Sunday, February 23, 2014

Bộ sưu tập các chiến hạm, chiến đỉnh của HQVNCH

Mời xem Bộ sưu tập các chiến hạm, chiến đỉnh của HQ/VNCH
http://www.youtube.com/watch?v=7yvWH3OZnIY

Sunday, February 16, 2014

Kỳ tích của hai anh em gốc Việt sống trong khu “ổ chuột” Mỹ (Theo Blog Bảo Mai)

Kỳ tích của hai anh em gốc Việt sống trong khu “ổ chuột” Mỹ

image
Hai anh em Johnny Huynh (trái) và George Huynh (phải)
Câu chuyện về kỳ tích của hai anh em gốc Việt Johnny và George Huỳnh đã khiến cộng đồng người Việt trên toàn thế giới nghiêng mình khâm phục.

image
"Những cậu bé này là minh chứng gần gũi nhất mà tôi gặp về thứ mà chúng ta gọi là "giấc mơ Mỹ"", nhà báo Baker chia sẻ: Cha qua đời, mẹ bị bệnh thần kinh, phải vật lộn giữa "khu ổ chuột" Dorchester (thành phố Boston, bang Massachusetts, Hoa Kỳ) để kiếm sống nhưng cả hai đã cùng đỗ vào những trường đại học danh tiếng bậc nhất cường quốc này.
image
Billy Baker (trái), Emmett Folgert, Johnny Huynh, and George Huynh
Nói như lời Billy Baker - phóng viên báo The Boston Globe, một trong những phóng viên đầu tiên viết bài về hai anh em:
"Bạn thấy đó, vấn đề không nằm ở chỗ bạn từ đâu đến, mà là bạn sẽ tiến xa được đến đâu".

Hành trình bước ra từ bùn lầy

image
Johnny và George Huỳnh sinh ra ở khu phố ổ chuột Dorchester (thành phố Boston, bang Massachusetts, Hoa Kỳ), nơi 42% trẻ em phải sống trong đói nghèo và 85% chỉ còn cha hoặc mẹ. Cả hai may mắn hơn những đứa trẻ khác được sinh ra có cả cha lẫn mẹ, thế nhưng "ngày vui ngắn chẳng tày gang", cha của Jonny và George bị chứng rối loạn tâm thần, trong khi mẹ phải thường xuyên chống chọi với bệnh thần kinh. Khi hai anh em biết cảm nhận được cuộc sống xung quanh cũng là lúc tai họa ập xuống. Người cha bỗng dưng lên cơn, sau đó bỏ nhà ra đi, rồi một ngày cả nhà nghe tin ông nhảy cầu tự vẫn.

image
hình minh họa

Từ ngày người chủ gia đình qua đời, cả gia đình phải sống trong một ngôi nhà xập xệ, nơi từng là nhà kho, với thu nhập mỗi tháng 1.257 USD, là tổng giá trị các món trợ cấp. Giữa cái khu ổ chuột ngập ngụa cảnh cơ hàn, đầy rẫy các tệ nạn xã hội, hầu hết trẻ em không có đầy đủ cha mẹ đều bị sa vào nghiện ngập, trộm cắp.

Với những con người bình thường và thiếu bản lĩnh, họ có thể trượt ngã bất kỳ lúc nào. Thế nhưng, hai anh em George luôn tỏ ra khác biệt so với những đứa trẻ ở khu ổ chuột này. Vượt lên số phận, trong đầu hai anh em luôn ý thức và tâm niệm rằng: "Giáo dục là nền tảng để có cuộc sống tốt hơn", Johnny nói.
image
Gương mặt sáng sủa của George Huynh

Emmett Folgert, đại diện Hiệp hội Dorchester Youth Collaborative, người đã hỗ trợ cho hai cậu bé chia sẻ: "Với kinh nghiệm 30 năm làm việc với những đứa trẻ ở đây, tôi biết rằng George và Johnny đều đang sống trên mép vực và có thể trượt ngã bất kỳ lúc nào".
image 
Thế nhưng cả hai đã cùng đương đầu và tìm cách vượt lên số phận. "Ước mơ của em là có thể vào một trường đại học tốt, không phải phụ thuộc vào số tiền trợ cấp xã hội hàng tháng nữa và có thể sống theo cách riêng mà mình mong muốn", cậu bé George tâm sự.

Và niềm hy vọng của hai anh em chính là mái trường Boston Latin School, trường công lập đầu tiên và lâu đời nhất vẫn tồn tại ở Mỹ với những thành tích học tập xuất sắc. Đây cũng chính là ngôi trường mà Tổng thống thứ hai của Mỹ John Adams và Benjamin Franklin, một trong những người lập quốc, từng theo học. Ở cái nơi mà xã hội phân biệt giàu nghèo vô cùng ghê gớm, may mắn thay anh em George được nhận vào học. Hành trình đến lớp bắt đầu. Từ năm lớp 7, hai cậu bé đều đặn bắt xe buýt số 19 đến trường Boston Latin để theo học.

image
Hằng ngày, hai chàng trai đến trường bằng xe buýt

Chương trình học tại Boston Latin đạt chuẩn chất lượng cao và đòi hỏi học sinh phải vô cùng nỗ lực. Vậy mà cả hai đều là những học sinh giỏi nhất trong lớp, đơn giản vì đó là cách duy nhất giúp các em có thể nhận được các hỗ trợ tài chính để duy trì việc học. Ngoài giờ học, cả hai còn đi làm gia sư cho những đứa trẻ gốc Việt trong khu vực kiếm tiền phụ giúp gia đình.

Thành tích đặc biệt này đã lọt vào "mắt xanh" của Billy Baker - phóng viên báo The Boston Globe, một trong những nhà báo đầu tiên viết về Jonny và George từ cách đây 2 năm. Trong khi đang lang thang trên những chuyến xe buýt xuyên thành phố Boston để viết về những mảnh đời cùng khổ, Baker đã gặp hai cậu bé tại "khu ổ chuột" Dorchester. "Tôi bắt đầu quan tâm sâu hơn đến các cậu bé. Tôi cảm thấy chúng cần tôi, nhưng hóa ra tôi cần chúng hơn" Baker nói.

Kỳ tích "chạm tay" vào "giấc mơ Mỹ"

Cũng từ đó, Baker trở thành người cố vấn cho hai anh em trong học tập cũng như cuộc sống. Chàng phóng viên yêu nghề chẳng khác gì người cha, đã ở bên Jonny và George, cố gắng khỏa lấp những rạn nứt trong cuộc đời hai cậu bé bằng những việc nhỏ nhoi. Anh mua những món quà hoặc những chiếc vé dự tiệc cho hai cậu bé.

Baker cũng hỗ trợ hai anh em trong việc học và động viên họ đạt đến mục tiêu cao nhất mà cậu có thể. Ngay sau khi câu chuyện về hai cậu bé gốc Việt được đăng tải đã nhận được rất nhiều sự chia sẻ từ các độc giả. Baker thậm chí mất hàng tuần để trả lời những email bày tỏ sự cảm thông với hai anh em gốc Việt.

Theo lời kể của Baker, cách đây ít lâu, tròn 2 năm sau ngày bài báo đầu tiên lên trang, anh đã nhận được tin nhắn của George (17 tuổi) thông báo mình đã được nhận vào học tại đại học Yale, một trong những viện đại học lâu đời nhất Hoa Kỳ. "Khoảng sau 5h chiều thứ hai, điện thoại tôi có tin nhắn mới: Cháu đỗ rồi. Tôi đang ngồi trong phòng tin tức và mừng phát khóc", Baker kể. Anh tiết lộ sau đó đã đưa cậu bé đi ăn một bữa no nê để chúc mừng.

image
ĐH Yale - nơi George Huynh sẽ theo học

Yale là một trong những trường đại học thuộc tốp 8 trường danh tiếng nhất cường quốc này, sánh ngang cùng Harvard hay Princeton. Những nhân vật nổi tiếng xuất thân từ Yale có 5 Tổng thống Hoa Kỳ, 19 thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, và nhiều nguyên thủ quốc gia nước ngoài. Yale cũng được mệnh danh là trường tuyển sinh gắt gao nhất nước Mỹ. Thế nhưng, cậu bé gốc Việt George đã đường hoàng bước vào bằng chính nỗ lực phi thường của mình.

Năm ngoái, anh trai của George là Jonny (19 tuổi) cũng trở thành một tân sinh viên của đại học danh giá Massachusetts Amherst (top 40 trường đại học công lập tại Mỹ - theo U.S. News & World Report's Best Colleges 2014). Khi đó, Baker đã mang một chiếc tủ lạnh đến ký túc xá của Jonny tặng cậu.

"Những cậu bé này là minh chứng gần gũi nhất mà tôi gặp về thứ mà chúng ta gọi là "giấc mơ Mỹ", Baker nói. "Tôi tự hào được là một nhân chứng của câu chuyện này. Một điều gì đó thật khó tin đã xảy ra. Nhìn những đứa trẻ thành công từ hai bàn tay trắng là điều đặc biệt nhất mà tôi từng được chứng kiến với tư cách một phóng viên. Đúng thế, cháu đã làm được, chàng trai", Baker nói thêm.


Anh Văn

Tuesday, February 11, 2014

Tài liệu Việt Nam sẽ trở thành lãnh thổ của Trung quốc từ 05-07-2020

Một Tướng CSVN Đã Xin Tị Nạn Chính Trị Tại Hoa Kỳ và Tiết Lộ Âm Mưu Bán Nước Cho Trung Cộng.
“    *Chuyện Thiếu Tướng CSVN Hà Thanh Châu, Chính ủy Tổng Cục Công Nghiệp QuốcPhòng` của CS Hà Nội, nộp đơn tại Seattle/WA xin tị nạn chính trị từ ngày 8-4-2013… là một sự kiện thời sự quan trọng.”
ĐÂY LÀ DẤU HIỆU CHO SỰ  "THÁO CHẠY 30 THÁNG TƯ” CỦA CỘNG SẢN VIETNAM. Một Tướng CSVN đã xin tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ và tiết lộ âm mưu bán nước cho TrungCong. Date: Monday, July 1, 2013, 11:29PM.   Mời xem bản tin đặc biệt dưới đây. Xin tuỳ nghi lượng định mức độ khả tín HỎA TỐC & RẤT QUAN TRỌNG : TÀI LIỆU BÁN NƯỚC VIỆT NAM CHO TÀU CỘNG CỦA CÁC THỦ LÃNH VC & ĐẢNG CSVN.  Kính chuyển để QUÝ VỊ tham khảo, phổ biến rộng rãi trong & ngoài nước và cùng 80 triệu đồng bào trong nước kết hợp 4 triệu đồng bào tị nạn CSVN khắp thế giới dũng cãm vùng lên giải thể đảng CSVN càng sớm càng tốt để kịp thời cứu nước, cứu dân, cứu đạo thoát khỏi sự cai trị tàn ác của lòai QUỶ ĐỎ CSVN phản quốc, phản dân và TÀU CỘNG vô thần, cực kỳ dã man, vô nhân đạo. Kính mến, Bs LÊ Thị Lễ ———————————————————— Gop gio <http://us.mc1202.mail.yahoo.com/mc/compose?to=gopgionews%40yahoo.com>

Date: 2013/7/1 Thỏa Hiệp ngầm
05-07-2020 là ngày thực hiện đợt I sáp nhập nước Việt Nam vào Trung Cộng. Kính chuyển: *Chuyện Thiếu tướng CSVN Hà Thanh Châu, Chính ủy Tổng Cục Công Nghiệp QP của CS Hà Nội, nộp đơn tại Seattle/WA xin tị nạn chính trị từ ngày 8-4-2013… là một sự kiện thời sự quan trọng. Nhưng rất tiếc là chuyện này đã không được báo chí Việt+Mỹ ở địa phương loan tin ???   Góp Gió 01-7-2013 http://tienggoicongdan.com/2013/06/30/thoa-hiep-ngam-05-07-2020-la-ngay-thuc-hien-dot-i-sap-nhap-nuoc-viet-nam-vao-trung-cong/>

Thỏa Hiệp ngầm 05-07-2020 là ngày thực hiện đợt I sáp nhập nước Việt Nam vào Trung Cộng Posted on 30/06/2013 <http://tienggoicongdan.com/2013/06/30/thoa-hiep-ngam-05-07-2020-la-ngay-thuc-hien-dot-i-sap-nhap-nuoc-viet-nam-vao-trung-cong/>

by minhhieu90 <http://tienggoicongdan.com/author/minhhieu90/>http://hoilatraloi.blogspot.com.au/2013/06/thoa-hiep-ngam-05-07-2020-la-ngay-thuc.html> http://hoilatraloi.blogspot.com.au/2013/06/thoa-hiep-ngam-05-07-2020-la-ngay-thuc.html6/29/2013 

HLTL xin đăng mẫu báo nhận được để quý vị tường và tùy nghi nhận định.
Thỏa Hiệp ngầm 05-07-2020 là ngày thực hiện đợt  1 sát nhập nước Việt Nam.

TS KERBY ANDERSON NGUYỄN  10 giờ sáng ngày 08-04-2013, Thiếu tướng CSVN Hà Thanh Châu, Chính Ủy Tổng Cục Công Nghiệp Quốc Phòng (Chủ Nhiệm Tổng Cục là Trung Tướng Nguyễn Đức Lâm) được Luật Sư William Lê  hướng dẫn đến Sở Di Trú King County, Seattle, tiểu bang Washington State, nạp đơn
“xin tỵ nạn chính trị”, sau 2 tuần lễ ông và vợ ông đi thăm 3 người con đang là “du học sinh” ở tiểu bang này.

Bốn ngày sau, qua trung gian của 1 “viên chức” cao cấp Hoa Kỳ, ông trao cho chủ bút Tạp Chí Foreign Policy Magazine một tập tài liệu “tối mật”, có liên quan đến sự sống còn của nước Việt Nam, dự trù sẽ đăng tải cuối năm 2013. Tập tài liệu này, do người anh vợ của ông, Thiếu Tướng H.T.T. làm Chính Ủy Tổng Cục 2, dưới thời Tổng Cục Trưởng Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh, chép lại nguyên văn từ cuốn băng nhựa AKAI mang bí số ML887, ghi âm những cuộc họp bí mật của các nhà lãnh đạo Việt Nam:
**Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh và Trung Cộng: Giang Trạch  Dân (sinh năm 1926), Lý Bằng, Lương Quang Liệt, Diệp Tuyển Ninh, Dương Đắc Chí, Hứa Thế Hữu… tại Thành Đô, thảo luận các thỏa hiệp sát nhập nước Việt Nam vào lãnh thổ “Trung Quốc”.Chúng tôi (tác giả bài viết này), hiện làm “bỉnh bút” cho tờ Foreign Policy Magazine, nên được phổ biến bằng Việt ngữ, giới hạn, trong vòng thân hữu.Thật ra, các cam kết “giao nước Việt Nam cho Trung Quốc”, đã được “ký” bằng “lời hứa danh dự ” của ông Hồ Chí Minh với 2 Đại Tướng Tàu Trần Canh và Vị Quốc Thanh, thay mặt cho Mao Trạch Đông vào năm 1926. **Bốn năm sau, năm 1930, thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, ông Hồ khẳng định một lần nữa với Tổng Lý Chu Ân Lai: “Việt Nam và Trung Quốc tuy hai mà một. Một dân tộc. Một Nền văn hóa. Một phong tục. Một tổ quốc. Nếu giúp chúng tôi thắng Pháp, thắng Nhật, thắng  tất cả bọn tư bản vùng Đông Nam Á, nắm được chính quyền, thì nợ viện trợ sẽ hoàn trả dưới mọi hình thức, kể cả cắt đất, cắt đảo, lùi biên giới nhượng lại cho Trung Quốc, chúng tôi cũng làm, để đền ơn đáp nghĩa….” **Ngày 14-09-1958, ông Hồ chỉ thị Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký “công hàm” giao đứt quần đảo Hoàng Sa cho Mao Trạch Đông. Lê Duẩn (tên thật Lê Văn Nhuận: 1907-1986) chết ngày 10-07-1986, ông Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) lên nắm chức Tổng Bí Thư, tức khắc nối lại bang giao với Trung Quốc bằng 1 câu nói để đời trong lịc sử: “Tôi cũng biết rằng, dựa vào Trung Quốc sẽ mất nước, nhưng mất nước còn hơn mất Đảng “.**Ngày 10-08-1987, ông Nguyễn Văn Linh (đang mắc bệnh ung thư) bay qua Trùng Khánh gặp Hồ Diệu Bang (1915-1989), Đặng Tiểu Bình (1904-1992= thọ 92 tuổi) bàn luận về các kế họach cắt đất, cắt biên giới và phát họa rõ ràng hơn 1 chương trình “sát nhập Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc” qua chiến thuật “Hoà Bình, hữu nghị, chầm chậm, êm ả, kín đáo, không ai có quyền biết đến” với thời gian 60 năm, phân ra làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 20 năm. GIAI ĐOẠN I: Ngày 15-07-2020 : QUỐC GIA TỰ TRỊ.GIAI ĐOẠN II: Ngày 05-07-2040 : QUỐC GIA  THUỘC TRỊ.GIAI ĐOẠN III: Ngày 05-07-2060 : Tỉnh lỵ Âu Lạc.Tỉnh trưởng vẫn là người Việt, đặt dưới quyền lãnh đạo của Tổng Đốc Quảng Châu.Thời gian này, tiếng Việt là ngôn ngữ phụ, tiếng tàu là ngôn ngữ chính. Một chút lịch sử về  "Âu Lạc”: “Thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch, ông Thục Phán, thủ lãnh của bộ tộc Âu Việt, là một trong những bộ tộc của Bách Việt ở về phía Bắc Văn Lang đã cùng Hùng Vương thứ 18 đánh bại cuộc xâm lăng của nhà Tần. Sau khi thắng quân Tần, vua Hùng Vương nhường ngôi cho Thục Phán, sát nhập lãnh thổ của người Âu Việt và Lạc Việt vào một, lập nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa, thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội ngày nay. Ông tự xưng là An Dương Vương, Nước Âu Lạc của An Dương Vương bị Triệu Đà thôn tính vào năm 206 trước Tây Lịch”.QUY CHẾ KHU TỰ TRỊ.

Sau đây xin mời quý vị nghe lại cuộn băng nhựa của Tổng Cục 2 Việt nam với lời lẽ bề trên, trịch thượng của người Tàu, ban mệnh lệnh, giáo huấn, dạy dỗ, răn đe cấp lãnh đạo Việt Nam phải làm những gì suốt 60 năm dài “tịch thu” nước Việt Nam từng bước một:
“Âm thầm, Lặng lẽ, Từ từ như tằm ăn dâu. Khéo như dệt lụa Hàng Châu. Êm như thảm nhung Thẩm Quyến…” theo thể thức “diễn tiến hoà bình”. Làm cách nào  để cho người Việt Nam và dư luận quốc tế nhìn nhận rằng, người Tàu không “cướp nước Việt” mà chính người Việt Nam tự mình  “dâng nước” và tự ý đồng hóa vào dân tộc Trung Hoa. **Tại Thành Đô, Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh xin xỏ Đặng Tiểu Bình: Nhờ Trung Quốc mà Đảng Cộng Sản Việt Nam mới nắm được chính quyền, mới thắng đế quốc Pháp, đế quốc Mỹ, diệt được bọn tư bản phản động. Công ơn Trung Quốc to lắm, bốn biển gộp lại cũng không bằng. Do thế, nhà nước Việt Nam đề nghị Trung Quốc xóa bỏ các hiểu lầm, các bất đồng đã qua. Phía Việt nam sẽ làm hết sức mình để ..


Saturday, February 8, 2014

Chân lý cuộc đời:

Chân lý cuộc đời:

- Cái gì đã cũ là cũ. 
  Có cố đánh bóng cũng không thể mới.
- Cái gì đã qua là qua. 
  Có quay trở lại cũng chẳng như xưa.
- Cái gì đã vỡ là vỡ. 
  Có hàn gắn lại cũng còn vết rạn nứt.
- Cái gì đã đứt là đứt. 
  Có ráng nối lại cũng chẳng tồn tại dài lâu.
- Cái gì đã đi là đi. 
  Có níu kéo nó về cũng chẳng còn là của mình nữa.
- Cái gì phải quên là quên. 
  Có nhớ nhung mãi cũng chỉ là hoài niệm.
- Sự tin tưởng giống như một tờ giấy, một lần bị vò nát nó sẽ không thể      toàn hão như xưa.
- Khi ai đó rời bỏ ta, hãy để họ ra đi.
  
- Số phận của ta không bao giờ kết chặt với những ai quyết tâm rời bỏ ta. 
 
Họ không phải là người xấu, họ chỉ là nhân vật kết thúc vai  trò trong  câu chuyện của cuộc đời ta mà thôi.
- Có 3 thứ trong đời không bao giờ nên tiếc nuối.  Đó là:
 1) Tình yêu đã ra đi. 
 2) Người bạn không xứng đáng. 
 3) Ngày hôm qua.

TÌNH NHƯ LÁ THU

TÌNH NHƯ LÁ THU
Truyện ngắn của Nguyễn Thị  Bích Nga 
 (Westminter) 

 
Tới tháng ba năm nay là bà tròn tám mươi mốt tuổi. Nhưng với mái tóc nhuộm đen nhánh, với hàng lông mày được xâm theo hình lá liễu cong cong, với cặp môi tô son đỏ – màu của sự gợi cảm, người đối diện nghĩ rằng bà chừng bảy mươi lăm là cùng.
Vốn là nhà thời trang nổi tiếng của thành phố Sài Gòn trước đây, bà cố gắng ăn uống điều độ và tập thể dục hàng tuần để thân hình không phì nhiêu cũng không nhão nhét. Trời cũng không phụ lòng mong đợi của bà. Càng nhìn bà, người ta càng kinh ngạc, cứ tưởng thời gian đã quên đi, không hề nhớ tới sự hiện hữu của bà trên cuộc đời này.

Cách đây tám năm, chồng bà mất. Mất chồng ở tuổi bảy mươi ba đúng là một bi kịch. Ban ngày bà loay hoay đi ra đi vào một mình, ban đêm bà trằn trọc không ngủ vì nhớ tiếng ho nhè nhẹ của ông, nhớ tiếng dép lẹp xẹp trên sàn gỗ, nhớ tiếng nước chảy vào ly thủy tinh mỗi khi ông rót trà... Mất chồng ở tuổi bảy mươi ba, bà không khóc lóc như những phụ nữ trẻ tuổi, bà chỉ bàng hoàng trong im lặng, đôi mắt bà ráo hoảnh nhưng đôi môi bà cứ run run như muốn gọi tên ông.

Rồi những ngày tháng lạnh lùng kinh khủng đó đóng chặt lại và trở thành quá khứ sau khi bà gặp ông Luân trong một cuộc tiệc cưới cháu ngoại của người bạn. Hôm đó bà ngồi bên cạnh một người đàn ông có mái tóc bạc được hớt cao gọn ghẽ, có giọng nói chậm rãi nhưng ấm áp, có sự quan tâm chăm sóc đặc biệt tới bà khiến bà cảm thấy lạ lùng trước điều đó. Ông Luân chỉ phục vụ một mình bà, thỉnh thoảng ông gắp thức ăn để vào trong chén của bà, ông hỏi bà ngon miệng không, ông lựa những phần gỏi bắp cải không có ớt vì sợ bà cay, thậm chí ông thận trọng lột vỏ từng con tôm xú luộc rồi đưa bà ăn. Bà cảm kích nên hỏi tên ông, hỏi tuổi ông. Ông không giấu diếm, ông nói ông đã bảy mươi bảy tuổi rồi.

Bà nhìn ông cười, ánh mắt lẳng lơ:
-Bảy mươi bảy tuổi còn yêu được không nhỉ?
Ông Luân cũng nheo nheo mắt nhìn bà, cười đáp lại:
-Sao lại hỏi vậy? Cứ yêu thử đi rồi biết.

Tối hôm đó bà đi lòng vòng trong cư xá nửa tiếng đồng hồ để suy nghĩ thật chín chắn rồi quyết định gọi điện thoại cho ông. Chuông vừa reng lên một tiếng ngắn là ông mở máy trả lời liền, cứ như suốt cả buổi tối ông chỉ làm mỗi một việc là ngồi rình cái điện thoại, đợi nó reng lên là bấm nút “A-lô” ngay. Ông hỏi bà đang làm gì, bà nói bà đang đi bộ trong cư xá. Ông nói ông sẽ đến để cùng đi bộ với bà. Bà không tin lắm, nhưng chỉ cười cười. Vậy mà ông đến thật. Ông đưa cho bà một ly giấy to tướng đựng đầy bắp rang, bà chìa tay cầm lấy và trong một thoáng bà cứ ngỡ vẫn còn đang ở tuổi mười tám đôi mươi. Bà hít một hơi dài rồi ngước lên nhìn ông bằng đôi mắt có hàng trăm vì sao trời đang lấp lánh trong đó.

-Em thấy bắp rang ở đây không thơm như bắp rang ở Sài Gòn.
-Ừ, bắp rang trên con đường Hai Bà Trưng thơm mùi bơ. Anh nhớ mỗi lần đi ngang xe bắp rang bơ là phải dừng lại, mua một gói, rồi vừa đi vừa ăn vì không thể nhịn thèm nổi.
Bà cười khẽ. Giọng cười của bà dù có khàn đi nhưng nghe cũng còn quyến rũ lắm.
-Có những món ăn ngày xưa em thích mê tơi, thí dụ món ốc leng xào dừa, ngày nào em cũng phải ăn một dĩa đầy mới đã, còn bây giờ mới nhìn thấy là ngao ngán liền. Em không hiểu tại sao nữa.
-Vì bây giờ mình trưởng thành hơn, mình hưởng thụ cũng nhiều hơn nên cơ thể cảm thấy không cần thêm nữa. Chỉ mới vài năm trước anh còn khoái ngồi uống bia với bạn bè, tối nào cũng phải một chai ướp lạnh mới ăn cơm được, nhưng từ sau lần anh bị ói ra mật xanh phải vào bệnh viện, nghe nhắc tới bia hay nhìn thấy chai bia là anh xanh mặt liền.

Không khí ban đêm lành lạnh nên bà đi sát vào người ông, nép vai bà bên vai ông, nhưng bà vẫn cố ý đút hai bàn tay vào trong túi áo khoác để có một lần vải ngăn cách giữa hai người. Ông Luân nhận ra điều đó. Ông tìm ngón út của bà và giữ chặt nó một lát trong tay ông. Xuyên qua lớp vải dày của chiếc áo khoác, bà vẫn cảm nhận được sự rung động nhẹ nhàng của người đàn ông có độ tuổi đã chấm tới con số bảy mươi bảy. Bà im lặng, không rụt ngón tay lại, để mặc cho trái tim đột nhiên thay đổi nhịp đập rộn ràng như pháo nổ ngày Tết. Bà cần tình yêu như như đũa có cặp, bà cần một người đàn ông bên cạnh bà như dép có đôi. Bà sẵn sàng thú nhận bên tai ông điều đó mà không cảm thấy xấu hổ.
 
Ông Luân có tiền hưu, có tiền con cái chu cấp, có tiền tiết kiệm trong ngân hàng nên cứ đến cuối tuần là ông dẫn bà đi ra khỏi thành phố, tận hưởng một không gian vắng lặng chỉ có hai người. Những nụ hôn hiếm hoi ông dành cho bà thật nồng nàn trên trán, trên má, nơi khóe môi. Bà cũng đáp lại cuồng nhiệt, bà ôm ghì lấy đầu ông, vừa hôn vào mép tai ông vừa vò vò mái tóc bạc được hớt cao gọn ghẽ. Ông Luân thích thú trước tình cảm của bà, bấu bấu những ngón tay có móng hình vuông được cắt ngắn vào vai bà. Họ ngồi trên băng ghế đá âu yếm nhau mười lăm, hai mươi phút giữa khung cảnh thiên nhiên lãng mạn, tĩnh mịch và đồng lõa. Tình yêu mà họ dành cho nhau chỉ có vậy thôi, có muốn hơn nữa thì cũng không được bởi vì ở tuổi bảy mươi bảy, khả năng tình dục của ông đã hết rồi – đã chết rồi!

Hai người thuê một ngôi nhà gỗ ở bìa rừng để họ có thể lái xe đến đó bất cứ lúc nào họ muốn. Chiều cuối tuần, ông Luân ngồi bên bờ suối câu cá, bà ngồi bên cạnh nép vào ông, theo dõi từng con cá vô tư lượn lờ qua qua lại lại nhưng chẳng con cá nào tỏ vẻ thích miếng mồi trùn sống đang ngo ngoe của ông. Thỉnh thoảng bà cười tủm tỉm khi thấy ông sốt ruột thở dài vì cá không cắn câu. Bà đặt bàn tay phải của bà lên đùi ông như khích lệ, thấy vậy ông cũng đặt bàn tay trái của ông lên bàn tay bà và giữ thật lâu. Đột nhiên bà nhổm người lên chỉ xuống dòng suối, khuôn mặt bà hớn hở với giọng nói vang vang như xé toạt sự yên tĩnh của thiên nhiên:

-Kìa, cá dính câu rồi kìa anh! Giựt lên đi! Giựt lên đi!
Ông Luân dùng cả hai tay giựt chiếc cần lên cao, miệng nở nụ cười thật rộng khi nhìn thấy một con cá đang vùng vẫy dữ dội nơi đầu sợi dây. Bà mở nắp máy chụp hình ra và chụp ông vài tấm hình cùng với “chiến lợi phẩm”. Sau đó ông vụng về loay hoay gỡ con cá tội nghiệp ra khỏi chiếc lưỡi câu và nhẹ nhàng thả nó xuống nước. Con cá sung sướng quẫy mạnh cái đuôi, lướt sang chỗ khác sau khi bị một phen hoảng hốt.

Hai ông bà sống hạnh phúc với nhau được ba năm thì ông Luân tỏ ý muốn đi du lịch sang Canada để thăm con cháu. Bà vui vẻ để ông ra đi. Nhưng sau đó con cháu ông viện cớ ông đã tám mươi tuổi rồi, sức khỏe yếu kém lại bị thấp khớp nên họ không cho ông quay trở về với bà nữa. Khi nghe ông thông báo tin tức đó qua điện thoại, bà chưng hửng – nhưng đành thở dài cam chịu. Một lần nữa bà chấp nhận cảnh cô đơn, nhưng lần này sống cô đơn ở độ tuổi bảy mươi sáu, ở độ tuổi bà nhận ra mình đang già đi thật nhanh, là điều bà không thể quen thuộc nổi. Tạo hóa đã sinh ra muôn vật sống phải có đôi, có cặp, bà không thể sống trái với quy luật sinh tồn của Tạo hóa. Bà cần một người đàn ông, cho dù người đàn ông đó đang lọm thọm chống gậy ở tuổi tám mươi thì ông cũng vẫn là một người đàn ông!

Trong một buổi tiệc cưới của đứa cháu ngoại của một người bạn khác, bà tình cờ ngồi bên cạnh ông Nguyện và một lần nữa duyên số lại kết hợp hai ông bà với nhau. Tuổi tám mươi nhưng ông Nguyện còn khỏe mạnh, còn lái xe được và đi đứng thẳng thớm chứ chưa đến nổi phải vịn tường lết đi từng bước. Ông Nguyện sống một thân một mình, đám con lớn có vợ có chồng ra riêng hết chẳng thèm ngó ngàng tới cha gì, thỉnh thoảng cuối tuần bọn họ ghé vào thăm ông, hỏi han mấy câu: “Ba có mạnh giỏi không?”, “Ba có cần ăn uống gì không?”, rồi lên xe dông đi mất.

Thấy tội nghiệp ông, bà mở lời đề nghị:
-Anh dọn qua ở với em luôn đi.
Ông nhìn bà, ngỡ ngàng rồi lắc đầu:
-Cảm ơn em, nhưng anh không muốn làm phiền em đâu.
-Phiền gì mà phiền? Coi như anh với em góp gạo nấu cơm chung. Anh nấu cơm thì em rửa chén. Em quét nhà thì anh lau nhà.
Ông bóp bóp bàn tay bà, giọng nói tràn ngập cảm xúc:
-Cảm ơn em. Để anh thu xếp rồi anh sẽ trả lời em sau.

Nhưng rồi ông Nguyện giải quyết theo cách khác, ban ngày ông ở nhà bà, ban đêm ông về nhà ông, họ sẽ sống với nhau không hẳn như hai người tình mà là như hai người bạn, dù sao “tương kính như tân” vẫn hơn “thân quá hóa lờn”. Bà lắc đầu chịu thua, đành phải làm theo quyết định của ông. Nhưng rồi bà lại thấy ý kiến đó hay ho và thú vị. Buổi sáng ông lái xe đến, nhẹ tay mở cửa và bước vào trong nhà cùng với một món ăn điểm tâm cho hai người. Tính bà thích trang điểm kỹ lưỡng cho nên sau khi son phấn lượt là xong bà mới bước ra khỏi phòng ngủ để đón ông. Bà quàng tay ôm cổ ông và đi vào bếp pha cho ông một tách cà phê nóng, pha cho bà một tách sữa ca cao. Nơi bàn ăn, chỗ ngồi của ông phải là chiếc ghế đối diện với bà, ông không bao giờ muốn ngồi ở chỗ khác cho dù đó là chiếc ghế đặt bên cạnh bà.

-Tại sao kỳ cục vậy anh?
-Kỳ cục gì đâu? Tại vì anh thích vừa ăn vừa ngắm em vừa nghe em nói. Nhan sắc của em vẫn còn mượt mà và trẻ đẹp trong mắt anh. Giọng nói của em vẫn còn ngọt ngào và êm ái trong tai anh.

Bà biết ông nói thật. Người đàn ông ở lứa tuổi nào cũng có thể nói dối hoặc nói cho qua chuyện, nhưng khi đã bước qua tuổi bảy mươi, họ chỉ thích nói thật. Bởi vì nếu hôm nay họ không nói thật lòng, biết đâu ngày mai họ chẳng còn cơ hội để làm điều đó nữa.
Bà và ông Nguyện ngồi đối diện nhau, vừa nhâm nhi ăn sáng vừa rủ rỉ nói chuyện. Chuyện tuyết rơi ở New York . Chuyện hoa mộc lan nở tím trên cành. Chuyện mấy con quạ kêu ầm ĩ mỗi khi kéo nhau bay ngang qua mái nhà. Chuyện ông Bill đi lượm chai trong bồn rác để mang đi bán kiếm vài đồng. Họ ăn xong bữa sáng rồi mà câu chuyện vẫn chưa dứt.

Buổi trưa nếu bà làm biếng nấu nướng thì ông đi bộ tới tiệm cơm ở bên kia đường để mua hai hộp cơm mang về. Sau đó ông cầm bịch rác to tướng mang ra khỏi nhà, lững thững đi tới bồn rác ở cách nhà khoảng bốn trăm thước, vừa đi vừa hít thở cho tiêu cơm.
Buổi chiều hai ông bà rủ nhau đi lòng vòng quanh cư xá để tập thể dục. Họ bước chầm chậm trong ánh nắng chiều vàng vọt, trong sự im lặng và tĩnh mịch của buổi hoàng hôn.

-Anh có thấy lạnh không anh?
-Không, em. Anh mặc đủ ấm rồi em.
-Một lát nữa mình ăn tối với cái gì nong nóng nghen anh.
-Nếu em thích ăn mì vịt tiềm thì anh đi mua cho.
-Mì vịt tiềm của tiệm Lục Đỉnh Ký ăn được lắm đó anh.
-Ừ. Lát nữa anh đi mua về cho em.

Ông Nguyện chìu chuộng bà như thuở vẫn còn đôi mươi, còn bà thì mềm mỏng và dịu dàng như cô thiếu nữ mười tám. Họ nói chuyện thủng thẳng với nhau, không cáu kỉnh cũng chẳng giận hờn, cứ hết lòng “tương kính như tân” với nhau. Khi bà mệt thì ông đứng sau lưng bà, bóp vai, bóp lưng. Khi ông mệt thì bà đỡ ông nằm xấp xuống, xoa dầu, cạo gió cho ông. Bà nương vào ông, ông tựa vào bà, họ cần có nhau như đũa phải có cặp, dép phải có đôi, không cần biết ngày mai ngày mốt ai sẽ là người ra đi trước, ai là người khóc ai trước, ai sẽ là người tiễn đưa ai trước.

Sau bữa ăn, bà đứng trong khung cửa sổ nhìn theo ông tay cầm bịch rác to tướng, đi chầm chậm tới bồn rác. Mái tóc ông bạc trắng như cước làm trái tim bà gợn lên chút xót thương. Sống với nhau hơn gần hai ngàn ngày (chỉ là ngày thôi, không hề có đêm) bà nhận được biết bao sự chăm sóc tự nguyện mà ông dành cho bà. Bữa điểm tâm sáng nóng hổi. Bữa cơm trưa nhẹ nhàng với dĩa trái cây ngọt ngọt, chua chua. Bữa ăn tối nóng sốt dưới ngọn đèn chùm màu vàng cùng với một ly rượu chát nhỏ chia đôi. Những hình ảnh ấm cúng giữa ông với bà như cuộn phim quay chậm cứ hiện về rõ mồn một trong trí óc khiến có lúc bà mỉm cười một mình khi vân vê tấm rèm vải trong tay, chờ đón ông đẩy cửa bước vào trong nhà.

Tình yêu của người già mong manh như chiếc lá úa vàng trong mùa thu. Lúc đó những chiếc lá khô quắt queo lại chỉ dính một chút xíu vào cành cây chực chờ một cơn gió nhẹ thoảng qua là rơi rụng lả tả. Bà hiểu điều đó nên rất trân quý tình yêu, tình bạn của ông Nguyện dành cho bà. Đi đâu (đi shopping, đi mua sắm) bà cũng năn nỉ ông đi theo, để bà được nắm tay ông, để bà có thể làm bộ hỏi ý kiến ông về món đồ muốn mua, để bà được hưởng cảm giác bà vẫn là một nhân vật quan trọng, quan trọng nhất trong đôi mắt ông.

Tới tháng ba năm nay là bà tròn tám mươi mốt tuổi. Còn ông Nguyện thì được tám mươi lăm. Già thì già, họ vẫn cảm thấy hạnh phúc – hạnh phúc hơn một tỷ người khác – cho dù hạnh phúc đó vẫn được họ đếm từng ngày sau mỗi buổi sớm mai thức dậy…
 
NGUYỄN THỊ BÍCH NGA
( Westminster )

Thursday, February 6, 2014

Wednesday, February 5, 2014

Cái kim trong bọc, lâu ngày cũng lòi ra (2)



Cái kim trong bọc, lâu ngày cũng lòi ra (2)


Trong bài trước, theo tài liệu của Ban Khoa giáo TW của đảng cộng sản Việt nam "Hồ Chí Minh toàn tập" (Tập 2 và tập 5), tôi đã bạch hóa Hồ Chí Minh là một người Tầu và không phải là Nguyễn Ái Quốc (Nguyễn Tất Thành, một người Việt nam quê ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam đàn, tỉnh Nghệ an).
http://danlambaovn.blogspot.com/2013/10/cai-kim-trong-boc-laungay-cungloi-ra.html#.UmaozhC4Pcc
Tôi gửi cho các nhà trí thức XHCNVN, đối kháng và ủng hộ đảng cộng sản Việt nam và chính sách của nhà nước CHXHCNVN nhưng chưa thấy một người nào có tên trong danh sách của bài viết ấy lên tiếng chấp nhận hay phản bác.
Sau mười ngày (từ 16/10/2013 đến 26/10/2013) có 222 bình luận và bạn Trực Ngôn đã đưa ra lý do im lặng của trí thức XHCN như sau:
Tác giả Nguyễn Hữu Tư quả là "làm khó" cho các vị trí thức đang ăn lương của đảng! Không lên tiếng thì "khó coi" mà lên tiếng thì sẽ gặp chuyện "khó chịu". Biết xử trí làm sao đây hở trời! Thôi thì cứ bắt chước đảng "im lặng là vàng" là hay nhất! (Trực Ngôn)
Chúng ta hãy từ bỏ những dị biệt riêng tư, nhỏ nhặt mà hãy vì tiền đồ tối thượng của Tổ quốc và dân tộc để toàn dân nước Việt nhận thức được tình trạng suy đồi, mất nước và bị xâm lược ngày nay của Việt nam chúng ta là do ai, bởi đâu?
Ai đã gọi Việt nam là An nam?
Xin thưa: Trước hết là Trung quốc (đã đô hộ Việt nam 1000 năm).
Kế đến là Pháp (đã đô hộ Việt nam 100 năm).
Và sau là Hồ Chí Minh, một người Trung quốc đã viết trong Hồ Chí Minh Toàn Tập: "(Trong lúc nầy, tôi là một người Trung quốc, chứ không phải là một người An nam và tên tôi là Lý Thụy chứ không phải là Nguyễn Ái Quốc)"
Bài nầy, một lần nữa, tôi xin ghi lại những bằng chứng chính xác và hữu lý để củng cố cho lời xác nhận của Hồ Chí Minh: "Tôi là một người Trung quốc".
 
                                                                 Giòng họ Hồ Chí Minh ở Trung quốc
HCM là người Tầu mà các nhà sử học ngoại quốc không bao giờ biết vì họ là người ngoại quốc và chỉ dựa vào tài liệu của Ban Khoa giáo Trung ương của đảng cộng sản Việt nam đã che dấu nhưng theo thời gian cũng sẽ bị lộ ra.
Nhân dịp nầy, xin các phòng văn hóa của các tòa đại sứ, lãnh sự và cơ quan UNESCO tại Việt nam ghi nhận các tài liệu nầy để hiểu biết thêm về bộ mặt thật của Hồ Chí Minh, một người Tầu làm Cha già của dân tộc Việt nam.
1) Tại sao Bác Hồ mà không phải là Bác Minh?
Người Tầu gọi nhau bằng thứ bậc và họ (như người Mỹ, người Pháp) chứ không gọi thứ bậc và tên như người Việt nam.
HCM bắt mọi người gọi mình là Bác Hồ (cách xưng hô của Trung quốc) trong khi đó cách xưng hô của người Việt nam phải là Bác Minh chứ?
2) HCM viết Tuyên Ngôn Độc Lập và đọc ở quảng trường Ba đình ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Hỡi đồng bào cả nước,
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.
Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.
Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật.
Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.
Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.
Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.
Bởi thế cho nên, chúng tôi, lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.
Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
Vì những lẽ trên, chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
                                                                        ***
Trong Tuyên ngôn Độc lập, Câu 41, HCM viết: "Bởi thế cho nên, chúng tôi, lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam."
lâm thời Chính phủ là cách nói và viết của người Tầu, người Việt nam phải viết và nói Chính phủ lâm thời.
Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%C3%AAn_ng%C3%B4n_%C4%91%E1%BB%99c_l%E1%BA%ADp_%28Vi%E1%BB%87t_Nam_D%C3%A2n_ch%E1%BB%A7_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a%29
Xem thêm: Đồng chí Hồ cùng các ủy viên cố vấn Tình báo trung ương soạn thảo viết bản Tuyên Ngôn Độc Lập.
http://www.ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=2239:dang-csvn-phien-ban-cua-tinh-bao-tq-ky-12&catid=65&Itemid=301
Dân tộc Việt nam  hơn 90 triệu người đã bị CSQT3, CSTQ, Hồ Chí Minh và tay sai người bản xứ trí thức XHCN lừa bịp hơn 79 năm qua, ngày nay nhờ internet, chúng ta dần dần tìm ra sự thật và chúng ta có bổn phận phải cho toàn dân biết sự thật đó hầu cứu dân khỏi sa vào vòng nô lệ của Tầu cộng đã đến gần.
Nhân dịp nầy, người viết chân thành cảm ơn các bloggers, các chủ các trang mạng đã tiếp tay phổ biến đến các bạn đọc gần xa.
Xin các bạn đọc bình luận đúng hay sai với tinh thần trách nhiệm cao và tôn trọng lẫn nhau để người viết học hỏi và rút kinh nghiệm.
Thành thật cảm ơn và chúc bình an.
http://anhbasam.files.wordpress.com/2012/10/2.jpg
Nguyễn Hữu Tư (VN) 261013

Tuesday, February 4, 2014