Thursday, July 31, 2014

Tôi chửi tôi, tôi chửi Chính phủ, chửi cả Đảng.

Tôi chửi tôi, tôi chửi Chính phủ, chửi cả Đảng.

Là một thành viên của một dân tộc được xem là thông minh, cần cù, chịu thương chịu khó, quật cường, 4000 năm văn hiến, ấy vậy mà tôi không có được một đức tính của dân tộc là "thông minh". Sao vậy? Tôi đã vấp ngã trong bán chác với bọn thương lái Tàu một lần, vì chúng nó ma mãnh siêu quá. Nhưng vấp ngã đến lần thứ mấy rồi tôi mới khẳng định lỗi tại tôi: tôi không nhìn xa hơn cái mũi của mình. Tôi thiếu thông minh viễn kiến.

Từ vụ nuôi ốc vàng vì bọn thương lái Tàu vừa bán ốc con với giá rẻ vừa thu mua ốc lớn với giá cao nên tôi bỏ bê ruộng nương để kiếm lợi. Được vài vụ chúng nó không mua nữa! Ốc vàng đành phải thải ra ruộng ra sông mà không cần biết chúng sẽ ra sao. Kết quả là ốc vàng ăn ngấu ăn nghiến ruộng vườn để sinh sôi nẩy nở. Trước đó tôi đã rơi vào vụ mua nuôi chim cút của Tàu để bán trứng lại cho chúng nó với giá cao. Được hời. Khi cút của nó đã bán ra hết rồi thì chúng cuốn gói đi biệt. Thế là gánh trên vai những đàn cút phải cho nó ăn hàng ngày với thức ăn luồn lậu từ Tàu, bao nhiêu tiền hời rồi lại đổ vào đấy cho đến khi hết tiền thì cút cũng chết mà trứng cũng thối.

Tôi chửi tôi vì chỉ thấy cái lợi trước mắt cho tôi đến khi bị ma giáo hiểm độc lần 1, lần 2, lần 3... mới chịu mở mắt. 

Cũng với bọn thương lái Tàu, chúng nó tìm mua móng trâu, rễ quế vì móng trâu bọn Tàu thu mua giá hời hơn cả mua lại con trâu, còn rễ quế thì giá như vàng. Đâu chỉ mình tôi, làng làng xóm xóm thi nhau giết trâu bán móng, đào bới rễ quế. 
Khi chúng ngừng mua thì cả làng ngơ ngác nhìn nhau, đành quay về nương rẫy thì ôi thôi còn trâu đâu nữa mà cày, quế rụi vì mất rễ. Lại đói. Thương lái Tàu sao khôn đáo để, chiêu của chúng vừa độc vừa thâm. Rồi đến vụ thu mua dừa, khoai lang...đất trồng lúa thành ruộng lang, vườn dừa để được giá hời với Tàu. Rồi cũng đùng một cái thương lái Tàu lại trốn biến mất. Trở lại trồng lúa đâu phải ngày một ngày hai. Chính quyền ở đâu, Đảng ở đâu? Dân ngu thì họ phải làm cho dân "sáng mắt sáng lòng" chứ.

Bây giờ mới ngộ ra. Đâu phải mình tôi không biết nhìn xa hơn mũi. Chính quyền cũng thế. Vì cái lợi trước mắt nên để bọn thương lái Tàu tha hồ vào ra, thu mua, ra chiêu như chỗ không người. Chúng lại gom ruộng lúa để trồng thanh long. Thanh long chúng làm gì không biết nhưng ruộng lại mất lúa, gạo thiếu xuất khẩu.

Cũng vì cái lợi trước mắt nên Tàu ra chiêu được ở cảng quân sự Cam Ranh, chỉ cách cảng 300m, vừa nuôi cá vừa dòm ngó. Đó là chiêu độc của thương lái gián điệp Tàu và chính quyền quân sự Cam Ranh đã mắc câu vì có món tiền béo bở chia nhau.

Vụ Bô Xít ở cấp nhà nước còn tệ hại hơn. Tiền của Tàu nên nhà thầu, công nhân phải là của Tàu, vật liệu xây cất từ cái bô, cái ống nhổ cũng đưa từ Tàu sang. Khoáng sản khui ra thì cứ về Tàu.
Nếu chiến tranh xảy ra thì chúng nó đã có đầu cầu ngay nơi vùng chiến lược, thông qua con đường tiếp tế Miên, Lào để đánh vào lưng chúng ta. Chúng nó sẽ phá hồ thải Bô Xít để chất thải chảy ra tràn ngập, hủy diệt chúng ta dài hạn, hiểm độc. Bô Xít là quả bom tạ của Tàu đặt sẵn ở đấy, trước mũi và có sự tiếp tay của chính quyền. Nếu Chính quyền không có lời thì ít ra lãnh đạo chính quyền được hời. Họ cũng không nhìn xa hơn mũi như tôi. Đó là chưa kể đến các vụ thuê đất đầu nguồn chiến lược cho Tàu. 


Tôi chửi chính tôi, tôi chửi Chính quyền, rồi tôi chửi cả Đảng. Đảng ta thông minh, thần thánh mà sao không làm "sáng mắt, sáng lòng" cho dân, cho Chính quyền, để cứ rơi vào cái bẫy ma giáo độc hiểm của thương lái Tàu vì lợi nhuận riêng tư.
Một đảng viên nói rằng Đảng cũng còn rơi vào bẫy ma giáo của Tàu thì "sáng mắt, sáng lòng" cho ai. Vụ Thành Đô, từ Tổng bí thư, Chủ tịch nước, đến nguyên Thủ tướng Phạm văn Đồng đều luồn trôn vào cái bẫy quá dễ dàng.
Một cán bộ cao cấp về hưu thì lắc đầu không tán thành: "Đảng ta tài tình, bách chiến bách thắng thì làm sao mà vào bẫy của ai. Biết đấy chứ, nhưng ta có lợi khác mà ít ai biết". Lợi gì thì cán bộ cao cấp lắc đầu quầy quậy, không mở miệng. Lợi cho đất nước thì sao không dám mở miệng? Đảng lại được giá hời chứ còn lạ gì.

Đến khi Đảng rước từ Tàu về "16 chữ vàng" thì ông Nguyễn Phú Trọng được hời và Tàu thì ngang nhiên chiếm biển, lấn đảo, đặt giàn khoan. 

Giàn khoan được bọn Tàu khịa đặt ngay trên mũi của các lãnh đạo Việt Nam. Lòng dân căm phẫm đến cực độ đòi Chính quyền kiện chúng nó ngay lập tức. Anh Ba X(ạo) tuyên bố ngon lành phải kiện chúng nó nhưng đ?y trách nhiệm về Bộ Chính Chị . Bộ Chính Chị không dám kiện và câu giờ: nào là kiện thì sợ làm vỡ bát nước đầy, nào là phải chọn thời điểm thích hợp nhất để kiện, nào là chỉ nên xem hàng xóm nặng tiếng với nhau mà thôi, nào là giàn khoan cũng như giàn bầu bí, hết mùa hết bí thì giàn khoan cũng sẽ đi chổ khác thôi. 

Tôi chửi cha luôn cái bọn quân đội, chưa có nước nào mà quân đội sướng như ở nước ta. Quân đội nước ta lãnh lương ăn hưu, nhưng chỉ xui tàu cá của dân và hải giám ra chịu trận, còn quân đội co ro gìn giữ hòa bình để phát triển tham nhũng. Có đồng chí binh nhì bị chửi ức trả lời rằng: nhưng cấp trên không cho đánh thì chị phải chửi ba đời tam đại cấp trên chứ quân đội tội tình gì... 

Tôi vừa chửi tôi, vừa chửi Đảng, chửi tôi một, chửi Đảng mười với tất cả ngôn từ mượn của bà mất gà. Nào là "con quạ mắt xanh mỏ đỏ, móng thép bấu vào mắt để cho cho nó thành đui, thành mù kẻ cắp gà tao". Nặng hơn chứ, tôi sẽ chửi thêm rằng đui mù sớm trở thành "G e n" truyền cho con cháu chúng nó đui mù suốt kiếp, dù có nằm trên đống vàng do tổ tiên chúng tham nhũng để lại... Bà mất gà chửi vì bà mất con gà, còn tôi thì mất cả biển đảo của cha ông, của con cháu. Mất đời đời. Phải chửi nặng hơn đi chứ. Tôi chửi tôi, chửi chính quyền và chửi cả Đảng quanh năm suốt tháng. Đảng không làm cho tôi "sáng mắt sáng lòng". Chồng tôi trừng mắt nhìn tôi: "Em chửi thế ở nhà chỉ có anh nghe, chứ ai vào đấy" vì vậy tôi xin đăng bài này cho Đảng, Chính quyền cùng nghe.

Nguyễn Tố Nga
 

Wednesday, July 30, 2014

Tuesday, July 29, 2014

Hiệp Định Genève 1954



Hiệp Định Genève 1954: Chuyện 60 năm vẫn còn xạo!


Lữ Giang
Ngày 20.7.2014, để ghi nhớ 60 năm ngày ký Hiệp Định Genève 1954, báo chí trong và ngoài nước đã viết khá nhiều về biến cố này. Nhưng mặc dầu các tài liệu bí mật đã được công bố gần hết rồi, phịa sử vẫn còn được tiếp tục xử dụng!
hiepdinhGeneveTôi nhớ có lần tôi nói chuyện trên đài truyền hình Little Saigon TV 57.7 với một tiến sĩ ở Úc sang. Chúng tôi nói về việc tranh chấp chủ quyền đối với các đảo trên Biển Đông, về Hiệp Định Genève 1954, vế công hàm 1958 của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng… Bổng ông ta nói đến cuộc bầu cử thống nhất đất nước được ấn định trong Hiệp Định Genève vào tháng 7 năm 1956, nhưng chính phủ Ngô Đình Diệm không thi hành… Tôi rất ngạc nhiên và lưu ý ông rằng trong Hiệp Định Genève 1954 không có điều khoản nào quy định ngày bầu cử thống nhất đất nước như vậy, nhưng ông vẫn trương gân cổ ra cãi!
Có những người không biết chính xác về lịch sử vì không đọc tài liệu, cứ nói theo cảm tính hay theo tin đồn, nhưng cũng có người lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đa số, dùng phịa sử để đánh lừa dư luận. Hai nhóm tiêu biểu nhất là Đảng CSVN và Phật Giáo Ấn Quang.
Chúng tôi đã viết nhiều bài về Hiệp Định Genève năm 1954 và cuộc di cư vĩ đại lúc đó. Hôm nay chúng tôi chỉ xin nhắc lại hai điểm căn bản thường bị giải thích sai lạc:
(1) Hai bên Việt Nam lâm chiến là quốc gia và cộng sản, không bên vào có quyền gì về những quy định chính trong Hiệp Định Genève 1954. Những quy định này đều do Pháp và Trung Quốc quyết định.
(2) Trong Hiệp Định Genève 1954 không có điều khoản nào quy định rằng một cuộc bầu cử thống nhất đất nước sẽ được tổ chức vào tháng 7 năm 1956.
Phải làm sáng đó hai điểm chính này để phá tan những trò xuyên tạc lịch sử của những tên bất chánh.
PHÁP VÀ TRUNG CỘNG NẮM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH
Hiệp định Genève vừa được ký ngày 21.7.1954 thì ngày 22.7.1954 Hồ Chí Minh đưa ra “Lời kêu gọi sau khi hội nghị Genevơ thành công”, trong đó tuyên bố rằng “Ngoại giao ta đã thắng lợi to lớn”!
Nhưng năm 1979, sau khi bị Trung Quốc “dạy cho Việt Nam một bài học”, Đảng CSVN đã cho xuất bản cuốn “Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua” do Nhà xuất bản Sự Thật phát hành ngày 4.10.1979, tố cáo Trung Quốc đã phản bội Việt Nam. Dưới đầu đề “HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954 VỀ ĐÔNG DƯƠNG VÀ SỰ PHẢN BỘI CỦA NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC”, cuốn Bạch Thư đã cho biết như sau:
Trung Quốc là nước cung cấp nhiều vũ khí nhất cho Việt Nam vào cuối cuộc kháng chiến của nhân dân Việt nam chống thực dân Pháp. Những người lãnh đạo Trung Quốc đã lợi dụng tình hình đó để đứng ra làm người thương lượng chủ yếu đối với đế quốc Pháp, câu kết với chúng và cùng nhau thoả hiệp về một giải pháp có lợi cho Trung Quốc và Pháp, không có lợi cho nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào và nhân dân Campuchia…
Họ đã hy sinh lợi ích của nhân dân ba nước ở Đông Dương để bảo đảm an ninh cho Trung Quốc ở phía nam, để thực hiện mưu đồ nắm Việt Nam và Đông Dương, đồng thời để có vai trò là một nước lớn trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế, trước hết là ở châu Á…
Lợi dụng vị trí là một nước viện trợ quân sự chủ yếu và nắm con đường vận chuyển duy nhất chi viện cho Việt Nam, đồng thời lợi dụng việc Pháp không muốn nói chuyện trên thế yếu với Việt Nam, những người lãnh đạo Trung Quốc đã tự cho phép mình đàm phán trực tiếp với Pháp để thoả thuận về những điểm cơ bản của một giải pháp về vấn đề Đông Dương…”
Rõ ràng Việt Minh công nhận rằng Hiệp Định Genève được ký kết vì quyền lợi của Pháp và Trung Quốc chứ không phải vì quyền lợi của Việt Nam. Câu chuyện đã diễn ra đại khái như sau:
Lúc đó Việt Nam có hai phái đoàn: Phái đoàn Việt Minh do Phạm Văn Đồng, Bộ trưởng Ngoại Giao cầm đầu. Phái đoàn chính phủ Quốc Trưởng Bảo Đại lúc đầu do ông Nguyễn Quốc Định, Tổng̣ trưởng Ngoại Giao trong chính phủ Bảo Lộc. Từ 7.7.1954 do Bác sĩ Trần Văn Đỗ, Bộ trưởng Ngoại Giao trong chính phủ Ngô Đình Diệm.
Ngày 14.6.1954, chính phủ Laniel của Pháp sụp đổ. Mendès France lên thay. Mendès France tuyên bố trước Quốc Hội Pháp rằng trong vòng một tháng ông phải thực hiện được cuộc ngưng bắn. Nếu đến ngày 20.7.1954 ông không thực hiện được điều đó, ông sẽ từ chức.
Ngày 24.6.1954, Thủ Tướng Mendès France họp với Tướng Ély, Guy la Chambre, Chauvel và Parodi, sau đó ra chỉ thị cho phái đoàn Pháp ở Genève đề nghị chia đôi Việt Nam ở vĩ tuyến 18, (ngang sông Gianh, phía bắc Quảng Bình).
Trước đề nghị của Pháp, ngày 28.6.1954, Tạ Quang Bửu, đại diện phái đoàn Việt Minh, đòi chia ở vĩ tuyến 13 (ngang sông Đà Rằng, ở phía nam Tuy Hòa).
Trong hai ngày 11 và 12.7.1954, Thủ Tướng Mendès France họp mật liên tục với Molotove, Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng về những điểm căn bản cần được thỏa thuận. Ngày 12.7.1954, Chu Ân Lai và Mendès France đã thỏa thuận lấy vĩ tuyến 17 (ngang sông Bến Hải, phía bắc Quảng Trị) để chia đôi Việt Nam. Phạm Văn Đồng đồng ý chia đôi Việt Nam, nhưng đòi chia ở vĩ tuyến 16.
Ngày 20.7.1954 họp tại biệt thự Le Bocage, tư dinh của Molocov tại Genève, có Mendès France, Eden, Châu Ân Lai, Molotov và Phạn Văn Đồng.
Về vĩ tuyến được chọnChu Ân Lai và Mendès France tuyên bố chọn vĩ tuyến 17. Molotov cũng đồng ý như vậy. Cuối cùng, Phạm Văn Đồng cũng phải đồng ý.
Về giải pháp chính trị: Phạm Văn Đồng đòi tuyển cử trong vòng 6 tháng, còn Molotov nói 2 năm sau. Trong khi đó, Pháp và Trung Quốc đòi trung lập hóa Đông Dương. Buổi trưa, Pháp và Trung Quốc rút lại đề nghị đòi trung lập hóa Đông Dương. Nga và Việt Minh cũng đồng ý bỏ thời hạn tuyển cử ra ngoài Hiệp Định.
Sáng 21.7.1954, Hiệp Định đã được Ngoại Trưởng William Price Rogers của Pháp và Ngoại Trưởng Nguyễn Duy Trinh của Việt Minh ký, nhưng lại đề ngày 20.7.1954 cho phù hợp với thời hạn chót mà Thủ Tướng Mendès France đã ấn định.
Tại Sài Gòn, Thủ tướng Ngô Đình Diệm lên tiếng phản đối việc đặt một nửa phần đất nước dưới chế độ cộng sản và ra lệnh treo cờ rủ trên toàn quốc, vì thế phái đoàn Sài Gòn không ký tên vào Hiệp Định.
HIỆP ĐỊNH KHÔNG ẤN ĐỊNH NGÀY BẦU CỬ
Cuộc họp ngày 21.7.1954 cũng đã bàn về giải pháp chính trị, nhưng phái đoàn của chính phủ Ngô Đình Diệm không tham gia vì không công nhận Hiệp Định Genève. Trước khi bế mạc cuộc họp, ông Anthony Eden, Bộ trưởng Ngoại Giao Anh Quốc, đồng chủ tịch Hội Nghị Genève với ông Vyacheslav Molotov, Bộ trưởng Ngoại Giao của Liên Sô, đã đọc Lời Tuyên Bố Cuối Cùng(Final declaration) của hội nghị, nhưng rồi không ai ký tên vì có sự phản đối của Hoa Kỳ và chính phủ Sài Gòn. Lời tuyên bố này gồm 13 điều, trong đó điều 7 có quy định như sau (theo chính bản):
Hội nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị, thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, sẽ phải làm cho nhân dân Việt nam được hưởng những sự tự do căn bản, bảo đảm bởi những tổ chức dân chủ thành lập sau tổng tuyển cử tự do và bỏ phiếu kín.  Để cho việc lập lại hòa bình tiến triển đến mức cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ý nguyện, cuộc Tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7 năm 1956 dưới sự kiểm soát của một ban quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế đã nói trong Hiệp định đình chỉ chiến sự. Kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1955 những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó.”
Trong bài “Hiệp Định Genève 1954: bài học gì cho Bộ Chính Trị ĐCSVN ngày nay?” đăng trên RFI ngày 21.7.2014, Luật sư Lưu Tường Quang ở Úc có nhận xét như sau:
“Lời Tuyên Bố Sau Cùng là một văn kiện chính trị, bày tỏ ý muốn của phe cộng sản (Liên Xô, Trung Quốc và VNDCCH) và được Anh và Pháp đồng ý, nhưng ước muốn tự nó không thể có hiệu lực cưỡng hành như một hiệp ước. Phe cộng sản và một số tác giả phương Tây bằng vào các lời cam kết tôn trọng Hiệp Định Genève mà kết luận rằng Lời Tuyên Bố Sau Cùng là một phần của Hiệp Định và có tính cách ràng buộc. VNCH, thể chế chính trị kế thừa QGVN, không đồng ý với quan điểm nầy.”
Nói rõ hơn, một lời tuyên bố không được toàn thể đồng ý và ký tên, không thể có giá trị pháp lý. Mọi chuyện rõ ràng như vậy, không hiểu một số “học giả”, “sử gia” hay “tiến sĩ” đã dựa vào đâu để quả quyết Hiệp Định Genève quy định tổng tuyển cử vào tháng 7 năm 1956?
ĐI VỚI VIỆT CỘNG ĐƯỢC CÁI GÌ?
Riêng nhóm tăng sĩ trong Phật Giáo Ấn Quang, con đẻ của hai cán bộ cao cấp của Đảng CSVN là Thích Trí Độ và Cư Sĩ Lê Đình Thám trong tổ chức An Nam Phật Học ở Huế, cứ thấy Việt Cộng đưa ra cái gì là nhại lại y nguyên.
Sau khi Hiệp Định Genève được ký kết, ở Sài Gòn Luật sư Nguyễn Hữu Thọ thành lập Phong Trào Hòa Bình để yểm trợ cho Việt Minh, đòi quân đội Pháp rút khỏi miền Nam và tổ chức tổng tuyển cử. Tại Huế, Thích Trí Quang, đệ tử của hai cán bộ cộng sản là Thích Trí Độ và Lê Đình Thám, đứng ra phát động phong trào nầy ở Huế với sự tham dự của một số trí thức Phật Giáo thời đó ở Huế như Bác sĩ Lê Khắc Quyến, Bác sĩ Thú Y Phạm Văn Huyến, Dược Sĩ Nguyễn Cao Thăng, ông Nguyễn Văn Đảng, Giáo Sư Tôn Thất Dương Kỵ, v.v… Trước tình thế này, ngày 7.11.1954 chính phủ Ngô Đình Diệm đã ra lệnh bắt tất cả những người liên hệ đến Phong Trào Hòa Bình thân cộng. Ông Ngô Đình Cẩn thấy Thích Trí Quang là người đồng hương nên quyết định chiêu hồi cả nhóm này. Trước cái thế chẳng đặng đừng Thích Trí Quang và cả nhóm đã chấp nhận hợp tác và ông Cẩn đã dùng nhóm này để nắm chính quyền và Phật Giáo ở Huế.
Trước phong trào đòi tổng tuyển cử của Việt Cộng và tay sai, năm 1960 chính phủ Ngô Đình Diệm cũng đã cho phổ biến một tập tài liệu có tên là “The Unification of Vietnam” in lại 12 bản tuyên bố của chính phủ được công bố từ 1954 đến 1960 lien quan đến Hiệp Định Genève 1954, giải thích rằng không thể có bầu cử tự do dưới chế độ cộng sản, nên không thể tổ chức tổng tuyển cử, đồng thời xác định lập trường của chính phủ về thống nhất đất nước (xem Viet-Nam Bulletin số 16/1960).
Ra hải ngoại, nhóm Giao Điểm Phật Giáo và vệ tinh của nhóm này cứ nhai đi nhai lại các luận điệu cũ của Việt Cộng, lên án chính phủ Ngô Đình Diệm không thi hành Hiệp Định Genève, tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước vì sợ thua Cộng Sản, do đó Cộng Sản phải đánh chiếm miền Nam. Một thí dụ cụ thể là trong bài “Các cuộc chiến thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam” đăng trên Sách Hiếm, Nguyễn Mạnh Quang cho rằng “nếu có tổng tuyển cử đúng như Hiệp Định Genève 1954 đã quy định, ông Ngô Đình Diệm và chính quyền miền Nam chắc chắn là sẽ bị thảm bại trước hào quang kháng chiến chống xâm lăng với chiến thắng Điện Biên Phủ của ông Hồ Chí Minh và chính quyền miền Bắc…”.
Điều khoản nào của Hiệp Định Genève quy định tổ chức tổng tuyển cử? Nếu tổ chức tổng tuyển cử lúc đó, Hồ Chí Minh có thể thắng với 99.9% tổng số phiếu và nếu muốn có thể thắng với 120%, nhưng không phải vì “hào quang kháng chiến” mà vì tổ chức bầu cử gian lận. Đã 60 năm rồi mà hiện nay Đảng CSVN vẫn còn áp dụng chủ trương “Đảng cử dân bầu” và bầu cử gian lận. Lúc đó làm sao có tự do bầu cử được?
Giáo Hội Ấn Quang vì đi theo Cộng Sản và có tham vọng thành lập một chính phủ Phật Giáo do giáo quyền lãnh đạo, xử dụng lòng hận thù Thiên Chúa Giáo và vọng ngữ như động lực đấu tranh, đưa tới những biến loạn liên tục nên đã bị Mỹ, Cộng Sản và luật nhân quả của Phật giáo nghiền nát ra từng mãnh.
Ngày 24.7.2014
Lữ Giang

Monday, July 28, 2014

HIẾN-PHÁP HOA-KỲ ĐỘC ĐÁO KHÔNG GIỐNG AI


      Nhân đọc bài “Hệ thống  Siêu Quyền Lực Ẩn Danh”, chúng tôi xin lạm bàn đôi điều liên quan đến bản Hiến Pháp Hoa Kỳ.
 
HIẾN-PHÁP HOA-KỲ ĐỘC ĐÁO KHÔNG GIỐNG AI
 
     Trên thế giới ngày nay, Hoa Kỳ là một Siêu Cường Quốc số 1, Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo đảm cho quyền Tự Do của công dân tối đa. Nhưng đặc biệt nhứt là Hiến-Pháp Hoa-Kỳ cũng độc đáo, không giống bất cứ quốc gia nào !
     Sau đây là vài đặc điểm khác biệt của Hiến Pháp Hoa Kỳ :
 
     1.- Vấn đề bầu cử :
           Bầu cử vị Tổng thống Hoa Kỳ, người thắng cử Tổng thống không do số phiếu “phổ thông” do dân bầu, mà lại căn cứ vào số phiếu của “Cử Tri Đoàn” (hay còn gọi là phiếu Đại Cử Tri).
     2.- Chủ tịch Thượng viện :
          Vị Chủ tịch Thượng Viện (Lập Pháp) không do Thượng Viện bầu chọn, mà là do Hiến Pháp chỉ định sẵn là Vị Phó Tổng Thống (Hành Pháp) kiêm nhiệm.
     3.- Chủ tịch Tối Cao Pháp Viện :
          Cũng tương tự như Thượng Viện, vị Chủ Tịch TCPV (Tư Pháp) không do Hội Đồng TCPV bầu chọn, mà lại do Tổng Thống (Hành Pháp) chỉ định.
     4.- Quyền “ngâm tôm” các “Dự Luật”:
          Tại Tối Cao Pháp Viện & Thượng Viện, mỗi Viện đều có một ủy ban đặc biệt có quyền “ngâm tôm” một đơn “khiếu kiện” hay một “Dự Luật”, của cá nhân hay cơ quan nào đó, nếu Ủy Ban nầy xét thấy “bất lợi” cho chánh sách của quốc gia. Xin đơn cử ra đây một vài thí dụ :
     a.- Tối Cao Pháp Viện đã “ngâm tôm” đơn khiếu kiện của các Toà Án dưới về cái Giấy Khai Sanh của ứng cử viên tổng thống Obama. Theo luật, ứng cử viên tổng thống phải sanh ra tại Mỹ. Nhưng ông Obama lại sanh ra tại Kenya (Phi Châu) và “hợp thức hoá” tại Hawaii (tương tự giấy Thế Vì Khai Sanh)…
     b.- Thượng Viện đã “ngâm tôm” không đem ra phê chuẩn Công Ước Quốc Tế về Biển Đông năm 1982 (UNCLOS)…
     c.- Thượng viện đã “ngâm tôm” các Dự Luật đòi trừng phạt CS Hànội về các vụ đàn áp đối lập, vi phạm Nhân quyền…
 
      Thoáng nhìn, chúng ta thấy có những cái bất hợp lý như:
      *Ví dụ như ở điểm (1) về Bầu cử Tổng thống, lá phiếu của cử tri phổ thông không “giá trị”  bằng lá phiếu của “Cử Tri Đoàn”.
      *Ví dụ ở điểm (2), ông Phó Tổng thống thuộc Hành Pháp lại làm Chủ Tịch Thượng Viện (Lập Pháp). Tại sao Thượng Viện không tự bầu ông Chủ tịch của mình như ở Hạ Viện ??? Thiệt là… tréo cẳng ngỗng ! (Hành Pháp làm xếp Lập Pháp).
     *Ví dụ như ở điểm (3), tại sao Tối Cao Pháp Viện (Tư Pháp)lại không tự bầu vị Chủ tịch của mình mà lại do Tổng thống chỉ định ? Tức Hành Pháp “xếp” luôn cả Tư Pháp !
     Vậy thì làm sao có TAM QUYỀN PHÂN LẬP cho thật đúng ý nghĩa trong Hiến Pháp của Hoa Kỳ?
     *Ví dụ như ở điểm (4) về quyền “ngâm tôm” các đơn Khiếu Kiện ở TCPV và quyền “ngâm tôm” các Dự Luật ở Thượng Viện. Tại sao chỉ có “một vài người” nào đó ở TCPV hay Thượng Viện lại có cái quyền đó ? Nhìn kỹ, ta sẽ thấy, như ông Chủ tịch Thượng Viện (Phó Tổng thống) cho “ngâm tôm” đạo luật nào đó vì bất lợi cho chánh sách “đối ngoại” của Tổng Thống (Hành Pháp). Và vị Chủ tịch TCPV cũng cho “ngâm tôm” các đơn khiếu kiện… cũng vì bất lợi, có thể gây khủng hoảng cho Quốc gia? v.v...
      Thiệt là điên cái đầu !
 
      Đành rằng Hiến Pháp có một số điều tréo cẳng ngỗng như vậy nhưng không có bất cứ người dân Mỹ nào “khiếu nại”. Có thể chính những cái “tréo cẳng ngỗng” đó đã bảo đảm cho chánh sách đối ngoại của Mỹ vững mạnh… mà trên thế giới nầy chỉ có nước Mỹ áp dụng được, không có bất cứ quốc gia nào dám bắt chước. Biết vậy, thấy vậy, nhưng bảo giải thích rõ hơn thì chúng tôi đành… chịu thua!
     Đặc biệt nước Mỹ theo chế độ Lưỡng Đảng. Đảng Cộng Hoàvà Đảng Dân Chủ thay nhau lên cầm quyền. Và cũng theo Hiến Pháp Hoa Kỳ, người dân có quyền ứng cử Tổng thống hay các vị Dân Biểu, Nghị Sĩ, nhưng trước tiên họ phải thông qua “Bộ Máy Sàng Lọc” trong mỗi Đảng. Phải chăng điều nầy đã lấy mất đi cơ hội của những người ngoài 2 Đảng CH & DC không được ra ứng cử?  
     Thật ra không phải bất cứ người dân Mỹ nào cũng thích tham gia việc chánh trị. Nếu muốn tham gia chánh trị, họ có thể tham gia một trong hai Đảng (gọi là cánh Hữu hoặc cánh Tả). Và người Đảng nầy cũng có quyền bỏ phiếu cho Đảng khác, hoặc bỏ Đảng nầy theo Đảng kia...
 
     Tóm lại, vị Tổng Thống Hoa Kỳ do Hệ Thống Siêu Quyền Lực Ẩn Danh lựa chọn thông qua “bộ máy sàng lọc” trong mỗi Đảng, và sau đó lại qua lá phiếu của  “Cử Tri Đoàn” (tức Hệ thống Siêu Quyền Lực Ẩn Danh)!
 
     Do đó, chúng tôi không ngạc nhiên, vì sao TT Obama, một kẻ hầu như vô danh, nhưng vì mục tiêu “chiến lược” nào đó lại được chọn đưa lên làm TT Hoa Kỳ. Và khi vừa đắc cử Tổng thống, ông đọc một bài diễn văn “hiền khô”, cho nên được tặng ngay cái Giải Nobel Hoà Bình thơm phức. Và rồi người ta thấy TT Obama rút quân vô điều kiện tại Iraq, Afghanistan, thả các tù khủng bố gộc… TT Obama không cho lực lượng SEAL giải cứu Toà Đại Sứ Mỹ bị khủng bố tấn công… Và Obama tuyên bố không đưa quân đội can thiệp ở nước ngoài, v.v…
     Tất cả điều đó là những tín hiệu báo cho các “thế lực thù địch” (đặc biệt là TC) biết,  cứ tha hồ làm trời ở Á Châu đi, đừng có sợ nước Mỹ can thiệp. Bởi vì nước Mỹ dưới thời TT Obama là con… “quịt què”, lại thêm “con gà nuốt dây thun” John Kerry “Vua” phản chiến nữa… thì kể như bọn trùm khủng bố quốc tế yên chí lớn !
     Nhưng nói vậy mà không phải vậy. TT Obama đi theo cái Road Map của Nhóm Siêu Quyền Lực. Từ sau rút khỏi Việt Nam năm 1975, Hoa Kỳ coi như rút khỏi Á Châu, nhường “sân chơi” lại cho Trung Cộng, mặc sức tung hoành ngang dọc. TT Obama dĩ nhiên cũng phải tiếp tục chơi đòn hoả mù lừa địch.
     Và rồi thật bất ngờ, năm 2012 Obama tung ra chánh sách XOAY TRỤC về Á Châu - tức là đòn “Hồi Mã Thương” khiến mấy anh Tàu Phù bị sập bẫy !
     Tóm lại, chúng tôi nghĩ rằng : Nước Mỹ có hai Đảng, nhưng chỉ có duy nhứt MỘT Bộ Chánh Trị : Đó là “Hệ thống Siêu Quyền Lực Ẩn Danh” .
     Xin mời quý vị đọc tiếp bản tài liệu tham khảo dưới đây, may ra có thể giải thích được phần nào về các yếu tố làm nên bản Hiến Pháp Hoa Kỳ. Tác giả bản tài liệu nầy có chỗ “chê” hệ thống chánh trị của nước Mỹ... Tuy nhiên ta cứ đọc để biết cách vận hành của các thế lực bên trong hoặc đàng sau hậu trường chánh trị nước Mỹ đầy phức tạp.

HỆ THỐNG SIÊU-QUYỀN-LỰC ẨN DANH


     GÓP GIÓ 23-7-2014
 
 
HỆ THỐNG SIÊU-QUYỀN-LỰC ẨN DANH
            Xã luận - Nguyệt San Đỉnh Sóng Số #17 (tháng 11/2012)
 
     Nhóm từ “Tập Đoàn Tài Phiệt” là phỏng dịch của hai chữ “Financial Oligarchy”. Từ ngữ “Oligarchy - tập đoàn” có nghĩa đen là “một số người cai trị hay chỉ huy” và nghĩa rộng là một hình thức cơ chế chính quyền trong đó quyền bính thực sự thuộc về một thiểu số người. Những người nầy có thể được phân biệt do giai cấp hoàng tộc, đảng phái – hay đúng hơn, Bộ Chính Trị - liên hệ gia đình, học vấn, tập đoàn, độc đảng như Đảng Cộng Sản, hay quyền hành quân sự. Những quốc gia như thế thường được kiểm soát bởi một số gia đình thượng đẳng truyền lại ảnh hưởng của họ từ thế hệ nầy sang thế hệ tiếp theo.
 
      Xưyên suốt lịch sử, các tập đoàn đều độc tài (dựa trên sự phục tùng của dân chúng mà tồn tại) hay tương đối ít khắc nghiệt hơn. Arsitote đi tiên phong trong việc xử dụng từ ngữ trên như là một đồng nghĩa cho sự cai trị của những người giàu; nhưng từ oligarchy không luôn luôn là sự cai trị bằng của cải, vì những tập đoàn có thể đơn thuần là một nhóm được ưu đãi, và không nhất thiết liên kết bằng huyết thống như trong một nền quân chủ.
       Lịch sử cận và hiện đại có khá  nhiều hình thức cai trị tập đoàn, Liên Hiệp Âu Châu, Liên Xô cũ, Nam Phi, Hoa Kỳ v.v… Nhưng bài viết nầy không đề cập đến những hình thức chính trị tập đoàn và chỉ muốn nhấn mạnh trên tập đoàn tài phiệt (Financial Oligarchy).
     Một số tác giả đương thời đã nhận định rằng hiện tình chính trị ở Hoa Kỳ mang tính chất tập đoàn tài phiệt trong bản chất.
     *Simon Johnson viết rằng “sự tái trỗi dậy của tập đoàn tài phiệt Mỹ thực sự là mới đây”. Đó là một cơ chế mà ông cho là tân tiến nhất thế giới.
    *Jeffrey A, Winters cho rằng “tập đoàn và dân chủ hoạt động bên trong một hệ thống duy nhất, và chính trị Hoa Kỳ là một biểu hiện hàng ngày của đối tác đó.”
     *Bernie Danders cho rằng “tầng lớp thượng lưu của những gia đình cực kỳ giàu sang có xu thế dịa ngục nhằm tiêu diệt viễn ảnh dân chủ của một giai cấp trung lưu mạnh đã từng làm thế giới phải ganh tỵ Hoa Kỳ. Thay vào đó, họ đã cương quyết tạo ra một tập đoàn trong đó một số ít gia đình kiểm soát đời sống kinh tế và chính trị của quốc gia.”
     Giới lãnh đạo chính trị và kỹ nghệ tài chánh Hoa Kỳ gần đây đã bị chế ngự bởi những người liên kết với Howard và Yale. Tất cả năm thành viên của Tối Cao Pháp Viện hiện thời đều đã theo học tại các trường luật Harward hay Yale. Sandra Day O’Conner là thành viên cuối cùng được Tổng thống Ronald Reagan bổ nhiệm và không theo học đại học nào trong hai đại học vừa nói. Ronald Reagan cũng là Tổng thống Hoa Kỳ cuối cùng không theo học đại học nào trong hai đại học Harward hay Yale.
 
     Sau Đệ Nhị Thế Chiến các chế độ quân chủ đúng nghĩa hầu như không còn tồn tại ngoại trừ một vài quốc gia ở Trung Đông, Phi Châu… Thay vào đó là các chế độ quân phiệt (military oligarchy), trong đótướng lãnh hay một tập đoàn gồm một số tướng lãnh nắm quyền cai trị quốc gia, có hoặc không có hiến pháp.
     Một hình thức hệ thống chính trị khác nữa là chế độ Cộng Sản độc đảng trong đó quyền hành nắm trong tay một Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng, có hoặc không có hiến pháp.
     Trái ngược với những thể chế vừa nói là các nền dân chủ đại để với hệ thống chính trị đa đảng, có hiến pháp nhất định, và cai trị bằng luật pháp hiến định, có sự phân quyền giữa ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp, phần lớn được định đoạt qua phổ thông đầu phiếu, tất cả dựa trên tiền đề căn bản là tự do của giới bị trị: tự do ngôn luận,  tự do hội họp,  tự do tín ngưỡng, tự do đi lại v.v…
     Một cách chính thức, hệ thống chính trị của Hoa Kỳ mang đầy đủ những thuộc tính và cơ chế nói trên. Thông thường nguời Mỹ và thế giới bên ngoài vẫn xem hệ thống chính trị đó như là một hệ thống lưỡng đảng. Đảng Cộng Hoà và Đảng Dân Chủ, tranh đấu nhau để tranh thủ cử tri về quyền chính.
     Cũng như các nền dân chủ Âu Châu, chúng chủ yếu khác nhau nhờ vào những tiền đề đối nghịch sâu sắc về nguyên tắc và thế giới quan, như khác nhau giữa Cánh Tả và Cánh Hữu.
     Tuy nhiên, theo theo sự nhận định của một số học giả, dó chỉ là phiên bản chính thức; và đó là một phiên bản mang tính dối gạt, phờ phỉnh. Hoa Kỳ thực chất là một hệ thống chính trị độc đảng với 2 cánh (wings) hay hệ phái (factions) của cùng một đảng duy nhất tiềm ẩn (hidden). Đảng tiềm ẩn nầy hỗ trợ cho cả hai hệ phái, cung ứng những cán bộ và tiền của cho các cuộc vận động của cả hai cánh và dứt khoát hoàn thành những mục tiêu của chính nó thông qua thực lực của cả hai cánh nầy.
     “Đảng  chính trị đích thực của Hoa Kỳ là một đám tài phiệt gồm một số ngân hàng và tập đoàn - đặc biệt là thành phần thiểu số 1% hay thậm chí ít hơn, gồm khoảng 400 nhân vật nắm quyền kiểm soát số tài sản lớn hơn cả tài sản của 155 triệu triệu người Mỹ gộp lại.”
     Thành phần thiểu số nầy nắm trong tay phần lớn những nguồn tài chánh và những tài nguyên khác và có trong tay cả ảnh hưởng lẫn quyền kiểm soát đối với hai cánh vốn chỉ tranh biện nhau qua những vấn đề nhỏ nhặt, hình thức và cá nhân. Chúng không bao giờ cho thấy sự khác biệt hay tra hỏi về những vấn đề thực sự quan trọng như quyền hạn (right) của tập đoàn tài phiệt (thường được mệnh danh là financial olygarchy hay corporatocracy) trong việc cai trị và khai thác những quyền lợi quốc gia, đừng nói đến chuyện đề xướng một giải pháp thay thế cho nó.
     Đó là một loại siêu quyền lực khiến người ta liên tưởng đến một chế độ toàn trị giả định mà Alexix de Tocqueville đã mô tả ở thế kỷ 19 trong tác phẩm “De l’esprit des lois”, “Một uy quyền như thế không tiêu diệt hiện hữu, nhưng ngăn cản hiện hữu; nó không độc tài, nhưng nó giam hảm, làm suy nhược, dập tắt, và vô hiệu hoá một dân tộc, cho đến khi mọi quốc gia bị giản lược thành không gì hơn là một đàn thú nhút nhát và cần cù do chính phủ đứng chăn. Sự hiện hữu thê thảm nầy được người dân chấp nhận, vì nó đi qua những tiến trình bầu bán những người bảo vệ của họ,  tự đánh lừa mình rằng họ và những đồng bào của họ vẫn còn tự do vì họ tham gia vào tiến trình tự cai trị. Tuy nhiên, khi nhà nước vú em bành trướng, lá phiếu trở nên kém phần hiệu lực và cá nhân càng lúc càng mất quyền bầu cử.”
     Carrrol Quiley, một sử gia lỗi lạc thẩng thắn nhận định, “Quả là một ý tưởng điên rồ nếu cho rằng hai đảng đại diện cho những tư tưởng và chính sách đối nghịch - một của Cánh Hữu và một của Cánh Tả. Ý tưởng đó chỉ có thể được chấp nhận đối với những tư tưởng gia hàn lâm và giáo điều mà thôi. Thay vì thế, hai đảng hầu như là một, cho nên người Mỹ có thể dùng lá phiếu để “vứt bỏ bọn bất lương” trong một kỳ bầu cử nhưng vẫn không đưa đến những chuyển quyền sâu sắc hay triệt để về chính sách.”
     Tocqueville nói rõ thêm, “Những người đương thời của chúng ta thường bị kích động bởi hai tham vọng mâu thuẫn nhau: họ vừa muốn bị dẫn dắt lại vừa muốn tự do. Vì không thể tiêu diệt một trong hai xu hướng trái ngược đó nên họ cố thoả mã cả hai cùng một lúc. Họ thiết kế một hình thức chính phủ độc nhất, mô phạm, và toàn quyền, nhưng lại được dân bầu. Họ phối hợp nguyên tắc trung ương tập quyền và nguyên tắc nhân dân làm chủ; điều nầy đem lại cho họ một thời gian trì hoản; họ an ủi đang được dạy bảo theo suy nghĩ là họ đã lựa chọn những người bảo vệ cho họ. Mỗi người tự đặt mình vào sợi dây xích cổ, vì thấy rằng đó không phải là một người hay một giai cấp mà là toàn thể dân chúng đang nắm đầu dây xích. Trong hệ thống nầy, người dân chỉ vùng vẩy thoát ra tình trạng lệ thuộc của họ một thời gian đủ dài để lựa chọn người chủ của họ và sau đó lại trở về tình trạng cũ một lần nữa. Ngày nay, rất nhiều người hoàn toàn bằng lòng với loại thoả hiệp giữa chế độ độc tài và nhân dân làm chủ; và họ nghĩ rằng tự do cá nhân của họ đã được bảo vệ đầy đủ khi họ phó thác nó cho quyền hành quốc gia nói chung. Cuối cùng, những gì còn lại chỉ là một nền dân chủ trống rỗng bị chế độ chuyên chế đục khoét mà ít ai phản kháng.”
 
      Tập đoàn tài phiệt Mỹ được liên kết chặt chẽ với Chính Phủ mà nó chỉ định và kiểm soát - thực thi quyền năng và tiếng nói mà họ muốn cùng với những tư tưởng thông qua những đại bài như :
     1.- The Council on Foreign Relation (4500 thành viên),
     2.- The Trilateral Commission (87 Americans + 337 từ các quốc gia khác),
     3.- The Bilderberg Club (120-140 “khách”) và
     4.- Nhiều cơ quan được miễn thuế khác như The Rockefeller Foundation, trong đó những đại biểu quản gia then chốt cùng với những quyền lợi của tập đoàn tiêu biểu cho những kế hoạch trước mắt và toàn cầu, và nghị trình được bàn thảo, cải thiện và sau đó được thi hành bởi những đám lưu manh chính trị nô bộc.
 
     Giới hạn của bài nầy không cho phép được đi sâu đề cập vào ba tổ chức vừa đề cập ở trên; nhưng chúng ta chỉ cần ghi nhận rằng sự nghiệp của nhiều người đã vươn lên như phép lạ sau khi tham dự buổi hội nghị Bilderberg đầu tiên của họ: Margaret Thatcher, Bill Clinton, and Tony Blair. Obama đã bổ nhiệm 11 thành viên của Ủy Ban Trilateral Commission (nghĩa là hơn 10%) vào những chức vụ hàng đầu và then chốt trong chính quyền của ông trong mười ngày đầu của nhiệm kỳ của ông.
 
     Năm 1976, người sáng lập của Trilateral Commission và David Rockefeller, kẻ dựng ngôi vua của Mỹ, đã đưa một gã vô danh mang tên Jimmy Carter vào Toà Bạch Ốc.
 
     Giữa 1945 và 1972, khoảng 45% những viên chức ngoại giao hàng đầu phục vụ trong chính phủ Mỹ cũng là những thành viên của Hội Đồng Tài Phiệt The Council on Foreign Relation, khiến một trong những thành viên hàng đầu có lúc nói rằng việc gia nhập vào Hội Đồng chủ yếu là một “nghi thức thăng tiến” thành một viên chức của chính sách ngoại giao…
 
     Khoảng 42% những chức vụ ngoại giao hàng đầu trong chính quyền Truman do các thành viên của Hội Đồng Tài Phiệt nắm giữ; con số đó là 40% trong chính quyền của Eisenhower, 51% trong chánh quyền của Kennedy, và 57% trong chính quyền của Johnson. Hội Đồng Tài Phiệt đã và tiếp tục có những ảnh hưởng lớn lao trong thế giới truyền thông, nhờ đó nó có thể quảng bá ý thức hệ của nó, thăng tiến những nghị trình của nó, và che đậy ảnh hưởng của nó… Cơ Quan Thình Báo Trung Ương CIA cũng không phải là kẻ xa lạ trong hệ thống nầy, vì thường xuyên trong những thập niên đầu khi mới hình thành, những giám đốc của nó đều đến từ Hội Đồng, như Allen Dulles, John A. McCone, Richard Helms, William Colby, và George H. W. Bush.”
 
    Quý vị có thể vào địa chỉ :  htt://www.apfn.org/apfn/cfr-members.htm để có được một danh sách đầy đủ hơn về những nhân vật hàng đầu thuộc Hội Đồng liên quan đến bang giao quốc tế và thuộc Trilateral Commission trong thế giới chính trị, kinh doanh, kỹ nghệ, hàn lâm, truyền thông, quân sự và CIA…
     Do đó, không mấy ngạc nhiên khi Hillary Clinton, trong một giây phút yếu lòng, đã công khai thú nhận : “Chúng tôi nhận nhiều khuyến cáo của Hội Đồng, nên điều nầy sẽ có nghĩa là lúc nào tôi cũng  sẽ  được bảo đảm  nên  làm gì và nghĩ gì về tương lai.” (“We get a lot of advice from the Council, so this will mean I w’ont have as far to go to be told what we should be doing and how we should think about the furure.”)
 
     Theo Jim Brown, “tập đoàn tài phiệt là một hệ thống chủ yếu Anh Mỹ, theo một mức độ nào đó, hoạt động theo phương cách mà Cánh Hữu Cực Đoan tin là tương tự như hoạt động của những người Cộng sản. Thực vậy, hệ thống nầy thường được nhận diện như là Nhóm Bàn Tròn (Round Table Groups), không ngần ngại hợp tác với Cộng sản hay bất kỳ nhóm nào khác, và họ thường xuyên làm thế. Tôi biết được những hoạt động của hệ thống nầy vì tôi đã nghiên cứu nó 20 năm nay và vào đầu thập niên 1960, trong hai năm, tôi được phép xem xét những tài liệu và hồ sơ bí mật của nó. Tôi không có ác cảm gì đối với nó hay đối với đa số những mục tiêu của nó, và trong phần lớn của đời tôi, tôi đã tiếp cận với nó và nhiều công cụ của nó. Cả trong quá khứ lẫn mới đây, tôi đã phản đối một số chính sách của nó (đặc biệt là quan niệm cho rằng Anh Quốc là một Đại Tây Dương đúng hơn là một Cường Quốc Âu Châu, phải được liên minh với Hoa Kỳ và phải đứng cô lập với Âu Châu), nhưng nói chung, theo quan điểm và cá nhân của tôi, hệ thống đó muốn không ai biết đến, và tôi tin rằng vai trò của nó trong lịch sử là khá đáng kể để mọi người biết đến.”
 
     Có thể có hay không có câu trả lời đích thực cho những câu hỏi sau đây ?         *Chung qui, đâu là cơ quan thực sự hoạch định chính sách và thực thi quyết định trong hệ thống chính trị Hoa Kỳ? Toà Bạch Ốc, Điện Capitol, Ngũ Giác Đài…?
     *Qua phổ thông đầu phiếu, người Mỹ có nghĩ rằng mình đúng khi cho rằng tổng thống và các nhà đại biểu dân cử đích thực là do lá phiếu của người dân hay không? Theo Tocqueville, không bao giờ có thể tin rằng một chính phủ tự do, khôn ngoan, và nghị lực lại có thể sản xuất từ những lá phiếu của một dân tộc nô lệ.
     *Cơ chế chính trị mà người Mỹ đang kinh qua có đích thực tự do và dân chủ hay không, hay, theo nhận định của Mark Lewin, cá nhân hiện hữu để phục vụ nhà nước, và nhà nước thì hiện hữu để phục vụ mục tiêu của những tay đầu sỏ ?
    *Có thể tin được rằng, trên cơ bản, thế giới chính trị mà người Mỹ đang sống thực sự khác với cơ chế chính trị Cộng sản hay không, hay chung qui chỉ là một chế độ độc tài mềm? Theo Tocqueville, chế độ gây nguy hiểm nhất cho xã hội là một chế độ độc tài mềm.  Đó là lối áp đặt từng bước sự chấp  nhận chủ nghĩa bình đẳng cực đoan, được ngụy trang như một chủ nghĩa không tưởng dân chủ và hành chánh. Đó là niềm tin vào khả năng vô tận của những viên chức được bầu ra có thể bảo vệ được đời sống và bảo đảm sự điều tiêt thích hợp trong một bộ máy chính quyền nhà nước bao la.
     *Hệ thống chính trị Hoa Kỳ có thực sự là một hệ thống đa đảng hay không ?
     *Vai trò bá chủ thế giới có thực sự chuyển từ Đế Quốc Anh sang Hoa Kỳ kể từ thập niên 1950 hay vẫn còn nằm trong tay Đế Quốc Anh thông qua Tập Đoàn Tài Phiệt? Vận mệnh của Hoa Kỳ có thực sự nằm trong tay nguời dân Hoa Kỳ hay không?
     *Phải chăng thế giới hiện nay thực sự không còn đường ranh rõ rệt giữa tự do dân chủ và độc tài toàn trị, và nhân loại sẽ từng bước bị áp đặt một thể chế toàn trị từ hai phía?
     *Hành tinh chúng ta cuối cùng sẽ trở thành một Chợ Trời Lớn trong đó con người sống ăn đong trả nợ, tài sản nay còn mai mất, phục vụ quyền lợi của đám đầu sỏ trên cao, cả tư bản xanh và tư bản đỏ vô hình vô dạng;
     *Phải chăng núi nợ khổng lồ hiện nay của Hoa Kỳ vừa là biểu hiện vừa là hậu quả của chính sách nô lệ hoá từ trên cao?
     Bạn đọc có thể nêu tiếp nhiều câu hỏi khác nữa ở đây.
     “Ác quỷ lộng hành khi những người lương thiện không làm gì cả.” (Evil flourishes when good men do nothing)
               Edmund Burke

Saturday, July 19, 2014

Huỳnh Tâm (4)

Hồ Chí Minh - một gián điệp hoàn hảo (Kỳ 4)

Huỳnh Tâm (Danlambao) - "Chúng tôi, sao y bản gốc và đính kèm những tài liệu đích thực của "Bác", theo "Công văn mã số 15" (派遣15号), vào ngày 20 tháng 2 năm 1948: "Bác" đã công bố trước cộng sản đảng quốc tế. "...Hồ Chí Minh gián điệp Trung Cộng Quốc với tư cách Trung ương Việt Minh". (胡志明为越南中部, 被中国间谍的心理活动). Công văn này được lưu tại Trung Cộng Quốc, Liện Xô, Nhật Bổn, Miến Điện, Ấn Độ, Nam Dương và Đảng của "Bác". 

Vấn đề ở đây cần đặt đến, thâm cung bí sử của Hồ Chí Minh phải có chứng minh hẳn hoi, chúng tôi cũng không ra ngoại lệ. Năm tháng lần hồi theo dấu vết của HCM, tưởng đâu đời người vô vọng, cho đến 24 năm sau đeo đuổi, mới phát hiện lãnh chúa đê hạ nhất lịch sử dân tộc Việt Nam. Ngoài khả năng Hồ còn là một nhân vật siêu quần "ác đảng" nhất nhân loại. Đảng của "Bác" gian hùng, tham nhũng, mua quan bán chức hơn ngàn lần thời phong kiến. Đảng "Bác" sinh ra đã có thẻ căn cước gián điệp vô sản quốc tế. "Bác" sống được nhờ bàn tay bọc sắt, khủng bố, và đi đêm bán nước v.v...

Trước đây, chúng tôi có gửi tặng đảng của "Bác" trên 345 bản "Công văn gián điệp" của Hồ Chí Minh, hoạt động cho Trung Cộng Quốc. Hy vọng đảng "Bác" tùy nghi sử dụng nơi nào cũng được. Chúng tôi cũng đã gửi tặng những nhàbiên khảo làm cơ sở chuyên khảo về Hồ Chí Minh. Vấn đề gián điệp của "Bác" đối với đảng cộng sản Việt Nam không còn là chuyện thâm cung bí sử.

Tuy nhiên đối với nhân dân Việt Nam và kể cả những trí thức nô lệ đảng cho đến ngày nay đã 64 năm (1940-2014). Vẫn còn mờ mịt chưa hề biết "Bác" làm gián điệp cho Trung Quốc, cũng có thể đảng "Bác" không thể bạch hoá hồ sơ gián điệp đã từng hoán vũ phong ba, lũng đoạn trong lòng đất nước Việt Nam. Chính "Bác" đã công bố trên giấy trắng mực đen về thân phận của mình.

Thêm một sự kiện đặc biệt khác, vào ngày 26 tháng 2 năm 1950. Mao Trạch Đông tiếp phái đoàn Trung ương đảng cộng sản Việt Nam. Hồ Chí Minh (胡志明) với tư cách Chủ tịch nước làm trưởng đoàn, bí mật đến Bắc Kinh, gồm những tùy tùng Lê Phát, Phạm Văn Khoa, Tạ Lương Anh, Ngô Vi Thiện, Bác sĩ Chánh, Niệm, Nhất. Trong buổi tiếp tân Mao Trạch Đông khen ngợi trước mặt quần thần Trung ương đảng cộng sản Việt Nam về tài năng gián điệp của "Bác": "Hồ Chí Minh, một gián điệp hoàn hảo" (胡志明, 一个完美的间谍).

Nay chúng tôi mượn câu nói trên của Mao Trạch Đông làm tựa đề cho loạt bài này, có ý nhấn mạnh lời khen ngợi nhờ ơn của "Bác" đưa đất nước này mỗi ngày tụt hậu trầm trọng không còn giải pháp nào theo kịp thế giới, bởi đảng "Bác" duy nhất sống nhờ hồn ma nhập xác ướp, hóa thân tư tưởng Hồ Chí Minh, phi lý đó, trói buộc nhân dân Việt Nam nặng tính nô lệ đảng cộng sản. Và tinh vi hơn, đảng "Bác" dan rộng đôi tay, tác động sức đẩy, nhận chìm dân tộc Việt Nam xuống vực thẩm làm chư hầu Trung Cộng Quốc.

Hy vọng nhân dân Việt Nam thấy được cái đống tro tàn tư tưởng Hồ Chí Minh đã thối rã từ lâu, hãy khẩn trương tìm cái phao cấp cứu dân tộc, thoát khỏi đảng "Bác".


"Bác" bịt đầu, che mặt, làm người dơi, ngõ hầu qua mặt nhân dân Việt Nam, một cách hóa trang của gián điệp thường làm để mà tránh né mọi sự phát hiện. "Bác" bí mật đến Bắc Kinh cầu viện Mao Trạch Đông vào ngày 18 tháng 2 năm 1950. "Bác" Hồ Chí Minh đã lấy quyết định nhuộm đỏ đất nước Việt Nam (胡志明已决定采取红色染料越南国家). "Bác" cùng với Trần Đăng Ninh xem bố cáo của Giải phóng Quân Trung Quốc mới dán trên tường, tại Hương Công sở thôn. Nguồn: ĐV, bản quyền Huỳnh Tâm. 
Chúng tôi, xin trình bày nguyên văn "Công văn mã số 15", trước đất nước Việt Nam, và phân tích, giải mã, những hành động gián điệp của "Bác", xem đây là một chứng từ để mai này nhân dân Việt Nam có dịp phán xét những kẻ bán nước cho Hán:
Nguyên văn giải mã, công văn mã số 15:
Kính gửi : Quân ủy Trung ương Trung Cộng Quốc (CPC).
Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Công văn mã số 15.
Ngày 20 tháng 2 năm 1948.
Đảng cộng sản Việt Nam trung thành Đại quốc Trung Cộng.
Kính thưa: Mao Chủ tịch quý mến, Hồ nhất định tuân chỉ thị "tình đồng chí, tình anh em" (战友情谊​​, 兄弟情谊).
Kính thông báo: Trung ương Trung Cộng Quốc.
Năm nay, CS Việt Nam lấy quyết định vào tháng 8 năm 1948, đại hội toàn quốc. Tuy trong thời gian này đảng ta (Trung Cộng Quốc) còn có nhiều khó khăn về cách mạng giải phóng toàn quốc và vẫn còn tiếp tục đối đầu với địch, cho nên trong đại hội đảng chuẩn bị chương trình nghị sự vận động nhân dân hổ trợ kháng chiến.
Đã chuyển thông báo này, mời quý đại biểu Cộng sản đảng Quốc tế, chuẩn bị cử những đại biểu tham dự, gồm Liên Xô, và 4 đồng chí đảng (4 quốc gia), Nhật Bổn, Miến Điện, Ấn Độ, Nam Dương. Hy vọng thuận thông cho những phái viên, đại diện đảng tham dự.
Khi quý đồng chí đại biểu lên đường đi qua 2 hướng, thứ nhất đến Thâu Năm (tên địa phương) tại Hồng Kông, và chuyển hướng thứ hai đến Bangkok (Thái Lan), sau đó đến Việt Nam bằng đường bộ. Tất cả di chuyển đều thông qua hướng dẫn viên (tình báo làm giao liên).
Nay kính.
Ký tên
Gián điệp Hồ Chí Minh (间谍胡志明)
Trung Ương Việt Minh
(Ngày 20 tháng 2 năm 1948)
Nơi gửi:
‒ Điện đài Việt Minh gửi đi từ Hà Nội.
Nơi nhận.
‒ Kính mời, Trung ương Trung Cộng; đề nghi gửi đại biểu tham gia đại hội Việt cộng vào tháng 8/1948.
‒ Lưu trữ tại Quân ủy Trung ương Trung Cộng Quốc.
Phân tích nội dung công văn mã số 15.
Gián điệp Hồ thực hiện 5 công tác nổi cộm:
1. Hồ Chí Minh gửi công văn cho Mao, tùng quyền chỉ thị của Mao, theo cung cách Khổng Tử trung thành thân phận làm người một nhà "tình đồng chí, tình anh em" (战友情谊​​, 兄弟). Được ông anh Trung Cộng Quốc công nhân Việt Nam chung sống trên một Đại lục.
2. Mao Trạch Đông không đồng ý cho Hồ Chí Minh mở đại hội đảng toàn quốc lần thứ hai vào tháng 8 năm 1948. Tuy nhiên Mao chấp nhận cho phép Hồ mở đại hội lần thứ hai vào ngày 11-19/2/1951, tại Tuyên Quang, điều kiện Hồ Chí Minh phải khởi xướng "Cải cách Ruộng đất" (土地改革).
3. Hồ Chí Minh đứng trước Cộng sản đảng Quốc tế, ký tên và công bố chức năng gián điệp Trung Cộng Quốc, và đương nhiệm Mặt trận Việt Minh, thông qua "Công văn mã số 15", bởi chứng thực của Liện Xô, Nhật Bổn, Miến Điện, Ấn Độ, Nam Dương.
4. Cộng sản đảng Quốc tế vào Việt Nam tham dự đại hội, được hướng dẫn chu đáo bằng đường bộ, mọi di chuyển đều thông qua tình báo cộng sản Hồng Kông và Bangkok do Hoa Nam bố trí.
5. Hồ Chí Minh chính thức khẳng định làm gián điệp (间谍胡志明), ẩn mình dưới lớp áo Trung Cộng Quốc. Ký ngày 20 tháng 2 năm 1948.
Thảo nào, Võ Văn Kiệt từng "thì thào" tại Dương Minh Châu Tây Ninh vế tinh thần yêu nước của người cộng sản: "thà mất nước còn hơn mất đảng" (1977), và "Hãy tin tưởng "Bác" như tin tưởng Mao", tại công trường Phạm Văn Cội (cuối năm 1977). Cho thấy "Bác" cùng hậu duệ đồng suy nghĩ hướng lòng về Trung Cộng Quốc, như "Bác" đã hãnh diện làm tay sai cách đây 56 năm về trước (1948-2014). Như tư tưởng của "Bác" đã từng rao vặt: "... Hồ Chí Minh tư cách Trung ương Việt Minh, hoạt động theo tinh thần gián điệp Trung Cộng Quốc". (胡志明为越南中部, 被中国间谍的心理活动).
Dĩ nhiên Hồ Chí Minh tuyên bố trên giấy trắng mực đen, nay còn lưu trữ tại Hoa Nam và Bộ Chính Trị Việt Nam. Nhân dân VN suy nghĩ gì về những lời tuyên bố trên của "cha già dân tộc". Và gần đây đảng "Bác" đẻ ra cuốn sách nhồi sọ nhân dân Việt Nam hãy học làm ma bịa dựng đứng "Hồ Chí Minh-Ông Tiên sống mãi", để làm gì ? có phải thi đua đập phá đất nước Việt Nam sụp đổ từng giờ ư ? [1]
Dân tộc Việt Nam không thể nào tiếp nhận định mệnh hướng về ý muốn của người cộng sản, để rồi rơi vào tử huyệt của Trung Cộng Quốc, chọn tay Hồ Chí Minh đẩy đưa Việt Nam chìm đắm vào bể khổ, cùng những thành phần con sai của Hoa Nam "Cộng sản vô tổ quốc". Với những "tệ sai" ăn theo thối nát chưa từng học một chữ cộng sản là gì, chỉ nghe lời thêu dệt vô đạo bên lề của họ Hồ, tức thì hối hả nhắm mắt đem thân trao cho Hán, hời hợt không hề biết hư thực của Hồ, nếu có biết chăng cũng trong ngờ ngợ, có lắm kẻ vì háo danh chấp nhận trung thành đảng "Bác", có những kẻ thừa hưởng bươi móc ân huệ của Trung Cộng ngậm vành kết cỏ, cũng có người thừa biết Hồ Chí Minh là ai nhưng không can đảm để tố giác, tất nhiên họ sợ chết vì lưu luyến gia tài tham nhũng, có những người yên lặng chấp nhận để bị bắt sống đưa vào bưng biền và ra Bắc, có những người ngồi trong quốc hội gật. Tất nhiên họ là những thành phần ương hèn qui phục đảng "Bác". Cho thấy một xã hội toàn hèn nhác, tinh thần thủ phận để rồi kết cuộc nhu nhược, đến nay Việt Nam có dân số cả nước 90 triệu, thử có mấy ai vì mai sau đất nước !
Bài đã đăng:

- Hồ Chí Minh - một gián điệp hoàn hảo (Kỳ 1)
- Hồ Chí Minh - một gián điệp hoàn hảo (Kỳ 2)
Hồ Chí Minh - một gián điệp hoàn hảo (Kỳ 3)