Viết về Hồ
Nguyễn Hồn Việt (Danlambao) - Đứa viết tiểu sử Hồ “thành công nhất”
là một kẻ bị... bệnh sọ não nặng từ trước! Người viết về “Bác Hồ” đầu
tiên là một gã... ất ơ, vô thừa nhận. Cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt
động của Hồ Chủ tịch” là một cuốn sách... lậu 100%!
I. Đứa viết “thành công nhất” là một kẻ bị... bệnh sọ não nặng từ 1971!
1. Búp sen xanh là... tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng nhất của nhà văn Sơn Tùng
“Búp sen xanh là tiểu thuyết đầu tiên viết về Chủ tịch Hồ Chí
Minh[1][2] và cũng là tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng nhất của nhà văn Sơn
Tùng. Xây dựng nên hình tượng Hồ Chí Minh từ khi cất tiếng khóc chào
đời tại Làng Chùa quê ngoại tới khi rời Bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu
nước, tác phẩm được tác giả dày công sưu tầm tư liệu có liên quan và
chấp bút trong thời gian dài, bắt đầu từ năm 1948 và hoàn thành năm
1980.
...Búp sen xanh viết về thời thơ ấu và trai trẻ của Hồ Chí Minh trong
độ dài khoảng 300 trang khổ sách thông thường, được nhà văn chia làm 3
chương: "Thời thơ ấu", "Thời niên thiếu" và "Tuổi hai mươi".
...Năm 1981, 100.000 bản Búp sen xanh đã được bán và gây tiếng vang lớn.
...những khu di tích Bác Hồ bao giờ cũng có sách Búp sen xanh bày bán như một món quà thiêng lưu niệm.” (1).
“(TT&VH) - Giờ đây nhìn lại khối lượng tác phẩm văn học với
khoảng 40 đầu sách, trong đó hơn 20 đầu sách viết về Bác Hồ, nhiều người
khó có thể hình dung nổi là làm thế nào mà một nhà văn thương binh hạng
1/4 luôn luôn phải chống chọi với sự hành hạ của thương tật, nhất là
khi trái nắng trở trời, trong hoàn cảnh sống hết sức eo hẹp, lại có thể
làm được.
Nhận xét về nhà văn Sơn Tùng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có lần nói:“Đó
là một con người có trí mệnh”. Đánh giá về sự nghiệp văn chương của Sơn
Tùng, giáo sư Phan Ngọc viết: “Đó là con đường khiến anh trở thành con
người có uy tín nhất viết về tiểu sử Hồ Chí Minh” với một“Phong cách Sơn
Tùng”.” (3).
“Năm 1983, Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết trong “Lời tựa” cho lần xuất
bản thứ hai tiểu thuyết Búp sen xanh (Nhà xuất bản Kim Đồng chính thức
in và in đầy đủ trong lần xuất bản năm 2005):“...Cuốn sách Búp sen xanh
nêu lên một vấn đề: ở đây tiểu thuyết và lịch sử có thể gặp nhau không?
Về vấn đề này các đồng chí hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật
nói chung và tất cả chúng ta, cần suy nghĩ để có thái độ. Song, ở đây
cũng vậy, lời nói có trọng lượng lớn thuộc về người đọc, nghĩa là nhân
dân”. Gần 30 năm kể từ ngày ra mắt (1982), đến nay tiểu thuyết Búp sen
xanh liên tục được tái bản tới 25 lần, một điều hiếm thấy nếu không muốn
nói là duy nhất trong đời sống văn học Việt Nam. ” (3).
“Giáo sư Hoàng Chí Bảo - chuyên gia cao cấp Hội đồng Lý luận Trung
ương - đã đọc bản thảo của Những chuyện Bác Hồ - Cả trăm năm chưa dễ
thấu ngọn nguồn. Ông viết "Lời giới thiệu" cho sách, trong đó đưa ra
nhận xét: "Bạn đọc sẽ tìm thấy trong tác phẩm này nhiều tư liệu vô cùng
quý giá, xúc động về Bác Hồ; và lại thêm một lần nữa ta kính yêu, thương
nhớ Bác, ta cảm ơn nhà văn Sơn Tùng với tất cả tấm lòng".” (2).
3. Nhà văn Sơn Tùng đã bị bệnh não mất 81% sức khỏe từ 1971
Nhận xét: Một kẻ “ba mảnh đạn găm
trong sọ não không thể mổ gắp ra được. Mất 81% sức khỏe” mà lại có “khối
lượng tác phẩm văn học với khoảng 40 đầu sách, trong đó hơn 20 đầu sách
viết về Bác Hồ” đúng là chuyện... tiếu lâm thời Hồ tặc!
Hỏi nhỏ: Lũ quỷ cũng biết ngượng khi viết không thành có à? Sao phải lấy một kẻ bị bệnh sọ não nặng đứng tên làm... bình phong?
Nếu quả thật như vậy, thì chúng bây cũng còn 1 chút tính người đấy, mau mau cải hối!
II. Kẻ viết về “Bác Hồ” đầu tiên là một gã... ất ơ, vô thừa nhận
“Trần Dân Tiên là tác giả của cuốn tiểu sử nổi tiếng Những mẩu chuyện
về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch. Đây cũng là tác phẩm duy nhất đã được
biết của tác giả Trần Dân Tiên.” (4).
Bút nô phỏng đoán:
1. Đứa bảo “Trần Dân Tiên” là... Bác.
“Bên cho rằng Trần Dân tiên là bút danh của bác Hồ. Báo Nghệ An điện tử (của Đảng bộ tỉnh Nghệ An):
...Thời gian Bác ở nước Pháp từ năm 1919 đến năm 1923, cuốn sách
“Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” của Trần Dân Tiên
(một bút danh của Bác) cho biết: Thường thường, ông chỉ làm việc nửa
ngày; làm buổi sáng để kiếm tiền, còn buổi chiều đi đến thư viện...”…
“Ông Hà Minh Đức trong “Tác phẩm văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, NXB
Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1985, trang 132, ông Hà Minh Đức viết:
“...Đáp lại tình cảm mong muốn của đồng bào, và của bạn bè trên thế
giới, Hồ chủ tịch với bút danh Trần Dân Tiên đã viết tác phẩm “Những mẩu
chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch...”.
Nguồn ông Hà Minh Đức dựa vào từ cuốn “Những sự kiện lịch sử Đảng”,
NXB Sự thật, năm 1976, tập 1, trang 672. Có lẽ căn cứ vào các nguồn nói
trên, trang Wikipedia khẳng định Trần Dân Tiên là một trong những bút
danh của Hồ chí Minh (chỉ dùng một lần duy nhất cho cuốn sách này).” (5)
“Trong các bút danh của Hồ Chủ tịch, Trần Dân Tiên là bút danh gây nhiều tranh cãi tồn nghi nhất.
Thông tin rằng Trần Dân Tiên là một bút danh của Hồ Chí Minh được
khẳng định và được hiểu như vậy bởi một số nguồn trong và ngoài nước.
...
Vậy là từ những tư liệu trong và ngoài nước, của ta và cả của địch đều
lấy từ báo Nghệ An, báo Nhân Dân, ông Hà Minh Đức... không biết bao
nhiêu bài viết vay mượn tư liệu này “nhân ra” theo hướng khẳng định tác
giả Trần Dân Tiên chính là Hồ Chí Minh. Nhưng những ý kiến này cũng chỉ
phán đoán chứ không đưa ra một chứng lý nào thuyết phục người đọc.” (5)
“Cái khó cho các nhà nghiên cứu tiếp về sau cũng không tìm ra tư liệu
gốc như bản thảo, lời nói của người có liên quan... Cuốn sách lại không
được in phát hành trong nước mà in phát hành bên Trung Quốc bằng chữ
Hán trước. Điều này càng khó tìm chứng cứ nên bị bao trùm một màn bí ẩn.
Vậy thì đã có người viết trước quả quyết rồi, giờ cứ theo đó mà nêu
thêm ý kiến “yêu-ghét” theo cảm tính của mình.” (5)
Nhận xét: “ông Hà Minh Đức dựa vào từ cuốn “Những sự kiện lịch sử Đảng”, NXB Sự thật, năm 1976, tập 1, trang 672.” Là sai à?
Thế của lũ quỷ cộng sản cái gì là đúng?
2. Kẻ bảo “Trần Dân Tiên” là tên... du thủ du thực!
“Một số nguyên nhân khác để Trần Dân Tiên không phải là Hồ Chí Minh.
“Khoảng thời gian từ 1945 đến 1948 là thời kỳ cực kỳ cam go đối với
vận mệnh của nhà nước non trẻ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: chiến đấu cùng
một lúc với 3 tên giặc: đói, dốt và ngoại xâm trong bối cảnh “đơn thương
độc mã”, thiếu thốn đủ đường về kinh tế, lương thực, trang thiết bị
quân sự, kinh nghiệm chiến đấu..., mà không hề có sự trợ giúp quốc tế
nào. Đó không phải là lúc thích hợp và cũng chẳng thể có thời gian để
viết về mình đối với bất kỳ người lãnh đạo nào huống hồ một lãnh tụ đã
được cả thế giới ngả mình kính phục.” (6).
“Viết về mình không phải là thói quen của những người nổi tiếng ở
Việt Nam bấy giờ nhưng cho dù nếu Bác muốn điều đó thì cũng có vô vàn ký
giả, nhà văn, nhà báo nổi tiếng sẵn sàng “chầu chực” để được là người
chấp bút. Rốt cuộc là chẳng có ai làm được điều đó, cho dù sau năm 1954,
tên tuổi Bác dã gắn liền vào tên nước Việt Nam trong con mắt bạn bè
quốc tế. Rất nhiều nhà báo, nhà văn quốc tế đã gặp Bác nhưng tất cả thu
hoạch chỉ là những cuộc phỏng vấn về tình hình đất nước, chính sách của
Việt Nam bấy giờ.
Chẳng có lý do gì với quỹ thời gian hạn hẹp của mình, Bác phải viết
đến 2 cuốn sách có nội dung, chủ đề tương tự nhau mà giữa 2 cuốn lại có
những thông tin khác nhau.
Nếu Bác Hồ viết cuốn “Những mẩu chuyện...” thì chẳng có lý do gì bản
thảo (hoặc những gì còn sót lại của nó) lại không được những người có
trách nhiệm lưu giữ lại (như cuốn “Vừa đi đường vừa kể chuyện’”) vì bất
cứ thứ gì liên quan đến Bác từ bấy giờ đã là vô giá. Chẳng lẽ Bác tự
viết, tự in, tự phát hành (dù chung quanh là đội ngũ cán bộ chiến sĩ bảo
vệ ngày đêm)!?” (6).
“- Mặc dù Nguyễn Hải Thần đã bỏ đất nước để theo quân Tưởng nhưng Bác
Hồ cũng rất bao dung đối với ông này chứ không “vạch mặt” như trong
cuốn “Những mẩu chuyện...”. PGS. Song Thành trong bài “Khoan dung, nhân
ái Hồ Chí Minh biểu tượng của văn hóa hòa bình Việt Nam” đã cho biết:
“Chúng ta đều biết sự khoan dung của Hồ Chí Minh đối với Nguyễn Hải Thần
khi ông ta từ bỏ nhiệm vụ, chạy theo quân Tưởng, sang Quảng Châu sinh
sống, ngày càng lâm vào hoàn cảnh khốn đốn. Sau hoà bình lập lại bạn hỏi
ta định xử trí với ông ta như thế nào? Với tam lòng khoan dung, độ
lượng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị với Thủ tướng Chu Ân Lai chu cấp
cho ông ta mỗi tháng 100 nhân dân tệ cho đến cuối đời. Số tiền đó sẽ lấy
từ khoản viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc giúp nhân dân ta khôi
phục kinh tế sau chiến tranh”.
Mặc dù cuốn sách được cho rằng ra đời từ năm 1948 nhưng có vẻ như
người ta chưa tìm thấy một bản tiếng Việt nào in thời điểm đó mà bản in
đầu tiên lại là bản tiếng Hoa với tựa đề “Hồ Chí Minh truyện”, do Trương
Niệm Thức dịch, xuất bản tại Thượng Hải tháng 6-1949. Bản in tiếng Việt
(chính thức) đầu tiên dường như là của NXB Văn Nghệ, Hà Nội 1955. Như
vậy, nếu Bác Hồ là tác giả của cuốn sách này, với mong muốn “giới thiệu
mình với nhân dân” thì thật vô lý khi cuốn sách không được in tại Việt
Nam mà lại là một bản tiếng Hoa ở Trung Quốc. Điều đó phù hợp với giả
thuyết tác giả phải “giấu” Hồ Chủ tịch khi in cuốn sách này vì không
muốn làm trái ý Người.
Nếu Hồ Chủ tịch là tác giả hoặc là người “đứng sau” tác phẩm này thì
thật vô lý nếu phải mất đến hơn 2 năm để viết xong cuốn sách mỏng như
vậy, trong khi mục đích là để “giới thiệu Hồ Chí Minh với nhân dân” (như
giả thiết của nhiều người), nhất là thời điểm cần kíp cho nhu cầu này
phải là trước 2-9-1945 (trước khi Bác ra mắt quốc dân đồng bào) đến cuối
1946 (khi Bác ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến – 20-12-1946).” (6).
“Sau khi đưa dẫn chứng cứ sổ Bác Hồ tiếp khách ngày 4-9-1945, và đến
ngày toàn quốc kháng chiến, dẫn giải những tình tiết, nhân vật liên quan
với Bác ở trong nước và cả ở nước ngoài, tác giả Thanh Tùng cho rằng
tác giả có thể là... Vì Bác không đồng ý viết về mình nên các đồng chí
tác giả phải góp nhặt thông tin từ mọi nguồn có thể để tổng hợp thành
cuốn sách. Nhưng khi viết xong, các tác giả lại sợ Bác phật lòng nên
không dám đem in trong vùng kiểm soát của Chính phủ kháng chiến, dẫn đến
việc bản in đầu tiên lại là bản tiếng Hoa, phát hành tại Thượng Hải”.” (6).
“...Từ những dẫn chứng và phân tích nêu trên, tôi thiên về và mạnh
dạn nêu ý kiến của mình: Trần Dân Tiên không phải là Hồ Chí Minh. -
Nguyễn Xuân Ba” (6).
Nhận xét: “khi viết xong, các tác
giả lại sợ Bác phật lòng nên không dám đem in trong vùng kiểm soát của
Chính phủ kháng chiến, dẫn đến việc bản in đầu tiên lại là bản tiếng
Hoa, phát hành tại Thượng Hải”?
Tôi chán không buồn nhận xét ý này của bọn bút nô! Nô lệ tới thế là cùng!
Thế mới thật là:
Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông.
Chúng bảo nhau rằng “ấy ái uông”.
Viết tới đây tôi chỉ mong độc giả chứng kiến cho rằng: Khi tôi chứng
minh được Hồ chính là tên họ Trần kia, hay chính xác là bút danh tên họ
Trần kia chính là của Hồ thì mặc nhiên thừa nhận “Bác” của chúng chẳng
xứng “với bất kỳ người lãnh đạo nào” như chính bọn chúng đã tự nhận xét: “Đó
không phải là lúc thích hợp và cũng chẳng thể có thời gian để viết về
mình đối với bất kỳ người lãnh đạo nào huống hồ một lãnh tụ đã được cả
thế giới ngả mình kính phục” (6).
3. Bọn phản động lợi dụng …“để xuyên tạc” …để hạ uy tín của Bác?
“LTS: Trần Dân Tiên là ai? Do bài viết dài nên chúng tôi xin đăng làm
hai kỳ. Kỳ này: 1. Bên cho rằng Trần Dân Tiên là bút danh của Bác Hồ -
Kỳ sau: 2. Những ý kiến nói Trần Dân Tiên không phải của Bác Hồ.
Tác giả cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”
ghi tên tác giả là Trần Dân Tiên. Hiện có hai luồng ý kiến nói cuốn
sách này do chính Bác Hồ viết lấy bút danh Trần Dân Tiên. Một số ý kiến
nói cuốn sách này do người khác viết về Bác chứ Bác Hồ không phải là tác
giả. Những người chống chế độ ta lợi dụng để xuyên tạc, cho rằng Hồ Chí
Minh tự viết sách đề cao bản thân là thực hiện tham vọng cá nhân... để
hạ uy tín của Bác.” (5).
Nhận xét: Viết tới đây tôi chỉ mong độc giả chứng kiến cho rằng: Khi
tôi chứng minh được Hồ chính là tên họ Trần kia, hay chính xác là bút
danh tên họ Trần kia chính là của Hồ thì mặc nhiên thừa nhận “Bác” của
chúng đã “tự viết sách đề cao bản thân là thực hiện tham vọng cá
nhân...” như chính bọn chúng đã tự nhận xét!
4. Vậy Trần Dân Tiên là ai? Chính là 1 tên du thủ du thực!
Ô hay, thế Trần Dân Tiên là ai? Chẳng là ai sao sách kia xuất bản được?
Hồ sơ xuất bản đâu? Không có gì à? Không lẽ Chính phủ của Hồ là một tụi
phỉ để một cuốn sách xuất bản đi xuất bản lại mà lại có 1 tác giả là một
gã du thủ du thực? một tên cha căng chú kiết nào đó? Vậy thì cuốn
“Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” không nghi ngờ gì
nữa, nó là một cuốn sách... lậu 100%!
Nếu quả thực là như vậy thì Nguyễn Phú Trọng - nếu còn 1 chút tính người thì phải ra lệnh thủ tiêu ngay cuốn sách... lậu đó đi!
(Đón đọc: Trần Dân Tiên chính là… Hồ cáo!)
Viết từ Việt Nam.
No comments:
Post a Comment