Friday, July 24, 2015

Bộ trưởng Thanh sẽ được đi ra thẳng cổng Vip A.

Đại tướng Phùng Quang Thanh về đến sân bay Nội Bài - Hà Nội

(TNO) Sáng nay 25.7, chuyến bay chở Đại tướng Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của Vietnam Airlines số hiệu VN-18 cất cánh từ sân bay Charles de Gaulle (Pháp) về thẳng Việt Nam đã đáp xuống sân bay Nội Bài lúc 6 giờ 55. 

Đại tướng Phùng Quang Thanh về đến sân bay Nội Bài - Hà Nội - ảnh 1 
Xe chở Bộ trưởng Phùng Quang Thanh rời khỏi sân bay Nội Bài - Ảnh: Ngọc Thắng
Theo thông tin mà Thanh Niên Online có được, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh có mặt trên chuyến bay này. Bộ trưởng Thanh sẽ được đi ra thẳng cổng Vip A.
Theo ghi nhận, tại sân bay Nội Bài sáng nay có rất nhiều xe biển kiểm soát quân sự (biển đỏ). 
Ghi nhận tại sân bay Nội Bài, xe đón Bộ trưởng ra tận cầu thang máy bay. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh xuất hiện trong trang phục comple lên thẳng xe Lexus biển KS: TM-28-09 đang chờ dưới chân cầu thang máy bay và rời khỏi sân bay Nội Bài. Sau khi xuống máy bay, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tươi cười và bắt tay nhiều người.  
Đại tướng Phùng Quang Thanh về đến sân bay Nội Bài - Hà Nội - ảnh 2Chuyến bay VN 18 từ Paris về Nội Bài đã hạ cánh sáng nay - Ảnh: Đan Hạ
** Đến 7 giớ 25 phút, chiếc xe chở Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến đến nhà riêng của ông tại phố Vĩnh Phúc.  
Trước đó, ngày 1.7, thông tin từ Ban bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trung ương cho hay đại tướng Phùng Quang Thanh đã sang Pháp trị bệnh cách đây một tuần và sức khỏe đang tiến triển tốt.
Thông tin Đại tướng Phùng Quang Thanh sang Pháp trị bệnh được một cán bộ có trách nhiệm của Ban bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trung ương xác nhận sau khi đại tướng Phùng Quang Thanh vắng mặt tại Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân lần thứ 9, do Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức. Đại hội này có sự tham dự của nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng... Ngoài ra, còn có sự tham dự của Chủ tịch Hội đồng thi đua - khen thưởng Trung ương; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam; Thủ trưởng Bộ Quốc phòng qua các thời kỳ; các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới và 305 đại biểu ưu tú của toàn quân.
Cũng theo Ban bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trung ương, tối 30.6, ông Thanh đã được phẫu thuật cắt bỏ khối u phổi lành tính.
Đại tướng Phùng Quang Thanh về đến sân bay Nội Bài - Hà Nội - ảnh 3Theo dự kiến chuyến bay VN 18 từ Paris về Nội Bài sẽ hạ cánh vào lúc 6 giờ 25 phút thế nhưng đến 6 giờ 55 phút máy bay mới đáp xuống đường băng - Ảnh: Đan Hạ
Theo Giáo sư Phạm Gia Khải, thành viên Ban bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trung ương, "hồi kháng chiến, anh Thanh có bị dập phổi, gần đây kiểm tra sức khoẻ thì thấy một phần phổi có hiện tượng xơ hoá. Các bác sĩ đã kiểm tra kỹ, soi chiếu, sinh thiết nhưng không thấy vấn đề gì. Vì thế chuyển sang Pháp kiểm tra kỹ hơn xem có phải ung thư không”.
Cũng theo Giáo sư Khải, ngay cả khi được xác định đúng là ung thư phổi thì với kỹ thuật mới như hiện nay, hoá trị, xạ trị, cũng không quá lo. Việc lựa chọn sang Pháp chẩn đoán, điều trị cho đại tướng Phùng Quang Thanh bởi các chuyên gia nhận thấy kỹ thuật sinh thiết tại Pháp có nhiều ưu việt, cho kết quả chính xác để đưa ra hướng phẫu thuật, điều trị tối ưu. “Đợt điều trị này, dự kiến ông Thanh sang Pháp trong khoảng 2 - 3 tuần rồi về, chỉ là để chữa bệnh thôi”, Giáo sư Khải khẳng định.
Ngày 20.7, Hãng tin DPA của Đức đột nhiên đăng bản tin dẫn nguồn không chính thức rằng Đại tướng Phùng Quang Thanh đã qua đời khi đang điều trị bệnh tại Pháp vào ngày chủ nhật 19.7.
Tuy nhiên, ngay sau đó, Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đã bác bỏ thông tin sai lệch này và khẳng định “sức khỏe Bộ trưởng Phùng Quang Thanh bình thường, không có vấn đề gì. Nếu DPA có gửi thông tin đến Bộ Quốc phòng thì chúng tôi sẽ có câu trả lời chính thức...”, ông Tuấn nói. Cũng theo ông Tuấn, Đại tướng Phùng Quang Thanh sẽ trở về nước vào cuối tháng 7. Lẽ ra Bộ trưởng Phùng Quang Thanh có thể về nước sớm hơn nhưng bệnh viện có khuyến cáo, cần chờ đủ một tháng sau ca phẫu thuật mới có thể đi lại bằng máy bay, ở điều kiện áp suất cao nên lịch về Việt Nam phải lùi lại.
Trung tướng Võ Văn Tuấn cũng cho rằng, trong thời gian gần đây dư luận có nhiều thông tin đồn đoán, suy diễn liên quan đến vấn đề sức khỏe của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đại tướng Phùng Quang Thanh. Đó là thông tin thất thiệt, không chính thống gây nhiễu động tình hình.
Bên cạnh đó, trên báo Quân đội nhân dân số ra sáng ngày 20.7, có đăng tin Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh chúc mừng Lữ đoàn Thông tin 26, Quân chủng Phòng không - không quân nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống (20.7.1965 – 20.7.2015) và nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày truyền thống của Trung tâm Tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng 2, Cục Kỹ thuật, Quân chủng Hải quân (20.7.1995 – 20.7.2015).
Trả lời Thanh Niên Online qua email chiều 20.7 về việc đăng tải các thông tin liên quan đến tình hình sức khỏe của Bộ trưởng Quốc phòng, đại tướng Phùng Quang Thanh, bà Christiane Oelrich, Trưởng văn phòng Hãng DPA tại Bangkok (Thái Lan) phụ trách khu vực Đông Nam Á cho biết DPA vừa phát một bản tin thay thế, dẫn lời Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, trung tướng Võ Văn Tuấn về vấn đề này.
Bà Oelrich cho biết trong bản tin của DPA, trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đã phủ nhận tường thuật về sức khỏe của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh mà hãng này phát đi trước đó. Cụ thể, trung tướng Võ Văn Tuấn được DPA dẫn lời nói rằng sức khỏe của Đại tướng Phùng Quang Thanh hiện "ổn định" sau ca phẫu thuật ở bệnh viện Georges Pompidou tại Paris (Pháp). “Tôi đã nói chuyện với ông ấy (Bộ trưởng Phùng Quang Thanh - NV) hôm qua. Ông ấy sẽ trở về Việt Nam vào cuối tháng này”, DPA dẫn lời trung tướng Tuấn.
Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 23.7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cũng xác nhận, hãng tin DPA đã phát tin cải chính thông tin sai lệch về tình hình sức khỏe Đại tướng Phùng Quang Thanh.
Ngọc Thắng – Thái Uyên - Đan Hạ

Lexus TH 28-09 (bảng đỏ = bỏ đảng)

Báo Than niên nói đây là xe chở Phùng Thanh heo, bà con xem thử, sao chỉ đơn độc một chiếc xe đi đón Tượng dái BT quốc phè vậy kìa? Thế này thì nguy hiểm lắm Thanh heo à!

Đại tướng Phùng Quang Thanh đã về đến Hà Nội

25/07/2015 07:01 GMT+7
TTO - 7g sáng 25-7, chiếc Boeing 777 của Hãng hàng không Vietnam Airlines đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài. Đại tướng Phùng Quang Thanh bước xuống máy bay, tươi cười bắt tay nhiều người đón tiếp.
Đại tướng Phùng Quang Thanh, mặc complet màu nhạt chuẩn bị lên xe - Ảnh VIỆT DŨNG
Đại tướng Phùng Quang Thanh, mặc complet màu nhạt chuẩn bị lên xe - Ảnh VIỆT DŨNG
Một nguồn tin cho biết, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đi ghế hạng thương gia, sức khỏe bình thường, không phải bố trí phương tiện, thiết bị trợ giúp.
Có mặt tại sân bay Nội Bài, phóng viên Tuổi Trẻ gọi điện về cho biết, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã bước xuống máy bay bằng cầu thang bộ, tươi cười bắt tay nhiều người đón tiếp, sau đó lên xe ôtô biển số TH 2809 chạy về hướng cầu Nhật Tân, về Hà Nội.
Như vậy, chuyến bay mang số hiệu VN18, được thực hiện bằng máy bay Boeing B777 xuất phát từ Sân bay quốc tế Charles De Gaulle (Paris) lúc 14g giờ địa phương, đã hạ cánh xuống Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) lúc 7g sáng 25-7.
Xe đón Đại tướng Phùng Quang Thanh chờ tại chân cầu thang máy bay - Ảnh VIỆT DŨNG
Xe đón Đại tướng Phùng Quang Thanh chờ tại chân cầu thang máy bay - Ảnh VIỆT DŨNG

Những điều thật giả trong vụ Phùng Quang Thanh

Những điều thật giả trong vụ Phùng Quang Thanh

CTV Danlambao - Trong phóng sự tại bệnh viện Georges Pompidou của phóng viên Tường An (SBTN) (1), người thư ký đã cung cấp dữ kiện liên quan đến Phùng Quang Thanh: Bệnh nhân Phùng Quang Thanh, 66, ngụ tại Hà Nội, nhập viện ngày 20/6/2015 và đã xuất viện từ ngày 10/7/2015.



Nếu dựa vào dữ kiện này thì:
- Ông Phạm Gia Khải, thành viên Ban Chăm sóc Sức khỏe Trung ương đã nói láo"...lần mới đây nhất ông gặp Bộ trưởng Phùng Quang Thanh (tại Hà Nội) là ngày 22-6... Ngày 24-6 thì Đại tướng chính thức qua Pháp để điều trị..." (2). Phùng Quang Thanh không thể vừa ở Georges Pompidou và vừa có mặt tại Hà Nội vào ngày 22/6 để ông Khải gặp.

- Như vậy Phùng Quang Thanh đã ở lại Paris sau khi tiếp kiến Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian vào ngày 19/6. Ngày hôm sau, 20/6 ông Thanh nhập viện Georges Pompidou, chứ không phải sau đó về lại Việt Nam để “Chúng tôi đã tiến hành hội chẩn với sự có mặt của Đại sứ quán Pháp, tùy viên văn hóa Pháp và Trưởng Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương Nguyễn Quốc Triệu. Việc chẩn đoán lúc đầu được thực hiện ở Hà Nội. Hội chẩn xong thì chúng tôi quyết định gửi ông sang Pháp để tiến hành sinh thiết tiếp và phẫu thuật nội soi” (2) như lời Phạm Gia Khai láo. 


- Thông tin của thông tấn xã Đức DPA "Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh qua đời vào hôm chủ nhật, 19/7 tại bệnh viện Georges Pompidou" (3) là không đúng ở phần địa điểm. Nếu ông Thanh chết thì chết ở đâu khác chứ không ở tại bệnh viện này, vì kể từ ngày 10/7 Phùng Quang Thanh đã không còn ở Georges Pompidou. 
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho hay, ngay sau khi có những thông tin sai lệch nói trên, đại diện của các cơ quan liên quan đã lên tiếng. “Thông tin từ các cơ quan liên quan của VN là những thông tin chính xác”. (4) Dựa vào thông tin của bệnh viện Pháp thì thông tin của "cơ quan" Chăm sóc Sức khỏe Trung ương không những sai trái mà con là một sự nói láo trắng trợn.

Cho đến này, tất cả mọi chuyện đều xuất phát từ căn bệnh láo khoét kinh niên của quan chức cộng sản; vì những láo khoét di truyền từ đời Trần Dân Tiên cho nên chỉ một việc làm nhỏ nhằm giải quyết nghi vấn Phùng Quang Thanh đã chết là một video Thanh phát biểu vài lời nhưng CSVN cũng không làm được.
http://danlambaovn.blogspot.com

Wednesday, July 15, 2015

Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh

20 điều nên biết về Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh

Phan Châu Thành (Danlambao) - Mọi chứng cớ về Nguyễn Ái Quốc đều không thể dẫn tôi đến Hồ Chí Minh, và mọi chi tiết về HCM càng không thể đưa tôi về xứ Nghệ. Cuối cùng, có đến 16 bằng chứng chia nhau đi về hai hướng “bắc-nam” như thế (những điều khác biệt), dẫn dắt tôi đến nghi án mạng NAQ, và 4 nhóm bằng chứng rất “nhất quán” với nhau khiến tôi vẫn phải kết luận NAQ rất giống, thậm chí “có họ hàng” với HCM, hay ngược lại. Kèm theo tất cả sẽ có 20 bình luận, của tôi, cho 20 điều nên biết về NAQ và HCM...

*
Hồ Chí Minh: “Nguyễn Ái Quốctôi...”
Tháng giêng năm 1949, tạp chí “Sinh hoạt nội bộ” kỳ thứ 13 của Việt Nam có đăng tải một bài viết nhan đề “Đảng ta” do Hồ Chí Minh viết dưới bút danh Trần Thắng Lợi. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã đưa “Đảng ta” vào Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, trang 547 như sau:
“Năm 1929 (chính xác là ngày 19 tháng giêng năm 1929), trong khi đồng chí Nguyễn ái Quốc đi vắng, Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội khai toàn quốc Đại hội ở Hương Cảng. Đại biểu Bắc Kỳ đề nghị tổ chức đảng cộng sản, bị gạt đi, liền bỏ hội nghị ra về...

Cuối năm 1929, đồng chí Nguyễn ái Quốc trở lại Tàu (chính xác là ngày 20 tháng giêng năm 1930), cùng với đại biểu các nhóm khai hội ở Hương Cảng.

Trong 7, 8 đại biểu, ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi, nay chỉ còn đồng chí Hồ Tùng Mậu và đồng chí Trịnh Đình Cửu, đồng chí Tản Anh và vài đồng chí nữa đều oanh liệt hy sinh cho Đảng và cho dân tộc lâu trước ngày Cách mạng Tháng Tám. Để giữ bí mật, các đại biểu khai hội bên sân đá banh của người Tàu. Vừa giả xem đá banh, vừa bàn bạc về Đảng.

Sau cuộc bàn bạc sôi nổi, và sau lời giải thích rõ ràng của đồng chí Nguyễn ái Quốc, mọi người đều tán thành thống nhất cả ba nhóm thành một đảng. Thế là Đảng ta chân chính thành lập...” (Trần Thắng Lợi, tức Hồ chí Minh). 
Chỉ một điều đó thôi cũng đủ thấy rõ Nguyễn Ái Quốc (NAQ)Hồ Chí Minh (HCM) là hai người khác nhau. Nếu không, HCM là kẻ tâm thần nặng mới có thể nhầm “mình với mình” như vậy. Thế nhưng sau này, khi đã là chủ tịch đảng và chủ tịch nước, sau Đại hội đảng lần III năm 1960, thì HCM lại dùng bút danh T.Lan “vừa đi trên báo đảng Nhân Dân vừa kể lại”, năm 1961, chuyện mình chính là NAQ hay Nguyễn Tất Thành (NTT)... theo nội dung “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch” của Trần Dân Tiên mà đến nay còn chưa rõ xuất xứ cuốn tiểu sách (không có bản thảo) và chưa rõ tác giả, nhưng in ở tận Thượng Hải năm 1949-1950...
Thế mới có chuyện, lắm chuyện rối mù, mờ ám, dù rất rõ ràng thế rồi về NAQ/NTTHCM.
Những điều tôi viết trong bài này chỉ là gom lại hay liệt kê lại những điều mà trong và ngoài nước ai ai hiện nay cũng biết về Nguyễn Ái Quốc (NAQ/NTT, từ 1990 đến khoảng 1930-1932) và Hồ Chí Minh (HCM, từ khoảng 1930-1932 đến 1969), gồm 20 điều nên “ghi nhớ”, chia thành hai phần: 16 điều khác biệt rõ ràng và 4 điều giống nhau hoàn toàn.
Tại sao lại nên ghi nhớ mà không phải chỉ nên biết? Nên ghi nhớ để có chính kiến của riêng mình về điều đó, bởi vì đảng CSVN suốt 70 năm nay bằng mọi cách cấm dân Việt trong nước nhìn nhận và suy nghĩ độc lập về chúng (NAQHCM) để tự có kết luận của mỗi người về “chúng là ai?”, vì đảng muốn chứng minh “chúng tuy hai mà một”. Với bài này, tôi cũng không kết luận “chúng không phải một mà hai” thay cho bất kỳ ai, tôi mong mọi người tự làm điều đó. Nếu tôi có ý nào đó như kết luận thì chúng là của cá nhân tôi thôi, còn bài viết chỉ như danh mục 20 điều giống và khác nhau nên biết về NAQ và HCM cho những người quan tâm đến đề tài “nhạy cảm” với đảng và rất quan trọng với lịch sử dân tộc Việt, mà thôi.
Tại sao tôi nói là quan trọng? Bởi vì rớt cái “mặt mo” HCM khỏi NAQ thì HCM chính là giặc Tàu, đảng không còn lừa bịp được chính các đảng viên của mình được nữa, và hàng chục triệu kẻ “ăn” theo đảng. Chứ còn đại đa số dân Việt tự làm tự ăn và bị đảng cướp miếng ăn đất sống đã chả coi Hồ ra thứ gì nữa rồi, vì những gì y và đảng đã làm, dù y là ai. Đó là điều đầu tiên bạn và tôi nên biết về NAQ/HCM.
Nghiên cứu tiểu sử HCM hay điều tra nghi án mạng NAQ?
Cuộc nghiên cứu tiểu sử HCM với đa số sử gia chuyên và không chuyên, trong nước hay nước ngoài, đều đều húc phải quá nhiều những chi tiết quá mâu thuẫn nhau dẫn đến việc phải đề ra và điều tra hay che đậy nghi án mạng NAQ, hay nghi án “ve sầu lột xác” HCM - kẻ chỉ vào chục năm cuối đời (từ khoảng 1959 đến 1969) mới dám tự nhận mình là NAQ thời trước 1930. Và điều đó tùy thuộc vào quan điểm hay mục đích của mỗi người muốn tìm hiểu tiểu sử Hồ để làm gì: tìm hiểu sự thật lịch sử về Hồ bất kể nó là gì (các sử gia chân chính), hay để chứng minh những định đề đã được đảng công bố lâu nay về Hồ và đảng (những kẻ bồi bút của đảng)?
Cuộc phiêu lưu với lịch sử VN hiện đại của tôi là vì mục tiêu tìm hiểu sự thật lịch sử, dù tôi không phải một sử gia chuyên nghiệp, cũng vậy, cũng đã biến thành một cuộc điều tra nghi án mạng NAQ/HCM, từ nhiều năm nay. Mọi chứng cớ về NAQ đều không thể dẫn tôi đến HCM, và mọi chi tiết về HCM càng không thể đưa tôi về xứ Nghệ. Cuối cùng, có đến hơn một tá (16) nhóm/loại bằng chứng chia nhau đi về hai hướng “bắc-nam” như thế (những điều khác biệt), dẫn dắt tôi đến nghi án mạng NAQ, và 4 nhóm bằng chứng rất “nhất quán” với nhau khiến tôi vẫn phải kết luận NAQ rất giống, thậm chí “có họ hàng” với HCM, hay ngược lại. Kèm theo tất cả sẽ có 20 bình luận, của tôi, cho 20 điều nên biết về NAQ và HCM...
16 điều khác biệt rõ ràng giữa NAQHCM
Tôi chỉ xin điểm qua tóm tắt 16 nhóm/loại bằng chứng hay chi tiết tiểu sử cá nhân khác biệt nhau rõ ràng giữa NAQ và HCM, vì ai ai cũng biết rõ hay có thể tự kiểm tra chi tiết dễ dàng từ rất nhiều bài viết khảo cứu về NAQ/HCM trên mạng hoặc/và đã in thành sách, báo... của cả hai lề.
Thứ nhất, về năm sinhNAQ/NTT tự khai và đảng công bố là sinh năm 1890 khi đi xin việc hay xin học với chính quyền Pháp năm 1912 và khi sang Moscow năm 1924, còn HCM khai khi xin dự Đại hội VII của QTCS ở Moscow vào tháng 8 năm 1935 là HCM sinh năm 1900, cách nhau đúng 10 năm.
Bình luận 1: Có vẻ giai đoạn đầu khi xuất hiện ở Moscow “lần thứ hai” từ tháng 6 năm 1934 (lần đầu với HCM), 18 tháng sau khi ra tù ở Hồng Kông (tháng 12/1932), HCM vẫn không biết gì nhiều về mình-NAQ trước đó ở Moscow đã làm gì.
Ví dụ, để dự Đại hội VII của QTCS3 tháng 5/1935 HCM đã khai: Tên Teng Man Huon, bí danh Lin, sinh 1900, quê quán Đông Dương, bị tù 2 năm và ra tù năm 1933, đã tham gia Quốc tế CS, Quốc tế Thanh niên, Quốc tế Công đoàn..., và nhiều chi tiết sai hay mù mờ khác. Đã có Bí danh Lin để dùng rồi sao không khai tên thật/chính thức là Nguyễn Ái Quốc hay Nguyễn Tất Thành đi? Quê quán Đông Dương thì... chỉ có người ngoại quốc mới ghi về người Việt (hay Lào, Campuchia) như thế! Còn Tống Văn Sơ/HCM ra tù ở HK năm 1932 cơ mà, sao có thể ghi là 1933? Sao lại nói dối tổ chức mình tham gia QTCS, QTTN và QTCĐ, trong khi NAQ lúc đó chỉ duy nhất là thành viên của Quốc tế Nông dân (ủy viên đoàn chủ tịch) mà Tổng Thư ký là Domban (Balan)? Và NAQ được QTND/Domban cử đi Tàu phụ trách phong trào nông dân - làm việc với Quốc Dân đảng KMT của Tôn Trung Sơn (vì CSLX coi KMT và Trung hoa Dân quốc của Tôn là phong trào nông dân)... Tóm lại, HCM vừa xuất hiện đã với hàng loạt sai lệch trong tiểu sử rồi, không chỉ về năm sinh 1900 làm NAQ/NTT trẻ ra 10 tuổi.
Thực tế thì HCM còn không biết gì về NAQ và công khai phủ nhận (với nhiều người, ví dụ với giới báo chí ở Paris năm 1946) việc mình là NAQ dài dài từ 1934 đến tận khoảng 1958-1960, cho đến khi Hồ được Trần Dân Tiên giúp cung cấp tài liệu “về mình”...
Thứ hai, về hình tướng học (mặt mũi, tai mắt...)
Đây là mặt mũi NAQ/NTT năm 1921:

Và đây là HCM năm 1933:

Bình luận 2: Rất nhiều người nói về sự khác nhau về nhân tướng học (mặt mũi, tai mắt...) rồi, nên tôi bình luận nữa, vì đây là đề tài để “cãi chày cãi cối” của CSVN như bịa ra vụ bà Thanh (chị NTT) nhớ em đi câu cá bị sứt tai phải (cho nó giống HCM) trong khi tai NTT không bị sứt...
Thứ ba, về nhân chủng học (theo hộp sọ). Xem hình NAQ và HCM ở phần 2 trên, để ý phần hộp sọ, xương trán của NAQ và HCM khác hẳn nhau.
Bình luận 3: Tương tự bình luận 2, mỗi người hãy tự quan sát hay tự tham khảo các chuyên gia cho mình về điều này.
Thứ tư, về chiều cao cơ thể, NAQ là người thấp, cao chừng 152-154cm, còn HCM lại rất cao, chừng 170-172cm. Và HCM còn có chiều cao thay đổi nữa (tùy thời kỳ công tác)!
Đây là HCM với Võ Nguyên Giáp năm 1944 ở trong rừng Pắc Bó (nay đã thuộc đất Tàu):

Còn đây là HCM với Phạm Văn Đồng năm 1946 ở Pháp:

Bình luận 4: Giáp là kẻ rất lùn, vì thế có lẽ y thần tượng Napoleon từ bé. Riêng chỉ về chiều cao thôi thì tôi đồng ý Giáp xứng đáng là học trò của Napoleon, và chỉ duy nhất vì thế thôi. Thế mà năm 1944 HCM chỉ cao hơn Giáp chút xíu, cỡ 146cm +/- 5cm. Nhưng từ năm 1946 thì Hồ lại “nhổ giò”, cao ngang ngửa Đồng là kẻ có chiều cao ổn định trên 172-175cm, thuộc loại “cây sào” ở VN thời đó. Ở tuổi 50s, trong rừng, ngày nào cũng rượu với gái nạ dòng thay phiên (như Trần Đĩnh kể), và sau vài năm Hồ cao lên chừng trên 20cm! Hèn chi ngày nay các đệ tử của Hồ đều cố quyết liệt “học tập tư tưởng đạo đức của Hồ” bằng thật nhiều rượu và gái, còn khoản “trong rừng” thì chúng sáng tạo thay bằng thịt rừng... để mong cao lên bù cho những lúc chúng luôn phải sống quì lạy... Pắc Pó?!
Thứ năm, về thời gian lần đầu NAQ từ Pháp đến Moscow, theo hồ sơ đảng CSLX lưu trữ và công bố sau này, NAQ đến Moscow lần đầu vào đầu tháng 7 năm 1923 sau khi nhập cảnh qua cảng Petơrograd ngày 30/6/1923 dưới tên Chen Vang bằng thị thực do Đặc mệnh toàn quyền LX tại Đức ký ngày 25/6/1923, có nghĩa là vào đầu mùa hè. Còn T.Lan tức HCM thì kể lại: Bác đến Nga vào mùa đông, mọi vật đều bị tuyết phủ trắng xóa như một thế giới bằng bạc. Có ngày rét đến 42 độ dưới 0...” - tức là vào giữa mùa đông? Lệch nhau đúng 180 độ, hay 6 tháng?
Lời bình 5: Sở dĩ HCM/T.Lan nói NAQ “đến Moscow vào mùa đông thay vì vào mùa hè (tháng 7/1923) lại còn kể cái lạnh đến âm 42 độ, có lẽ vì mùa thu năm đó lạnh, ngày 10 tháng 10/1923 NAQ đã gặp Tưởng Giới Thạch và Trương Phát Lôi (cùng dự Quốc tế Nông Dân I năm 1923), rồi mùa đông đến càng lạnh khi Lenin chết vào tháng 1/1924, NAQ mới lại gặp gỡ các đồng chí Trung cộng trong dịp tang lễ đó nữa... mà gặp ai NAQ cũng “tôi vừa từ Paris đến” nên chắc các đồng chí Trung cộng đã kể lại thế làm cho T.Lan/HCM “nhớ nhầm” chăng? Chứ làm sao NAQ quên được các đồng chí CS Đức đã giúp NAQ vào Nga lần đầu tháng 7/1923 khi ở khắp Châu Âu và cả nước Nga là mùa cuối xuân đầu hè khắp nơi đầu tươi xanh rực rỡ chim hoa? Làm sao nhầm mầu xanh hoa lá ấm áp nhất năm với mầu trắng băng giá âm 42 độ của 6-7 tháng sau được? Bởi vì, cái vụ tháng 7/1923 chỉ lộ ra mấy chục năm sau khi LX tan rã năm 1990 còn T.Lan/HCM lại vội “kể chuyện” năm 1961 (theo lời kể của Trần Dân Tiên năm 1949 từ Thượng Hải), sớm mất gần 30 năm?...
Thứ sáu, về sức khỏe hay bệnh đặc trưngNAQ bị lao phổi do điều kiện sống khó khăn tại xứ lạnh nhiều năm, năm 1932 trong tù Hong Kong bị lao nặng và có tin đã chết vì lao, còn HCM lại nghiện thuốc lá nặng và uống nhiều rượu, gái vẫn khỏe... Năm 1964 HCM còn đòi về Tàu lấy vợ...
Bình luận 6: NAQ chết vì lao năm 1932 trong tù hay không là điều còn đang tranh cãi, nhưng không ai tranh cãi việc NAQ bị lao nặng suýt chết năm 1932. Ngược lại, từ 1940 xuất hiện ở Cao Bằng HCM đã là kẻ nghiện rượu và thuốc lá nặng. Chỉ sau chưa đầy 8 năm bôn ba gian khó mà bệnh án đặc trưng hay sức khỏe của NTT/NAQ thay đổi thần kỳ vậy sao? Các chuyên gia, bác sĩ về bệnh học trả lời rằng: đó là điều không thể, hay phi lý.
Thứ bảy, về giọng nóiNAQ nói giọng Nghệ nhẹ đặc trưng. Còn HCM là kẻ có giọng nặng gẫy của ba Tàu cố nói tiếng Nghệ, phải nhấn từng câu nghe nó rời rạc. Tôi biết vài người nước ngoài nói tiếng Việt giọng Nghệ vì có thầy dạy tiếng Việt là người xứ Nghệ cũng có giọng nói như của Hồ, không khó khăn gì.

Bình luận 7: Nhiều người cho rằng người nước ngoài không nói được giọng Nghệ, nên ai nói được giọng Nghệ thì không phải người ngoại, là sai. HCM là một trường hợp như vậy. Nhưng dù “khá”, HCM vẫn không nói được giọng Nghệ luyến và ngân ở cổ, mà chỉ luyến được ở vòm miệng thôi.
Thứ tám, về tác phong ăn mặcNAQ có tác phong ăn mặc kiểu Tây (Pháp) của những người Việt sống bên Tây: luôn mặc sơ mi, mang carvat, áo vét, quần tây, đi giày tây..., nhất là khi chụp hình. Còn HCM thì thôi rồi, vô cùng luộm thuộm, thậm chí như hơi... dơ dáy kiểu Tàu! Ngay như Giáp, không được đi Tây như NAQ, và ở trong rừng với Hồ, mà cũng diện bộ vét trắng thắt carvat! Sau này ra khỏi hang Pác Pó thì HCM cũng không bao giờ mặc đồ tây, mà chỉ mặc đồ cán bộ Tàu (bộ đại cán).
Bình luận 8: Ăn mặc là vấn đề thói quen và văn hóa cá nhân từ bé, không bỏ và không thay đổi được. Chỉ nhìn cách ăn mặc đã đủ biết NAQ và HCM có tác phong ăn mặc ngược nhau hoàn toàn, là do xuất xứ văn hóa khác nhau: Tàu và Việt lai Tây...
Thứ chín, về nét chữ, NAQ/NTT có nét chữ mềm, chỉnh chu của người quen viết chữ Latin (thể hiện trong các đơn xin việc từ 1912), còn HCM nét chữ nhịn, gãy, cứng, rời rạc như gà bới đặc trưng của người chỉ quen viết hán tự từ nhỏ...
Bình luận 9: Ai cũng phải ngỡ ngàng và phì cười về độ “gà bới”, thiếu nét, sai dấu, vụng về... trong nét chữ tiếng Việt của HCM, trừ bọn mấy triệu đảng viên cộng sản thì cứt của HCM chúng cũng thấy thơm nên chúng không bao giờ dám nói đến trình độ i tờ tiếng Việt của “cha già dân tộc”...
Thứ mười, về văn phong và khả năng tiếng Việt: Tương tự với nét chữ, văn phong tiếng Việt của NAQ là bình thường, nhưng của HCM là rất ngây ngô, là văn phong của người Tàu học tiếng Việt.
Bình luận 10: Có vô số chi tiết, ví dụ về văn phong không thuần Việt của HCM trong vô số “tác phẩm trứ danh” của Hồ mà đảng CSVN giữ như giữ mả tổ chúng, khắp nơi nơi, ai cũng có thể kiếm tra. Tôi có thể viết riêng một bài 5-10 trang về đề tài này, nhưng vì bài này sẽ quá dài (đã quá dài) nên tôi xin bỏ qua ở đây.
Thứ mười một, về văn phong và khả năng tiếng Tàu và Pháp: Trong chuyến đi lần đầu đến Tàu cộng, từ tháng 11/1924 đến tháng 5/1927 NAQ lúc này bí danh công tác tại Tàu là Lý Thụy, là phiên dịch tiếng Pháp trong phái đoàn của Borodin tổng đại sứ của LX tại Trung hoa Dân quốc của Tôn Trung Sơn (Quốc Dân đảng), là đại diện của Quốc tế Nông dân. Suốt thời gian đó NAQ làm việc bằng tiếng Pháp (khi viết báo hay báo cáo), tiếng Nga (với đoàn của Borodin) và Việt khi mở một số lớp đào tạo cho thanh niên nông dân VN do Borodin và Quốc dân đảng của Tàu tài trợ. Thậm chí, ngày 14/1/1926 NAQ được mời phát biểu tại Đại hội lần II của Quốc Dân đảng Tàu - Kuo Min Tai với tư cách là thành viên đoàn chủ tịch Quốc tế Nông dân I, cũng bằng tiếng Phápcó phiên dịch ra tiếng Tàu. Vậy mà chỉ hơn hai năm sau, sau khi bôn ba các nước Nga, Đức, Bỉ, Ý, Thái, Xiêm..., tháng 12/1929 trở về Tàu lần 2 HCM đã thông thạo tiếng Tàu hoàn toàn và đồng thời quên hết tiếng Nga, Pháp, Anh... HCM lại làm việc riêng với người Tàu bằng tiếng Tàu... Rồi năm 1938 xuất hiện ở Tàu lần 3 HCM đã là thiếu tá Hồ Quang trong quân đội Tàu, có trình độ tiếng Tàu ở bậc trí thức!
Bình luận 11: Không ai hiểu HCM học tiếng Tàu khi nào trong điều kiện nào? Khoảng trống duy nhất mà HCM có thể học tiếng Tàu là từ tháng 12/1932 đến tháng 6 năm 1934 khi ra khỏi tù Hong Kong nhưng chưa đến lại Moscow lần 3.
Thứ mười hai, về biểu hiện văn hóa gia đìnhNAQ rất có hiếu với cha (viết đơn xin quan Pháp tha tội cho cha là Nguyễn Sinh Sắc, và xin việc cho cha...), còn HCM sau hơn 30 năm xa nhà mà suốt 24 năm (từ 1945 đến 1969) chỉ về quê Nghệ An một lần vội vã, và khi anh (ông Cả Khiêm) và chị (bà Thanh) còn sống không về thăm, họ chết HCM cũng không về ma chay giỗ lễ...
Bình luận 12: Tôi nghĩ Hồ thà mang tiếng bất hiếu với những kẻ không phải cha mẹ mình còn hơn nếu về xứ Nghệ gặp “họ hàng” lại lòi ra mình không phải dân Nghệ thì khốn! Với lại Hồ rất có hiếu đấy chứ, thường xuyên về Tàu thăm hỏi chăm lo gia đình Tàu của mình đấy chứ!
Thứ mười ba, về biểu hiện văn hóa sắc tộc, NAQ/NTT rất lễ phép và tôn kính các bậc trên như với Cụ Phan Châu Trinh (thường kính cẩn gọi Cụ Phan là Hy mã Đại nhân), còn HCM thì không những không tôn kính mà còn hỗn hào với Đức Thành Trần (Trần Hưng Đạo) của cả dân tộc Việt, thể hiện qua bài thơ ở Đền thờ Trần Hưng Đạo ở Côn Lôn, Kiếp Bạc (mà Hồ dám hỗn xược xưng ông-tôi với Đức Thánh Trần).
Bình luận 13: Tôi đã có một bài chửi Hồ về tội này - tội hỗn với Đức Thánh Trần. Tôi muốn viết một bài nữa về tội 24 năm làm “cha già dân tộc” mà chỉ một lần tiện đường ghé qua Đền Hùng - vị vua Tổ của Dân tộc, không thèm làm lễ thắp nhang gì, ngồi xây lưng dạng chân ra dạy bảo quân lính. Trong khi đó, hầu như năm nào HCM cũng lần mò về Tàu cộng, và về đó thì Hồ đi khắp các đền thờ để cúng lạy...
Thứ mười bốn, về tác phong cầm bút viết, không có ảnh lưu về cách cầm bút của NAQ, còn ảnh HCM thì cầm bút máy mà thẳng đứng và chìa ra đầu ngón tay như người Tàu cầm bút lông viết chữ Tàu...
Xem hình Hồ “làm việc” sau:

Bình luận 14: Cầm bút thế thì chỉ có chọc thủng giấy thôi chứ viết được gì? Nhưng vì từ bé chắc Hồ chỉ được dạy viết bút lông nên quen tay rồi...

Bút tích của NQA/NTT trong lá thư xin học trường Pháp năm 1911 
và bút tích của HCM trong di chúc
Thứ mười năm, về tác phong ăn uốngNAQ ăn uống đạm bạc, còn HCM thích ăn món ngon kiểu Tàu, luôn có cán bộ Ban Hoa vận bên cạnh phục vụ đồ Tàu khi trong rừng, về Hà Nội thậm chí thỉnh thoảng đại sứ Tàu là Trương còn đến nấu ăn riêng cho y.
Bình luận 15: tác phong ăn uống là cái có thể tập rèn tùy theo điều kiện xung quanh, nhưng khi người ta làm vua như HCM thì đó là tác phong, thói quen từ quá khứ. Lẽ ra quá khứ của HCM phải là NAQ tức theo đồ ăn Tây, nhưng không, Hồ chỉ thích đồ Tàu...
Thứ mười sáu, về tình cảm vợ conNAQ được Lý Dĩnh Siêu là vợ Chu Ân Lai giới thiệu và tổ chức cưới Tăng Tuyết Minh năm 1927 ở Quảng Châu, còn HCM năm 1958 chỉ xin đảng CSVN và đảng CSTQ cho cưới/sống chung với Lâm Y Lan là một cán bộ cao cấp của CSTQ (nhưng không được chuẩn y), năm 1968 Lâm Y Lan chết và 1969 Hồ buồn chết theo.
Còn đây là Tăng Tuyết Minh vợ Lý Thụy - NAQ cưới năm 1926 ở Quảng Châu, chia tay 1927 khi NAQ về lại LX:
Tăng Tuyết Minh (chữ Hán: 曾雪明, 19051991)
Bình luận 16: Tăng Tuyết Minh dù xinh đẹp thật đấy nhưng với HCM hình như vẫn là... vợ người ta! Còn vợ mình là Lâm Y Lan kia. Thế cho nên đến khi hôn mê Hồ vẫn chỉ gọi tên Lâm Y Lan, dù trong tiểu sử chính thức mà Trần Dân Tiên khai sẵn cho Hồ không có đoạn nào Lâm Y Lan được xuất hiện cả, chỉ có Tăng Tuyết Minh. Cuộc đời éo le, với vua Hồ cũng vậy, kịch và đời cứ lẫn lộn tréo ngoe...
Và 4 điều giống nhau tất yếu giữa NAQHCM
Sẽ là không công bằng và không khách quan nếu phủ nhận hoàn toàn sự giống nhau nếu có giữa NAQ và HCM - nhất định phải có cơ sở nào đó giống nhau lắm thì những người ủng hộ quan điểm này mới bỏ công xây dựng và “tin tưởng” vào lý thuyết NAQ là HCM của họ là đúng và có thể thuyết phục mọi người chứ. Phần này, vì thế, tôi xin trình bày 4 điểm giống nhau cơ bản, mà tôi gọi là tất yếu (chính vì thế mà) NAQ được chọn là “tiền thân” của HCM:
Thứ nhất, cả hai đều cuồng tín tôn thờ những kẻ tội đồ nhân loại và lý thuyết đấu tranh bạo lực của chúngNAQ thì sau khi bôn ba ở Pháp, Anh đã không theo các Cụ Phan Bội Châu hay Phan Châu Trinh mà chạy theo cộng sản Nga với các lãnh tụ Stalin khét tiếng tàn ác và Quốc tế Cộng sản III của y. Còn HCM thì một mực chỉ biết có và tôn thờ Mao với chủ thuyết cũng cộng sản nhưng còn tàn bạo hơn Stalin...
Bình luận 17: Tuy giống nhau, cùng chọn quan thầy là đồ tể cộng sản, nhưng HCM già dơ hơn hay “sinh sau khả ố” hơn, nên chọn Mao giỏi hơn Stalin về tài giết người và độ tàn ác, với lượng bị hại của y lên đến hàng trăm triệu người, dù Stalin đã vượt cả Hitle... Vì thế, HCM cũng vào được top ten diệt chủng mà Mao dẫn đầu với Stalin theo sau đó.
Thứ hai, cả hai đều là những kẻ thích mượn tên, gọi là trộm danh, người khác để cướp công, giành danh tiếng của họ. NAQ thì “mượn luôn” tên chung Nguyễn Ái Quốc của nhóm Ngũ Long mà NAQ là Nguyễn Tất Thành lúc đó may mắn được là thành viên non kém nhất, dù chưa xứng học trò của bốn người kia là Cụ Phan Châu Trinh, Ls. Phan Văn Trường, chí sĩ yêu nước Nguyễn An Ninh và nhà chính trị Nguyễn Thế Truyền. Bằng cách đó, Nguyễn Tất Thành cướp công/danh là tác giả của “Thỉnh nguyên thư của dân tộc An Nam” và nhiều tác phẩm khác của nhóm ký tên NAQ. Còn HCM lúc là thiếu tá Hồ Quang của tình báo cộng sản Tàu Nam Hoa thì đã “mượn” rồi cướp luôn tên Hồ Chí Minh của cụ Hồ Học Lãm.
Bình luận 18: Chúng giống nhau từ xuất xứ cái tên trở đi: đều đi “thó” của người khác. Bằng cách đó HCM cũng cướp luôn danh tiếng, các tác phẩm và cả tổ chức Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội của Cụ Lãm và những người sáng lập khác... Trong cái giống nhau thứ hai này, HCM cũng hơn NAQ ở mức độ - lần trước là mức độ tác ác của thần tượng Mao hơn Stalin, lần này là mức độ vô liêm sỉ và thô bỉ của kẻ mượn danh, ăn cắp tên tuổi danh tiếng của người khác.
Thứ ba, đi xa hơn mượn danh, cả hai đều là những bậc thầy đạo văn và trộm cướp tác phẩm, tư tưởng của người khácNAQ thì đơn giản nhận mình là tác giả (duy nhất) của những gì - tài liệu và tư tưởng trong đó - do nhóm Ngũ Long viết ra dưới tên NAQ. Còn HCM thì không chỉ trộm cả tập thơ Ngục Trung Nhật Ký của người khác (được cho là của Cụ Hồ Học Lãm), trộm tư tưởng và các ý tưởng, áng văn của nhiều người nổi tiếng khác, cả các bài thơ của bất hủ của các nhà thơ danh giá (như bài Tiết Thanh Minh của Đỗ Phủ)...
Bình luận 19: Như vậy về mức độ và phong cách trộm cắp thì dù cả hai vẫn giống nhau, nhưng HCM vẫn ở đẳng cấp tay nghề cao hơn, thường xuyên hơn...
Thứ tư, cả hai NAQHCM đều rất giống nhau ở những hành vi phản thầy hại bạn, bán đứng đồng chí mìnhNAQ thì năm 1925 ở Tàu đã lừa cùng Lâm Đức Thụ bán đứng Cụ Phan Bội Châu cho mật thám Pháp lấy tiền thưởng. Còn HCM cũng với phong cách lừa thầy phản bạn đó nhưng ở mức độ cao hơn nhiều - đã bán đứng cho Pháp và/hoặc trực tiếp cho tay chân ra tay giết hại hàng chục ngàn chí sĩ yêu nước đấu tranh cho độc lập dân tộc dù có theo cộng sản (nhưng cản đường Hồ) hay không theo cộng sản...
Ví dụ: Cuối năm 1929, khi đang ở Xiêm, được tin Việt Nam Quốc Dân Đảng đang chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang đầu năm 1930, NAQ đã vội vã quay lại Quảng Châu báo tin hệ trọng đó cho Quốc Dân Đảng Tưởng, và qua chúng báo cho Pháp chuẩn bị. Vì thế, nhờ công của NAQ và/hoặc HCM báo kịp thời, Thực dân Pháp ở Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng. Khi cuộc tổng khởi nghĩa vũ trang của Việt Nam Quốc Dân Đảng nổ ra ngày 10/2/1930 ở Yên Bái, Hà Nội, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Hải Dương, Lào Cai, Hồng Quảng (Quảng Ninh), Hải Phòng... quân Pháp đã dễ dàng dìm những người Việt anh dũng đứng lên trong biển máu, kết thúc bằng vụ xử chém Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính và 11 lãnh tụ VNQDĐ khác tại Yên Bái ngày 17 tháng 6 năm 1930...
Bình luận 20: Phần này tôi không muốn bình luận, chỉ muốn khóc, vì chỉ nêu ra điều chúng giống nhau tán ác này đã làm quá đau lòng mọi người Việt yêu nước thương nòi rồi. Sự giống nhau này của chúng - NAQ và HCM đã làm đen tối và đẫm máu lịch sử hiện đại của dân tộc Việt Nam, đã tước đi mọi cơ hội đi lên mong manh còn sót lại cho dân tộc Việt Nam suốt gần một thế kỷ nay, đã đưa dân tộc vào một thế kỷ đẫm máu khác của cộng sản...
Kết luận về NAQ và HCM là của mỗi người từng người, nhưng tội ác của chúng/nó với dân tộc Việt Nam thì không thể chối cãi hay che giấu, dù chúng có giống hay khác nhau, dù chúng có là hai hay là một.
Kết: Câu chuyện thử AND của HCM/NAQ
Nhưng tại sao đảng CSVN không dùng biện pháp thử ADN để chứng minh NAQ và HCM là một người? Chúng nói là việc thử AND chỉ chứng tỏ chúng cũng bán tín bán nghi HCM có phải là NAQ, mà chúng thì tin chắc NAQ là HCM rồi nên chúng không cần thử nữa! Sự thật là chúng sợ, rất sợ thử AND sẽ làm lòi ra sự thật HCM không phải NAQ. Vì chúng biết rõ rằng HCM là người Tàu, là gián điệp Tàu.
Giả sử HCM và NAQ là một như CSVN nói đi, thì ngoài 4 điều họ giống nhau như tôi đã công nhận trên, vẫn còn ít nhất 16 nhóm chi tiết/cơ sở/bằng chứng để có thể kết luận NAQ và HCM là hai kẻ khác nhau hoàn toàn, như tôi đã liệt kê ra trên. Điều đó làm nhiều người dân hoài nghi. Từ dân hoài nghi dẫn đến dân mất lòng tin, hay dẫn đến lòng dân ly tán. Điều gì có thể lấy lại lòng tin của dân đó, đánh đổ những hoài nghi đó của dân? Chỉ có chứng minh rõ ràng chắc chắn cho dân biết NAQ và HCM là một người. Và cách chứng minh thuyết phục nhất, dễ dàng nhất là thử ADN của HCM với ADN giòng họ Nguyễn hiện nay của NAQ. Chỉ đơn giản thế là CSVN có thể thuyết phục được rất nhiều người hoài nghi HCM là người Tàu. Lợi quá lớn mà công chả mất gì, không cần mỗi năm bỏ mấy nghìn tỷ đồng tổ chức “học tập đạo đức tư tưởng Hồ” gì cả mà Hồ vẫn được tâng lên tận Cung trăng. Thế nhưng chúng vẫn không dám làm phép thử đó, vì sao? Vì chúng biết rõ rằng HCM là giặc Tàu, và chúng đã đâm lao thì phải theo lao thôi.
Thế cho nên, dù còn một cơ hội thôi thì tôi, chúng ta cũng phải cố gắng vạch trần bộ mặt tội ác và gian trá của lũ giặc Tàu Hồ. Đó là điều tôi muốn nói, tôi cố làm, và sẽ còn làm nữa khi có thể.

Sunday, July 5, 2015

L6 Đức Thọ (Sáu Búa): "Không ai trong BCT ta lý lịch quá phức tạp như bác Hồ!"

Không ai trong BCT ta lý lịch quá phức tạp như bác Hồ!

Tác giả/Nhân vật: |19-05-2015| 251 lần xem | |
Tôi có ông bạn “trẻ” mới hưu trí được vài năm. Nghỉ một cái, ông liền hồi cố hương xứ Đoài để vui thú điền viên cho đỡ nặng cái đầu – ấy là ổng nói vậy. Một hôm, chợt nhớ chốn phồn hoa đô hội mà ông đã gắn bó suốt thời “cống hiến cho lý tưởng cao cả”, ông lọ mọ lần ra Kinh kỳ và không quên thu xếp ghé thăm thân hữu gần xa. Cảnh già hội ngộ, thôi thì trăm nghìn thứ chuyện được phun ra cho bõ… Trong mạch chuyện cùng nhau, đột nhiên ông tự vấn đáp như sau: Ông có biết Sáu Búa Lê Đức Thọ nhận định về ông Hồ như thế nào không? Tay ấy từng nói rằng: Trong Bộ chính trị của ta, có lẽ không có ai có cái lý lịch linh tinh, lung tung, phức tạp, rắc rối như bác Hồ. Thú thực tôi cũng không quá ngạc nhiên về điều đó trên cơ sở nhân thân của cả…  “bác” lẫn “chú Sáu”. Ngoài tình thân lại rất quý tính chân thật của bạn, tôi không thể không tin một vị Tiến sĩ Sử học (mặc dầu chỉ… qua một đêm mà thành!) thường có những kiến giải sự việc rất đáng trọng, khá độc đáo. Chỉ có điều tôi không nhớ được nguyên văn lời bạn mình, nên tạm mượn ý để làm đầu đề bài viết như trên. Linh tinh, lung tung, phức tạp, rắc rối như “anh Sáu” đã nói thì gỡ sao đây? Thôi đành nói đôi điều nho nhỏ… như con thỏ thế này vậy:
Cái tên và số tuổi: Như một con Kỳ nhông đổi màu để tồn tại trong môi trường sống, “bác ta” cũng tự sáng tác tên cho mình ở mỗi lúc, mỗi hoàn cảnh khác nhau cho… phù hợp. Thế là cứ rối như canh hẹ. Người nào thận trọng thì nói “bác” là người trăm tên[1]. Nhưng cũng có đôi người “mật lớn”, dám đưa ra một con số hữu hạn rất cụ thể như Bá Ngọc trong cuốn Hồ Chí Minh – Những tên gọi đi cùng năm tháng[2] cho biết Hồ Chí Minh có 174 tên; trong đó có 78 tên chính thức, bí danh và 96 bút danh.[3] Gần đây, khi “đảng ta” không thể lờ được cái chuyện “lung tung phèng” như thế nên buộc phải lên tiếng “tạm” thừa nhận 169 cái tên, bí danh, bút danh chính thức cộng với 17 cái còn phải “ngâm cứu” thêm![4] Trong tất cả cái tên được kể đến đó, người viết tôi đặc biệt quan tâm đến mấy cái như sau:
Thiếu tá Hồ Quang (HCM) phục vụ trong Quân đội Nhân dân Giải phóng Trung Cộng, tại quân khu Quảng Châu, Vũ Hán. Nguồn:Lưu trữ Quân ủy Trung ương Trung Cộng.
Hồ Quang 1938: Sau cái “trung nạn” hầu Tòa năm 1931, được nhờ cái luật pháp “dân chủ thấp gấp vạn lần dân chủ của ta”[5] nên ông được tha. Mà cũng lạ? Theo Ban Tư liệu-Văn kiện Báo điện tử ĐCSVN thì “Nhờ quan hệ Liên Sô và Trung Quốc nên Nguyễn Ái Quốc qua Trung Quốc dễ dàng. Tại Lan Châu thủ phủ tỉnh Cam Túc, Tây Bắc Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc mang phù hiệu Bát lộ quân, quân hàm thiếu tá và giấy tờ mang tên Hồ Quang.”[6]. Mà theo một nguồn lưu trữ của Tàu thì: “Sơ yếu lý lịch của Hồ Quang (tức Hồ Chí Minh) tại Lớp huấn luyện Nam Nhạc, thuộc tỉnh Hồ Nam. Năm 1939. Hồ Quang 38 tuổi – Phụ trách điện đài – Quảng Đông – Thiếu tá – tốt nghiệp Đại học Lĩnh Nam – Giáo viên trường Trung học. Biết ngoại ngữ, quốc ngữ. (ảnh 1, ảnh 2) Nguồn: Lưu trữ Trung Quốc. 胡光(即胡志明主席)1939年在湖南省南岳培班的简历胡光—员—38岁—-广东—-少校 —-毕业南大学——中学教。会外和国语 .[7] Năm 1939, Hồ Quang – Hồ Chí Minh 38 tuổi, vậy phải chăng đây chính là Hồ Tập Chương sinh năm 1901 như Hồ Tuấn Hùng viết trong Hồ Chí Minh sinh bình khảo[8] chứ không phải Nguyễn Ái Quốc sinh năm 1890? Chả lẽ có những 2 Hồ Quang trùng tên và người… hao hao nhau sao? Mà… có thể lắm chứ (!), vì Hồ Quang… Tàu thì làm việc ở Quảng Đông (phía Nam Trung Quốc), tốt nghiệp Đại học Lĩnh Nam, làm Giáo viên trường Trung học, như “bạn” nói. Còn Hồ Quang… Ta như ban Tư liệu- Văn kiện của “đảng ta” nói thì làm việc ở mãi tỉnh Cam Túc, Tây Bắc Trung Quốc, và như ta biết, ông đã từng tốt nghiệp đại học… trong bếp trên tàu Đô đốc Latouche-Tréville,[9] trên “chức  vụ” “nghề cào tuyết, đốt lò rồi phụ bếp cho khách sạn” ở Anh quốc;[10] ông H.Q. này đôi người bảo cũng có thời làm giáo viên như ông H.Q. trên thật, và ngài đã có đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục của nước Đại Cồ Việt từ “trước Tết Trung thu 1910 và rời trường sau Tết Nguyên đán 1911”[11] (tức chỉ vẻn vẹn trong vòng… vài bốn tháng!) tại trường… tiểu học Dục Thanh, Phan Thiết. Quả là quá phức tạp như “anh Sáu” – người theo dõi lý lịch chuyên nghiệp của đảng trong một thời gian dài dài từng nói!
Còn cái tên Trần Thắng Lợi 1949? Trong bài viết gần đây[12] mỗ tôi đã nói sơ qua về cái tên này. Chỉ xin thêm một ý nhỏ: Bài trên Trang tin điện tử Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh[13], tác giả có giới thiệu qua nội dung bài “Đảng ta” của Trần Thắng Lợi – tức Hồ Chí Minh, nhưng cái ý quan trọng nhất của bài là Hồ Chí Minh đã từng viết: “Cuối năm 1929, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở lại Tàu, cùng với đại biểu các nhóm khai hội ở Hương Cảng. [xuống dòng] Trong 7, 8 đại biểu, ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi, nay chỉ còn đồng chí…” (Người viết xin kẻ dưới để chú ý!) thì bị… quên!? Thật đúng là… là… phức tạp thật như lời phán của Sáu Thọ!
Trần Dân Tiên: Cái ông… Tiên này thì lại cũng rắc rối đây!

Trang của Ban Quản lý lăng đã dẫn thì… lơ huyền lờ! Đó cũng là… thói quen của “chàng”, có lẽ ta cũng chẳng nên lấy làm lạ! Còn trang của Ban Tư liệu-Văn kiện Báo điện tử ĐCSVN thì… dũng cảm hơn nhưng viết: “Gần đây các nhà nghiên cứu và sưu tầm cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dùng bí danh hoặc bút danh này, tuy nhiên vẫn chưa rõ được dùng vào thời điểm và bối cảnh cụ thể nào.” (Người viết lại xin kẻ dưới để nhấn mạnh). Ô hay, Ban Tư liệu-Văn kiện báo đảng lại quên cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”[14] do ai viết sao? Có người… lơ tơ mơ… ăn người, còn phán bừa cuốn đó của ông Tôn Dật Tiên bên Tàu viết để… ca ngợi “bác”!!! Đúng là thằng điên! Ông này chết từ năm 1925,[15] – mà năm ấy “bác ta” còn lọ mọ, chui lủi đâu đó chứ đã là cái quái chi chi mà ca với ngợi? Còn Trần Dân Tiên là ai? được dùng vào thời điểm và bối cảnh cụ thể nào ư thưa Ban Tư Liệu-Văn kiện báo đảng? Dễ ợt! Để dành thời gian cho vài vấn đề rắc rối, phức tạp khác của “bác” như “anh Sáu” dạy, xin Quý vị vào giùm ngay Wikipedia, trang http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_D%C3%A2n_Ti%C3%AAn  sẽ rõ.
Với đức tính “không muốn nhắc lại thân thế của mình”,[16] “Chúng ta nên làm những công việc hết sức cần kíp đi đã! Còn tiểu sử của tôi… thong thả sẽ nói đến!”, [17] thì ngoài cuốn sách người viết vừa trích dẫn, còn một cuốn nổi tiếng khác là “Vừa đi đường vừa kể chuyện” của T.Lan 1961 mà thiên hạ đều đã biết, vào các trang mạng của đảng đều thấy xác nhận là bút danh “của bác”. Cái mới… rất mới với tôi là tại mấy trang “chính luồng” đó, Hồ Chí Minh còn bút danh Một người Việt kiều ở Pháp về để viết bài “Vài mẩu chuyện trong hồi Bác sang thăm Pháp”để ngợi ca… Người – tức “bác”! Thật là quái gở! Không biết Đông-Tây-Kim-Cổ có ai, ở đâu có con người “liêm sỉ” đến mức vậy không? Sơ sơ vừa kể đã có tới 3 “tác phẩm” tự bốc thơm mình! Sáu Búa quả không sai khi đã có nhận xét về “bác” chí lý như ta đang luận bàn.
Còn ngày và năm sinh ư? Ngày chỉ là… chuyện nhỏ, cho qua, lúc khác người viết xin quay lại nếu có điều kiện.  Còn năm? Xin điểm qua xem Sáu Thọ nói đúng hay cố tình bôi lọ để hạ bệ “bác”?
Đơn Xin Vào Học Trường Thuộc Địa – Của Nguyễn tất Thành
Trong đơn xin học École Coloniale (Trường Thuộc địa) ở Paris, nơi đào tạo những quan chức cho các nước thuộc địa Pháp, tôi thấy Nguyễn Tất Thành tự khai sinh năm 1892[18]. Trong đơn vào hội Tam Điểm, Nguyễn Ái Quấc tức Nguyễn Tất Thành/ Nguyễn Sinh Cung, tự khai sinh ngày 15-2-1895.[19] (1895 là khớp với giấy thông hành qua Nga năm 1923, với bí danh Tran Cheng). Minh Võ, trong cuốn “Hồ Chí Minh, nhận định tổng hợp” còn cho hay: “… giấy tờ hộ tịch tại làng Kim Liên -theo phúc trình của Sở Kiểm Soát và Trợ Giúp Dân Thuộc Địa- ghi Hồ Chí Minh sinh năm 1894”. [20] Theo nhà Hồ Chí Minh học của chế độ Sơn Tùng thì “Thế kỷ 19, Bác Hồ sinh ra năm 1891, tôi nói đây là nói nghiên cứu từ gốc. Bây giờ nói Bác sinh năm 1890, nhưng tôi nghiên cứu tử vi của Bác thì Bác sinh năm Tân Mão tức năm 1891.”[21] Quý bạn đọc thấy không? Những 5… “cái”: 1890, 1891, 1892, rồi 1894, 1895! Hẳn ai cũng biết đó là mọi người muốn nói đến mấy năm sinh bất nhất của Hồ Chí Minh Nguyễn Tất Thành. Và mấy cái đó đâu có ăn nhập gì với Hồ Quang (năm 1939 – 38 tuổi) mà tình báo Hoa Nam tung ra và bảo đó chính là Hồ Chí Minh; đâu có ăn nhập gì với Hồ Tập Chương (sinh 1901) mà ông Hồ Tuấn Hùng cũng bảo đó là Hồ Chí Minh.[22] Đúng là… hơi bị quá lung tung, linh tinh, phức tạp, rắc rối như “anh Sáu” đã nói, chứ đâu có trật?!
Vài cái linh tinh… vụn vặt khác: Cái phức tạp, rắc rối… lớn của “bác” thì phải các nhà chuyên môn mới có khả năng và đủ tư cách bàn đến; còn tôi, nhà viết nghiệp dư thì chỉ dám nói đến vài điều linh tinh… vụn mà thôi.
Dưới sự chỉ đạo… tài tình “của bác”, Đảng Cộng sản đã từng tuyên bố giải tán để “1… 2… 3… 4. Để phá tan tất cả những điều hiểu lầm ở ngoài nước và ở trong nước…”[23] (NH kẻ dưới để nhấn mạnh) làm ối người có những điều hiểu lầm trước đó được phá tan, và bị ngộ nhận nhất thời là… Việt Minh yêu nước thật! Và người người theo rần rần, nhất là những kẻ sắp chết đói hoặc sinh ra ở đời chỉ để mơ đi “cướp” của người khác năm ấy. Thế rồi đùng một cái, khi không còn sợ hiểu lầm nữa vì đã có Trung cộng chống lưng sau năm 1949, “đảng ta” liền tuyến bố “Đổi tên thành Đảng Lao Động Việt Nam”[24]. Con Kỳ nhông đã chui ra khỏi đám lá khô, Kỳ nhông ta không sợ hiểu lầm nữa – không cần màu vàng nâu để ẩn nấp mà ta đã trở lại với màu xanh của lá cây đây! Trước sau ta vẫn là ta mà. Về chuyện “đổi mầu” này xin mời Quý độc giả đọc lại đoạn sau: “Cụ Hồ bước lên bục giảng giải đáp thắc mắc cho khoảng ba trăm cán bộ cao cấp và trung cấp đến họp. Cụ mở nắp hộp thuốc lá thơm của cụ nhãn hiệu CRAVEN A. Giơ cao nắp hộp phía có chữ CRAVEN A lên trước mặt chúng tôi, cụ lớn tiếng nói: “Đây là ĐCS”, rồi cụ xoay nắp hộp mặt trái phía trong không có chữ, đưa lên và nói tiếp: “Đây là Đảng Lao động”. Rồi cụ thủng thẳng hỏi: “Đã rõ chưa? Có khác nhau gì không?” Cả hội trường ầm vang tiếng đáp: “Rõ rồi ạ! Dạ, không khác nhau gì cả!”.[25] Đúng là lắt léo, phức tạp thật!
Ông Nguyễn Minh Cần vừa nói đến chuyện thuốc lá làm tôi nghĩ đến chuyện linh tinh, lừa lọc khác “của bác” như sau: Dân miền Bắc một thời biết bao người chẳng đã sung sướng, phấn chấn, hả hê, mãn nguyện trước tấm lòng cởi mở, ấm tình, gần gũi khi “bác” đến thăm phụ lão, thanh niên, nhi đồng, công nhân trong nhà máy hay hầm lò, xã viên trên ruộng đồng, bộ đội ngoài thao trường v.v. và v.v… đó sao? Được “bác” xoa đầu, bắt tay, kéo ôm vào lòng, chia kẹo, chia thuốc lá… các cháu hút cho ấm nhưng đừng bắt chước bác mà nghiện nha, vì đây là một trong 2 cái xấu mà các cháu không nên bắt chước bác! Khốn nỗi, những điếu thuốc đó được rút ra từ… túi bên này – đó là điếu Bông Lúa, điếuTrường Sơn (2 loại thuốc rẻ tiền nhất khi đó) còn… túi bên kia “của bác” thì Stop nha! Của riêng “bác” mà – đó là CRAVEN A hộp (sắt) như ông Minh Cần vừa nói trên. Chuyện thuốc lá “của bác” chưa hết: “Ông Hồ cũng thích hút thuốc lá. Và chỉ quen hút thuốc lá ngoại, thuốc lá Mỹ. Ông đã bị chi bộ phê bình và bắt hút thuốc nội. Sau thấy ông ho quá, lại cho hút thuốc ngoại như cũ. Anh Hoàng Tuệ kể với tôi chuyện này: hồi kháng chiến chống Pháp, đi công tác ban đêm, tình cờ anh đi cùng với một đoàn người chở thuốc lá ngoại từ vùng tề ra cho cụ Hồ, có bộ đội đi kèm để bảo vệ. Hoạ sĩ Dương Bích Liên, hồi cùng ở với ông Hồ ở Việt Bắc, thấy ông thường hút thuốc lá ngoại, uống rượu Tây và uống sữa tươi (Người ta nuôi một con bò để lấy sữa cho ông).”[26] Cũng về chuyện thuốc lá “của bác Hồ”, Cựu Hoàng Bảo Đại còn “làm chứng” rằng: “Hồ là kẻ nghiện thuốc lá Mỹ, nhất là thuốc Phillip Morris. Nhưng ở nơi làm việc và tiếp khách, lúc nào Hồ cũng giữ một bao Bastos xanh hay vàng… khiến cho khách khứa cứ tưởng hắn ta sống bình dân, hút thuốc bình dân. Lẽ dĩ nhiên, lúc không có người ngoài quan sát, Hồ chỉ hút Phillip Morris.”[27]  Hết CRAVEN A hộp (sắt) lại đến Phillip Morris! Cuộc sống của “bác vô vàn kính yêu” ở Việt Bắc hồi 9 năm thật vô cùng bình dân, kham khổ như… đại gia thời nay vậy! Liệu trong “đoàn người chở thuốc lá ngoại từ vùng tề ra cho cụ Hồ, có bộ đội đi kèm để bảo vệ.”, khi vượt các đồn bốt vùng giáp ranh có “đồng chí” nào dính đạn kẻ thù để trở thành… liệt sĩ do đã anh dũng hy sinh khi đang làm nhiệm vụ cao cả vì dân vì nước không?! Thật đúng như ông Nguyễn Đăng Mạnh đã viết tiếp: “Những trò diễn của Hồ Chí Minh nói chung có tác dụng chính trị rất tốt đối với tầng lớp bình dân.”[28] Chả thế mà dân chúng miền Bắc đã sắp hàng lũ lượt, khóc ròng sướt mướt ngày ổng đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác”[29] – chỉ có bố mẹ ông bà thì ổng… quên béng, vì họ ở mãi… bên kia làm sao “về” được?!  Ông Sáu Búa nhận định về “bác” thật tinh tường hết xẩy… con bà bẩy, hết ý… con bà tý!
Đó là sơ sơ về chuyện thứ nhất “các cháu thanh niên không nên học bác”. Còn chuyện thứ hai thì sao? Chuyện này thì lại… phức tạp, linh tinh đây “anh Sáu” nhỉ? GS Nguyễn Đăng Mạnh còn viết: “Ông [Hà Huy Giáp] hỏi ông Hồ: “Sao Bác không lấy vợ mà chịu được”. Ông Hồ nói: “Mình cũng như các chú thôi, từ rốn trở xuống là 18 tuổi. Từ rốn đến cổ là 40 tuổi. Từ cổ đến đầu là 60 tuổi. Kinh nghiệm của dân ta là lao động suốt ngày, mệt thì ngủ luôn. Không có việc gì thì đổ trấu ra xay. Buồn ngủ hãy ngủ. Tỉnh ngủ, dậy liền, đừng có nằm mãi trong chăn. Đừng mặc đồ láng, mềm, mỏng. Nên mặc quần áo vải. Có cán bộ lên công tác ở Việt Bắc, rỗi việc, ngồi tán gẫu. Bác bảo cởi lạt sàn nhà ra, sau đó lại bảo buộc lại. Để khỏi “nhàn cư vi bất thiện”.[30] Nếu đúng như vậy thì “bác” đâu có linh tinh trong việc trai gái “anh Sáu”? Người ta cứ nói “bác” đi Tây thì có gái Tây, sang Nga thì có gái Nga, về Tàu lại có gái Tàu… thì oan cho “bác” quá! “Bác” từ rốn trở xuống là 18 tuổi nghĩa là thật ra “bác chúng ta” cũng vẫn… thèm! Nhưng “bác” cao cả hơn, “bác” biết “đấu tranh cách mạng”, khi không chịu được như ông Hà Huy Giáp hỏi thì “bác” đổ trấu ra xay![31] thế là “bác”… hết thèm, và chỉ còn biết “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.”[32]
Cô Nông thị Xuân (“vợ” Hồ Chí Minh) sau đổi là Nguyễn Thị Xuân, sinh năm 1932, mất năm 1957. Chụp cuối năm 1956 tại Hà nội sau khi đẻ Nguyễn Tất Trung. Bị bộ trưởng bộ công an nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra lệnh thủ tiêu
Nhưng… nhưng… nửa cái bánh mỳ là bánh mỳ còn nửa sự thật lại không phải là sự thật thưa “bác”! Vũ Thư Hiên từng viết Đêm giữa ban ngày và cho biết về số phận cô Nông Thị Xuân và cậu Nguyễn Tất Trung có “gắn bó” đến cuộc đời “bác”[33]. Bùi Tín trong Không thể bất công kéo dài đến vậy cũng nói về cô Xuân và cậu Trung. [34] Rồi Bức thư mật liên quan đến cuộc đời của HCM[35] còn kinh khủng hơn nữa… Mà… hình như Sơn Tùng cũng tường việc này thì phải?! Người viết tôi nhớ một hôm GS Hoàng Đạo Ch. (tạm viết tắt vì chưa được phép của ổng) đưa tôi đến thăm nhà văn. Trong câu chuyện, tôi “bạo phổi” nêu 2 chuyện liên quan đến “bác”: Người ta nói ngày 19/5 không phải sinh nhật “bác” đúng không anh? Nhà HCM học xác nhận nhanh chóng và nói… (nó liên quan đến việc đón Đô đốc d’ Argenlieu như mọi người đã biết). Tôi lại hỏi: Người ta bảo “bác” có vợ ở Trung quốc phải không anh? Tôi thấy nhà văn vẫn chăm chú nghe trong không gian khá tĩnh lặng của căn phòng! Không nói gì và, đột nhiên nhà văn xòe tay chỉ tách trà… mời anh xơi, rồi… quý hóa quá các anh đến chơi nhà… Tôi biết ông lảng chuyện,  và tôi cũng đã hiểu ông không phản đối điều tôi nêu ra. Vậy chúng ta thử ghé sang xứ sở các đấng Con trời xem sao. Hoàng Tranh và Khổng Khả Lập từng cho hay tại đó “bác” đã từng có một phụ nữ trẻ – rất trẻ – trẻ hơn “bác” đến 15 tuổi là Tăng Tuyết Minh. Mà… không phải “bác” chỉ léng phéng chút đỉnh để còn có thể “mạnh mồm” mà nói rằng tôi cô đơn, không có gia đình, không có gì cả”[36]. Theo 2 tác giả trên thì tháng 10 năm 1926, hôn lễ giữa Lý Thụy, (bí danh hoạt động của Nguyễn Ái Quốc khi đó) và Tăng Tuyết Minh được tổ chức tại nhà hàng Thái Bình với sự chứng kiến của Thái Sướng, Đặng Dĩnh Siêu (vợ của Chu Ân Lai) và một số học viên khoá huấn luyện phụ vận”[37]. Đúng là “bác ta” linh tinh, phức tạp, rắc rối và… lung tung phèng quá “anh Sáu” nhỉ? “Hôn lễ… được tổ chức tại…” mà “bác vô vàn tôn kính” dám mở miệng nói tôi cô đơn, không có gia đình, không có gì cả” thì đúng là ông con trời này coi thiên hạ chỉ là cái đinh gỉ! “Anh Sáu” nói “bác ta” là hạng nhất, không có ai như “bác” cả! Còn ai hạng nhì, hạng ba… xin anh làm ơn bật mí nốt để mạt dân chúng tôi tường. Chút xíu thôi cũng được nè, “anh Sáu”!
Mới chỉ điểm sơ sơ vài ba mảnh vụn về cái lung tung, linh tinh, phức tạp, rắc rối của “bác Hồ” mà Sáu Búa nói đến, khi liếc nhìn xuống cuối trang tôi đã thấy “Page 5 of 5”! Bài viết đã hơi dài. Xin Quý bạn đọc cho phép tạm ngưng tại đây và hẹn dịp khác tái ngộ.
Nguyễn Hữu – Hànội
19/05/2015 – Ngày sinh 125 của “bác”!

Saturday, July 4, 2015

NHỮNG HIỂU NHẦM VỀ ĐẠO PHẬT

NHỮNG HIỂU NHẦM VỀ ĐẠO PHẬT

Minh Đức Triều Tâm Ảnh
 
Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái.

Từ đấy, khó phân biệt đâu là đạo Phật chơn chánh, đâu là đạo Phật đã bị biến chất, chạy theo thị hiếu dung thường của thế gian. Đôi nơi đạo Phật còn bị trộn lẫn với tín ngưỡng duy linh và cả tín ngưỡng nhân gian nữa... Nhiều lắm, không kể xiết đâu. 
 
Với cái nhìn “chủ quan” của một tu sĩ Theravāda, tôi xin mạo muội liệt kê ra đây những hiểu lầm tai hại và rất phổ biến của Phật giáo trong và ngoài nước để chư vị thức giả cùng thấy rõ như thực:
 
1- Tôn giáo: Đạo Phật có những sinh hoạt về tôn giáo nhưng đạo Phật không phải là tôn giáo, vì đạo Phật không có một vị thượng đế tối cao hoá sinh muôn loài và có quyền ban thưởng, phạt ác.
 
2- Tín ngưỡng: Đạo Phật có những sinh hoạt tín ngưỡng nhưng đạo Phật không phải là tín ngưỡng để mọi người đến van vái, cầu xin những ước mơ dung tục của đời thường.
 
3- Triết học: Đạo Phật có một hệ thống tư tưởng được rút ra từ Kinh, Luật và Abhidhamma, được gọi là “như thực, như thị thuyết” chứ không phải là một bộ môn triết học “chia” rồi “chẻ”, “phán” rồi “đoán” như của Tây phương.
 
4- Triết luận: Đạo Phật có tuệ giác để thấy rõ Cái Thực chứ không sử dụng lý trí phân tích, lý luận. Còn triết, còn luận là vì chưa thấy rõ Cái Thực. Đạo Phật là đạo như chơn, như thực. Kinh giáo của đức Phật luôn đi từ cái thực cụ thể để hướng dẫn mọi người tu tập, nó không có triết, có luận đâu. Ngay “thiền” mà còn “luận” (thiền luận) là đã đánh mất thiền rồi.
 
5- Từ thiện xã hội: Đạo Phật có những sinh hoạt từ thiện xã hội nhưng không coi từ thiện xã hội là tất cả, để hy sinh cuộc đời đầu tròn, áo vuông một cách uổng phí. Đạo Phật còn có những sinh hoạt cao cả hơn: Đó là giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, tu tập thiền định và thiền tuệ nữa. Từ thiện xã hội thì ai cũng làm được, thậm chí người ta còn làm tốt hơn cả Phật giáo, ví dụ như Bill Gates. Còn giáo dục, văn hoá, nghệ thuật của đạo Phật là nền tảng Mỹ Học viết hoa (nội hàm các giá trị nhân văn, nhân bản) mà không một tôn giáo, môt chủ nghĩa, một học thuyết nào trên thế gian có thể so sánh được. Và đây mới là sự phụng hiến cao đẹp của đạo Phật cho thế gian. Còn nữa, nếu không có tu tập thiền định và thiền tuệ thì mọi hình thái sinh hoạt của đạo Phật, xem ra không phải là của đạo Phật đâu!
 
6- Cực lạc, cực hạnh phúc: Đạo Phật có nói đến hỷ, lạc trong các tầng thiền; có nói đến hạnh phúc siêu thế khi ly thoát tham sân, khổ lạc (dukkha), phiền não của thế gian - chứ không có một nơi chốn cực lạc, cực hạnh phúc được phóng đại như thế. 
 
7- 8 vạn 4 ngàn pháp môn: Đạo Phật có nói đến 8 vạn 4 ngàn pháp uẩn (dhammakhandha) chứ không nói đến 8 vạn 4 ngàn pháp môn (dhammadvāra). Uẩn (khandha) ngoài nghĩa che lấp, che mờ và nghĩa chồng lên, chồng chất, còn có nghĩa là nhóm, liên kết, tập hợp ví như Giới uẩn (nhóm giới), Định uẩn (nhóm định), Tuệ uẩn (nhóm tuệ). Do từ uẩn (khandha) lại dịch lệch ra môn - cửa (dvāra), pháp môn nên ai cũng tưởng là có 8 vạn 4 ngàn pháp môn, tu theo pháp môn nào cũng được! Ai là người có thể đếm đủ 8 vạn, 4 ngàn cửa pháp này? Còn nữa, xin lưu ý, 8 vạn 4 ngàn chỉ là con số tượng trưng, có nghĩa là nhiều lắm, đếm không kể xiết theo truyền thống tôn giáo và tín ngưỡng Ấn Độ cổ thời. Ví dụ 84 ngàn lỗ chân lông, 84 ngàn vi trùng trong một bát nước, 84 ngàn phiền não, 84 ngàn cách tu... 
 
8- Xin xăm, bói quẻ, cầu sao, giải hạn, xem ngày giờ tốt xấu: Những hình thức này không phải của đạo Phật. Trong kinh tụng Pāli có đoạn: “Sunakkhataṃ sumaṅgalaṃsupabhātaṃ suhuṭṭhitaṃ, sukhno ca suyiṭṭaṃ brahmacārisu. Padakkhinaṃ kāyakammaṃ vācākammaṃ padakkhinaṃpadakkhinaṃ manokammaṃ paṇidhī te padakkhinā...”
Có nghĩa là: Giờ nào (chúng ta) thực hành thân, khẩu, ý trong sạch; giờ đó được gọi là vận mệnh tốt, là giờ tốt, là khắc tốt, là canh tốt... Ngày đó gọi là có nghiệp thân phát đạt, nghiệp khẩu phát đạt, nghiệp ý phát đạt. Và nguyện vọng theo đó được gọi là nguyện vọng phát đạt. Người tạo nghiệp thân, nghiệp khẩu, nghiệp ý phát đạt như thế rồi sẽ được những lợi ích phát đạt (chữ phát đạt có thể có thêm nghĩa nhiêu ích).
 
9- Định mệnh: Đạo Phật có nói đến nghiệp, đến nhân quả nghiệp báo chứ không hề nói đến định mệnh. Theo đó, gây nhân xấu ác thì gặt quả đau khổ, gây nhân lành tốt thì gặt quả an vui - chứ không phải “cái tơ cái tóc cũng do trời định” như định mệnh thuyết của Khổng Nho hoặc định mệnh 4 giai cấp của Bà-la-môn giáo.
 
10- Siêu độ, siêu thoát: Không có bài kinh nào, không có uy lực của bất kỳ ông sư, ông thầy nào có thể tụng kinh siêu độ, siêu thoát cho hương linh, vong linh, chân linh cả. Thời Phật tại thế, nếu có đến nơi người mất, chư tăng chỉ đọc những bài kệ vô thường, khổ và vô ngã để thức tỉnh người sống; và hiện nay các nước Phật giáo Theravāda còn duy trì. Có thể có hai trường hợp:
- Nếu vừa chết lâm sàng thì thần thức người chết vẫn còn. Vậy có thể đọc kinh, mở băng kinh, chuông mõ, hương trầm... để “thần thức người chết” hướng về điều lành... để thần thức tự tạo “cận tử nghiệp” tốt cho mình.
- Nếu thần thức đã lìa khỏi thân rồi – thì họ đã tái sanh vào cõi khác rồi, ngay tức khắc. Khi ấy thì gia đình làm phước để chư tăng tụng kinh hồi hướng phước ấy cho người đã mất.
Cả hai trường hợp trên đều không hề mang ý nghĩa siêu độ, siêu thoát mà chỉ có ý nghĩa gia hộ, gia niệm, gia lực mà thôi. Tu dựa vào tha lực cũng tương tự như vậy, nhưng cuối cùng cũng phải tự lực: “Tự mình thắp đuốc mà đi, tự mình là hòn đảo của chính mình”.
Chư thiên chỉ có khả năng hoan hỷ phước và báo truyền thông tin ấy cho người quá vãng mà thôi. Họ không có uy lực ban phước lành cho ai cả.
 
11- Huyền bí, bí mật: Giáo pháp của đức Phật không có cái gì được gọi là huyền bí, bí mật cả. Đức Phật luôn tuyên bố là “Như Lai thuyết pháp với bàn tay mở ra”; có nghĩa là ngài không có pháp nào bí mật để giấu kín cả!
 
12- Tâm linh: Ngày nay, người ta tràn lan lễ hội, tràn lan mọi loại điện thờ với những hình thức mê tín, dị đoan, sa đoạ văn hoá... mà ở đâu cũng rêu rao các giá trị tâm linh. Đạo Phật không hề có các kiểu tâm linh như vậy. Thuật ngữ tâm linh này được du nhập từ Trung Quốc. Và rất tiếc, tôi không hề tìm ra nguồn Phật học Pāli hay Sanskrit có từ nào tương thích với chữ “linh” này cả!
 
13- Niết-bàn: Nhiều người tưởng lầm Niết-bàn là ở một cõi nào đó, một nơi chốn nào đó; thậm chí là ở một thế giới ở ngoài thế gian này. Người nào tìm kiếm Niết-bàn kiểu ấy, thuật ngữ thiền tông có cụm từ “lông rùa, sừng thỏ” như ngài Huệ Năng đã nói rõ: “Phật pháp tại thế gian. Bất lý thế gian giác. Ly thế mịch bồ-đề. Cáp như tầm thố giác”. Thố giác là sừng thỏ. Và giác ngộ cũng vậy, chính ở trong khổ đau, phiền não mới giác ngộ bài học được. 
 
14- Bỏ khổ, tìm lạc: Tu Phật không phải là bỏ khổ, tìm lạc. Xin lưu ý cho: Khổ và Lạc chính là căn bản của phiền não!
 
15- Tu để được cái gì! Có nhiều người nghĩ rằng, tu là để được cái gì đó. Xin thưa, được cái gì là sở đắc. Ai sở đắc? Chính là bản ngã sở đắc. Đạo Phật là vô ngã. Hãy xin đọc lại Bát-nhã tâm kinh.
 
16- Tu là sửa: Nếu tu là sửa thì mình đã từ “cái ta này” biến thành “cái ta khác”. Nếu tu là không sửa thì cứ để nguyên trạng tham sân si như vậy hay sao? Xin thưa, sửa hay không sửa đều trật. Đạo Phật quan trọng ở Cái Thấy! Có Cái Thấy mới nói đến giác ngộ và giải thoát. Không có Cái Thấy này thì tu kiểu gì cũng trệch hướng hoặc rơi vào phước báu nhân thiên.
 
17- Vía: Đạo Phật không có vía nào cả. Vía, hồn, phách là quan niệm của nhân gian. Ví dụ, ba hồn bảy vía. Ví dụ, nam thất, nữ cửu – nam bảy vía, nữ chín vía. Nếu là nam thất, nữ cửu thì nó trùng với nam 7 khiếu, nữ 9 khiếu. Vía là phần hồn. Không có cái hồn, cái linh hồn tự tồn tại nếu không có chỗ nương gá. Vía không độc lập được. Như danh - phần tâm, sắc - phần thân – luôn nương tựa vào nhau. Chỉ có năng lực thiền định mới tạm thời tách lìa danh ra khỏi sắc, như Cõi trời Vô tưởng của tứ thiền. Tuy nhiên, cõi trời Vô tưởng hữu tình này không phải là không có danh tâm mà chúng ở dạng tiềm miên. Còn các Cõi trời Vô sắc thì sắc không phải là không có, chúng cũng ở dạng tiềm miên. Thật đáng phàn nàn, Phật và Bồ-tát đều có “vía” cả! Và cũng thật là “đau khổ” khi trong lễ an vị Phật, người ta còn hô “Thần nhập tượng” nữa chứ! 
 
18- Bồ-tát: Bồ-tát là âm của chữ Bodhisatta: Chúng sanh có trí tuệ. Vậy, chúng ta tạm thời bỏ quên “khái niệm Bồ-tát” quen thuộc trong kinh điển mà trở về với nghĩa gốc là “chúng sanh có trí tuệ”. Và như vậy, sẽ có hạng chúng sanh có trí tuệ với nguyện lực Thanh Văn; chúng sanh có trí tuệ với nguyện lực Độc Giác; chúng sanh có trí tuệ với nguyện lực Chánh Đẳng Giác. Ngoài 3 loại chúng sanh có trí tuệ trên – không có loại chúng sanh có trí tuệ nào khác.
 
19- Phật: Phật là âm của chữ Buddha, nghĩa là người Giác ngộ. Vậy chúng ta nên tạm thời bỏ quên “khái niệm Phật” từ lâu đã mọc rễ trong tâm thức mà trở về nghĩa gốc là bậc Giác ngộ. Vậy, có người Giác ngộ do nghe pháp từ bậc Chánh Đẳng Giác, được gọi là Thanh Văn Giác. Có người Giác ngộ do tự mình tu tập vào thời không có đức Chánh Đẳng Giác, được gọi là Độc Giác. Có vị Giác ngộ do trọn vẹn 30 ba-la-mật, trọn vẹn minh và hạnh nên gọi là Chánh Đẳng Giác. 
Không có vị Giác ngộ (Phật) nào ngoài 3 loại Giác ngộ trên. 
 
20- Thể nhập: Tu là không thể nhập vào cái gì cả. Thể nhập là bỏ cái ngã này để nhập vào cái ngã khác. Cãi ngã khác ấy có thể là dòng sông, có thể là ngọn núi, có thể là một cội cây, có thể là một thần linh, thượng đế. Cái cụm từ “thể nhập pháp giới” rất dễ bị hiểu lầm. Khi đi, chánh niệm, tỉnh giác trọn vẹn với cái đi; khi nói, chánh niệm, tỉnh giác trọn vẹn với cái nói; khi ăn, chánh niệm, tỉnh giác trọn vẹn với cái ăn – thì đấy mới đúng nghĩa “thể nhập pháp giới”, ngay giây khắc ấy, mọi tham sân, phiền não không có chỗ để phan duyên, sanh khởi.
 
Ngoạ Tùng Am, Sơ Xuân 2015
Minh Đức Triều Tâm Ảnh