Friday, October 28, 2016

Bầu cử Tổng Thống Mỹ theo phương thức Cử Tri Đoàn


Phương thức Bầu cử Đại Cử Tri.

Bầu cử Tổng Thống Mỹ theo lối bầu Đại Cử Tri hay còn gọi là Cử Tri Đoàn khác với cách bầu phổ thông (popular votes). Cách phổ thông là tính số phiếu cử tri để chọn người đạt nhiều phiếu hơn coi như đắc cử. Lối bầu theo Cử Tri Đoàn (Electoral College) được ấn định trong Hiến Pháp ngay từ thời lập quốc. Nó bao gồm giai đoạn lựa chọn đại cử tri (electors). Những người này họp lại thành Cử Tri Đoàn để bầu Tổng Thống và Phó Tổng Thống, và cuối cùng Quốc Hội sẽ kiểm phiếu và thừa nhận. Lá phiếu của Đại Cử Tri gọi là Elector Votes.

Toàn quốc Mỹ có 538 đại cử tri. Ứng cử viên nào được 270 phiếu đại cử tri là đắc cử. Con số 538 này từ đâu ra? Xin thưa, con số đại cử tri của mỗi Tiểu bang tương đương với số dân biểu được ấn định của Tiểu bang đó, cộng với 2 nghị sĩ cho mổi Tiểu bang. Quốc Hội Hoa Kỳ có 435 Dân Biểu và 100 Thượng Nghị Sĩ. Tổng cộng 535, còn ba đại cử tri còn lại là dành cho Washington, District of Columbia (ấn định bởi Tu Chính Án 23 của Hiến Pháp).

Khi cử tri bỏ phiếu cho ứng cử viên Tổng Thống mình chọn, cũng là chọn đại cử tri cho ứng cử viên đó. Các đại cử tri của từng Tiểu Bang sẽ họp vào ngày thứ Hai giữa tháng 12 (sau ngày bầu cử Tổng Thống) để bỏ phiếu bầu hai vị Tổng Thống và Phó Tổng Thống. Kết quả được ghi trên bản “Chứng thư Đầu phiếu” (Certificate of Votes) gửi đến Quốc Hội và Văn Khố Quốc Gia. Ngày thứ Sáu của tháng 1 năm sau (ngày bầu cử), lưỡng viện Quốc Hội sẽ họp phiên họp khoáng đại để đếm phiếu Đại Cử Tri.  Ông Phó Tổng Thống đương nhiệm (theo Hiến Pháp là Chủ Tịch Thượng Viện) chủ tọa buổi họp sẽ tuyên bố kết quả ai đắc cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống. Nhiều Tiểu Bang áp dụng biện pháp “Winner-take-all”, nghĩa là nếu ứng cử viên A có nhiều phiếu đại cử tri hơn ứng cử viên B, thì ông A sẽ hưởng trọn tổng số phiếu đại cử tri của Tiểu bang đó. Chỉ có hai Tiểu Bang Nebraska và Maine áp dụng cách tính “theo tỷ lệ”.

Đại cử tri được Ủy ban của đảng mình tại Tiểu bang chọn trong số những người hoạt động chính trị, lãnh tụ đảng, các viên chức do dân bầu cấp Tiểu Bang (không phải nghị sĩ hay dân biểu), hoặc cả những người có quan hệ mật thiết hay có công với đảng. Có tiểu bang thì in tên của người đại cử tri ngay dưới tên ứng cử viên trong lá phiếu, có nơi không hề cho biết là ai.

Khi bạn bỏ phiếu cho 1 ứng cử viên, là đã bỏ phiếu cho một đại cử tri và người này sẽ sau đó, bỏ phiếu chọn vị Tổng Thống.

Tại sao lại có cách bầu Cử Tri Đoàn?

Các vị khai quốc  năm 1787 khi viết ra bản Hiến Pháp, đã ấn định phương thức Electoral College vì cho rằng người dân trung bình không đủ sáng suốt để bầu Tổng Thống, và có những nơi đông dân sẽ bầu cho ứng cử viên mà họ biết tên tuổi theo cảm tình hơn là chọn theo lý trí. Vì thế cần có một hệ thống coi như chiếc cầu nối được gọi là Electoral College. Tiểu bang đông dân nhất là California có 55 đại cử tri, Texas có 38; ít nhất là Montana, chỉ có 3.

Cách bầu theo lối đại cử tri vừa phức tạp, tốn kém, mất thì giờ, lại vừa phi lý. Vì nếu mình đã chọn cho ứng cử viên (tỷ dụ, ông John, đảng Cộng Hoà)), tức là mình chọn ông đại cử tri là ông James cũng Cộng Hoà. Vậy khi ông James này đi bầu Tổng Thống và Phó Tổng Thống theo cử tri đoàn, dĩ nhiên ông ta sẽ bầu cho ông John. Vậy sao không đếm thẳng phiếu của cử tri để chọn người đắc cử cho lẹ? Nếu ông ta vì lý do nào đó, bầu cho bà Jane của đảng Dân Chủ, thì đó là phản bội sự lựa chọn của cử tri! Càng không chấp nhận được.

Phương sách bầu này cũng gây ra tranh cãi, vì ứng cử viên nào được đa số phiếu cử tri đoàn, sẽ ôm trọn số phiếu cử tri đoàn của toàn tiểu bang đó. Ví dụ tại California, ông John chỉ nhiều hơn vài phiếu cử tri, nhưng sẽ được 55 phiếu cử tri đoàn; trong khi tại Texas, ông John thua ông James rất đậm về phiếu cử tri, nhưng chỉ mất 38 phiếu cử tri đoàn. Nếu công phiếu cử tri cả hai tiểu bang, ông John ít phiếu hơn ông James, nhưng khi cộng phiếu cử tri đoàn, ông hơn ông James đến 17 phiếu. Trong lịch sử bầu cửa Tổng Thống và Phó Tổng Thống Hoa Kỳ, đã xảy ra 4 trường hợp tréo cẳng ngỗng như thế. Điển hình là năm 2000, ông George Bush thua ông Al Gore về phiếu cử tri, nhưng thắng cử nhờ được nhiều phiếu Đại Cử Tri.

Muốn tìm hiểu thêm, xin quý vị vào trang web sau:

Monday, October 24, 2016

Xin ĐỪNG TRÁNH XA CHÍNH TRỊ




Xin ĐỪNG TRÁNH XA CHÍNH TRỊ
Iris Vinh Hayes, Ph.D.


Tôi đã sinh ra và trưởng thành trên một đất nước mà tôi thường xuyên nghe từ miệng của những người lớn chung quanh nào là “đừng có dính vô chính trị mà khổ thân” hoặc “ai làm chính trị thì kệ họ đi” hoặc “học theo 3 cái tượng kia kìa,  bịt mắt, bịt tai, bịt miệng lại!” hoặc “thật thà như vậy thì không nên dính vào chính trị” hoặc “làm chính trị phải gian hùng, phải thủ đoạn, phải ác độc” hoặc “chính trị rất dơ bẩn không phải là chỗ cho người hiền đức” . . . vân vân.   Nói tóm lại là những bài học tôi được người lớn dạy bảo có thể tóm gọn trong vài chữ: hãy tránh xa chính trị. 

Những nhận xét của họ không phải là không đúng với sự thật. Nhưng không may chúng chỉ là những sự thật của một xã hội đã chìm ngập quá lâu trong bóng tối. 
Những khuyên răn của họ không phải là không có lý.  Nhưng buồn thay chúng chỉ là cái lý của những người đã bị dìm quá lâu trong nếp sống vong thân.

Thế nào là vong thân?  Vong thân là khi tự thân đã đánh mất chính mình, đã không thể có được sự tự chủ và tự do, đã không được quyền làm người, đã không được sống như là một con người đúng nghĩa, đã trở thành vô cảm trước những diễn biến chung quanh.  Trong môi trường như vậy thì làm sao mà không khổ, làm sao mà kẻ xấu ác không hoành hành, làm sao mà chính trị không dơ bẩn, làm sao mà người hiền không bị bóp chết.

Câu hỏi quan trọng là: ai đã dung dưỡng những thứ xấu ác đó, ai đã để cho bóng tối áp bức tiếp tục phủ trùm lên đất nước, ai đã tiếp tay cho nếp sống vong thân?

Không cần biết ai đã tạo ra những thứ xấu ác, không cần biết ai đã áp đặt những thứ xấu ác, không cần biết ai đã duy trì những thứ xấu ác, có một điều chắc chắn là CHÍNH TÔI ĐÃ DUNG DƯỠNG NHỮNG THỨ XẤU ÁC ĐÓ; CHÍNH TÔI ĐÃ ĐỂ CHO BÓNG TỐI PHỦ TRÙM ĐẤT NƯỚC; CHÍNH TÔI ĐÃ TIẾP TAY CHO NẾP SỐNG VONG THÂN
Vâng, chính là tôi, một con dân của tổ quốc. Chính là tôi, một thành viên của xã hội.  Chính là tôi, một tác nhân của môi trường sống.

Tại sao có thể là như vậy?  Rất đơn giản. Tại vì là:

KHI IM LẶNG TRƯỚC NHỮNG ĐIỀU XẤU ÁC, TÔI ĐÃ TRỰC TIẾP ĐỒNG LÕA.
KHI CAM CHỊU CÚI ĐẦU TRƯỚC NHỮNG ĐIỀU XẤU ÁC, TÔI ĐÃ TRỰC TIẾP KHUYẾN KHÍCH.
KHI TRÁNH XA CHỖ DIỄN RA NHỮNG ĐIỀU XẤU ÁC, TÔI ĐÃ TRỰC TIẾP MỞ RỘNG.
 
Khi mà đại đa số công dân đều chỉ biết im lặng khuất phục trước độc tài chuyên chế, trước tham nhũng lũng đoạn, trước trấn lột cưỡng đoạt, trước dối gian bưng bít, trước gian ngoa xảo quyệt, trước khủng bố bạo hành, trước bất chính bất minh, trước tham lam tráo trở thì thử hỏi làm sao đất nước không đầy dẫy độc tài chuyên chế, tham nhũng lũng đoạn, trấn lột cưỡng đoạt, dối gian bưng bít, gian ngoa xảo quyệt, khủng bố bạo hành, bất chính bất minh, tham lam tráo trở???

Khi mà đại đa số quần chúng đều chỉ biết tránh xa chính trị để mặc tình cho kẻ xấu ác hoành hành thì thử hỏi làm sao nền chính trị của quốc gia không dơ bẩn, không xấu xa, không ác độc, không tà đạo, không chuyên chế, không nằm trong tay của bọn đầu trâu mặt ngựa???

Khi mà mỗi cá nhân không dám xác lập quyền lực của chính mình để tạo ra sức mạnh cộng hưởng giúp xác lập quyền lực của toàn dân thì thử hỏi làm sao một đảng cầm quyền không thao túng, không tự ngồi trên cả luật pháp, không ngang nhiên vơ vét tài nguyên của đất nước, không hút nạo máu mỡ của bá tánh,  không khủng bố những tiếng nói đối lập, không đối xử tàn tệ với đồng bào ruột thịt hơn cả những kẻ ngoại bang đô hộ thuộc địa???

Sống trong một quốc gia, dầu muốn hay không muốn thì mỗi người dân trong quốc gia đó cũng đã tự nhiên tham gia vào nền chính trị của đất nước rồi.  Chỉ có điều là tham gia để biến quốc gia đó thành một quốc gia lý tưởng, thành một nơi chốn đáng sống cho mỗi người và mọi người bằng cách tích cực xác lập quyền lực của người dân qua hành động cụ thể hay là tham gia để biến quốc gia đó thành địa ngục trần gian bằng
cách im lặng, cúi đầu và lánh xa. 
Phải, tôi không ngại lập lại một lần nữa, “im lặng, cúi đầu, lánh xa” là cách tham gia chính trị để biến một đất nước thành địa ngục.

Mãi cho tới ngày hôm nay tôi vẫn phải nghe từ miệng của những người chung quanh những lời tương tự, cũng với hàm ý “hãy tránh xa chính trị.”  Nhiều thế hệ trước đã bị đầu độc với những lời khuyên vô trách nhiệm này.  Thế hệ đương đại đang bị “mang niềng kim cô” với cụm chữ đầy răn đe này.  Nếu không có sự thay đổi về nhận thức thì có lẽ những thế hệ mai sau cũng sẽ không khá hơn.  Tôi thực sự ưu phiền và lo lắng.  Với một tấm lòng vì tiền đồ của dân tộc, tôi xin mạn phép được hét to để mọi người, mọi thế hệ --trước kia, ngay bây giờ và mai sau--và mọi giai tầng của đất nước cùng nghe về một sự thật đơn giản:  

KHÔNG CÓ MỘT CÔNG DÂN NÀO SỐNG TRÊN ĐẤT NƯỚC CỦA MÌNH CÓ THỂ TRỐN LÁNH THAM GIA CHÍNH TRỊ, CHỈ CÓ SỰ CHỌN LỰA THAM GIA CHÍNH TRỊ BẰNG THÁI ĐỘ NÀO MÀ THÔI. 

Những đồng bào của tôi ơi, nhất là những người trẻ trong nay mai sẽ phải kê vai nâng cả một gánh sơ hà, xin đừng để cho kẻ xấu ác tiếp tục khủng bố bằng cụm chữ răn đe “hãy tránh xa chính trị.”  Cũng
đừng để cho những kẻ ươn hèn vô trách nhiệm nhồi sọ cả một thế hệ rường cột với cụm chữ “hãy tránh xa chính trị” để biến thành kẻ vô trách nhiệm như họ .
 
Sự nhẫn nhục nào cũng phải có giới hạn.  Khi mạng sống của dân đã bị coi thua súc vật, khi tài sản của dân đã bị tước đoạt dễ như lấy đồ trong túi, khi tôn nghiêm của dân đã bị chà đạp quá đáng thì GIỚI HẠN CỦA SỰ NHẪN NHỤC ĐÃ BỊ PHÁ VỠ.  Đã đến lúc mọi người cần phải đứng lên cùng nhau tham gia vào nền chính trị của đất nước một cách tích cực và cụ thể để tái lập một cơ chế điều hành đất nước của dân, do dân và cho dân.  Đã đến lúc mọi người cần phải đứng lên cùng nhau tham gia vào nền chính trị của đất nước một cách tích cực và cụ thể để tái lập một xã hội văn minh và thiện đức.

Ở thời điểm lịch sử này toàn dân đang có cơ hội để giành lại NHÂN QUYỀN VÀ DÂN QUYỀN đã bị tước đoạt trong nhiều năm qua, hãy tham gia để XÁC LẬP QUYỀN LỰC CỦA NGƯỜI DÂN BẰNG CHÍNH SỨC MẠNH CỦA TOÀN DÂN và nói cho ĐCSVN biết rằng DÂN LÀ CHỦ CỦA ĐẤT NƯỚC NÀY chứ không phải họ.  Hãy tham gia với quyết tâm “KHÔNG KHOAN NHƯỢNG CÁI XẤU ÁC” nhưng KHÔNG ĐỂ BỊ Ô NHIỄM BỞI HẬN THÙ.  Hãy tham gia với MỘT TÌNH THƯƠNG LỚN và CHO MỘT ƯỚC MƠ LỚN.

Con đường mà chúng ta cùng đi để XÁC LẬP QUYỀN LỰC CỦA NGƯỜI DÂN BẰNG CHÍNH SỨC MẠNH CỦA TOÀN DÂN chắc chắn là không bằng phẳng, nếu không muốn nói là có thể phải hy sinh cả tánh mạng.  Trên con đường đó, chúng ta tuyệt đối không thể sử dụng bạo lực để đối kháng với bạo lực; tuyệt đối không thể để hận thù dẫn chúng ta vào con đường lập lại sai lầm lịch sử mà chính chúng ta đã từng là nạn nhân; tuyệt đối không thể để sự sợ hải biến chúng ta thành lũ người xấu ác mà chính chúng ta đang lên án họ.  Những cái không thể này  không phải là những ý nghĩ “lãng mạn trong đấu tranh” mà là một “tính toán chính lược” sẽ quyết định xác suất thành bại của một cuộc cách mạng, trong đó có cả nỗ lực kiến tạo một quốc gia lý tưởng sau khi quật ngã được chế độ độc tài.  Như tôi đã từng nói trong bài Bát Chánh Kiến Cho 1001 Ghonim Của VN: Chỉ có tình thương lớn mới chuyển hóa được tâm thức con người và đưa cá nhân, chủng tộc, nhân loại vượt lên trên mọi dị biệt để hình thành một môi trường sống dung nạp hơn, phồn thịnh hơn, nhân bản hơn và an ninh hơn.

Hãy dùng chính cái sức mạnh chúng ta có được mà họ không có để thắng.  Họ có sức mạnh của bạo lực, chúng ta có sức mạnh của biển người phản kháng bất bạo động.  Họ độc tài chuyên chế, chúng ta biểu dương dân chủ tự do.  Họ khinh bạc nhân dân, chúng ta có lòng thành kính thể hiện qua sự tôn trọng nhân quyền và dân quyền.  Họ tàn nhẫn với dân đen, chúng ta có lòng từ mẫn thể hiện qua sự quan tâm và tương trợ. Họ chà đạp sĩ phu và trí thức, chúng ta tôn trọng lắng nghe dù là tiếng nói đối lập.  Họ bán nước cầu vinh, chúng ta sắc son với tiền nhân giữ nước và dựng nước.  Họ bịt mắt thiên hạ, chúng ta có thông tin và sự thật.  Họ có ĐCSVN, chúng ta có toàn dân trong đó bao gồm cả cảnh sát, quân đội và CNV của bộ máy hành chánh.  Họ có được ngọn roi của kẻ cầm quyền, chúng ta có được áo giáp lương tâm và nhiệt tình của toàn nhân loại trên thế giới.  Họ sử dụng cương thi XHCN để tiếp tục phủ bóng tối lên đất nước, chúng ta mang quang huy của mặt trời chân lý “sống như con người” chiếu sáng khắp hang cùng ngõ hẹp.  Họ chỉ có một kết quả duy nhất là phải đầu hàng trước sức mạnh của toàn dân, chúng ta có một chọn lựa đúng đắn là sẽ ôm vào vòng tay tất cả những người đã qui phục trước sức mạnh của dân.  Họ chắc chắn sẽ tan rã, chúng ta chắc chắn sẽ có 1001 Ghonim của Việt Nam bước ra từ dân để hoàn thành ý nguyện của dân thứ ý nguyện đơn giản mà thiêng liêng:
 
MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐƯỢC SỐNG NHƯ MỘT CON NGƯỜI.

Đã đến lúc mọi người cần phải đứng lên cùng nhau tham gia vào nền chính trị của đất nước một cách tích cực và cụ thể để tái lập một cơ chế điều hành đất nước của dân, do dân và cho dân.  Đã đến lúc mọi người cần phải đứng lên cùng nhau tham gia vào nền chính trị của đất nước một cách tích cực và cụ thể để tái lập một xã hội văn minh và thiện đức.

Và cho những ai còn e ngại, sao không thử bắt đầu với trách nhiệm nhỏ nhất như tác giả Nguyễn Ngọc Già đã viết trên Dân Luận: “Mỗi lần chúng tôi gặp nhau hàn huyên, tôi và anh ấy luôn nói về tình hình chính trị - xã hội, tôi cũng hay chia sẻ những bài viết của mình với anh ấy. Ban đầu anh ấy ngại ngùng và có vẻ lảng tránh, dần dần (sau cả năm trời) anh ấy bớt thái độ né tránh và quan tâm hơn. Tôi dấn thêm bước nữa, đề nghị anh ấy đọc bài của tôi, anh ấy bảo: "tôi yêu đất nước này, và cũng rất đau đáu với những bất công đầy rẫy trong xã hội, nhưng có lẽ tôi không có lý tưởng như anh", tôi trả lời: "không, đó không phải là lý tưởng, đó là trách nhiệm của chúng ta. Anh cứ coi như, trách nhiệm của tôi là viết, trách nhiệm của anh là đọc và truyền bá cho những người chung quanh. Hãy bắt đầu từ trách nhiệm nhỏ nhất", và anh ấy đồng ý.” 

Xin đừng tránh xa chính trị !
 
Iris Vinh Hayes, Ph.D.

Wednesday, October 19, 2016

Hồ già tâm sự





alt

Hồ già tâm sự

Ta nằm đây, bốn mươi mùa sương gió
Trong nhà mồ hoang vắng lạnh từng đêm

Hồn say mơ về những phút êm đềm.
Bên cạnh những đoá hoa đời tươi thắm.

Ta còn nhớ nàng Tuyết Minh đằm thắm
Đêm động phòng, cô gái hãy còn trinh
Nàng yêu ta thật đắm đuối chung tình
Đâu hay biết, đời ta như cánh bướm.

Hương lửa đương nồng, lòng ta đã chán
Nghĩa phu thê nào buộc cánh chim hồng
Trốn người tình, ta quất ngựa truy phong
Rồi trôi nổi, bay theo ngàn hướng gió.

Đời phiêu bạt, bốn phương trời đây đó
Bao môi hồng, má thắm, đã qua tay
Nào Thái, Miên, Nga, Đức, Mỹ, Tầu, Tây
Ta khoái nhất, vẫn người con gái Việt.

Thuở học đạo bên phương trời Xô viết
Ta gặp nàng mắt biếc, tóc ngang vai
Ta yêu người đồng chí nữ Minh Khai
Già nhân ngãi nhưng còn non chồng vợ.

Nàng có thai, ta vô cùng run sợ
Vội tìm người giúp đỡ chuyện chồng con
May thay, nhờ đồng chí Lê Hồng Phong
Gánh của nợ, ta mừng như thoát chết.

Hang Bắc Bó, ta gặp nàng Thị Ngát
Cô học trò bé bỏng tựa nai tơ
Ta cưng em như cháu gái dại khờ
Nàng đáp lại cho ta thằng Đức Mạnh.

Nhưng đảng muốn ta phải là ông thánh
Là cha già dân tộc, quyết hy sinh
Không vợ con, tình ái, chẳng gia đình
Sống diệt dục như thầy tu ép xác.  

Ta bảo chúng: “Các chú mầy quá ác
Các chú thì thê thiếp mỗi hằng đêm
Lại bắt ta phải nuốt dãi nhịn thèm
Đồ chơi để lâu ngày, nên đã mốc.” 

Bọn chúng làm thinh, ta bèn giả khóc
Cuối cùng chúng phải nhượng bộ, chiều ta
Ta được quyền ‘yêu’ mút chỉ cà tha
Nhưng tuyệt đối, không bao giờ cưới vợ.

Kể từ đó, bao nhiêu là cô gái
Đã vào dinh hộ lý xác thân ta
Từ những cô cháu gái Miền Nam ra
Đến những ả Mèo, Nùng miền biên giới.

Họ nhiều quá, ta làm sao nhớ hết
Nhưng một nàng làm thổn thức tim ta
Nàng da thơm, má thắm, nét mặn mà
Ta ngây ngất, thấy mình như trẻ lại.

Ta say đắm quên cả lời đảng dạy
Để cho nàng dính phải cái bào thai
Nàng thương con, đòi cưới hỏi công khai
Nghe nàng nói ta tưởng là sét đánh.

Và quả nhiên, cuộc đời nàng bất hạnh
Thằng Quốc Hoàn, theo lệnh đảng yêu tinh
Nỡ đang tâm cắt đứt mối duyên tình
Còn hãm hiếp, vứt thây nàng ngoài phố

Đứa con trai, cũng may còn tốt số
Thoát tử thần, nhưng sống kiếp không cha
Con, Tất Trung, xin thấu hiểu lòng cha
Và ghi nhớ mối thù sâu của mẹ. 

Ta bây giờ trong nhà mồ quạnh quẽ
Ngày ồn ào, bao kẻ tới, người lui
Đêm vắng tanh, nằm trở giấc bùi ngùi
Lòng thương tiếc một thời đầy hoa thắm.

Phan Huy


Trần Đức Thảo


Nguồn: Tổ hợp Xuất bản Miền Đong Hoa Kỳ
Nguồn: Tổ hợp Xuất bản Miền Đông Hoa Kỳ

Từ khi Trần Đức Thảo xuất hiện tại thủ đô Paris Pháp sau khi tốt nghiệp thạc sĩ triết học tại một trường đại học danh tiếng của Pháp và có các bài viết tranh biện với nhà triết học nổi tiếng Pháp, danh tiếng Trần Đức Thảo như một triết gia lớn đã nổi như cồn tại Việt Nam cũng như một số nơi bên ngoài Việt Nam. Sự thật đó là thế nào? Có đáng để người Việt Nam phải tự hào một cách có phần nhiều tính giả tạo hay không?

Thật ra nhà khoa học, nhà triết học hay triết gia đúng nghĩa, nhà nghệ sĩ mọi loại đều có rất nhiều xưa nay trên toàn thế giới. Nhưng trong số họ, nhà triết học có lẽ có số lượng ít hơn cả, bởi vì triết học thì mang tính tư duy chọn lọc và đặc thù, tức ít xuất hiện hơn, nên có vẻ danh hiệu triết gia được thừa nhận đúng nghĩa xưa nay vẫn hiếm hơn là như thế.


Nói chung, nghệ sĩ tức người làm nghệ thuật thì cốt yếu chỉ thiên về cảm xúc. Nhà khoa học cốt yếu chỉ thiên về các sự kiện và hiện tượng tự nhiên hay trong thiên nhiên. Chỉ riêng triết gia đúng nghĩa thì phần quan trọng chính nhằm tới đối tượng là các ý nghĩa tinh thần con người cũng như bản chất của vũ trụ nói chung. Chính cái nổi bật của triết học và triết gia đích thực là như thế, nên phần lớn nhiều người dễ thán phục và đánh giá cao các triết gia nói chung là như thế. Hay nói đúng, triết gia từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây đều là những nhà tư tưởng. Có những nhà tư tưởng lớn và có tầm vóc muôn đời như những nhà hiền triết hay những nhà tư duy kiểu hiện đại mà trên thế giới ngày nay cũng khó mà đếm xuể, dĩ nhiên!


Chỉ có người này nổi tiếng hơn người kia, người này quan trọng hơn người kia, người này có ý nghĩa hay vị trí lịch sử cao hơn người kia nhìn từ những phương diện hay khía cạnh nào đó. Vậy thôi. Tính cách trội vượt của triết gai hơn so với nhà khoa học, vì nhà khoa học chỉ cốt tìm ra các quy luật khách quan tự nhiên trong thiên nhiên hay vũ trụ vật chất, trong khi đó triết gia lại nhằm nhận định ra các ý nghĩa về tinh thần, về xã hội, về lịch sử, về con người, về vũ trụ bao quát bằng chính tư duy ý thức và năng lực nhận thức cũng như khả năng thấu hiểu của mình.


Trong ý nghĩa như thế, Trần Đức Thảo có thật sự là một nhà tư tưởng, một triết gia lớn như nhiều người trầm trồ ca ngợi hay không là điều cần nên nghiêm túc suy nghĩ. Câu trả lời này hoàn toàn có sẵn trong cuốn sách “Trần Đức Thảo – Những lời trăng trối – Hồi ký” của tác giả Tri Vũ – Phan Ngọc Khuê [Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ. 2014], đã phổ biến bản pdf rộng khắp trên mạng từ lâu nay. Qua tập sách này người đọc gần như tiếp cận lại đầy đủ mọi khía cạnh sống thực trong suốt cuộc đời của ông Trần Đức Thảo, từ hồi còn tuổi nhỏ ở Hà Nội dưới thời kỳ Pháp thuộc, sau đó được học bổng qua học ngành triết học ở Pháp, rồi khi đã thành tài xong, quyết tâm về nước phục vụ cách mạng ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến tranh Việt Pháp 1945-1954, tới khi trở lại Paris khoảng gần kề năm 1992 khi đã trên 90 tuổi, đang gấp rút thực hiện nhanh chóng cuốn sách chứa đựng lý thuyết cách mạng mà ông ta cho là quyết định nhất và tâm đắc nhất, nhưng rồi cuối cùng phải từ giả cỏi đời đột ngột với ít nhiều nghi vấn bất thường; sau khi quyết định họp báo tuyên bố ly khai bất thành, và chỉ còn lưu lại cuốn băng từ ghi lại toàn bộ lời tự thuật của mình đầy đủ mọi thăng trầm oan nghiệt của cuộc sống từ đầu đến cuối mà đã được tác giả đã nói chép lại để ra mắt thành sách.


Cuốn hồi ký Những Lời Trăng Trối của ông Trần Đức Thào dưới hình thức tập sách được chia làm 16 chương, với một phần Phụ lục, gồm cả thảy 436 trang, với Lời Bạt của ông Nguyễn Ngọc Bích viết ở Mỹ năm 2013, quả thật rất đáng được đọc lại toàn bộ để có cơ sở cho nhiều suy ngẫm cuộc đời của một nhà nghiên cứu triết học lẫn một giai đoạn lịch sử của dân tộc và đất nước. Có đọc qua đó người ta mấy thấy được các lần tiếp cận của ông Thảo với ông Hồ Chí Minh khi ấy ra sao, thấy được mọi cách đối xử của nhân sự nhà nước Miền Bắc suốt quảng thời gian đó và sau này với ông Thảo ra sao, mới thấy hệ thống tư tưởng của ông Thảo cùng những trăn trở, khốn đốn tận cùng trong đời sống của ông thế nào sau khi muốn được làm điều gì đó có lợi và hay ho cho đất nước. Kết quả của ông Thảo chỉ là tay trắng, và sự bầm dập của ông đến độ xót xa vì tận cùng khốn đốn; ông vẫn đeo đuổi một tấm lòng son với chủ nghĩa Mác, vẫn tin tưởng tột cùng với học thuyết Mác, vẫn hết lòng vì quan điểm về chế độ xã hội chủ nghĩa lẫn cộng sản chủ nghĩa, chỉ để cuối cùng thật sự hai năm trước khi chết ông mới tự nhận thức ra quan điểm biện chứng luận của Hegel là mơ hồ, và chính chủ nghĩa Mác là hoàn toàn sai trái. Một người từng nổi tiếng như ông Thảo, mà một sự việc ngay từ đầu đã không thể nhận ra để đến cuối đời mới tự thú nhận là mình sai lầm; thế thì việc ông được coi là một triết gia, một triết gia lớn của Việt Nam phải chăng đã có phẩn oan uổng và chẳng mang ý nghĩa gì hoàn toàn khách quan hay xác đáng. Đây là ý nghĩa lịch sử và văn hóa mà không phải chỉ chuyện lu lấp hoặc tầm thường. Nó liên quan đến cả uy tín của một đất nước, liên quan đến truyền thống văn hóa của một dân tộc, liên quan đến sự đánh giá chính xác của các thế hệ tương lai để coi đó như một dấu mốc về mặt tư tưởng nào đó làm điều quy chiếu cũng cần phải thực chất, khách quan và trung thực.

Ảnh: Hannah Walker
Ảnh: Hannah Walker

Dầu sao, được có một nhà triết học, nhất là một triết gia lớn trong lịch sử đất nước cũng là điều đáng mừng và đáng trân trọng, nhưng không phải chỉ vì thế mà bất chấp mọi ý nghĩa thực chất khác, đó là điều không thể dễ dãi hoặc nhẹ dạ, hời hợt. Cho nên với 436 trang sách, nếu đọc thật kỹ từ trang là điều rất quý, nếu không cũng nên ráng đọc lướt hết mọi chương, nhất là những nơi ý nghĩa nhất hay quan trọng nhất rồi hệ thống hóa bằng cách xâu chuỗi lại chặt chẽ và đầy đủ thì cũng thật sự bổ ích và thấu đáo được mọi mặt. Chỉ như thế người ta mới thấy hết được chính cuộc sống truân chuyên của triết gia Trần Đức Thảo như thế nào trong đời sống hiện thực, thấy đầy đủ chiều sâu tư duy tư tưởng của ông ta ra sao, thấy những cảm xúc tâm sự và những nỗi đắng cay cùng hi vọng của ông ta thế nào, thấy thật sự ông ta có phải nhà triết học đúng nghĩa hay chỉ là một đồng chí cộng sản, một đảng viên cộng sản, một người đấu tranh cộng sản, và cuối cùng chỉ là một tín đồ thuần thành của chủ nghĩa Mác trước khi có đầy đủ yếu tố kinh nghiệm mọi mặt để phản tỉnh và tự tỉnh cũng như hoàn toàn đổi mới tư duy và niềm mê say lại.

Ngay từ đầu người ta thấy ra rõ mọi ảo giác thơ ngây của Trần Đức Thảo. Từ ảo giác lời phê của ông thầy triết học cũ khi còn ở bậc trung học của mình, khi đã tiếp cận với triết học rộng rãi hơn và có chiều sâu hơn tại Pháp khi được du học học đại học tại Pháp, tới khi đã đâm sầm vào học thuyết Mác và tự cho mình là nhà triết học, một nhà nghiên cứu quán thông chủ nghĩa Mác, từ đó ôm mộng lý tưởng phải cải tạo xã hội đất nước Việt Nam ở quê nhà thành thiên đường cộng sản theo quan điểm của Mác thật sự.

Như vậy quả thật người ta không còn biết đâu là người học triết học theo kiểu giáo khoa thư của Trần Đức Thảo, nhà nghiên cứu Mác xít hay nhà triết học Mác xít, người tự cho mình là triết gia lớn có sứ mệnh đóng góp cho nhân loại và cho dân tộc quê hương mình bằng chân lý chủ nghĩa Mác, đâu là nhà triết học lý thuyết hay triết gia thật sự theo nghĩa kinh điển đầy đủ nhất của nó mà ông Thảo có đạt đến hay chẳng bao giờ đạt đến được. Đó là tất cả những gì mà mọi người đọc cần phải tự vấn. Những tự vấn có cơ sở là những lời thú nhận từ đáy lòng của ông Thảo, để xem ông ta chỉ là một chính khách thất bại, một cán bộ thi hành bình thường, một người muốn thỏa mãn các tự ái cá nhân, một người có tâm huyết chủ quan hay một người có mục đích to lớn khách quan và cao cả thật sự.

Tất cả mọi điều đó đều được hé lộ hay phơi bày ra từ phương pháp luận tư duy của ông Thảo, cho đến những tình cảm riêng tư hay những tài năng thực có hoặc cả những ý nguyện chính trị mà ô ng hoàn toàn bị người khác chi phối hoặc hấp dẫn. Chính ông Thảo đã bộc bạch tất cả. Ông đã thú nhận mọi sự ngây thơ nông nỗi của mình, mọi sự tự ti sẵn có của mình cũng như mọi sự tự tôn vô thức hay hữu thức: tự cho mình là nhà triết học, nhà tư tưởng lớn, tự cho mình có sứ mạng lịch sử về tư duy, tư tưởng học thuyết để thực thi cho đời tức cho dân cho nước và cho cả loài người hay thế giới mà ông mơ tưởng. Nhưng rất tiếc định mệnh hay phận mệnh bản thân đã không chiều lòng ông Thảo. Ví dầu định mệnh có chiều lòng cũng không rõ ông Thảo có thực hiện trọn vẹn và thành đạt mọi chủ quan hay ảo tưởng của ông hay không, nên thực tài lý thuyết cũng như thực tài thực tế, thực tài triết học cũng như thực tài chính trị mà ông Thảo tự tin và tự tâm đắc cũng thích thú đều tất tất hiện ra trong toàn tập sách. Tất nhiên đây không phải tập sách do chính tay ông Thảo tự viết, nhưng chỉ là những lời trăng trối cuối đời, những lời thuật lại qua các lần nói chuyện có ghi âm để người khác tức người viết ra cuốn sách đó bằng chữ nghĩa xắp xếp lại, hệ thống lại, song dầu sao cũng khá đầy đủ và trọn vẹn. Ngoài khía cạnh đó, văn phong của cuốn sách cũng có phần hơi tiểu thuyết hóa nhưng chẳng sao cả, đó chỉ là sự trang trí trang hoàng thêm để có phần điểm xuyết sự hấp dẫn và lối cuốn; song tính khách quan và trung thực của nó đối với lời chính miệng ông Thảo thốt nên bằng chính tầm lòng của mình và được ghi âm lại rồi chuyển dạng ra thành sách đều là đáng tin và hoàn toàn thuyết phục tính chính xác của nó được nếu người đọc biết nhìn xuyên qua các sự kiện bề ngoài để xâm nhập và thẩm thấu vào chính bên trong của tư tưởng lẫn tâm hồn hoàn toàn khách quan và có thật của ông Thảo.

Vậy trở lại vấn đề, triết học là gì và nhà triết học là thế nào? Triết học là hệ thống tư duy và nổ lực tư duy của tinh thần, nhận thức con người về mọi loại dạng đối tượng nào đó để hình thành ra một hệ thống sự thật tức chân lý bao quát và nối kết chặt chẽ, toàn diện trong đó. Có nghĩa triết học luôn phải là tư duy chủ động và độc lập. Nó cũng chằng khác gì tư duy khoa học. Nhưng tư duy khoa học có thể bị phân mảnh, bị chia tách nhau phần nào đó, vì chỉ nhắm vào những hiện tượng tự nhiên khách quan riêng biệt. Trong khi đó tư duy triết học không thể chia tách mà luôn phải trên cơ sở và nền tảng mang tính hệ thống và toàn diện. Có nghĩa triết học hay chân lý triết học không thể xa lạ, không thể loại trừ mọi chân lý triết học, nhưng ngược lại, chân lý khoa học thì không thể bao quát và toàn diện như chân lý triết học. Tức khoa học có thể là hệ thống con, hệ thống cụ thể mặt ngoài của triết học, nhưng điều đó không thể ngược lại hay không thể đúng nếu quan niệm ngược lại. Kết quả của khoa học và của triết học đều đi từ thực tại đến lý thuyết, nhưng lý thuyết khoa học luôn là lý thuyết giới nội còn lý thuyết triết học luôn là lý thuyết bao quát hay bao trùm, đó là ý nghĩa của tư duy triết học. Có nghĩa khoa học phần nhiều đặt nền tảng trên lý trí, trên điều thuần lý khách quan. Trong khi đó tư duy triết học hay triết học nói chung là đặt nền móng trên nhận thức thuần lý khách quan. Cả hai đều cùng bản chất nhưng phạm vi khác nhau, do vậy giá trị, ý nghĩa cũng như cả mục tiêu cũng có nhiều mặt hoàn toàn khác nhau.

Sự khác nhau giữa khoa học và triết học là thế; và sự khác nhau giữa nhà khoa học và nhà triết học cũng là thế. Nói chung lại, nhà khoa học không thể có lý trí phụ thuộc, thụ động vào ai khác mà phải là lý trí tự chủ độc lập. Nhà triết học cũng như thế, không thể có tư duy phụ thuộc vào ai khác mà phải có tư duy chủ động và hoàn toàn độc lập. Mỗi triết gia thật sự đều có con đường đi của riêng mình, đều có hệ thống tư duy của riêng mình, dều có kết quả tư tưởng của riêng mình.

Điều đó hoàn toàn không có hay thật sự chưa có ở ông Trần Đức Thảo. Ông Thảo từ trước đến sau chỉ thực chất và duy nhất là người Mác xít, là người nghiên cứu, nghiền ngẫm về hệ thống tư tưởng Mác mà không gì khác. Ông Thảo ban đầu là người ráng hiểu Mác một cách sâu xa và đầy đủ như ông quyết tâm theo đuổi, sau đó là có nguyện vọng thực hiện học thuyết Mác sao cho lý tưởng nhất, thành công và tốt đẹp nhất. Cuối cùng vào cuối đời, khi mọi thực tế đã rõ ràng, nguyên vọng duy nhất và cao nhất của ông Thảo là nổ lực chữa cháy hệ thống tư tưởng Mác bằng chính sự cách tân mà ông ta ao ước quyết tâm thực hiện như là lý tưởng và nguyện ước tối hậu của đời mình. Ông dự trù tác phẩm đó ông phải hoàn tất trong thời hạn 6 tháng ở Paris. Có người mong đợi mà cũng có người hết sức nghi ngờ về nó. Họ dư biết ông Thảo không bao giờ thoát ra hay có thể thoát ra được cái vỏ của học thuyết Mác, cái bóng của học thuyết Mác đã phủ chụp lên toàn cả cuộc đời ông dù truân chuyên thế nào mà không bao giờ khác được. Chứng tỏ là khi đã trở lại Paris vào những năm 90, ông Thảo lại đã diễn thuyết về triết học, nhưng thực chất ông ta chỉ là cái máy phát đĩa cũ; những cái đĩa đã trở nên cũ mòn về những tri thức và nhận thức triết học của ông ở thời trước đó đã trên nửa thế kỷ và quay đi quay lại cũng không ngoài những phạm trù tư duy mà học thuyết Mác coi như đã xài tới xài lui mòn lẳn cả. Có nghĩa ông Thảo không hề có tư duy độc lập, tư duy của ông là tư duy của người khác đã hóa thân, đã cấy vào, đã tiêm nhiễm vào ông mà không có cách gì đề kháng lại. Thảo chỉ là người phát ngôn viên của Mác về dạng này dạng khác mà không ra ngoài được chính vết mòn đó. Ông Thảo luôn chắc mẩm và tự hào mình là nhà triết học mà thật sự chỉ là nhà triết học theo kiểu đó. Nói cụ thể hơn, ông Thảo phần nhiều chỉ là nhà nghiên cứu triết học mà không hề là một triết gia chính danh hay xứng danh thật sự. Nhưng lý do của việc đó thì ở trên đã lý giải đầy đủ. Ông Thảo chẳng khác gì một loại cán bộ tuyên huấn cấp cao, nhân danh khoa học và triết học mà thật ra không phải như vậy. Nên có thể sự ruồng rẫy của nhà nước Hà Nội đối với ông trước đây một phần cũng là do ông Thảo mà không thể đổ lỗi cho người khác. Bởi vì triết học phải có cái nhìn toàn diện; ở đây ông Thảo chỉ có cái nhìn tẻ mẻ, ông không ý thức được quy luật bản năng đố kỵ hay quy luật nhận thức hạn chế của con người trong mọi trường hợp cụ thể khách quan như thế nào mà lại chỉ muốn lăn xả vào.

Cái ngây thơ như vậy chính ông Thảo nhiều lần thú nhận trong các trang sách. Một nhà triết học mà không quán thông được về tâm lý học, xã hội học, hay kể cả tâm lý chính trị thì còn làm sao là nhà triết học bao quát và sâu sắc. Sự chủ quan cao nhất của ông Thảo là một làm một lý thuyết gia Mác xít cỡ lớn cho chế độ, nhưng ông quên rằng như vậy ý nghĩa và vai trò của Trường Chinh, Lê Duẩn, hay tầm vóc thánh thần của ông Hồ sẽ biết để vào đâu.
Cái hời hợt, ngây thơ và nông cạn của Trần Đức Thảo đều không ngoài như vậy. Ông muốn thay cả thánh thần để làm việc của thánh thần. Ông tin chắc vào công việc thánh thần mà đó lại không phải là việc của thánh thần mà chỉ là việc của thế tục bình thường. Nếu ông thành công được thì đó mới chính là điều lạ. Rất may là ông không thành công nên ông đã không phải bị hiến tế cho thành thần là như thế. Thực chất ông Thảo chẳng hề là nhà triết học hay triết gia đúng nghĩa; lẽ đơn giản là nếu thế ông ta phải có đối tượng nghiên cứu hay tư duy độc lập cho riêng mình mà không thể chỉ lấy lại hay dựa vào người khác mà ở đây là Mác. Ông Thảo thực chất chỉ là thiên lôi không được sai bảo của Mác. Ông ta chỉ tự tiện, tự nguyện lấy cây gậy tầm sét trong hệ tư tưởng Mác mà đi vung vít xí mẹt, gặp ai cũng phang cũng đánh.


Triết gia  Jean-Paul Charles Aymard Sartre, người đã từng từ chối không nhận giải Nobel văn chương. Nguồn:  http://listverse.com/
Triết gia Jean-Paul Charles Aymard Sartre, người đã từng từ chối không nhận giải Nobel văn chương. Nguồn: http://listverse.com/
Ông ta đã từng dùng gậy đó để phang vào nhà triết học Pháp J. P. Sartre, vào nhiều nhà tư tưởng hiện sinh và hiện tượng luận lúc đó, kể cả ông phê phán chính tác gỉa gạo cội là Edmund (Gustav Albrecht) Husserl. Nếu ông Thảo có tư duy triết học riêng, có quan điểm lập trường triết học riêng cũng chẳng có gì đáng nói vì triết học luôn là sự phản biện và sự cọ xác khách quan để tìm ra hoặc tiếp cận chân lý vạn vật và chân lý nhận thức của con người. Đằng này ông Thảo chỉ mượn đầu heo nấu cháo, mượn vũ khí người này để đánh lại người khác. Khổ nổi ông lại không đánh giá tường tận khả năng hay tính chất của thứ vũ khí mà ông vận dụng và tin cậy đó là gì. Ông cũng chỉ mê tín theo Mác rồi mê tín theo cái gọi là biện chứng luận, hay phép biện chứng hoặc biện chứng pháp theo kiểu tiếng gọi thời danh lúc đó thế thôi.

Edmund Husserl, triết gia trường phsi Hiện tượng học, ưa Nhận thức luận, Toán học
Edmund Husserl, triết gia trường phái Hiện tượng học, ưa Nhận thức luận, Toán học

Từ cái mê tín đó mà ông tin chắc mẩm và xiển dương trong gần hết cuộc đời mình đối với lý thuyết gọi là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử mà không thấy mọi cái ngờ nghệch, ngớ ngẩn nông cạn và phi lý của nó. Ngặt nỗi mọi tư duy của Thảo không bao giờ tách rời mà cứ bám chắc vào mọi cái đó. Ông ta thật không đủ thông minh toàn diện để thấy rằng khái niệm duy vật và khái niệm biện chứng là hai khái niệm hoàn toàn nghịch lý và mâu thuẫn tận gốc. Bởi vật chất mà tự biện chứng thì duy tâm mẹ nó rồi còn gì mà duy vật nữa. Nên danh không chính thì ngôn không thuận là như thế. Mà duy vật biện chứng đã vô lý thì duy vật lịch sử lấy cơ sở từ đó làm gì mà còn chút lý nào nữa. Một đầu óc tư duy non xòe và rống tuếch như vậy mà được coi là nhà triết học, thậm chí là một triết gia lừng danh, danh giá và xuất sắc nhất của đât nước thì quả thật thực chất tầm phào không biết để đâu cho hết.

Nên như đã nói từ đầu, triết học đích thực không hề mâu thuẫn hay bài xích gì với khoa học mà cùng nội hàm và nội tại cùng nhau. Nhưng khoa học thì chỉ nhìn vào các sự kiện, các hiện tượng cụ thể còn triết học không thể chỉ đơn giản thỏa mãn như vậy. Nên thế giới hiện tượng quanh ta là thế giới vật chất, nhưng triết học không chỉ đơn giản dừng lại đơn thuần ở đó. Học thuyết duy vật của Mác là học thuyết dựa vào khoa học một cách ngây thơ thì còn gì là triết học, cần gì đến triết học nữa. Rồi kết hợp huyền hoặc với ý niệm biện chứng duy tâm của Hegel để làm thành mớ hổ lốn duy vật biện chứng, thật là kiểu điếc không sợ súng, cả vú lấp miệng em, độc đoán nói sao cũng được.

Từ đó thuyết duy vật lịch sử, chủ nghĩa cộng sản khoa học, đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản đều chỉ là một chuỗi suy diễn lô-gích vô căn cứ, không cơ sở khách quan khoa học. Thế mà Thảo vẫn mê như điếu đổ và hết lòng hết dạ bảo vệ cho bằng được. Vậy Thảo có phải là là kiểu nhà học thuật, kiểu nhà nghiên cứu sinh, kiểu học trò giáo khoa thư của Mác hay là nhà triết học thực thụ, đại triết gia Việt Nam thật sự hay không?

Trong toàn bộ tư tưởng của Trần Đức Thảo, người ta chẳng tìm thấy bất kỳ một thành quả tư duy tư tưởng nào về nhận thức luận, về tồn tại luận mà riêng Thảo sáng tạo hay khai phá ra cả. Thảo chỉ duy nhất sử dụng và vận dụng quan điểm duy vật lịch sử của Mác để tưởng quất sụm được hệ tư tưởng tự do của J. P. Sartre hay hệ tư tưởng khoa học kết hợp với triết học của nhà triết học thời danh Edmund Husserl mà ai cũng biết. Như vậy thực chất Thảo đã chẳng đóng góp tích cực hay hữu ích gì cho triết học thế giới hay tư tường Việt Nam cả. Thảo chỉ là nhà Mác xít hạng xoàng, lại gồng mình quá đáng nên chính cuộc đời ông ta mới đã trở thành te tua như thế. Te tua đến nỗi một người tự cho mình là nhà triết học, thậm chí là nhà triết học lớn, trong khi đó những người chung quanh chỉ nhìn ông Thảo bằng con mắt khinh lớn như một con người ngớ ngẩn, điên khùng, thậm chí chẳng còn ra bộ dạng của người trí thức đúng nghĩa gì nữa. Các lỗi lầm này dĩ nhiên do thời cuộc tạo nên, nhưng không phải trong đó hoàn toàn không có trách nhiệm của ông Thảo.

Bởi vì nếu là nhà triết học đúng nghĩa, ngay từ ban đầu ông Thào đã phải thấy hệ thống tư tưởng của Mác là sai, đâu cần gì phải chờ đến cuối đời, qua bao kinh nghiệm thương đau đọa dày cùng khổ mới thật sự có thể nhận chân ra được điều đó. Nếu thế thì mọi người thường cũng đều nhận thức được cần gì phải có bộ óc siêu tuyệt như nhà triết học tự mệnh danh và được nhiều người thán phục tuyệt vời như Trần Đức Thảo. Bởi nếu ông Thảo nắm vững về thế giới vật lý, nắm vững về tâm lý cá nhân con người, nắm vững về tâm lý xã hội, nắm vững về các quy luật của kinh tế học, xã hội học, chính trị học, lịch sử học, thì sẽ thấy mọi viên đá tảng trong học thuyết Mác đều không vững nếu không nói là sai bét.

Xã hội con người luôn là một dòng chảy bất tận; mỗi cá nhân chỉ có một vòng đời cụ thể nhất định tiếp nối nhau; ai cũng có bản năng sinh tồn và phát triển độc lập mọi mặt. Vậy thì chuyên chính vô sản có nghĩa gì, xã hội cộng sản khoa học có nghĩa gì. Vậy mà đọc suốt cuốn sách cứ thấy Thảo luôn mơ một thế giới đại đồng như một người mê sảng, như một đứa con nít mong mẹ về chợ. Bởi than chì thì không thể biến thành thỏi kim cương chỉ bằng thủ công. Dòng sông không thể đông đá mà vẫn còn là dòng sông bình thường. Đã đấu tranh giai cấp thì phải có khởi đầu và có kết thúc mới thành ý nghĩa. Mác cho khởi đầu là do tư hữu có mặt, và kết thúc là xã hội không còn giai cấp. Tư hữu chỉ là công cụ giúp ích đời sống hiệu quả, Mác lại hiểu đó là mục đích tối hậu của đời sống. Từ đó tưởng tượng và phịa ra nguyên nhân cùng kết quả mọi loại của lịch sử xã hội, chẳng khác gì gột chân của xã hội cho vừa với đôi giày của biện chứng luận Hegel.

Người mình nói sống gửi thác về. Như vậy ý nghĩa của đời sống là sự phát huy chính nó, đâu phải biến thành một quy cách tổ chức theo mẫu hình lý tưởng chẳng bao giờ khả thi hay có thật. Vậy mà Thảo vẫn mơ hoài một thế giới đại đồng như kiểu trẻ thơ ấu trĩ, nếu ý thức khoa học khách quan và triết học bao quát đúng đắn của Thảo không có kiểu đó thì lấy nền tảng nào để cho ông ta là nhà triết học đúng nghĩa hay một triết gia tên tuổi để đi vào lịch sử. Nên nếu xét cho tới tận kỳ cùng thì sự nghiệp tư duy riêng hay tư duy triết học nói chung của riêng ông ta không có gì cả hay không để lại cho đời gì cả; tất cả không ngoài những sự giải thích, sự xiển dương, sự mơ tưởng đóng góp vào hệ thống ý thức hệ tư tưởng của Mác một cách ảo tưởng và vô bổ. Sự nghiệp độc sáng không có, sự nghiệp sáng tạo riêng không có, thế thì tự nhận là triết học và tự nhận là triết gia tức nhà triết học đúng nghĩa là điều phải cần nên cân nhắc và bàn thảo.

Cho nên vấn đề không phải chỉ trích hay phê bình cá nhân ông Thảo, cũng không phải tâng bốc vô điều kiện và dễ dàng ông ta, mà vấn đề là giá trị và chân lý khách quan, khoa học cũng như triết học. Con người luôn đầy những cảm tính và danh từ. Cảm tính thì vẫn luôn xa lý tính và danh từ thì chưa chắc luôn phản ảnh đúng nghĩa sự vật. Cả mặt đời sống, văn hóa, hay cả hoạt động chính trị cũng thế. Chính trị chỉ đúng nghĩa khi nó là một khoa học hay một triết học bao quát khách quan thật sự, đó là triết học nhân văn mà không gì khác. Nếu chính trị chỉ là danh lợi, là bản năng quyền bính, là chủ nghĩa duy ngã, cũng khó nói đến chính trị lý tưởng hay chính trị khoa học mà được. Cho nên khoa học luôn phải cần có những nhà khoa học đúng nghĩa, triết học luôn phải cần có những nhà triết học đúng nghĩa; chính trị cũng phải cần có những nhà chính trị đúng nghĩa. Trái lại nếu chỉ là những nhà khoa học theo tên gọi của người đời, nhà triết học theo tên gọi của người đời, nhà chính trị theo sự tâng bốc của người đời thì đều phải làm cho nhà khoa học đích thực, nhà triết học đích thực, nhà chính trị đích thực đều phải đành đội nón đi xa là thế. Đó là điều mà chính nhà hiền triết nổi danh phương Đông cách đây nhiều ngàn năm đã nói “ngôn bất chính danh bất thuận, danh bất thuận sự bất thành” là như thế.

Mọi sự nghiệp khoa học, sự nghiệp triết học, sự nghiệp chính trị đúng đắn và đúng nghĩa đều phải thực chất giúp ích cho xã hội, cho quê hương đất nước, cho thế giới và lịch sử nói chung, đều phải luôn luôn có thực chất, có chân giá trị và cũng phải hoàn toàn mang mọi ý nghĩa khách quan là như vậy.

Thượng Ngàn
8/10/2016
http://dcvonline.net