Sunday, August 24, 2014

Văn hóa quỳ lạy

Chuyện "Văn hóa quỳ lạy" !

Lữ Giang

"...Đối với người Việt ở trong cũng như ngoài nước, "thoát Trung văn hóa" không phải là chuyện dễ, vì đa số vẫn coi văn hóa Trung Quốc là "văn hóa dân tộc", và đạo Phật dính liền với những mê tín dị đoan của Trung Quốc được gọi là "đạo dân tộc"… "Thoát Trung chính trị" cũng khó như vậy..."

Chiều 15/8/2014, một cuộc tọa đàm "Thoát Trung văn hóa" đã được tổ chức tại Hội trường tầng 4, Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam, 53 Nguyễn Du, Hà Nội. Rất nhiều bạn trẻ phải đứng để theo dõi cuộc tọa đàm vì hội trường không còn ghế trống.
Có tất cả 19 bài thuyết trình được phổ biến trên vanviet.info. Mặc dầu nấp dưới cái mũ "Thoát Trung văn hóa", nhưng nói trắng ra đây là một cuộc tọa đàm "Thoát Trung chính trị", có nghĩa bảo Đảng Cộng sản Việt Nam rời khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc "cho mày chết luôn"! Vì thế, người ta phải giải thích đây là "Văn hóa theo nghĩa rộng"!
Ở đây có hai vấn đề cần phải được đặt ra ngay: Vấn đề thứ nhất là "tọa đàm thoát Trung" có phải là cái bẫy Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra để khám phá "những thành phần bị coi là nguy hiểm cho chế độ" hay không? Vấn đế thứ hai là trong suốt 2000 năm lịch sử, cha ông chúng ta vẫn không "thoát Trung" được cả về văn hóa lẫn chính trị. Liệu rồi sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đi, Việt Nam có thể "thoát Trung" hay không?

Gần như ở đâu cũng có địch
Sau 30/4/1975, rất nhiều tổ chức chống cộng đã được hình thành để chống lại nhà cầm quyền cộng sản, nhưng tất cả đều thất bại vì bị địch đưa nội công vào gài bẫy rồi thanh toán như Mặt Trận Phục Quốc của nhóm Linh Mục Trần Ngọc Hiệu, Mặt Trận Hoàng Cơ Minh, v.v. Đó là chưa kể các tổ chức chống cộng giả do Tổng Cục An Ninh của Hà Nội lập ra để gài bắt các thành phần chống đối như Đảng Nhân Dân Hành Động và Đảng Dân Chủ Việt Nam của Nguyễn Sĩ Bình, Đảng Dân Chủ Nhân Dân và Chính phủ Cách Mạng Việt Nam Tự Do của Nguyễn Hữu Chánh, v,v.
Nhóm thanh niên và sinh viên Vinh được huấn luyện về truyền thông ở Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội cũng đã điêu đứng vì bị mật báo viên của công an giả làm "người đồng hành", xúi biểu và gài bẫy, nay đang bị ngồi tù. Giáo phận Vinh không biết gì nên can dự vào và gặp rắc rối. Nhóm "Diễn Đàn Giáo Dân" ở hải ngoại chỉ là những "con nai vàng ngơ ngác".
Phong trào "thoát Trung" do nhóm vanviet.info phát động. Các bài viết đăng trên website này đa số do những người ở trong nước viết, nhưng website được đang ký ở GoDaddy.com, Scottsdale, Arizona kể từ ngày 17/3/2014. Đây cũng là nơi website nuvuongcongly.net của Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội đăng ký đầu tiên vào năm 2009, nhưng khi chúng tôi phát hiện đã dời qua Colorado, sau đó quay trở lại Arizona kể từ ngày 23/8/2012.
Vanviet.info không giới thiệu người hay tổ chức sáng lập, không có tên nhóm chủ biên, không có địa chỉ, chỉ cho biết: "Văn đoàn độc lập Việt Nam là một tổ chức của xã hội dân sự, ái hữu nghề nghiệp, hoàn toàn độc lập đối với mọi hệ thống tổ chức và thiết chế trong và ngoài nước".
Chúng tôi nhắc lại một số sự kiện nói trên để những người đấu tranh cảnh giác

Văn hóa Việt và Tàu là một!
Trong các bài phát biểu, đọc giả chú ý nhất đến hai bài "Giã từ nền văn hóa quỳ lạy" và "Từ văn hóa quỳ lạy đến văn hóa "thảo dân" của Lê Phú Khải, một nhà giáo và một nhà báo, sinh năm 1942 tại Hà Nội. Trong hai bài này, ông đã mô tả văn hóa Trung Quốc như sau:
"Trong xã hội Khổng giáo mấy ngàn năm ở Trung Quốc, kẻ sĩ đi học là mong được làm quan. Làm quan để được quỳ lạy dưới ngai vàng. Cái văn hóa quỳ lạy ấy đã kìm hãm nước Trung Hoa trong vòng tăm tối mấy ngàn năm. Trong nền văn hóa quỳ lạy ấy, chỉ có kẻ trên đúng. Chỉ có vua đúng. Vua bảo chết là phải chết. Cha bảo chết thì con phải chết. Tóm lại là không có chân lý…
"Điều trớ trêu là văn hóa quỳ lạy ấy còn tồn tại đến hôm nay ở nước Trung Hoa cộng sản. Nước Trung Hoa cộng sản hôm nay vẫn nguyên hình là một xã hội Khổng Mạnh trá hình mà thôi!".
Trong "Việt Nam Sử Lược", Tập I, xuất bản năm 1919, ông Trần Trọng Kim có nhận xét như sau:
"Khi những đạo Nho, đạo Khổng, đạo Phật phát đạt bên Tàu, thì đất Giao Châu ta còn thuộc về nước Tàu, cho nên người mình cũng theo những đạo ấy. Về sau nước mình đã tự chủ rồi, những đạo ấy lại càng thịnh thêm, như là đạo Phật thì thịnh về đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê, và nhà Lý, mà đạo Nho thì thịnh từ đời nhà Trần trở đi.
"Phàm phong tục và chính trị là do sự học thuật và tông giáo mà ra. Mà người mình đã theo học thật và tông giáo của Tàu thì điều gì ta cũng noi theo Tàu hết cả…
"Người mà cả đời không đi đến đâu, mắt không trông thấy cái hay cái dở của người, thì tiến hóa làm sao được? Mà sự học của mình thì ai cũng yên trí rằng cái gì đã học của Tàu là hay, là tốt hơn cả: từ sự tư tưởng cho chí công việc làm, điều gì mình cũng lấy Tàu làm gương. Hễ ai bắt chước được Tàu là giỏi, không bắt chước được là dở. Cách mình sùng mộ văn minh của Tàu như thế, cho nên không chịu so sánh cái hơn cái kém, không tìm cách phát minh những điều hay tốt ra, chỉ đinh rằng người ta hơn mình, mình chỉ bắt chước người ta là đủ".
Như vậy văn hóa Việt Nam không phải chỉ nhiễm Khổng Giáo, mà còn nhiễm Đạo Giáo, Phật Giáo với những mê tín dị đoan của Tàu nữa. Chỉ cần đọc cuốn "Đường về xứ Phật" của Trưởng Lão Thích Thông Lạc là thấy rõ mê tín dị đoan của Tàu đã đi vào Phật Giáo Việt Nam như thế nào.
Trong bài "Thảo luận kiểu chọc tiết lợn đằng đít" gửi cho Văn Việt, nhà báo Phạm Thành đã nêu lên hai vấn đề:
(1) Văn hóa Việt đồng nghĩa văn hóa Trung Hoa nên nói thoát văn hóa Trung là hủy văn hóa Việt.
(2) Vấn đề cấp thiết hiện nay là thoát Trung về chính trị chứ không phải văn hóa.
Điều quan trọng là phải nhìn nhận sự thật lịch sử để rút kinh nghiệm. Không thể cứ đem "Bình Ngô Đại Cáo" và "Hịch Tướng Sĩ" ra để che lấp những thất bại đau xót của dân tộc được.

"Văn hóa quỳ lạy" từ Ải Nam Quan
Lịch sử cho biết cửa Ải Nam Quan Tàu được Tàu xây từ đời Gia Tĩnh triều Minh (1522-1566), có tường chạy dọc theo sườn núi suốt 119 trượng.
Phía Bắc cửa ải, Trung quốc có dựng một nhà khách gọi "Chiêu Đức Đài". Chữ Chiêu thuộc bộ thủ, có 8 nét, có nghĩa là đưa tay vẫy gọi đến. Chữ Đức thuộc bộ sích có 15 nét, có nghĩa là có lòng nhân, hợp với đạo lý. Đây là kiểu nói theo lối trịch thượng, bảo Việt Nam: "Hãy đi theo ta"!
Vua quan ta cũng làm một nhà tiếp khách ở dưới Ải Nam Quan về phía nam, lợp bằng tranh và đặt tên là "Ngưỡng Đức Đài". Chữ Ngưỡng thuộc bộ nhân, có 6 nét, có nghĩa là mến phục, nhờ cậy. Ý muốn nói với Tàu: "Em xin theo anh"! Tàu Chiêu còn ta Ngưỡng, không phải là "văn hóa quỳ lạy"thì là cái gì?

Lê Lợi không thoát "văn hóa quỳ lạy"
Sau khi đánh thắng quân Nguyên, Lê Lợi bảo Nguyễn Trãi viết tở biểu giả danh nghĩa nhà Trần, xin phong vương cho Trần Cao. Tờ biểu có in trong"Quân trung tứ mệnh tập" (bài số 21), rất bi thảm. Chúng tôi chỉ xin trích một số đoạn:
"Khi vua Thái Tổ Cao Hoàng Đế mới lên ngôi, tổ tiên tôi là Nhật Khuê vào triều cống trước nhất, bấy giờ ngài có ban thưởng, phong cho tước Vương. Từ đó nhà tôi vẫn nối đời giữ bờ cõi, không bỏ thiếu lễ triều cống bao giờ.
"Ngờ đâu quan quân xa xôi mới đến thấy voi sợ hãi, tức khắc vỡ tan. Việc đã xảy ra như vậy, dẫu bởi sự bất đắc dĩ của người trong nước cũng là lỗi của tôi. Nhưng bao nhiêu những quân và ngựa bắt được đều phải thu dưỡng tử tế, không dám xâm phạm một tí gì.
"Bọn thần tự biết mang tội rất nặng, không biết tiến thoái đường nào… Cúi nghĩ Hoàng Đế Bệ Hạ là bậc thánh thần văn võ…, tất xá cho thần tội lỗi như núi gò, tất tha cho thần hình phạt bằng phủ việt, để cho thần được giữ đất cõi Nam, nộp cống cửa khuyết".
Viết rồi sai sứ đem biểu qua dâng vua Tàu, kèm theo lễ vật, trong đó có hai người bằng vàng để thay mình. Vua nhà Minh bấy giờ là Tuyên Tông xem biểu biết rằng giả dối, nhưng cũng muốn nhân dịp ấy để thôi việc binh, đưa chiếu sang phong cho Trần Cao làm An Nam Quốc Vương.
Sau đó Lê Lợi bảo Nguyễn Trãi viết sớ trình rằng Trần Cao đã lâm bệnh và qua đời rồi và xin phong cho Lê Lợi là "đại đầu mục của bản quốc, là người khiêm tốn, cung kính,…" làm vua. Vua Minh không chịu bảo đi tìm con cháu nhà Trần. Khi sứ đi tìm báo cáo không còn tìm được ai nữa Vua Minh mới chịu phong cho Lê Lợi làm An Nam Quốc Vương!

Quang Trung cũng dùng "văn hòa quỳ lạy"
Sau khi thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ bảo Ngô Thì Nhiệm viết tờ biểu dâng lên Vua Thanh. Tờ biểu cũng bi thảm không thua gì tờ biểu của Lê Lợi:
"Ngày mồng 5 tháng Giêng năm nay, lúc mới đến, tôi mong gặp Tôn Sĩ Nghị để hỏi xem việc dùng binh có phải là thực do Đại Hoàng Đế không. Nhưng Sĩ Nghị tự đón đánh, rồi bị đầy tớ của tôi đánh bại, quân sĩ giày xéo lên nhau mà chết không biết bao nhiêu mà kể. Những quân hiệu bị bắt còn hơn 800 người, tôi đã cấp cho ăn mặc và cho ở riêng một chỗ.
"Nếu tình hình trên không được bày tỏ, Thiên triều không khoan dung, muốn động binh chinh chiến, thì nước nhỏ không được thờ nước lớn, tôi cũng đành nhờ trời mà thôi".
Nguyễn Huệ đã cho người đưa vàng bạc qua đút lót cho quan nội các Phúc Khang An và quan làm chủ trương của triều đình nhà Thanh là Hà Thân nhờ tâu giúp, rồi sai người cháu là Nguyễn Quang Hiển và quan Vũ Huy Tấn đem đồ cống phẩm sang Yên Kinh vào chầu vua nhà Thanh và dâng biểu xin phong. Vua nhà Thanh bèn sai sứ sang phong cho vua Quang Trung làm An Nam Quốc Vương, và giáng chỉ cho Quang Trung qua chầu.
Vua Quang Trung phải chọn một người hình dung giống mình, tên là Phạm Công Trị trá làm quốc vương, rồi sai Ngô Văn Sở, Đặng Văn Chân, Phan Huy Ích, Võ Huy Tấn đưa sang Yên Kinh, vào chầu Càn Long. Ngoài những phẩm vật phải đem cống, vua Quang Trung lại đem cống thêm đôi tượng đực, vua Càn Long tưởng Phạm Công Trị là Nguyễn Quang Trung thật, cho vào làm lễ ôm gối, như là tình cha con…

Nhờ "văn hóa quỳ lạy" mà bước lên và tồn tại
Ai cũng biết không có sự chiến thắng của Mao Trạch Đông năm 1949, không có Điện Biên Phủ 1954 và không có 30/4/1975. Năm 1970, Lê Duẩn đã nói với Mao Trạch Đông nguyên văn như sau: "Tại sao chúng tôi giữ lập trường bền bỉ chiến đấu cho một cuộc chiến kéo dài, đặc biệt trường kỳ kháng chiến ở miền Nam? Tại sao chúng tôi dám trường kỳ kháng chiến? Chủ yếu là vì chúng tôi phụ thuộc vào công việc của Mao Chủ tịch… Chúng tôi có thể tiếp tục chiến đấu, đó là vì Mao Chủ tịch đã nói rằng 700 triệu người Trung Quốc đang ủng hộ nhân dân Việt Nam một cách vững chắc".
Năm 1972, khi Tổng thống Nixon đến Bắc Kinh, Mao Trạch Đông nói: "Thành thật mà nói, nhân dân Trung Quốc, Đảng Cộng Sản Trung Quốc và nhân dân thế giới phải cám ơn nhân dân Việt Nam đã đánh thắng Mỹ. Các đồng chí chiến thắng mới buộc Nixon phải đi Bắc Kinh...".
Nói cách khác, Bắc Kinh coi Đảng Cộng sản Việt Nam như một thứ lính đánh thuê (mercenary) của mình.

Khó từ bỏ "văn hóa quỳ lạy"
Trong 2000 năm lịch sử, Tàu đã đô hộ Việt Nam đúng 1050 năm. Những năm còn lại, năm nào cũng phải đi triều cống và khi vua nào muốn lên cầm quyền đều phải làm tờ biểu xin vua Tàu phong vương. Việt Nam chỉ thoát ra khỏi sự lệ thuộc của Tàu kể từ năm 1874, khi Pháp chính thức đô hộ Việt Nam.
Năm 1949, khi Mao Trạch Đông chiếm được Trung Quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu lệ thuộc Trung Quốc. Chính phủ Quốc Gia Việt Nam do Bảo Đại lãnh đạo đã "thoát Trung" bằng cách đi theo Pháp, nhưng năm 1954 Pháp ký Hiệp Định Genève, giao nửa nước Việt Nam cho Trung Quốc. Kể từ 1956, Việt Nam Cộng hòa "thoát Trung" bằng cách đi theo Mỹ, nhưng năm 1972 Mỹ sai Kissinger qua Trung Quốc bán miền Nam Việt Nam cho Trung Quốc!
Sau 30/4/1975, Lê Duẫn "thoát Trung" bằng cách "cải tạo xã hội chủ nghĩa" theo Stalinism, chứ không theo Maoism. Năm 1979 Trung Quốc đã"dạy cho Việt Nam một bài học". Năm 1990, Đảng Cộng sản Việt Nam phải nhờ ông Michio Watanabe, Chủ Tịch Đảng Dân Chủ Tự Do của Nhật qua Bắc Kinh gặp Giang Trạch Dân xin làm hòa. Bắc Kinh đồng ý. Ngày 3/9/1990, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và  Phạm Văn Đồng sang Thành Đô - thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc - để "hội đàm bí mật về vấn đề Campuchia và vấn đề bình thường hóa quan hệ hai nước". Thế là Việt Nam hết "thoát Trung"!
Đối với người Việt ở trong cũng như ngoài nước, "thoát Trung văn hóa"không phải là chuyện dễ, vì đa số vẫn coi văn hóa Trung Quốc là "văn hóa dân tộc", và đạo Phật dính liền với những mê tín dị đoan của Trung Quốc được gọi là "đạo dân tộc". Ông Phạm Thành đã viết: "Văn hóa Việt đồng nghĩa văn hóa Trung Hoa nên nói thoát văn hóa Trung là hủy văn hóa Việt".
"Thoát Trung chính trị"cũng khó như vậy. Hiện nay, nhiều người chủ trương rằng muốn "thoát Trung chính trị" trước hết là phải lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng có ba vấn đề được đặt ra: (1) Liệu Trung Quốc và Hoa Kỳ có để cho lật đổ chế độ cộng sản hay không, hay vẫn dùng chế độ này như công cụ của họ? (2) Làm thế nào để lật đổ chế độ cộng sản? (3) Sau khi lật đổ chế độ cộng sản, có chắc "thoát Trung" được hay không? Đó là những vấn đề chúng tôi sẽ bàn sau.
Ngày 21/8/2014
Lữ Giang
 

Saturday, August 23, 2014

Càng Sống Lâu Trong Xã Hội Chủ Nghĩa, Con Người Càng Thiếu Đạo Đức

Càng Sống Lâu Trong Xã Hội Chủ Nghĩa, 

Con Người Càng Thiếu Đạo Đức


Người Việt Nam sống dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa ngày nay đạo đức ngày càng suy đồi, từ chuyện lừa đảo, đến chuyện ăn cắp ở khắp mọi nơi. Nguyên nhân chính là bản chất Xã Hội Chủ Nghĩa không coi trọng tinh thần đạo đức, thái độ cư xử gian trá. Con người XHCN sẵn sàng làm bất cứ điều gì để đem lại một chút lợi nhỏ cho bản thân.
  Tuần báo The Economist vừa đăng một bài nghiên cứu về người Đức sống trong vùng Đông Đức trước đây, theo Xã Hội Chủ Nghĩa có thái độ chua cay, gian trá hơn người Đức sống bên Tây Đức theo Chủ Nghĩa Tư Bản.
photo courtesy: thewhitedsepulchre.blogspot.com

 Cali Today News - THỜI CHỦ NGHĨA XÔ VIẾT ở Nga, người ta có một câu nói mai mỉa: “Dưới chế độ Tư Bản Chủ Nghĩa, người bóc lột người. Dưới chế độ cộng sản thì ngược lại.”. Tức là cũng bóc lột vậy thôi, chẳng khác gì, có khi còn tệ hơn. Thực tế cho thấy hệ thống xã hội chủ nghĩa theo kiểu Xô Viết xúi dục con người không những có tâm điạ xấu mà còn ưa làm chuyện gian trá nữa. Cụ thể nhất là trường hợp người dân sống ở Đông Đức, chế độ cộng sản để lại dấu ấn sâu đậm trong cách xử thế của con người: Coi nhẹ vấn đề đạo đức, sự lương thiện. 
 
Hồi năm ngoái, ông Lars Hornuf ở trường đại học University of Munich cùng với ba chuyên viên trường Duke University: Dan Ariely, Ximena Garcia-Rada và Heather Mann thực hiện một cuộc nghiên cứu xem coi người Đức sẵn sàng nói láo đến mức nào để thủ lợi cho cá nhân. Có khoảng 250 người dân Bá Linh được chọn một cách hú hoạ, để tham dự trò chơi, ai thắng được thưởng 6 đồng Euro, tức khoảng 8 đô la Mỹ.
 
Trò chơi rất đơn giản, mỗi người chơi được cầm con súc xắc thẩy lên 40 lần, và ghi xuống mảnh giấy mỗi lần ra con số nào thì ghi xuống. Ai có tổng số nút cao sẽ được giải nhiều. Trước mỗi lần thẩy con súc xắc lên, người chơi phải hứa tự mình ghi trung thực con số mình thảy ra: số lớn nhất và số nhỏ nhất.
 
Tuy nhiên, người chơi không bắt buộc phải tiết lộ cho người khác biết họ đã ghi số nào, có thật hay không. Do đó, người chơi rất dễ ăn gian, muốn ghi số lớn cũng chẳng ai biết. Ví dụ nếu họ chọn số xấp, và trúng số hai. Nhưng nếu họ ăn gian chọn số ngửa là số năm cũng không ai biết.
 
Người chơi thật thà, sẽ ghi đúng số mình thẩy ra. Có những người đưa ra kết quả toàn là số lớn, tức là người đó ăn gian.
 
Sau khi trò chơi kết thúc. Người tham dự được yêu cầu kê khai số tuổi của mình, và nơi họ cư ngụ trong những khoảng thời gian khác nhau. Nhà nghiên cứu tìm thấy kết quả là những người sống ở khu Đông Đức có máu ăn gian gấp đôi người sống ở Tây Đức sống dưới chế độ tư bản chủ nghĩa.
 
Nhà nghiên cứu cũng để ý đến số năm sống ở Đông Đức của người tham dự trò chơi trước khi bức tường Bá Linh sụp đổ. Người nào sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa lâu hơn có xu hướng ăn gian nhiều hơn. Bởi vì đa số họ đưa ra kết quả có những con số lớn đáng nghi ngờ.
 
Kết quả nghiên cứu không tiết lộ điều gì về bản chất của mối liên hệ giữa xã hội chủ nghĩa với sự bất lương. Có lẽ nó chỉ cho người ta thấy cuộc sống bên Đông Đức tương đối nghèo khổ hơn ở bên Tây Đức. Cùng lúc đó, khi nói về tinh thần đạo đức, luân lý, rõ ràng là những người được nuôi dậy, trưởng thành trong xã hội tư bản hơn hẳn những người sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.
 
Người Đức với nên tảng văn hoá khá vững vàng, thế mà xã hội chủ nghĩa đã làm suy đồi đạo đức con người như vậy, hỏi sao đối với người Việt, chủ nghĩa xã hội làm băng hoại xã hội Việt Nam đến mức nào. 
 
Bài tường thuật trên Business Insider ngày 18/7/2014

Nguyễn Minh Tâm dịch

Trần Dân Tiên và cái chết bí hiểm của Trần Đăng Ninh

Trần Dân Tiên và cái chết bí hiểm của Trần Đăng Ninh

Trần Đăng Ninh là ai?
Trần Dân Tiên thì ai cũng biết là ai rồi, mặc dù Tiên chỉ như ma, chả là ai cả, chỉ là cái tên mà tình báo Hoa Nam gán cho là tác “giả” của tác “phẩm” nhào trộn cám heo tiểu sử Cuông + Hồ thành lãnh tụ cách mạng “chính danh” của CSVN. Nhưng Trần Đăng Ninh là ai thì ít ai biết rõ, và tại sao ông ta lại liên quan đến Tiên “ma” thì càng ít ai nghĩ đến hơn, cần phải nói ra cho rõ hơn. Và đó là chủ đích của tôi trong bài viết này.
Trần Đăng Ninh sinh 1910 tại huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông, tham gia đảng CSĐD từ những năm 1930 trong phong trào công nhân ngành in. Tháng 11/1940 ông dự Hội nghị TW7 cùng cùng Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Phan Đăng Lưu... Đến tháng 5/1941 là ông ủy viên dự khuyết BCH TƯ, và tháng 7/1941 là bí thư Xứ ủy Bắc kỳ (sau HN TW8 ở hang Pắc bó do Hồ chủ trì vào tháng 5/1941)...
Năm 1945 Trần Đăng Ninh tham gia Tổng bộ Việt Minh, năm 1947 là Trưởng ban Kiểm tra BCH TƯ kiêm phó Tổng thanh tra Chính phủ. Cuối năm 1950, sau chuyến đi Trung Quốc đầu năm 1950 theo Hồ cầu viện, là Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp (tiền thân Tổng cục Hậu cần), là phó bí thư Quân ủy TW (chỉ sau Giáp là bí thư Quân Ủy TƯ, và trên Nguyễn Chí Thanh là ủy viên Quân ủy TƯ) từ 1950 đến khi chết bất ngờ bí hiểm ở tuổi 45 vào năm 1955.
Trần Đăng Ninh khi chết năm 1955 là nhân vật quyền lực và uy tín thứ hai trong quân đội VN lúc đó, chỉ sau Giáp. Về đảng ông Ninh là ủy viên Trung ương từ Đại hội II năm 1951, bí thư Xứ ủy Bắc kỳ - ngang chức với Lê Duẩn lúc đó là bí thư Xứ ủy Nam kỳ, chỉ sau Hồ và Trường Chinh.
Ông Ninh có nhiều công trạng lớn với CSVN mà công trạng lớn nhất là tổ chức Hậu cần thành công cho các chiến dịch từ Biên giới cuối 1950 đến Điện biên phủ 1954 – tức là tổ chức nhận và đưa vũ khí, lương thực, quân trang quân dụng từ Tàu sang Bắc Việt nam để CSVN đánh Pháp. Ngày nay chúng ta biết, chính vũ khí, quân trang, lương thực của Tàu (cộng cố vấn quân sự Tàu) - chứ không phải “tài ba” của Giáp, là yếu tố quyết định thắng lợi cuộc chiến Đông dương chống Pháp của VN... Đấy cũng là những khoản vay nợ Trung cộng đầu tiên và rất khủng của CSVN, góp phần trong khoản nợ 870 tỷ đô la (cả gốc và lãi?) mà Trung cộng đang đòi CSVN trả hôm nay?
Trần Đăng Ninh trong Chiến dịch Biên Giới (từ trái sang: Ủy viên Quân ủy Trung Ương Bùi Quang Tạo, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật Trần Đăng Ninh, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Lê Liêm, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái - Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (hàng sau).
Nói cách khác, vai trò của Ninh quan trọng hơn vai trò của Giáp, công của Ninh to hơn công của Giáp trong chiến tranh Đông Dương giai đoạn 1950-1954, dù cả hai đều “ăn theo” Tầu cộng (cố vấn và vũ khí...), uy tín trong đảng của Ninh cao hơn và thâm niên hơn Giáp nhiều... nhưng Giáp được Hồ ưu ái hơn vì năm 1940 đã sang Tàu cõng Hồ về...?
Tại sao Trần Đăng Ninh phải bắt ngờ chết trẻ trên đỉnh vinh quang?
Theo thông báo chính thức của CSVN thì Trần Đăng Ninh chết do bệnh hiểm nghèo tại nhà riêng. Có nhiều điều mờ ám trong cái chết bất ngờ của ông Ninh, nhưng dường như chưa ai nêu ra. Dù không giống những cái chết bất ngờ của “những đồng chí từng cùng công tác” với Hồ như Hồ Tùng Mậu, Lâm Đức Thụ... vì mãi sau 1941 ông Ninh mới gặp/biết Hồ, nhưng... đích thân Hồ đã đến viếng đám tang Ninh (kiểm tra xem Ninh chết thật chưa?).
Nghiên cứu lại tiểu sử sự nghiệp của Trần Đăng Ninh và những sự kiện trước và sau cái chết của ông ta, thì ta thấy đúng là Ninh phải chết khi đó (1955) thì các sự kiện sau của cách mạng cộng sản VN sau đó mới có thể diễn ra được như nó đã diễn ra. Ví dụ, nếu ông Ninh không chết năm 1955, khi mà Hồ vẫn chỉ tự nhận là Hồ, chưa dám tự nhận là Nguyễn Ái Quốc/Nguyễn Tất Thành (ở đây ta tạm coi tên Nguyễn Ái Quốc là “của” Thành, đã ăn cắp từ tên chung của nhóm Ngũ Long - Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, và Nguyễn Tất Thành), thì làm sao Trần Dân Tiên có thể chính thức xuất hiện và được Hồ/T.Lan chép lại để nghiễm nhiên nhận mình là Quốc?
Tại sao tôi nói vậy? Bời vì, qua nghiên cứu tiểu sử của Trần Đăng Ninh, chúng ta sẽ thấy rõ ràng ông Ninh đã biết rõ hơn bất cứ cán bộ CSVN nào khác - trừ bộ ba Đồng-Chinh-Giáp và có lẽ cả Nguyễn Lương Bằng - rằng Hồ không phải là Quốc. Nhưng khác với Hồ Tùng Mậu hay Lâm Đức Thụ - những người biết rõ Quốc là ai nên không phải/không thể là Hồ, thì Trần Đăng Ninh có lẽ là người Việt Nam duy nhất biết rõ Hồ là ai nên không phải/không thể là Quốc.
Đó chính là một lý do quyết định Ninh phải chết để Hồ nhận mình là Quốc.
Ba lý do để Trần Đăng Ninh phải chết sớm
Lý do đầu tiên quyết định là do Ninh không phải người thuộc nhóm Đồng-Chinh-Giáp, tức nhóm biết Hồ là Tàu mà vẫn chấp nhận đó là lãnh tụ cách mạng VN rồi đi rước về Pắc bó đầu năm 1941, theo sự sắp xếp của Tình báo Trung cộng (Hoa Nam cục). Ninh chỉ biết và thỉnh thoảng làm việc với Hồ sau khi được cử là bí thư Xứ ủy Bắc kỷ từ tháng 7/1941, nhưng Ninh có tài làm công tác an ninh (điều tra, ám sát…) nên thường được Hồ cử làm đặc phái viên cho các vụ việc khó và ở xa… Ninh nắm cả Thanh tra chính phủ và thanh tra đảng, chỉ huy bộ Công an và bộ Nội vụ, các cơ quan Hành chính…
Lý do thứ hai là ông Ninh đặc biệt có tài điều tra và làm công tác an ninh, tình báo, phản gián. Đối với Trung cộng thì thắng lợi cách mạng của chúng ở Việt Nam không phải là giúp CSVN làm cách mạng mà là dùng đội ngũ an ninh, tình báo để thao túng CSVN. Cho nên những người CSVN mà giỏi về tình báo, an ninh, phản gián như Trần Đăng Ninh chính là đối thủ của chúng, là cản trở đáng gờm cho công việc ngầm của chúng. Thế mà, từ 1948 Ninh đã nổi lên như Bao Công của VN sau vụ án H122 đã giải oan cho hàng trăm người bị công an CSVN bắt giam và tra tấn để tìm ra gián điệp của Pháp mang bí danh H122 trong khu căn cứ địa Việt Bắc (ông Ninh đã kết luận là không có H122, chỉ là tin đồn nhảm (của Hoa Nam?)).
Vì lý do thứ nhất và thứ hai dẫn đến lý do thứ ba.
Đầu năm 1950 Hồ đã chọn Ninh là người đi theo Hồ về Tàu với lý do chính thức là sang Tàu đề nghị Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa của Mao công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và đặt quan hệ ngoại giao. Thực chất là Hồ về Tàu xin Mao cứu viện đánh Pháp, vì từ 1945 đến 1950 Hồ và CSVN (với sự hỗ trợ của Hoa Nam cục) chỉ tập trung tàn sát hàng vạn người Việt không theo cộng sản và cạnh tranh với cộng sản trong việc giải phóng đất nước. Trong chuyến đi này, Hồ và Ninh đã được trung tướng tình báo Hoa Nam trưởng cụm tình báo gián điệp Hoa Nam ở Chợ lớn đưa đón về Bắc Kinh. (Về chuyến đi này của Hồ và Ninh, xin đọc bài của tác giả Huỳnh Tâm trên Dân Làm Báo: “Hồ Chí Minh – một gián điệp hoàn hảo” - Kỳ 7).
Tại sao Hồ lại chọn Ninh cho chuyến đi này mà không phải là ai khác trong bộ ba Đồng-Chinh-Giáp hay Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Văn Hoan? Có lẽ Hồ muốn qua chuyến đi sẽ lựa dịp/tạo dịp kết nạp Ninh vào nhóm tay chân thân cận trên chăng? Và có lẽ ông Ninh đã không cho Hồ và tình báo Hoa Nam Cục cơ hội đó? Kết quả là, vì ông Ninh là người tài trong chính chuyên môn sở trường của Hoa Nam, nên ông Ninh đã có thể nhận ra Hồ là người Tàu nên mới có quan hệ đặc biệt cá nhân với nhiều lãnh tụ Tàu như thế. Nhưng điều đó rất có lợi trước mắt cho cách mạng Việt Nam, nên ông Ninh cũng đã chấp nhận lãnh tụ CSVN là người Tàu, như đại đa số CSVN khi đó và đến cả hiện nay - “tất cả vì sự nghiệp giải phóng đất nước, vì độc lập dân tộc”.
Tất nhiên, ông Ninh cũng như tất cả CSVN đã không nghĩ đến phần sau, sau khi gây hỗn loạn để cướp chiếm danh vị rồi, Hồ và Trung cộng còn muốn có “chính danh lãnh tụ” để thao túng cả dân tộc Việt để chiếm dần cả đất nước Việt Nam cho Tàu, nên chúng có nhu cầu tạo chính danh cho Hồ, bằng cách biến Hồ thành Quốc, và chúng đã bắt đầu từ 1948 qua tác phẩm “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” của Trân Dân Tiên…
Vậy là, sau 1954, những kẻ như Ninh đã xong nhiệm vụ trong tay Hồ và Trung cộng, phải chết để chúng còn diễn tiếp các màn sau.
Màn sau, như chúng ta biết, mà ông Ninh không biết, là Hồ/T.Lan nhận mình chính là Quốc, là thằng Công, y như Trần Dân Tiên đã “kể chuyện”, năm 1961... (Về màn kịch này của Hồ - chỉ có thể diễn được sau khi Ninh chết, xin đọc bài “Sứ mệnh đích thực của “đồng chí” Trần Dân Tiên” của tôi, cũng trên Dân Làm Báo).
“Khóc” ông Trần Đăng Ninh...
Ông Ninh ơi, ông có ba tội lớn. 
Tội thứ nhất vì ông quá GIỎI nghiệp vụ mà lẽ ra chỉ dành cho Hồ và Hoa Nam tung hoành ở VN thôi. Chính vì thế ông phải đi sứ “về tàu” với Hồ để ông được Hoa Nam kiểm tra kỹ lại. Chính vì thế nên ông đã nhận ra Hồ là người Tàu sau mấy tháng về Tàu với Hồ đầu năm 1950 ấy. Tội này, cả đảng CSVN chắc chỉ có một mình ông có điều kiện và khả năng mắc được.
Tội thứ hai là ông đã tin Cộng sản TQ và/qua Hồ có thể giúp CSVN vì nghĩa vụ cộng sản quốc tế, mà quên lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc Việt chỉ luôn bị Tàu cố thôn tính bằng mọi cách – tức là ông mắc tội NGU. Tội này, cả đảng CSVN của ông mấy triệu kẻ đến nay vẫn cùng mắc như ông...
Và tội thứ ba là, sao ông không bắt chước những kẻ ngu si như Đồng, như Giáp, như Chinh... không ngu cũng giả ngu ngậm miệng làm... vua, như chúng nó! Đấy là ông mắc tội NHẦM. Ông đã nhầm to vì cứ tưởng là cộng sản thì cũng là người, thậm chí là người chính trực, được! Không, ông ơi. Là cộng sản ở VN thì phải bán nước Việt cho Tàu - mà đã là kẻ bán nước thì có ở đâu dân tộc nào coi là người nữa đâu?!
May mà ông nhầm, nên ông phải chết sớm, nên ông không mắc tội bán nước như các đồng chí cộng sản của ông. Vì một điều nhầm đó, tôi tha oán giận ông, như oán giận cả bè lũ CSVN các ông đã đưa dân tộc Việt vào con đương hèn khốn theo gót Tàu khựa như hiện nay.
Cuối cùng, ông Ninh ơi, ông có biết tại sao ông phải chết ngay, và ông có biết ông đã chết dưới tay ai không? Ông chết vì Hoa Nam và Hồ còn phải “sinh ra” Trần Dân Tiên và T.Lan, mà nếu để ông sống thì lũ đó khó “rặn ra” được... tiểu sử Hồ/Quốc. Còn ai giết ông chắc ông đã biết ngay khi ông chết năm 1955 ấy rồi, chỉ là không ai muốn nghe điều ông nói từ sau bát hương thôi? Tên nó là... Trần Dân Tiên!

Mời xem Grand Canyon Skywalk

Mời xem Grand Canyon Skywalk:
https://www.youtube.com/watch?v=JOuoEXfS6ZA

Thursday, August 21, 2014

Nước mắt cá sấu

Tài đóng kịch của Hồ Chí Minh dưới mắt học giả Tây phương

QLB

Cao-Đắc Tuấn (Danlambao) - Tóm lược: Hồ Chí Minh, lãnh tụ đảng cộng sản Việt Nam, có tiếng về tài đóng kịch và những xảo thuật lừa đảo. Nhiều học giả Tây phương viết về chuyện đó từ hơn 40 năm nay. Jean Lacouture mô tả Hồ là một người tự đạo diễn và đóng kịch. Mieczyslaw Maneli coi chuyện Hồ khóc lóc là một thủ thuật rẻ tiền. Màn trình diễn điển hình là cách Hồ hành xử trong chương trình cải cách ruộng đất vào những năm 1950. Hồ kết tội bà Năm Cát Hanh Long tội giết người trong một bài báo viết dưới bút hiệu, nhưng sau đó đóng kịch như thể ông ta không biết gì về bà khi được biết là bà bị xử tử chết. Năm 1956, Hồ công khai thừa nhận sai lầm trong cuộc cải cách điền địa. William Duiker tin rằng sự nhìn nhận này được thúc đẩy bởi chỉ thị về thực hành tự phê bình của Khrushchev trong bài diễn văn tố cáo Stalin. Trong lúc đọc diễn văn, Hồ có dịp trổ tài đóng kịch bằng cách tuôn nước mắt cá sấu.

***
Nhiều học giả Tây phương biết rõ khả năng đóng kịch với ý định lừa dối của Hồ. "Gian dối là nền tảng trong sự nghiệp Hồ Chí Minh và đảng ông ta" (Blum 1982, 218). Hồ có khả năng hèn nhát (Brocheux 2007, 159); ông ta có tài cải trang và nói láo (sđd., 137). "Hồ Chí Minh là một tên lừa đảo xuất chúng, suốt đời giả bộ là một người hoàn toàn ngược lại con người thực sự của ông ta" (Nixon 1986, 32). Hơn 40 năm trước đây, Jean Lacouture, một học giả Pháp, phóng viên, sử gia, và tác giả nhiều sách tiểu sử về các lãnh tụ thế giới, viết một sách về Hồ năm 1968 với những lời phê bình sắc bén về cá tính Hồ. Mieczyslaw Maneli, đại biểu cộng sản Ba Lan trong Ủy Ban Giám Sát Quốc Tế (UBGSQT) tại Việt Nam, cố vấn luật và chính trị trong năm 1954-1955, và trưởng phái đoàn trong năm 1963-1964, xuất bản một sách vào năm 1971 về kinh nghiệm của ông tại Việt Nam với nhiều đoạn văn về Hồ.
Jean Lacouture là cảm tình viên cộng sản trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Là nhà báo, Lacouture có nhiều dịp gặp gỡ Hồ, phỏng vấn ông ta, và tương tác với những người khác có kiến thức riêng tư về Hồ. Là người quan sát tinh tế, Lacouture (1968, 217) mô tả Hồ là một nhà sản xuất phim kịch chuyên nghiệp. "Ông ta lúc nào cũng dàn dựng sân khấu cho chính ông ta, lúc nào cũng nhìn mọi tình trạng với mắt người sản xuất phim kịch." Lacouture kể một chuyện tiêu biểu cho tài đóng kịch của Hồ. Khi Hồ tới Pháp năm 1946, ông ta được mời tới tòa Đô chính. "Ban đầu ông ta từ chối mọi thức ăn thức uống, nhưng sau đó ông ta đổi ý, lựa một trái táo đẹp, bỏ vào túi và, trước tia nhìn kinh ngạc của Chủ tịch [Hội đồng Thành phố Paris, Henri Vergnolle], bước ra khỏi tòa nhà; kế tiếp ông ta bước vội xuống mấy bậc và, trước đám đông reo hò, đưa trái táo cho một bé gái" (sđd.) Đối với những người ái mộ Hồ, hành động đó phản ảnh bản chất hòa nhã lịch sự và lòng yêu thương trẻ em của ông ta. Tuy nhiên, đối với đa số, đó chỉ là một thủ thuật rẻ tiền để lấy lòng thiên hạ. 
Hồ luôn luôn cố tạo dựng mối liên hệ nồng hậu với thường dân. "Ông ta lúc nào cũng nói chuyện với thường dân với giọng dễ dãi hoặc như cha ch́ú, lúc nào cũng phân phát mấy trái cam hoặc mấy miếng thức ăn ngon cho trẻ em" (sđd.). Tuy nhiên, kiểu của ông ta không theo lối đích thực Việt Nam. "Sự phối hợp của đóng kịch, lôi cuốn và hòa nhã đưa đến một cá tính có vẻ Tàu hơn là Việt" (sđd.). Người Việt, như Lacouture tinh tế quan sát, "theo nguyên tắc thì thẳng thắn hơn, tình cảm hơn, ít bộc lộ." (sđd.). Cho dù lối đóng kịch của Hồ là Tàu hay Việt, "trong cả sự xảo quyệt của ông ta, có cái gì nồng ấm, thân thiện và dối trá về cách Hồ nói chuyện với đồng bào ông ta" (sđd., 217-218).
Một bậc thầy về nhỏ nước mắt cá sấu, Hồ từng nói với thư ký riêng, Vũ Đình Huỳnh, "Đôi khi những giọt nước mắt giả tạo cũng hữu ích trong việc cho người ta hiểu một điểm trong bài diễn văn" (Duiker 2000, 572). Hồ được biết "oà khóc đóng kịch bất cứ lúc nào và chỗ nào" (Nguyễn 2012, 577 ghi chú 9), nhất là khi có đám đông như trong một nghi lễ (Xem, thí dụ như, Huỳnh 2014). Tuy nhiên, tài đóng kịch của Hồ không phải lúc nào cũng hoàn hảo. Lacouture (1968, 217) nhận xét về tài đóng kịch của Hồ như sau: "Vai trò ông ta đóng thì quá phát triển đầy đủ không thể nào mà hoàn toàn tự phát được, và chiếc khăn tay lớn của ông ta thường quệt trên cặp mắt khô queo." 
Mieczyslaw Maneli biết rõ Hồ qua công việc là đại biểu trong UBGSQT năm 1954-1955 và những lần thương lượng ngoại giao kín cho một giải pháp hòa bình cho Việt Nam vào năm 1963. Maneli có nhiều phiên họp với Hồ và Phạm Văn Đồng (Maneli 1975). Có lần khi Hồ bày tỏ nỗi buồn khi kể lại cái chết của Lenin, "nước mắt tuôn ra mắt ông ta và ông ta lau má mình" (Maneli 1971, 154). Theo Maneli, một phóng viên Ba Lan nổi tiếng cũng chứng kiến Hồ làm y hệt chuyện đó trước mặt bà ta trước đó (sđd.). Hành động đó biểu hiện đạo đức giả đến độ Maneli phải thốt lên, "Thật là khó tin rằng một người đóng một vai trò rất quan trọng trong lịch sử đương thời lại dùng một thủ thuật rẻ tiền để nhấn mạnh lòng trung thành của mình với chế độ Cộng Sản" (sđđ.). 
Tuy nhiên, Bùi Tín, cựu đại tá trong Quân đội nhân dân Việt Nam và người bất đồng chính kiến với chính phủ Việt Nam, "hoàn toàn chống đối bất kỳ ý kiến nào nói [Hồ] là một người đóng kịch tài ba" (Bui 1999, 17). Cũng nên ghi nhận rằng Bùi Tín viết câu đó trong sách in năm 1999, khi có thể ông chưa biết được những sự thật bây giờ được biết về Hồ Chí Minh. Gần đây, sau khi biết về vụ bà Cát Hanh Long (dưới đây), Bùi Tín nói là mọi chuyện về Hồ là chính trị gia, nhà ngoại giao, thi sĩ, và nhà báo giỏi nhất đều là thêu dệt (Bùi 2014).
Tài đóng kịch và dàn dựng sân khấu của Hồ có thể được diễn giải hay nhất qua vai trò ông ta trong chương trình cải cách ruộng đất vào những năm 1950. 
Ngày 21 tháng 7 năm 1953, một bài báo xuất hiện trên tờ báo Nhân Dân với nhan đề: "Địa chủ ác ghê." Bài báo lên án một phụ nữ tên là Nguyễn Thị Năm, chủ sở hữu của Cát Hanh Long, và các con bà vì tội giết chết 260 người nông dân vô tội (Nguyễn 2010). 
Địa chủ ác ghê 
Thánh hiền dạy rằng: "Vi phú bất nhân". Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoá - thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ: 

Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã: 

Giết chết 14 nông dân. 

Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật. 

Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người - năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người. 

Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân - Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang. 

Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng. 

Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào! 

Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ: 

Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội nước lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột. 

Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống. 

Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy răng hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra. 

Chúng đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân, làm cho nôn sặc lên. 

Chúng lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho cháy da bỏng thịt. 

Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng. Trước kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến. 

Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật là: 

Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng, 

Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể! 

(21-7-1953)
Những lời buộc tội khắt khe bà Cát Hanh Long và các con bà thật là tác hại. Họ coi như có tội trước khi xử. Bài viết này được viết bởi một người bí ẩn, ký tắt C.B. Lúc ấy không ai biết C.B. là ai. Tuy nhiên, C.B. đã được khám phá là một bút danh của Hồ Chí Minh (Viện 1986, 56). Hồ viết rất nhiều bài báo dưới bút danh C.B. (Xem, thí dụ, Viện 1986, 55-56, 66-68, 78-84, 90-92; Viện 1995, 414-415, 412-413). Bút danh C.B. thực sự được dùng trên 147 tài liệu bằng văn bản từ tháng 3 năm 1951 đến tháng 3 năm 1957 trên báo Nhân dân (Tin 2014; Trần 2014; Wikipedia 2014).
Tuy nhiên, bài "Địa chủ ác ghê" ở trên không được chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) in trong các ấn phẩm chính thức về các bài viết của Hồ. Sự cố tình giấu giếm bài này rõ ràng cho thấy sự nhận tội về phẩm cách Hồ hèn hạ ném đá giấu tay. Một hậu quả trong việc không in bài này là nhiều học giả Tây phương, thường dựa vào các ấn phẩm chính thức của chính quyền, không biết đến cái bằng chứng tác hại tiêu hủy hình ảnh thánh thiện của Hồ. Bài "Địa chủ ác ghê," tuy nhiên, được phổ biến rộng rãi trên Internet (Bùi 2014; Nguyễn 2010; Tin 2014; Trần 2014). Với bằng chứng không thể chối cãi này, các sách sử, nhất là những sách về tiểu sử Hồ như sách của Quinn-Judge (Quinn-Judge 2002), Duike (Duike 2000), và Brocheux (Brocheux 2007), sẽ phải được viết lại.
Ngoài ra, dùng bút danh Đ.X. (Xem, thí dụ, Viện 1995, 368, 415, 417, 419; Wikipedia 2014), Hồ viết một bài nhan đề "Địa chủ phản động ác ghê" đăng trong tờ báo Cứu Quốc, số 2459 (ngày 2 tháng 11 năm 1953) (Viện 1995, 413). Qua việc bao gồm bài "Địa chủ phản động ác ghê" của Đ.X. là một trong những bài viết của Hồ trong một ấn phẩm chính quyền chính thức, chính phủ CHXHCNVN công khai thừa nhận bài này là do Hồ viết. Tuy lời lẽ trong bài này không ác độc và rõ rệt như bài "Địa chủ ác ghê" của C.B., nội dung của hai bài như nhau, nhất là cách dùng chữ đặc thù "địa chủ... ác ghê." Điều này cho thấy cả hai bài đều do cùng một người viết. Những bài viết này mô tả những tội ác của chủ đất và buộc tội họ hợp tác với Pháp để phản bội đất nước và nhân dân.
Hồ ký sắc lệnh cải cách ruộng đất, bắt đầu chương trình từ tỉnh Thái Nguyên để bắt giữ và truy tố bà Năm Cát Hanh Long là nạn nhân đầu tiên. Mặc dù đã đóng góp đáng kể cho Đảng Cộng sản, cung cấp nơi trú ẩn và dụng cụ vật liệu cho các lãnh tụ Đảng trong những năm đầu của cuộc cách mạng, bà Năm Cát Hanh Long bị kết án tử hình và xử tử (Nguyễn 2010). Hồ được thông báo về cuộc xử tử, nhưng không làm gì để ngăn chặn thảm kịch đó (Brocheux 2007, 158; Bui 1999, 29). Thay vì vậy, ông ta tuyên bố: "Người Pháp nói rằng không bao giờ nên đánh phụ nữ, ngay cả với một bông hoa, mà mấy người, mấy người để cho bà ta bị bắn!" (trích trong Brocheux 2007, 158; Logevall 2012, 633). Hồ làm như không biết gì về bà Năm Cát Hanh Long trong khi chính ông ta là người đã viết một bài báo kết tội bà với những lời buộc tội nặng nề nhất. Một kẻ lật lọng, ông ta bây giờ la mắng thuộc hạ là đã giết bà. Thí dụ này không những cho thấy tài đóng kịch mà còn sự gian ác kinh khủng, hiểm độc, hèn nhát, và đạo đức giả của Hồ. Tệ hơn nữa, ông ta núp sau cây bút và lạm dụng sức mạnh báo chí để thúc đẩy mục tiêu mình. Cuối cùng nhưng không kém, ông ta dùng sức mạnh báo chí lúc ông ta đang là lãnh tụ miền Bắc Việt Nam.
Sau đó, vào tháng 8 năm 1956, Hồ và các lãnh tụ Đảng cùng nhau thừa nhận những sai lầm (Duiker 2000, 485; Logevall 2012, 633). Sự nhìn nhận sai lầm được coi là một hành động tự phê bình. Lúc ấy, và ngay cả bây giờ, nhiều người tin rằng Hồ thành thật nhận lỗi và xin lỗi.
Tuy nhiên, hành động tự phê bình của Hồ không thể thoát được cặp mắt tinh tế của sử gia. William Duiker, sử gia Hoa Kỳ chuyên về Việt Nam và Hồ Chí Minh, tin rằng sự nhìn nhận này thực ra được thúc đẩy vì chính trị. Duiker quan sát rằng trước khi Hồ công khai nhận lỗi, một biến cố long trời lở đất xảy ra trong thế giới cộng sản. Vào ngày 25 tháng 2, 1956, Khrushchev đọc bài diễn văn kinh hoàng tại Hội Nghị Đảng cộng sản Liên Xô thứ 20 (Khrushchev 1956). Ngoài chuyện tấn công Stalin và sự sùng bái cá nhân, Khrushchev lên án sự đàn áp đại chúng và hủy diệt vật chất. Một cách rõ rệt, Khrushchev (1956) thúc giục các đồng chí cộng sản đẩy mạnh "sự thực hành rộng rãi về phê bình và tự phê bình."
Duiker tin rằng bài diễn văn tháng 2 năm 1956 của Khrushchev lên án Stalin và khuyến khích "tự phê bình" có thể là lý do cho các lãnh tụ cộng sản Việt Nam thừa nhận sai lầm của họ trong chiến dịch cải cách ruộng đất (Duiker 2000, 481-482). Phản ứng của Hồ và các lãnh tụ đảng sau bài diễn văn của Krushchev hỗ trợ cho sự khẳng định này. Vào tháng ba 1956, bộ chính trị của Đảng Lao Động Việt Nam (ĐLĐVN), tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam hiện tại, họp và cho phát thanh thông cáo, đề cập đến "sự đề cao cá nhân" và "tinh thần tự phê bình" (sđd., 481). Sau đó vào tháng tư 1956, Ủy ban Trung ương ĐLĐVN tổ chức một phiên họp mở rộng và thảo luận về vấn đề tự phê bình. Lúc hội nghị kết thúc, Ủy ban Trung ương công bố nghị quyết ca ngợi Đảng cộng sản Liên Xô về "lòng can đảm nhìn nhận lỗi lầm" và ghi chú rằng ĐLĐVN "chưa tham gia đủ trong việc xem xét những thực hành của chính mình tại Việt Nam" (sđd., 482). Đặc biệt, Hồ tuyên bố rằng "bằng cách tham gia trong tự phê bình, Đảng cộng sản Liên Xô đã thể hiện một mức độ can đảm cần được bắt chước bởi tất cả các Đảng anh em" (sđd., 482). Câu tuyên bố đó của Hồ cho thấy lời ông ta nhận lỗi về cuộc cải cách ruộng đất chỉ là giả tạo và chỉ dùng để chứng tỏ cho Liên Xô biết là ông ta và các đồng chí đang đi theo chỉ thị mà lãnh tụ Liên Xô đưa ra. 
Trong hội nghị trung ương thứ 10 vào tháng 10 năm 1956, Hồ lần nữa nhấn mạnh tự phê bình và chống lại sùng bái cá nhân, phản ảnh đúng chỉ thị của Khrushschev. "Từ Trung ương đến chi bộ xã đều phải làm đúng nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách; đều phải chống các tệ sùng bái cá nhân và quan liêu, mệnh lệnh; đều phải thật thà tự phê bình và phê bình thẳng thắn; đều phải thực sự dân chủ" (Hồ 1956b). Hồ chẳng lạ gì với tự phê bình, một kỹ thuật cộng sản dùng để vạch ra và hành hạ những phần tử phản động (Xem, thí dụ như, Beng 2013); ông ta viết một bài về tự phê bình vào năm 1947. Tuy nhiên, cái thời điểm (sau bài diễn văn long trời lở đất của Khrushchev), sự kéo dài (ba năm sau khởi đầu chương trình), nội dung các lời tuyên bố và diễn văn (sùng bái cá nhân và tự phê bình), và sự trừng phạt chính thức nặng nề (Trường Chinh bị bãi nhiệm), tất cả đều chỉ vào màn kịch dàn dựng của Hồ.
Trong lúc đọc bài diễn văn nhìn nhận sai lầm về sự tàn bạo trong cuộc cải cách ruộng đất, Hồ được dịp trổ tài đóng kịch như thổ lộ với Vũ Đình Huỳnh. Ông ta móc khăn tay, lau mắt bên phải rồi mắt bên trái (Hồ 1956a; Hình 1). Theo như Lacouture (1968, 217), ắt là cặp mắt ông ta bấy giờ ráo hoảnh. Tuy tài đóng kịch đó không thuộc cỡ đoạt giải Oscar, nó cũng ắt là thành công trong việc thuyết phục nhiều dân Việt Nam tin là ông ta thành thật. 
Hình 1: Hồ Chí Minh chậm mắt trong diễn văn nhận lỗi về cải cách ruộng đất.
Ronald Reagan là một tài tử điện ảnh trước khi nhiệm chức Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ. Hồ Chí Minh là lãnh tụ ĐCSVN trước khi biến thành một kẻ đóng kịch trước công chúng.
 
Thật là một sự tương phản!
_____________________________________