Sunday, June 26, 2016

Phi công đội nón cối và mặc quân phục bộ binh



8892. Phiếm và biếm: Về việc ngư dân phát hiện 2 phi công SU-30MK2
Posted by adminbasam on 26/06/2016
Phi công máy bay tiêm kích Su-MK2, Thiếu tá Cường được ngư dân cứu ở ngoài biển, sao có sẵn quân phục bộ binh và nón cối mà mặc vậy hè?
25-6-2016
Thiếu tá Cường trong ngày trở về trong vòng tay đồng đội. Ảnh: báo DT
Thiếu tá Cường trong ngày trở về trong vòng tay đồng đội. Ảnh: báo DT
Nghe một cuộc điện thoại lạc vào bộ đàm xây dựng:
– Alo báo cáo xếp… (tiếng sóng biển xào xào).
Xếp lớn (XL): có gì nói nhanh!
– Dạ, thấy hai đứa nó rồi ạ… Báo cáo, một đứa lớn đã xong, cháy đen xì… một đứa cháy hết quần áo…
XL: giấu ngay đứa đen xì đi… Cho đứa kia thay đồ cháy ngay!
– Dạ… nhưng bọn em không mang đồ bay….
XL: Đ.M. chúng mày ngu thế, cho nó mặc đồ gì chả được, đồ bọn mày đang mặc ấy… (chỉ đạo bọn xung quanh: cất đứa đen kia đi, cho đứa này thay đồ của bọn mày vào… xanh đỏ gì cũng được…)
– Dạ rồi ạ…
XL: giờ chờ đêm tối, gần sáng thả thằng áo xanh xuống chỗ gần bọn ngư dân, bảo nó bật cái diêm lên…
– Dạ vâng …
XL: còn đứa kia cho quấn kín vải vào, bỏ đồ cháy đi, chờ nghe tao chỉ đạo tiếp …
– Dạ vâng ạ…
Sáng hôm sau. Ngư dân báo phát hiện ra một người lạ “ngồi trên phao” lóe diêm, anh ta mặc áo xanh … các lực lượng đến kịp thời đưa về xét xem ai là ai.
Ba ngày sau:
XL: chờ lúc vắng thì thả nó xuống gần chỗ ngư dân rồi lảng đi…
– Dạ, dạ, vâng…
XL: chờ bọn ngư dân báo có đồ lạ là tới liền, cấm cho đứa nào lại gần, cấm nó quay phim chụp ảnh hay nhìn thấy gì hết, chỉ thấy bó vải cuộn thôi…
– Dạ… dạ… dạ…
Tin trên BBC:
– Vào lúc 7 tối hôm nay, ngư dân đã tìm thấy … bị cuốn trong vải… Đại diện cứu hộ đã tới kịp thời để kiểm tra, xác nhận và đưa về đất liền xét nghiệm, xác định danh tính…
Các ngư dân đã tích cực tìm kiếm không mệt mỏi, lãnh đạo địa phương đã kịp thời khen thưởng ông Ngô hay Ngố gì đó, đã phát hiện ra ánh sáng diêm và tiếng “thuyền ơi ‘ … Ti vi và đài báo quốc tế liên tục gọi điện phỏng vấn ông…
Tin trên VOA: phóng viên Hạnh Dương: Mỹ lập tức cho hàng chục tàu chiến dồn về khu vực Philippines sau khi phát hiện Tàu cộng có hành vi gây hấn tại khu vực Biển Đông. Vệ tinh Gúc gồ đã ghi lại đầy đủ clip tên lửa bắn đi từ tàu hải giám Trung Cộng…
Mỹ đang rao bán clip cho BBC hoặc Reuters, RFI… tùy anh nào trả giá cao nhất.
Tin mới nhất: hộp đen đã bị cá mập khu vực này cắn nát…
_____

Thursday, June 23, 2016

NẾU TRỞ THÀNH MỘT KHU TỰ TRỊ CỦA TRUNG QUỐC, 
VIỆT NAM TA SẼ RA SAO ???
(Trần Đình Sử - Giáo sư - Nhà Giáo Nhân Dân). 

Trước hết tên nước bị xóa mất.
Dân Tàu tràn sang ta.
Chữ Hán là ngôn ngữ chính, tiếng Việt như tiếng Chuang bây giờ.
 

Người Việt sẽ bị di dời đi qua nhiều nơi hẻo lánh của Trung Quốc, bị phân tán triệt để để không còn tập trung, không có sức để khôi phục lại nước cũ.
 
Quân đội Việt Nam sẽ sang trấn thủ phía biên giới Ấn Độ, Pakistan, Duy Ngô nhĩ, đánh nhau, chết ở đó, còn quân Tứ Xuyên Quý Châu, Quảng Đông sang bảo vệ các thành phố lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, ...
 
Các nhân sĩ yêu nước bị đàn áp.
Các sách vở quý hiếm trong viện Hán Nôm sẽ bị thủ tiêu dần cho đến khi không còn dấu tích.
 
Lịch sử sẽ bị viết lại hoàn toàn. Các cuộc chiến tranh anh hùng của ông cha ta với các thống lĩnh như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung..., bị viết thành các cuộc nổi loạn chống lại trung ương. Bọn Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Hoàng Văn Hoan là những nhà yêu nước vĩ đại, đâu đâu cũng có tượng đài của chúng.
 
Có một bọn văn nô viết bài ca ngợi: Lạc Việt lại trở về trong lòng Bách Việt.. Bọn khác thì khảo chứng mối quan hệ thân thiết giữa vua Hùng với các hoàng đế Trung Hoa, rồi các mục trên báo "Chuyện bây giờ mới kể" nở rộ.
 
Dải đất hình chữ S vẫn còn mà giống người Việt, văn hóa Việt không còn nữa...
 
Thật đau lòng! 
Trần Đình Sử
Giáo sư - Nhà Giáo Nhân Dân.

Monday, June 20, 2016

Đập Tam Hiệp


              ĐẬP TAM HIỆP ĐANG THÁCH THỨC SỰ TỒN VONG CỦA TRUNG QUỐC !!!



ĐẬP TAM HIỆP ĐANG THÁCH THỨC SỰ TỒN VONG CỦA TRUNG QUỐC !!!

ĐẬP TAM HIỆP thách thức sự tồn vong của nước Tàu


Đập Tam Hiệp

Đập Tam Hiệp (Three Gorges Dam) hay còn gọi là Đập Tam Vực, là đập lớn nhất thế giới được Trung Quốc xây cất hoàn thành vào năm 2009. Đây là một công trình kỷ thuật cao độ có sự cọng tác của nhiều chuyên gia trên thế giới và là một kiến trúc khổng lồ chưa từng thấy, đã gây tranh cãi nhiều nhất thời hiện đại, đã di dời hơn 1,000,000 dân Trung Quốc vùng này, và nhận chìm nhiều danh lam thắng cảnh đẹp nổi tiếng của Trung Quốc, cũng như nhiều di tích lịch sử trong biển nước mênh mông đập nầy tạo ra.



Nhưng Đập Tam Hiệp vĩ đại này cuối cùng có thể trở thành một Sai Lầm vĩ đại.




Đập Tam Hiệp

Theo bản tường trình của phóng viên Sanya Khetani trên tờ Business Insider thì khi Đập Tam Hiệp được hoàn thành vào vào năm 2006, hầu hết mọi người dân TQ tin rằng nó sẽ đền bù lại xứng đáng cho sự tổn thất mà nó đã gây ra khiến cho 1.4 triệu dân phải bỏ làng bỏ thành thị để di cư nhường chỗ cho cái đập này, rằng nó sẽ đáp ứng được cơn đói năng lượng ngày càng gia tăng tại TQ. Nhưng những cầu mong của họ đã không được hồi đáp.
Sáu năm sau ngày hoàn thành thì chính quyền lại tuyên bố rằng thêm 100 ngàn dân nữa phải di dời chỗ ở vào những năm tới, kể cả 20 ngàn phải di tản ngay trong năm 2012 vì nạn đất chuồi gia tăng quanh vùng của đập nước (theo báo cáo của Reuters.)
Đập Tam Hiệp được xây cất tại vùng Tam Đẩu Bình, của lưu vục Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc là một trong ba nhánh của sông Dương Tử (tức Trường Giang, sông dài thứ 3 trên thế giới) .



Flickr/Pedro Vásquez Colmenares (Source: ctg.com.cn)

Đó là một nhà máy thủy điện lớn nhất trên thế giới


Wikimedia Commons/Le Grand Portage/Rehman

Đập cao đến 600 bộ, dài 1.4 dặm có 286 cổng thoát nước và lưu giữ một hồ nươc lớn và dài 400 dặm, có một hệ thống 25 turbines phát điện . (Nguồn: The New York Times)
Trong khi con số kinh phí công bố chính thức là $23 tỷ, nhưng các chuyên gia quốc tế tin rằng con số đó phải cao gấp 2 lần.



AP (Source: The New York Times) .

. Công trình phải mất hơn 10 năm để hoàn thành.



Getty Images/China Photos

Kế hoạch này đã được khởi xướng bởi ông Tôn Dật Tiên, nhưng chỉ đến năm 1994 mới khởi công và được hoàn tất vào năm 2008. (Source: the BBC)
Nó nhắm vào tiêu chuẩn là phải sản xuất trên 18,000 MW điện lực mỗi năm .



Getty Images/China Photos

Đó la lượng điện năng lớn hơn gấp 8 lần năng xuất của Đập Hoover của Hoa Kỳ nhưng chỉ đáp ứng được 3% nhu cầu điện năng của TQ. (Source: Scientific American). Đồng thời nó cũng nhắm vào mục đích ngăn chặn nạn lụt thường xuyên xảy ra trong vùng.



Getty Images/ChinaFotoPress (Source: PBS)

Công trình này cũng giúp gia tăng số lượng hàng hóa vận chuyển trên sông lên thấu 50 triệu tấn mỗi năm, tức gấp 3 lần trước khi có đập.



Getty Images/China Photos (Source: China Daily)

Nhưng hệ thống đập thủy điện này đã có những vấn đề lớn ngay từ khi khởi công.



Getty Images/China Photos

Khoảng 1.4 triệu người đã bi đẩy ra khỏi chốn cư trú của họ khi việc xây dựng đập băt đầu, gồm 13 thành phố, 140 thị trấn và 1,350 làng xã đã bị nước phủ chìm khi lượng nước trong hồ dâng cao với sức chứa là 40 tỷ mét khối. (Source: The New York Times)
Và trong vòng 3 đến 5 năm tới, thêm 100 ngàn dân sẽ bị đẩy đi nơi khác vì nạn đất chuồi và lở bờ.



AP (Source: the BBC)

Nạn đất chuồi và những thiên tai khác đã gia tăng lên 70% kể từ khi hố chứa tích đầy nước kể từ năm 2010.



Getty Images/China Photos

Sức nặng khủng khiếp của lượng nước trong hồ cọng thêm với mức nước lên xuống theo mùa đã khiến cho bờ sông hết vững chắc theo thông tin của đài BBC. (Source: AP)
Nhiều người cho rằng đập thủy điện này đã tạo ảnh hưởng trong cuộc động đất ở Tứ Xuyên trong năm 2008 khiến 87,000 người chết dù rằng chính quyền bác bỏ nguồn tin này..



AP (Source: AP)

Có 1,300 địa điểm khảo cổ đã bị chìm khuất dưới nước..



Getty Images/China Photos

trong số đó có các di tích cỗ còn sót lại của giống người “Ba” đã từng cư ngụ trong vùng này 4,000 năm trước, theo tin của CNN. (Source: PBS) Đập thủy điện này càng làm cho nạn hạn hán tại TQ vào năm 2011 thêm trầm trọng.



Flickr/Euclid vanderKroew

Theo tờ The New York Times cho biết thì dù chưa có bằng chứng cụ thể nhưng những chỉ trích đều cho rằng đập thủy điện đã khiến cho mức phân phối nước bị giảm đi ở các vùng hạ lưu khiến người dân trong những vùng đó không kiếm ra nước uống trong thời gian hạn hán kể từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2011 January-April 2011,. Thông tấn xã tỉnh Tứ Xuyên cho biết số người bị ảnh hưởng hạn hán lên tới 10 triệu người. Nạn hạn hán này được cho là tệ nhất trong vòng 50 năm qua. (Source: Nature)
Nạn hạn hán đã làm tắt nghẻn thủy lộ ở hầu hết những điểm được cho là thuận lợi của Đập: Các tàu thuyền bị mắc cạn, miền trung và miến đông của TQ bị thiếu hụt điện.



Getty Images/Andrew Wong (Source: Nature)

Các chuyên gia về môi trường nói rằng hồ chứa của đập đã tích lủy rác rến của các thành phố và các nhà máy.



Getty Images/China Photos

Trên 265 tỷ gallons nước cống được thải vào sông Dương Tử hàng năm và giờ đây chúng lại tập trung vào hồ chứa thay vì trôi xuống vùng hạ lưu và ra biển. Tuy nhiên theo tin của NPR thì chính quyền xác định rằng các nhà máy xử lý nước cống đã kiểm soát được nạn ô nhiểm này. (Source: PBS)
Nhưng cuối cùng thì chính quyền phải thừa nhận rằng có nhiều vấn đề phát sinh trong năm 2011, tức 5 năm sau khi đập thủy điện được xây dựng.



Wikimedia Commons

Quốc vụ Viện của Trung Quốc nói rằng họ đã biết về một số vấn đề đó ngay trước khi xây đập cách đây 17 năm, trong khi một số vấn đề khác đã được phát sinh kể từ đó bởi vì “tình hình kinh tế và xã hội đã tạo ra những đòi hỏi mới”. Nhưng, tuy với những thừa nhận chậm trể này, đập thủy điện vẫn luôn tạo vấn đề tranh cải. Một phần ba tổng số các nghị viên đã bỏ phiếu phản đối đập thủy điện này hoặc tránh né bàn cải đến. (Source: the BBC). Nhưng Trung Quốc vẫn muốn xây dựng thêm nhiều đập thủy điện nữa.



Getty Images/China Photos

Có nhiều dự án xây một loạt đập thủy điện trên một đoạn sông trong vùng thượng lưu sông Dương Tử mà nếu cọng lại thì lượng nước tích trử sẽ lớn gấp hai hồ chứa nước của Đập Tam Hiệp. Nhưng theo tin của AP, không những vùng này thường bị địa chấn, mà dự án này còn khiến cho Đập Tam HIệp bị thiếu hụt nước..
Những dự án khác gồm cả xây dựng nhiều đập dọc dòng sông Nu (tức sông Salween chảy xuyên từ Tây Tạng qua Trung Quốc, Miến Điện và Thái Lan) và ở thượng nguồn sông Mekong, nhưng theo tin của Foreign Policy thì đó là những dự án tai hại cho môi trường và sinh vật hiếm ở dọc các sông nầy (Source: Nature)
Ở trong thời bình thì Đập Tam Hiệp đóng góp rất tích cực cho sự phồn thịnh của nhân loại, nhưng ở trong thời chiến tranh với nhiều va chạm quyền lợi thì nó trở nên một mối đe dọa cho nước TQ vì nếu địch quân nhắm vào việc phá hủy chiếc đập này ắt sẽ gây tai họa khủng khiếp cho TQ.
Vì sao ? Dưới đây là những lý do:





- Trong khi tsunami (sóng thần) do thiên nhiên tạo ra, phát xuất từ đại dương tràn vào lục địa gây ra sự tàn phá và chết chóc kinh hoàng cho một vùng dân cư rộng lớn (như đã xảy ra ở Nam Duơng, Thái Lan, Nhật Bản trong quá khứ gần đây) .. thì ngược lại, ở Đập Tam Hiệp có thể tạo ra hiện tượng tsunami do con người gây nên khi phá hủy đập này.
Vì tham vọng mà mù quáng mà người Tàu đã tạo thù oán với thế gìới và chỉ cần một hành động nhỏ của kẻ địch là khối tsunami ở đập Tam Hiệp sẽ ào ra.
Hiện tượng nầy sẽ tàn phá và chết chóc cho TC trong khoảnh khắc từ 5,10 giây cho đến 30 phút là xong tất cả !!
Sẽ không có một sức lực nào trên thế gian có thể cưỡng lại hay ngăn chận được cơn sóng thần do đập vỡ tạo ra.
- Hằng trăm triệu dân Tàu sẽ bị cuốn ra biển Đông theo con sông Dương Tử rộng lớn.
- 1/3 nước Tàu – vùng thịnh vượng nhất – mà dân cư sinh sống sẽ bị chôn vùi trong nước lụt...
- Các di tích lịch sử mà TC thường hãnh diện với thế giới hằng ngàn năm qua, sẽ tan biến trong nước lũ.
- Hằng ngàn thành phố lớn nhõ sẽ bị ngập lụt..
- Hằng chục ngàn nhà máy kỹ nghệ, xưỡng, hãng sản xuất hàng để xuất cảng sẽ bị tàn phá, ngập nước và sẽ bị trôi di mất tang mất tích.
- Hằng trăm ngàn làng mạc, lớn nhỏ sẽ bị nước từ hồ chứa của Đập Tam đổ xuống làm ngập lụt.
- Hàng chục ngàn tàu bè thương mãi, kỹ nghệ, du lịch sẽ bị tan tành vì hằng triệu tấn nước đỗ xuống hằng giây .. nhận chìm chúng trước khi tống chúng ra Biển Đông ..
- Nền kinh tế của TQ.. bỗng dưng khựng lại .. hệ thống xuất cảng trong bao năm qua ..mặc nhiên trở thành hệ thống nhập cảng mọi mặt để cho dân chúng xử dụng. Nạn đói sẽ hoành hành trong quốc gia mang mộng xâm lược này..
- Trung cọng sẽ không còn ngóc đầu lên nỗi.
Từ trước đến nay, TC cứ tưởng là công trình xây cất Đập Tam Hiệp là khôn ngoan, là nguồn cung cấp điện năng lớn lao nhất thế giới của TC, cực kỳ rẽ tiền, tiện lợi cho kỹ nghệ sản xuất, nhưng với sự tính toán của các chiến lược gia HK cũng như Á châu thi Đập Tam Hiệp có thể trở thành của nợ .. duy trì nó thì lợi bất cập hại mà tháo gỡ nó là không thể được ..
Nếu tình hình thế giới căng thẳng do mộng xâm lăng của Trung Cọng tạo nên thì Đập Tam Hiệp (Trung cọng) sẽ trở thành mục tiêu – con tin vĩnh viễn -- cho Hoa Kỳ.
Nếu Hoa Kỳ không lợi dụng quan điểm chiến lược nầy thì sẽ trở nên chàng khỗng lồ khờ khạo nhất thế giới. Nhưng liệu nếu có chiến tranh thực sự thì Hoa Kỳ có đánh sập Đập Tam Hiệp không ?
Thiết nghĩ chiến tranh của thế kỷ 21 sẽ không nhằm gây tai họa cho dân lành cho nên các nhà chiến lược chỉ để Đập Tam Hiệp trong tầm nhìn chiến lược dự phòng thôi chứ không mang ra thực hiện, cũng giống như kho vũ khí nguyên tử của Hoa Kỳ có thừa sức để hủy diệt bất cứ quốc gia nào nhưng họ sẽ không bao giờ đem ra xữ dụng mà chỉ để trưng bày như thánh vật nhằm răn đe.
Thiết nghĩ chiến lược hiện nay, khi nhắm triệt hạ chính quyền của một nước là … thay vì giết dân của nước đó làm cho chính quyền mất đi nhân lực thì trái lại, các chiến lược gia chỉ nhắm vào kinh tế và tâm lý của người dân, họ sẽ cấm vận đối với chính quyền đó, sẽ khiến cho tâm lý của người dân ghét bỏ chính quyền của họ và tự động đứng lên tố cáo và đạp đổ nó mà thôi.
Theo chiến lược này, thế giới tự do không muốn trở thành kẻ thù của nhân dân một nước nào cả, mà là trở thành bạn hữu, nếu nhân dân của một nước muốn triệt hạ chính quyền của họ thì thế giới tự do sẽ đóng vai một người bạn của dân tộc đó (chứ không phải thù gây chiến tranh và chết chóc) đứng ở ngoài giúp đỡ dân tộc này chống lại chính quyền thù địch của họ, giúp họ hiểu rằng đó là một chính quyền đáng ghét và bất tài, gây nghèo đói cho dân và đang tạo nhiều thiệt thòi cho dân. Chỉ bao giờ người dân trong một nước hoàn toàn ngu muội theo phe của chính quyền để chống lại thế giới tự do thì lúc đó mới là trường hợp cần phải xử dụng đòn phép cuối cùng là tàn phá đất nước của họ vì … cả chính quyền lẫn nhân dân của nước đó đều xứng đáng bị trừng phạt bởi họ luôn nuôi dưởng cơn mộng xâm lăng làm bá chủ thiên hạ và ức hiếp và nô lệ hóa các nước lân bang .
Chính quyền Trung Quốc biết rõ sự mong manh của họ đối với nhân dân, nếu họ càng ra tay đàn áp thì họ càng dễ bị lật đổ, vì thế họ phải hết sức lấy lòng dân, họ vuốt ve dân bằng “chủ nghĩa Đại Hán”, xúi dân tộc Tàu kiêu ngạo và hãnh diện với sức mạnh của Trung Quốc hiện tại, và khi dân Đại Hán đã kiêu ngạo rồi thì thế giới khó lòng mở trí cho họ biết được sự sai trái của họ. Và dân tộc Hán cùng với chính quyền Cọng Sản TQ sẽ cùng nhau gánh vác tội lỗi xâm lăng của họ và chịu sự trừng phạt xứng đáng của thế giới tự do.
Với chiến lược khôn ngoan của thế giới tự do (đặc biệt là Hoa Kỳ) muốn trở thành bạn của các dân tộc và luôn đứng cạnh những dân tộc bị đàn áp để giúp đỡ chống lại cường quyền thì… những chính quyền đàn áp dân (như chính quyền Việt Cọng hiện nay) sẽ mặc nhiên trở nên một chướng ngại đầy ngu dốt trước mắt người dân, vì càng đàn áp nhân dân của mình, thì dân mình càng ghét bỏ mình và tiếp đó là người dân sẽ ngãnh mặt để hoan nghênh tiếp đón bàn tay giúp đỡ của thế giới để đánh lại họ.
Việt Nam tuy không có chiếc đập thủy điện nào tích chứa lượng nước lớn đáng để đánh phá, nhưng chính sự đàn áp của chính quyền đối với dân Việt đã là một chiếc đập khổng lồ tích lũy sự căm hờn của dân tộc, và chắc chắn chiếc đập chứa căm hờn này sẽ vỡ ra trong những ngày sắp tới để quét sạch bọn chính quyền khốn nạn ra ngoài biển Đông để chúng bơi lội vẫy vùng với bọn cá mập ngoài đó.
Điền Phong


Chiến lược thâm hiểm của Trung Quốc


Chiến lược thâm hiểm của Trung Quốc
 
Nói về Biển Đông mà không nắm vững chiến lược và chiến thuật của Hoa Kỳ cũng như Trung Quốc, chỉ đọc các tin tức về các diễn biến đang diễn ra mỗi ngày, thường được thổi phòng để phục vụ cho các mục tiêu từng giai đoạn, rất khó biết được chính xác “Địch” và “Đồng Minh” đang làm gì và sẽ đưa Biển Đông đi tới đâu. Suy nghĩ và hành động theo cảm tính thường đưa tới chiến bại.
Chúng tôi đã viết nhiều bài nói về chiến lược của Mỹ ở Biển Đông dựa trên sự phân tích và phê phán của một số chuyên gia quốc tế, đó là xử dụng “chiến lược chiến tranh ủy nhiệm” (poxy war strategy) bằng cách gây áp lực và thúc đẩy các quốc gia trong khu vực hình thành một lực lượng đối phó với Trung Quốc, còn Mỹ chỉ đứng ngoài yểm trợ, bán vũ khí và xin gia tăng chi phí quốc phòng để sáng chế các vũ khí mới. Chiến lược này đã được áp dụng tại Trung Đông và đang thành công, nhưng nó đã thất bại khi thử đem áp dụng tại Đông Âu. Còn tại Biển Đông thì sao?
Related image
Giáo sư Alexander L. Vuving
Chúng tôi cũng đã nghiên cứu, nói và viết nhiều lần về mục tiêu và chiến lược của Trung Quốc tại Biển Đông. Qua các cuộc nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng công trình nghiên cứu và phân tích của Giáo sư Alexander L. Vuving về vấn đề này rất hữu ích. Ông là Giáo sư trường Đại Học Tulane, dạy về các môn Quan hệ Quốc tế và đang tham gia vào Các cuộc Nghiên cứu về An ninh của Trung Tâm Á Châu Thái Bình Dương Daniel K. Inouye ở Honolulu, một viện nghiên cứu của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Chúng tôi xin tổng kết những tài liệu chính của ông về Biển Đông để giúp độc giả thấy rõ hơn tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông, cách thức hành động của Trung Quốc để đạt mục tiêu  họ muốn, Mỹ và các cường quốc đang đối phó như thế nào.
THỰC HIỆN “GIẤC MƠ TRUNG QUỐC”
Giáo sư Alexander L. Vuving cho rằng chiến lược lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc chỉ là một phần của một nỗ lực lớn hơn để đạt được “Giấc mơ Trung Quốc”, khôi phục lại vị trí mà Trung Quốc tự cho là chỗ đứng xứng đáng của họ, đó là ở trên đầu các quốc gia khác.
Chúng tôi xin nhắc lại, ngày 17.3.2013, tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 12, kỳ họp thứ nhất. Tập Cận Bình được bầu làm Chủ tịch Nước. Trong bài phát biểu ông đã đề cập đến cụm từ "Giấc mơ Trung Quốc ". Sau đó cụm từ này được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc. Tập Cận Bình mô tả rằng "Sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa là giấc mơ lớn nhất của Trung Quốc". Ông cũng tuyên bố rằng những người trẻ tuổi nên "dám ước mơ, làm việc cần mẫn để thực hiện những ước mơ và đóng góp vào sự phục hồi của quốc gia".
Sau đó, Tập Cận Bình đưa ra quyết định tái cơ cấu, hiện đại hóa và tăng cường khả năng chiến đấu của quân đội Trung Quốc nhằm mục đích bắt kịp trình độ các cường quốc ở châu Âu và Mỹ, mở rộng phạm vi hoạt động của quân đội Trung Quốc ra bên ngoài lãnh thổ quốc gia.
Giáo sư Alexander L. Vuving cho rằng nếu các đối thủ của Trung Quốc không có đối sách bẻ gãy chiến lược này, Trung Quốc sẽ nổi lên như là chúa tể của Biển Đông, ít nhất là trong nhận thức của hầu hết các nước trong khu vực. Từ đây, sẽ chỉ còn vài bước để vươn tới vị trí bá quyền khu vực và toàn cầu. Theo ông, trong thực tế, huyết mạch của nền kinh tế châu Á chạy qua Biển Đông, và châu Á đã trở thành chấn tâm kinh tế thế giới, ai kiểm soát Biển Đông sẽ thống trị châu Á, và bất cứ ai thống trị châu Á sẽ thống trị thế giới.
CHIẾN LƯỢC LẮT LÉO CỦA TRUNG QUỐC
Alexander L. Vuving nói rằng Trung Quốc đang theo đuổi một chiến lược dựa trên những nguyên tắc rất khác với lối nghĩ thông thường. Triết lý đằng sau chiến lược này có thể được tìm thấy trong Binh pháp của Tôn Tử. Ý tưởng then chốt là làm sao để “không đánh mà vẫn thắng” (winning without fighting). Mục tiêu tổng thể là giành quyền kiểm soát Biển Đông nhưng không phải thông qua các trận đánh lớn mà qua các hoạt động từng bước thay đổi thực địa, tạo dựng một sân chơi có lợi cho mình, làm thay đổi về mặt tâm lý những tính toán chiến lược của các quốc gia khác. Lý luận cơ bản của chiến lược này là khéo léo tác động lên các cấu hình chiến lược của khu vực để làm thay đổi thực tế theo xu hướng có lợi cho sự thống trị của Trung Quốc.
Ngày 28.5.2013, tờ Daily Mail Trung Quốc xuất bản bài viết với tiêu đề “Trung Quốc tự hào chiến lược khôi phục các đảo, bãi đá ngầm bị Philippines chiếm đóng” dựa trên cuộc phỏng vấn truyền hình với Tướng Trương Triệu Trung của Quân Đội Nhân Dân Trung Quốc. Ông này cho biết Hải Quân đang vây hãm đảo Scarborough, đảo nằm trên Biển Đông và đang là tâm điểm tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines, như chiếc "cải bắp" với nhiều tàu chiến. Khi có tranh chấp lãnh hải, đầu tiên Trung Quốc đưa tàu cá đến khu vực, tiếp theo là tàu hải giám và cuối cùng là tàu chiến. Mỗi lúc thích hợp lại sử dụng một lớp, xiết chặt dần hơn để khẳng định yêu sách của Bắc Kinh. Chiến lược này được gọi là “chiến lược bóc lá bắp cải” hay “chiến lược tằm ăn dâu”.
Theo Xinhua, tính đến cuối năm 2013, hơn 50.000 tàu cá của Trung Quốc được trang bị hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu, giúp kết nối với lực lượng tuần duyên Trung Quốc mỗi khi có sự cố trên biển. Họ chỉ phải trả 10% giá trị thiết bị, còn lại chính quyền hỗ trợ. Các ngư dân ở đảo Hải Nam nói với Reuters rằng chính phủ khuyến khích họ đi đến các vùng có tranh chấp. Mỗi tàu có động cơ 500 mã lực được trả 320-480 USD mỗi ngày. Bình luận trên National Interest, tác giả Harry J. Kazianis cho rằng vũ khí lợi hại nhất của Bắc Kinh không phải là quân sự mà có thể là các tàu cá.
 Image result for china fishing boat
Các tàu đánh cá Trung Quốc đang ra khơi
Theo Giáo sư Alexander L. Vuving, có ba yếu tố cần có để theo đuổi chiến lược bành trướng lắt léo của Trung Quốc. Yếu tố đầu tiên là tránh tối đa những trận đánh lớn. Yếu tố thứ hai là kiểm soát các vị trí chiến lược trong khu vực nếu những vị trí này còn chưa có ai chiếm hữu. Cần phải chiếm một cách âm thầm lén lút nếu có thể, và bằng một cuộc xung đột có giới hạn nếu cần thiết. Yếu tố thứ ba là phát triển những vị trí này thành các trạm kiểm soát mạnh, các trung tâm hậu cần vững chắc và các căn cứ triển khai sức mạnh quân sự một cách hiệu quả. Tất cả đến nhằm thiết lập uy thế và chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
THÀNH QUẢ TRUNG QUỐC ĐẠT ĐƯỢC
Kể từ năm 2014, quần đảo Trường Sa đã trở thành một công trường xây dựng lớn độc nhất vô nhị. Hàng chục tàu của Trung Quốc đã làm việc suốt ngày đêm, cắt san hô và nạo vét cát đáy biển để biến những rạn đá chìm thành đảo nổi nhân tạo. Trong vòng chưa đầy một năm, Trung Quốc đã tạo ra hơn 10 km vuông đất mới trên 7 địa điểm khác nhau trên cả quần đảo mà tổng diện tích đất ban đầu chỉ có khoảng 4 km vuông. Bãi Chữ Thập, chìm ở thuỷ triều cao khi bị Trung Quốc chiếm đóng vào năm 1988, giờ đã là một hòn đảo rộng 2,74 km2 đủ lớn để chứa một đường băng dài 3.100 mét và một bến cảng rộng 63 ha. Tuy là đảo nhân tạo, Bãi Chữ Thập đã gấp gần 6 lần diện tích hòn đảo tự nhiên lớn nhất ở Trường Sa là đảo Ba Bình, nhưng nó vẫn nhỏ hơn hai hòn đảo nhân tạo khác. Vào tháng 6 năm 2015, Trung Quốc đã tạo được 4 km vuông đất tại Xu bi và và 5,6 km vuông đất tại Vành Khăn, và những con số này vẫn đang tiếp tục tăng trưởng.
     Related image
            Cảnh đảo Phú Lâm
Trên đảo Phú Lâm, Trung Quốc gần đây đã nâng cấp một đường băng dài 3.000 mét và một cảng nước sâu dài 1.000 mét. Đường băng này có khả năng đón nhận ít nhất 8 máy bay thế hệ thứ tư như máy bay chiến đấu SU-30MKK và máy bay ném bom JH-7, trong khi các bến cảng có thể tiếp nhận những tàu có trọng tải từ 5.000 tấn trở lên. Một đường băng và một cảng có kích cỡ tương tự đã được xây dựng tại Bãi Chữ Thập.
Trung Quốc có thể không tấn công những thực thể địa lý mà các quốc gia khác đang chiếm đóng nhưng họ sẽ tăng cường nỗ lực bí mật kiểm soát những thực thể địa lý chưa có người nhưng ở vào những vị trí chiến lược. Trung Quốc sẽ không chịu đưa tranh cãi ra toà, và vì là quốc gia mạnh nhất trong khu vực, Bắc Kinh có thể thi hành bất cứ điều gì mà họ tự cho là hợp pháp. Mục tiêu của Bắc Kinh dường như là muốn chiếm ưu thế trên không và trên biển vào những lúc mà không có sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ. Trung Quốc có thể sẽ không cản trở các tuyến thương mại trên không và trên biển ở Biển Đông, nhưng sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu như Trung Quốc sẽ thỉnh thoảng chặn một số tàu thuyền và máy bay, cả dân sự lẫn quân sự, của những quốc gia phản đối những nỗ lực bá quyền khu vực của họ.
RỒI BIỂN ĐÔNG SẼ ĐI VỀ ĐÂU?
Giáo sư Alexander L. Vuving đặt câu hỏi: Vậy kết cục của cuộc chơi xây dựng đảo này sẽ là gì? Và ông trả lời:
Vai trò của các hòn đảo nhân tạo này trong thời kỳ chiến tranh và ở phương diện luật biển rất đáng hoài nghi. Những hòn đảo này quá nhỏ và quá cô lập để có thể chống đỡ các cuộc tấn công lớn, chúng có thể dễ dàng trở thành gánh nặng trong thời gian chiến tranh. Chỉ là đảo nhân tạo, những thực thể địa lý này sẽ không thể được hưởng một vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Vậy tại sao Trung Quốc lại đầu tư những nguồn lực khổng lồ để tạo ra những hòn đảo này? Trung Quốc cần những đảo này làm gì?”
Khi vẽ đường chín đoạn, Trung Quốc muốn dựa vào học thuyết “vùng nước lịch sử” (historic water) để coi Biển Đông như ao nhà của Trung Quốc. Nhưng Luật Biển năm 1982 không công nhận “vùng nước lịch sử”, nên Trung Quốc quyết định dùng sức mạnh để áp đặt tham vọng của họ. Tuy nhiên, vì sức mạnh của Trung Quốc chỉ có giới hạn, Trung Quốc phải áp dụng “chiến lược tằm ăn dâu” để lấn chiếm dần. Nhưng các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng, như Giáo sư Alexander L. Vuving đã phân tích, có giá trị rất ít về phương diện quân sự cũng như kinh tế, và khi chiến tranh xảy ra, nó có thể bị thanh toán một cách dễ dàng.
Phải chăng khi nhận ra tham vọng và các yếu điểm về chiến lược của Trung Quốc, Hoa Kỳ đã tương kế tựu kế, tuyên bố “xoay trục” về Á Châu và “biểu dương khí thế” để khích thích Trung Quốc gia tăng việc thiết lập các căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông, rồi thổi phồng lên để xin gia tăng chi phí quốc phòng như tờ Washington Post đã tố cáo?
Báo cáo “Hiện đại hóa hải quân Trung Quốc: Ảnh hưởng đối với hải quân Mỹ” do Quốc hội Mỹ công bố cho biết số lượng tàu ngầm của Trung Quốc hiện nay dao động trong khoảng 66 đến 75 chiếc. Theo phân tích của Ủy ban Quân sự Hạ viện Mỹ, số lượng tàu ngầm của quân đội Trung Quốc có thể đạt con số 99 chiếc vào trước năm 2030.
Trong khi đó, lực lượng chống ngầm của Mỹ và đồng minh quá mạnh. Chỉ riêng Mỹ và Nhật Bản đã có gần 200 chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C Orion, P-1 Kawasaki và P-8A Poseidon. Số lượng máy bay này thừa sức giăng thiên la địa võng khắp Biển Đông và Biển Hoa Đông, phong tỏa lối ra vào Thái Bình Dương. Trung Quốc lại thiếu căn cứ tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo, chỉ có một căn cứ tàu ngầm chiến lược tại đảo Hải Nam. Các chuyên gia Mỹ nói rằng các lực lượng tàu ngầm Trung Quốc còn rất nhiều điểm yếu mà nếu khai thác triệt để thì việc tiêu diệt lực lượng này là không quá khó.
Nhìn qua các chiến lược và chiến thuật của Địch và Đồng Minh trên Biển Đông, chúng ta thấy rằng số phận của Biển Đông đã vượt ra ngoài tầm tay của các nước nhỏ trong vùng như Việt Nam, Philippines và Mã Lai. Do đó, phương thức tranh đấu để bảo vệ Biển Đông của người Việt đấu tranh hiện nay không có tác dụng nào đáng kể.
Ngày 16.6.2016
Lữ Giang