ giải phẫu hiện ở San Jose. Cậu út Nguyễn Thế Phan Daniel cũng vừa tốt nghiệp luật khoa, chưa quyết dịnh sẽ đi đâu. Riêng 3 anh em họ Nguyễn là Nguyễn Thế Triều Huy, Nguyễn Thế Thiện Năng và Nguyễn Thế Long Richard thành lập tổ hợp Advanced Surgical Associates đồng thời là thành viên nòng cốt của bệnh viện Regional Medical Center tại San Jose.
Hiện tượng 3 anh em họ Nguyễn cùng làm việc một chỗ chung một ngành và phát triển theo tinh thần huynh đệ thực sự đã gây ngạc nhiên của cộng đồng y khoa tại địa phương, và là niềm hãnh diện của gia đình họ Nguyễn.
Bác sĩ Nguyễn Thế Triều Huy cũng thú nhận là dù đã học đến nơi đến chốn nhưng khi mới ra trường về San Jose tìm việc làm cũng không gặp may mắn. Đó là giai đọan thử thách lớn lao của ông. Hoàn toàn mới mẻ, không quen biết, chưa được tin cậy nên chưa có thân chủ. Không có các bác sĩ điều trị gửi bệnh nhân tới. Lại áp dụng khoa giải phẫu chưa quen thuộc với y giới. Ngay các bác sĩ giải phẫu tại bệnh viện cũng không đón nhận. Đó là thời gian khá cay đắng và lại rảnh rỗi. Còn bây giờ thì đã quá thành công. Mổ mát tay, nhanh, gọn, không đau đớn, không kéo dài, vết mổ không mất thẩm mỹ, nên làm việc không kịp thở. Anh mở đường đưa em về cộng tác, rồi lại thêm một em nữa. Ngoài lãnh vực giải phẫu nội soi đã được ABC quay thành phim, bác sĩ Huy còn tìm cách áp dụng phương pháp xạ trị chống ung thư từ bên trong. Xạ trị vốn là giai đoạn hết sức vất vả của bệnh nhân ung thư. Nay áp dụng được từ bên trong, thời gian xạ trị ngắn hơn.
Sau cùng bác sị Huy nói: “Điều quan trọng nhất vẫn là lời cảm ơn thân chủ và đồng nghiệp đã tín nhiệm.
Thân chủ và đồng nghiệp của cả ba anh em bao gồm cả nhiều sắc dân. Cô Thùy Nga, vợ của bác sĩ Huy hiện là quản trị viên của tổ hợp cho biết thân chủ Việt tuy đông đảo nhưng cũng chỉ có 40%. Còn lại là tất cả các sắc dân khác, Mễ cũng rất nhiều.
****
Gặp các bác sĩ anh em nhà Nguyễn, dù chúng tôi coi như con cháu nhưng cũng tế nhị không hỏi là động lực chính thúc đẩy việc học hỏi và làm việc thì vì tiền bạc hay danh vọng. Không hỏi con nhưng tôi đem câu hỏi đến người cha là bác sĩ Nguyễn Thế Thứ,vừa là bạn học võ bị vừa là chiến hữu.
Anh Thứ nói thật tình: Tụi nó làm như thế là vừa có tiếng vừa có tiền. Nhưng nếu nói chúng nó chỉ vì tiền và chỉ vì tiếng thì khó nói. Thực sự mấy đứa này thuộc về loại say mê công việc. Anh xem chương tình khám khám mổ mổ của chúng nó liên tiếp dường như không còn thì giờ để hưởng tiền bạc và danh tiếng. Chúng nó không có thì giờ để dành cho cuộc sống của người bình thường. Trước đây tôi và nhà tôi khuyên các con cố học.Tốt nghiệp rồi đi làm. Rồi chúng tôi phải khuyên các cháu làm bớt đi. Nhưng tôi biết rõ, các cháu có nỗ lực thầm kín ganh đua để dành cho niềm kiêu hãnh Việt Nam. Nhà tôi lúc còn sống hết sức hãnh diện vì các con. Bà muốn sống để thấy cháu út ra trường, nhưng không kịp. Bây giờ nhà tôi mất rồi. Chẳng có ai để chia xẻ niềm hãnh diện các cháu thành công. Tôi chỉ còn chờ thôi.
Anh chờ cái gì.
Tôi sẽ trở về Sóc Trăng. Nơi tôi gặp nhà tôi vào thời kỳ 50. Khoảng 60 năm trước. Anh biết đấy, nhà tôi gốc Hà Nội, vào Nam từ nhỏ. Nội trú trường nhà trắng Sóc Trăng, tôi đóng quân ở Bãi Xầu. Gặp nhau rồi cưới nhau ở Sài Gòn. Bằng bác sĩ của tôi ở Mỹ là công một nửa của vợ. Đám con 5 đứa tốt nghiệp, tất cả bằng cấp nào cũng là một nửa của nhà tôi. Tiền bạc và danh vọng ở tuổi mình không còn nghĩa lý gì. Mình cũng chẳng còn gì để khuyên bảo các con. Chúng nó chỉ nhìn mình sẽ ra đi để mà suy ngẫm về cuộc sống.
Tôi đem câu chuyện của hai bạn già hỏi bác sĩ Huy.
Ba cháu nói nửa bằng cấp là của mẹ, cháu nghĩ sao.
Huy nói: Ba con nói không đúng. Tất cả là của mẹ hết. Bằng cấp nào cũng là của mẹ
© Giao Chỉ
© Đàn Chim Việt

“I had a dog, too. Its name was VC.”



“I had a dog, too. Its name was VC.”

Tại sao Ngoại trưởng Hoa kỳ John Kerry, trong chuyến viếng thăm miền đồng bằng sông Cửu long, nơi mà cách đây 44 năm ông là Trung úy Hải quân Hoa kỳ chỉ huy một tiểu đỉnh trong chiến dịch truy lùng và tiêu diệt Việt cộng, nói: "Tôi cũng có nuôi một con chó, tên nó là VC" .

Nhiều người không hiểu vì sao một vị ngoại trưởng một cường quốc đi thăm nước bạn lại có lời nói "không được tế nhị" như vậy.

Những năm 1972-1973 khi Không quân Hoa kỳ ném bom
miền Bắc để buộc CSBV ngồi vào Hòa đàm Paris để thiết lập nền hòa bình cho Việt nam thì dân chúng miền Bắc đã đặt tên con chó nhà nuôi là Nixon, Johnson, Thiệu, Kỳ, Khiêm, ...

Vì lý do đó mà anh chàng Trung úy trẻ tuổi Kerry mới nông nổi và đáp lễ, đặt tên con chó của mình là VC.

Nguồn:
http://www.nydailynews.com/news/politics/secretary-state-john-kerry-returns-vietnam-speech-envrionmental-issues-article-1.1548389

Nguyễn Hữu Tư (VN) 1213

Saturday, November 23, 2013

Giáo phái khỏa thân ở Ấn Độ

Giáo phái khỏa thân ở Ấn Độ
Giáo phái Digambara ở Ấn Độ coi khỏa thân là biểu hiện cao nhất chứng tỏ trạng thái tự do về tinh thần của các thầy tu. Họ không còn bị chi phối bởi những xúc cảm thường tình, không còn băn khoăn trước cách nhìn nhận, đánh giá của người đời.
Digambara là một trong hai giáo phái chính của đạo Jaina - một tôn giáo đặc trưng của đất nước Ấn Độ. Giáo phái Digambara bắt đầu được hình thành từ thế kỷ thứ 3.
Các thầy tu Digambara tuyệt nhiên không mặc bất cứ một loại quần áo nào, họ chỉ mang theo bên mình một chiếc chổi được bện từ lông công để xua đuổi nhẹ nhàng những con côn trùng và một quả bầu khô đựng nước để rửa tay chân, tuyệt nhiên không được tắm.
Giáo phái Digambara hướng những người tu hành tới lối sống cổ xưa của những người tiền sử với niềm tin tín ngưỡng rất đơn giản, ban sơ. Những thầy tu Digambara phải sống một cuộc đời khổ hạnh, theo họ, như thế mới là tu hành đích thực.
Từ “Digambara” trong tiếng Ấn Độ có nghĩa là “khoác lên mình cả bầu trời”, điều này đã phản ánh phần nào lý do tại sao các thầy tu Digambara luôn trong tình trạng khỏa thân.
Khỏa thân được coi là biểu hiện cao nhất chứng tỏ trạng thái tự do về tinh thần của các thầy tu, họ không còn bị chi phối bởi những xúc cảm thường tình, không còn băn khoăn trước cách nhìn nhận, đánh giá của những người xung quanh.
Những cuốn cổ sử từng ghi lại rằng Alexander Đại đế, vua của đất nước Macedonia (ngày nay là một vùng đất thuộc Hy Lạp) từng có lần gặp một nhóm “những nhà hiền triết khỏa thân” người Ấn Độ.
Các thầy tu Digambara coi việc khỏa thân như một điều kiện tối cần thiết để thực sự trở thành một kẻ hành khất với tâm thế tự do, được cứu rỗi linh hồn khỏi những tham sân si.
Vì các nữ tu trong đạo Digambara được cho phép ăn vận quần áo đầy đủ, sức vóc họ cũng yếu đuối hơn, không chịu được dãi dầu mưa nắng nên họ bị coi là khó lòng đạt đến sự tự do tuyệt đối. Nữ tu trong giáo phái Digambara thường bị cho là không đắc đạo bằng các thầy tu nam.
Các thầy tu Digambara sống khổ vô cùng. Ở những thế kỷ trước, họ thường sống trong những hang động, trên núi cao và lánh xa cuộc sống con người. Họ sống hài hòa với thiên nhiên, không sát sinh, không cáu giận, gây lộn, chấp nhận tất cả mọi sự một cách thư thái, bình thản.
Họ cũng không bao giờ sở hữu bất cứ tài sản nào, vì vậy, ngay cả chăn chiếu, giường ngủ cũng chẳng có, họ sống đúng nghĩa là những kẻ hành khất, nay đây mai đó, màn trời chiếu đất.
 Khách phương Tây theo tour du lịch thăm viếng các thầy tu Digambara
Tượng Bahubali tổ sư của giáo phái hay các tượng phật trong chùa - được khắc họa trong trạng thái khỏa thân
Các thầy tu Digambara phải tuân theo những nguyên tắc rất khắt khe: Họ nhịn đói vài ngày trong tuần, ăn ít hơn những gì cơ thể đòi hỏi, không sở hữu tài sản, từ bỏ những thói quen thường tình (tắm, đánh răng, cạo râu, cắt tóc…), tìm tới sống ở nơi u tịch, hành xác (để mặc cơ thể trần trụi trước nắng mưa và ánh nhìn của người đời).
Các thầy tu Digambara coi tu hành là con đường đơn độc, vì vậy họ thường sống một mình, không quan trọng việc xây dựng quan hệ thân thiết với những người xung quanh.
Họ không bao giờ di chuyển bằng các loại phương tiện, chỉ đi bộ, không được ở bất cứ đâu lâu hơn một ngày (trừ phi trời mưa lớn nên không thể đi tiếp), phải ăn chay trường, đi xin ăn từng bữa…
Thầy tu Digambara không xin ăn bằng bát mà bằng hai bàn tay khum lại, cứ thế họ ăn mà không được dùng bất cứ đũa bát nào. Họ không đi các nhà xin ăn mà chỉ đứng ở một chỗ chờ người dân mang đồ ăn tới cho, họ cũng không xin nhiều, chỉ cần lòng bàn tay chứa đầy đồ ăn là không xin thêm nữa. Thường các thầy tu im lặng, nhưng nếu buộc phải nói, họ sẽ nói những triết lý sâu xa.
Bích Ngọc/Dân Trí
_,_.__