Lê Minh Khôi (Danlambao) - ...Sự
việc Nguyễn Tất Thành lấy tên là Văn Ba, từ bến Nhà Rồng xuống tàu sang
Pháp vào năm 1911 là có thật, nhưng nói rằng Nguyễn Tất Thành “ra đi
tìm đường cứu nước” là hoàn toàn sai sự thật. Bằng chứng: Ngay khi vừa chân ướt chân ráo đến cảng Marseille là Hồ
Chí Minh đã nộp hai lá đơn cùng đề ngày 15-9-1911, một gửi cho Tổng
Thống Pháp, một gửi cho Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa Pháp, xin đặc cách được
cho vào học Trường Thuộc Địa để làm một viên chức cho bộ máy cai trị của thực dân Pháp. Điều này chứng tỏ Hồ Chí Minh đã có mục đích của chuyến đi là sang Pháp để tìm đường cứu mình và cứu gia đình.
Hai lá thư này bị dấu nhẹm cho mãi đến khi Giáo Sư Nguyễn Thế Anh phát
hiện trong kho tài liệu Chi Nhánh Hải Ngoại, Văn Khố Quốc Gia, Paris...
*
Phần 1 đã đăng:
Trong phần 1, có 1 lỗi lớn. Thay vì Mạc Đăng Dung tác giả đã đánh lầm thành Mạc
Đỉnh Chi. Xin thành thật cáo lỗi quý bạn đọc.
*
Thời kỳ ở Pháp:
Theo Tạp Chí Học Tập và những tài liệu của Hà Nội viết về Hồ Chí Minh
thì vào năm 1911 Nguyễn Tất Thành, đổi tên là Văn Ba, từ Bến Nhà Rồng
lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn
Latouche-Tréville của hãng vận tải Hợp Nhất (Compagnie des Chargeurs
Réunis), ra đi với mục đích tìm đường cứu nước.
Đến Pháp, sau khi gia nhập đảng Xã Hội, Nguyễn Ái Quốc đã viết "Yêu sách của nhân dân An Nam",
gồm tám điểm bằng tiếng Pháp (Revendications du peuple annamite), gửi
tới Hội nghị Hòa bình Versailles, đòi chính phủ Pháp ân xá chính trị
phạm, thực hiện các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc
Việt Nam. Giữa năm 1920, đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa
của Lenin đăng trên báo L'Humanité (tờ này là cơ quan phát ngôn của
Đảng Cộng sản Pháp), nên ông đi theo chủ nghĩa cộng sản. Năm 1921 tham
dự Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Marseille và ra báo Le Paria
(Người cùng khổ). Ngoài ra, ông còn viết bài cho hàng loạt báo khác.
Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (Procès de la colonisation française) do
ông viết được xuất bản năm 1925, đã tố cáo chính sách thực dân tàn bạo
của Pháp và đề cập đến phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa.
Trong toàn bộ thời gian sống trên đất Pháp, ông trang trải cuộc sống
bằng cách làm việc nửa ngày. Thoạt đầu, ông làm thuê tại một tiệm rửa
ảnh và thuê lại một căn phòng của Phan Văn Trường. Sau đó, ông đi vẽ
khoán cho một xưởng vẽ truyền thần và thuê một phòng tại căn nhà số 9
ngõ Compoint, Quận 17, Paris. Ông theo học dự thính tại Đại học Sorbonne
và được coi là mọt sách tại Thư viện Quốc gia Pháp.
Đi tìm sự thật
Sự việc Nguyễn Tất Thành lấy tên là Văn Ba, từ bến Nhà Rồng xuống tàu
sang Pháp vào năm 1911 là có thật, nhưng nói rằng Nguyễn Tất Thành “ra
đi tìm đường cứu nước” là hoàn toàn sai sự thật. Bằng chứng: Ngay khi vừa chân ướt chân ráo đến cảng Marseille là Hồ
Chí Minh đã nộp hai lá đơn cùng đề ngày 15-9-1911, một gửi cho Tổng
Thống Pháp, một gửi cho Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa Pháp, xin đặc cách được
cho vào học Trường Thuộc Địa để làm một viên chức cho bộ máy cai trị của thực dân Pháp. Điều này chứng tỏ Hồ Chí Minh đã có mục đích của chuyến đi là sang Pháp để tìm đường cứu mình và cứu gia đình.
Hai lá thư này bị dấu nhẹm cho mãi đến khi Giáo Sư Nguyễn Thế Anh phát
hiện trong kho tài liệu Chi Nhánh Hải Ngoại, Văn Khố Quốc Gia, Paris.
Giáo sư Nguyễn Thế Anh nguyên là Viện trưởng Viện Đại học Huế, chủ nhiệm
khoa Văn Sử Đại học Sài Gòn, giám đốc Viện nghiên cứu Centre National
de la Recherche Scientifique, Paris, học giả tại viện Institute of
Southeast Asian Studies, Singapore, giáo sư thỉnh giảng Đại học Harvard,
giáo sư chuyên ngành Lịch sử và Văn hóa bán đảo Đông Dương ("History
and Civilisations of the Indochinese Peninsula") tại trường Ecole
Pratique des Hautes Etudes và Đại học Sorbonne.
Nói rằng “ra đi tìm đường cứu nước” tại sao lại làm đơn xin vào
học trường Thuộc Địa để làm quan cho thực dân Pháp? Ngược lại, nếu như
đây là kế sách “Chui Vào Lòng Địch Để Đánh Địch” đúng như ngụy biện của
lũ bồi bút thì tại sao Hồ Chí Minh và băng đảng Cộng Sản không đưa vào
tiểu sử cho thêm rạng rỡ mà vẫn dấu kín việc này?
Theo cây bút biên khảo Phạm Đình Hưng thì Tổng Thống Pháp đã bác đơn xin
nhập học trường École Coloniale của Nguyễn Tất Thành vì xét thấy đương
sự có một trình độ học vấn quá kém. Ngay trong một lá đơn ngắn viết tay
bằng tiếng Pháp của Nguyễn Tất Thành cũng đã có tới 3 lỗi về chánh tả và
văn phạm:
- Lỗi chánh tả: Viết substance (bản chất) thay vì subsistance (sinh sống);
- Lỗi văn phạm: Viết employé à la Compagnie thay vì employé par la Compagnie (nhân viên do Công ty tuyển dụng);
- Viết agréer Monsieur le President thay vì Veuillez agréer Monsieur le President.
Biết thân biết phận nên ngay khi nhận được thư trả lời của Bộ Thuộc Địa
Pháp cho biết hai lá đơn xin đặc cách vào học Trường Thuộc Địa của mình
bị bác bỏ Hồ Chí Minh liền rời Marseille lên Paris làm đủ thứ nghề để
kiếm sống. Trang 27 của “Những Mẫu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch” được nhà báo Trần Dân Tiên cũng chính là ông, kể lại:
Hôm thứ nhất tôi nhận việc cào tuyết
trong một trường học. Một công việc mệt nhọc. Mình mẫy tôi đẫm mồ hôi mà
tay chân thì rét cóng. Hai ngày sau tôi tìm được việc đốt lò, trong hầm
hết sức nóng, ngoài trời hết sức rét, và không có đủ quần áo nên tôi bị
cảm...
Sống cực khổ tại Paris như thế nên khi biết được bạn đồng khóa với cha
mình là cụ Phan Chu Trinh cũng đang ở Paris nên Hồ Chí Minh mò đến cụ
Phan xin giúp đỡ. Cái tình đồng hương nó lạ lắm, nhất là ở kẻ sống xa
xứ, nên khi khi biết Nguyễn Tất Thành là con trai của ông Nguyễn Sinh
Huy thì cụ Phan Châu Trinh cho về nhà ở chung với con trai của cụ là
Phan Châu Dật và dạy cho nghề rửa ảnh kiếm sống. Mấy tháng sau vì một
lý do mà người danh cao đức trọng như cụ Phan không muốn nói ra nên Cụ
không chứa chấp nữa, Vì vậy Hồ Chí Minh phải dọn ra số 9 ngõ Compoint,
quận 17, Paris.
Trang 36 cùng quyển sách “Bác” viết:
“Ông trọ ở một phòng nhỏ trong một
khách sạn rất rẻ tiền ở xóm lao động. Phòng chỉ vừa kê một cái giường
sắt chật, một cái bàn nhỏ và một cái ghế. Chỉ thế thôi, không có gì
khác. Về mùa đông lạnh, mỗi buổi sáng trước khi đi làm, ông để một viên
gạch vào lò bếp của khách sạn. Chiều đến ông lấy viên gạch ra, bọc nó
vào trong những tờ báo cũ, để xuống nệm cho đỡ rét.”
Rõ ràng là “Bác” bịp: Một cục gạch bị đốt nóng không thể gói bằng tờ
giấy báo đem lên tận lầu hai nơi “Bác” ở được. Tờ báo không cháy thì
“Bác” cũng bị phỏng tay, đâu còn bàn tay để sau này vừa bắt nhịp bài ca
“Kết Đoàn” vừa giết những người không chấp nhận cùng đi con đường Cộng
Sản ngu muội hoang tưởng tàn bạo lưu manh độc ác. Hơn nữa, một cục gạch
nếu bị đốt nóng cũng không giữ nhiệt được quá mấy tiếng đồng hồ...
Tiếp theo “Bác” mượn cái tên Trần Dân Tiên phịa ra ông già Mai lạ hoắc để kể lại đời mình vào thời gian này nơi trang 39:
...Mỗi buổi sáng ông Nguyễn nấu cơm
trong một cái sành nhỏ bằng sắt tây đặt trên ngọn đèn dầu với một con cá
mắm và một tí thịt. Ông ăn một nửa và để dành một nửa đến chiều. Có khi
một miếng bánh mì và một miếng phó mát là đủ cho cả ngày...
Tuy nhiên cuộc sống bế tắc nghiệt ngã tại Pháp không thể làm cho một tay
giang hồ liều lĩnh nhụt chí mà trái lại còn thôi thúc Hồ Chí Minh có
thêm quyết tâm vượt qua nghịch cảnh để tìm đến những vùng đất hứa mới.
Tuy nhiên, sau năm năm bươn chải, từ 1912 đến 1917, hết rửa chén lau
bát nhặt rau cho khách sạn Carlton tại Anh đến làm chân đốt lò cho một
tiệm bánh tại tiểu bang Massachusett, Hoa Kỳ, Hồ Chí Minh vẫn không
thoát được khốn khó. Cuối cùng đành phải trở lại nước Pháp vào ngày
3-12-1917 vì thấy rằng ở đâu cũng phải đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có
miếng cơm. Ngoài ra ở đất Pháp lại ít bị nạn kỳ thị hơn ở Anh hay ở Mỹ.
Cũng vào thời gian này các ông Nguyễn Thế Truyền, Bùi Quang Chiêu và ông Phan Văn Trường
cùng một số trí thức yêu nước Việt Nam tại Pháp đang tranh đấu để có
một sự thay đổi chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam với mong muốn đời
sống người dân Việt Nam được thăng tiến hơn, tự do hơn. Ông Phan Văn
Trường là luật sư, ông Bùi Quang Chiêu là một kỹ nghệ gia giàu có, cả
hai đều là người Miền Nam. Riêng ông Nguyễn Thế Truyền là người sinh
trưởng tại Hà Đông, Miền Bắc, sang Pháp học ngành kỹ sư, đã có huyền
thoại một thời ông là người tình của công chúa nước Bỉ và là người từng
tát tai Tổng Đốc Vi Văn Định. Cả ba ông đều xuất thân từ giai cấp tư
sản, mang nặng tính tư sản, vốn không phải là chính trị gia chuyên
nghiệp mà chỉ là thứ tay ngang nặng lòng yêu dân yêu nước. Ba ông này
tranh đấu theo kiểu chính trị gia phòng trà, làm chính trị như một thú
tiêu khiển, thích thì làm, chán thì thôi, viết bài nhưng không muốn ký
tên thật của mình vì không muốn rắc rối. Cả ba lấy một cái tên chung chung là Nguyễn Ái Quốc.
Trước đây ba ông thường viết bài trên một số báo khác nhưng nhiều khi
có bài được đăng có bài bị loại nên vào năm 1922 quyết định ra một tờ
báo lấy tên là Le Paria (Người Cùng Khổ). Tờ này ra được 38 số với mỗi số bán được quãng 1000 tới 5000 bản.
Nguyễn Tất Thành sau những ngày làm thuê làm mướn cực khổ đã tìm đến
ba ông này và xin được một chân lấy báo, giao báo và bán báo. Với sự
khôn ngoan lanh lợi của một kẻ nhiều năm lăn lóc bươn chải trên trường
đời cộng với những tiểu xảo mánh mung thủ đoạn nên dần dần Nguyễn Tất
Thành được tín cẩn hơn. Một ngày vào cuối tháng 3-1923 Nguyễn Tất Thành
rời khỏi chỗ ở của mình tại Impasse Compoint dọn về ở ngay trong phòng
làm việc của tờ Le Paria.
Sống nhờ sống bám vào người khác như thế nhưng sau này Hồ Chí
Minh cùng lũ văn nô bồi bút đã bịp bợm dựng lên chuyện một nhóm Ngũ Long tại Pháp gồm Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, và Nguyễn Tất Thành nhằm đánh bóng tên tuổi của mình.
Chẵng cần phải thông minh chúng ta cũng thấy vào cái thuở còn mang nặng
tính tôn ti trật tự không đời nào những ngưởi cùng thời lại xếp hàng
cụ Phan Chu Trinh, người bạn đồng khóa với bố của Nguyễn Tất Thành ngang
với Nguyễn Tất Thành là một thiếu niên chưa có sự nghiệp. Cũng như vậy,
các ông Luật sư Phan Văn Trường, kỹ sư Nguyễn Thế Truyền, kỹ nghệ gia
Bùi Quang Chiêu, Cử Nhân Nguyễn An Ninh cũng không đời nào chịu ngồi
chung một chiếu với một cậu học trò khố rách áo ôm chưa xong bậc tiểu
học mới từ trong nước bước ra. Tại Paris nhân tài tứ xứ, trong đó có
Việt Nam, lúc đó nhiều lắm. Phải nói là Thiên Long Vạn Long chứ không
phải chỉ có Ngũ Long. Nhóm Ngũ Long chỉ là một sự bịa đặt bịp bợm nhằm
tô màu trát phấn cho Hồ Chí Minh. Nói một cách chính xác: Ở thời điểm đó
không có “Ngũ Long” mà chỉ có “Nhất Khuyển” là Nguyễn Tất Thành tức Hồ
Chí Minh.
Như đã trình bày, các ông Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Bùi Quang
Chiêu vì không muốn rắc rối với nhà đương cuộc Pháp nên các bài viết
thường ký một cái tên chung chung là Nguyễn Ái Quốc. Riêng Thành là kẻ
đến sau cũng có viết một vài bài, nhờ các ông này sửa lại rồi cũng
được cho đăng dưới tên Nguyễn Ái Quốc. Lẽ đương nhiên mạch văn của một
bậc thức giả tất phải khác hẵn mạch văn của một anh học trò lớp ba
trường làng, cho nên dù bài viết có được sửa đi sửa lại cũng
không qua nổi mắt người đọc. Vì thấy nhiều người cho rằng “Le Procès de la colonisation francaise”
là của Nguyễn Thế Truyền nên Jean Lacouture, một tay thiên tả nổi
tiếng, bày trò phá bĩnh bới lông tìm vết bằng cách đưa ra những điểm yếu
kém của tập sách đó qua nhận xét như sau:
He ends the penultimate chapter with a manifesto for the
International Union, concluding with Karl Marx’s famous “Workers of the
world, unite...”
Ho had chosen his line- though it was by no mean inflexible, as we
shall see. But he was not yet in command of his talent. The work is so
clumsy, and often so mediocre in tone,that there are grounds for
wondering whether the author of the preface, Nguyen The Truyen, Ho’s
friend and collaborator, may not have written the entire book….shapeless
series of anecdotes and rapid social sketches..., the banal choice of
material and poor presentation seem unworthy of Ho Chi Minh. (Ho Chi Minh, Jean Lacouture, 1968, page 36)
Có thể đây cũng là một thủ thuật kín đáo bênh vực Hồ Chí Minh bởi vì
viết dở viết tệ như vậy thì tập sách chắc chắn không phải được viết bởi
các ông Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường hay Nguyễn An Ninh mà là của
một anh học trò lớp Ba trường làng.
Nhận xét của Jean Lacouture đã bị ông Phạm Đình Hưng phản bác. Ông Phạm Đình Hưng còn chứng minh rõ ràng:
Từ cuối năm 1925 đến năm 1926, nhật báo L’Humanité (Nhân Đạo) của
đảng Cộng Sản Pháp ở Paris trích đăng tác phẩm Le Proces de la
Colonisation Francaise của một tác giả đứng tên Nguyễn Ái Quốc.
Khi nhật báo L’Humanité bắt đầu đăng tác phẩm Le Proces de la
Colonisation Francaise vào cuối năm 1925 thì Nguyễn An Ninh đã về Sài
Gòn lần thứ ba cùng với Phan Châu Trinh để hợp tác với Luật sư Phan văn
Trường (đã về nước từ năm 1923) đấu tranh trực diện chống lại chế độ đô
hộ của thực dân Pháp. Vào thời điểm nầy, chỉ còn một mình Nguyễn Thế
Truyền ở lại Paris, kết hôn với một công chúa Bỉ; Nguyễn Tất Thành (lấy bí danh Nguyễn Ái Quốc) đang công tác cho Đệ tam Quốc tế Cộng sản tại Quảng Đông từ năm 1924. Như vậy, chỉ
có thể Nguyễn Thế Truyền là người cho trích đăng trên nhật báo
L’Humanité quyển Le Proces de la Colonisation Francaise do ông ta viết
trước đó cùng với Nguyễn An Ninh và Nguyễn Đắc Lộc nhưng sử dụng bút
hiệu Nguyễn Ái Quốc. Giả thuyết Nguyễn Tất Thành là tác giả của
quyển sách Le Proces de la Colonisation Francaise cần phải gạt bỏ vì
Nguyễn Ái Quốc chỉ là bút hiệu tập thể. Nguyễn Tất Thành chỉ có trình độ
tiểu học, hoàn toàn không có khả năng viết quyển sách nầy bằng tiếng
Pháp.
Không thể che giấu được sự bất tài vô tướng của mình, ký giả “Trần Dân
Tiên” cũng chính là Hồ Chí Minh đành phải thú nhận sự thiếu học của mình
nơi trang 35 trong tập “Những Mẫu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch”:
Ông Nguyễn không đủ tiếng Pháp để viết
và phải khẩn khoản yêu cầu ông Phan Văn Trường viết thay. Ông Trường
viết giỏi nhưng không muốn ký tên. Mà chính ông Nguyễn phải ký tên những
bài báo. Nhược điểm về trí thức làm cho ông Nguyễn rất khó chịu. Nhất
là ông Trường không viết những điều ông Nguyễn muốn nói. Vì vậy ông
Nguyễn bắt tay vào việc học làm báo.
Ra ngoài, Hồ Chí Minh thuỗng luôn cái tên Nguyễn Ái Quốc, tư nhận là của
mình. Các ông Nguyễn Thế Truyền, Bùi Quang Chiêu và ông Phan Văn Trường
biết điều đó, nhưng như đã nói ở trên, cả ba ông muốn tránh lôi thôi
phiền phức với bọn thực dân mũi lõ nên không những im lặng mà lại còn
khuyến khích.
Về khả năng chính trị thì chính Hồ Chí Minh đã tự thú như sau nơi trang 34 trong quyển “Những Mẫu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch”:
... Một người quen ông Nguyễn (Hồ Chí
Minh) ở Paris đã cho chúng tôi (ký giả Trần Dân Tiên) nhiều tài liệu quý
báu: Lúc ấy ông Nguyễn quyết tâm hy sinh tất cả vì tổ quốc nhưng ông
Nguyễn rất ít hiểu về chính trị., không biết thế nào là công hội, không
biết thế nào là bãi công và thế nào là chính đảng...
Tóm lại, vào thời điểm này chúng ta thấy rằng Hồ Chí Minh đã phấn
đấu, đã làm đủ thứ nghề cực nhọc để kiếm sống nhưng làm công việc
nhẹ thì chữ nghĩa không đủ, làm công việc tay chân nặng nhọc
thì sức khỏe không bằng dân Phi Châu hay bọn Rệp (A Rập) nên cuộc
sống bị bế tắc. Cuối cùng ông theo nghề bán nước bọt.
Đây là lý do tại sao Hồ Chí Minh có mặt trong Hội Liên hiệp Thuộc địa (Union intercoloniale - Association des indigènes de toutes les colonies)
hay Đảng Cộng Sản Pháp. Tìm đến các hội đoàn là mong có cơ hội làm quen
với nhiều người và hy vọng được hội giúp tìm công việc làm. Hình như Ed
Martinez đã nói: “Trong bước đường cùng, con gái thì có nghề làm đĩ, con trai thì có nghề làm chính trị”. Tại Việt Nam cũng có một câu ví von tương tự. “Em làm đĩ bán trôn nuôi miệng. Anh bịp đời bán miệng nuôi trôn” để ám chỉ bọn chính khách salon, chỉ muốn đòi chia quyền chia ghế chứ không vì nhân dân hay đất nước.
Từ đó Hồ Chí Minh dốc hết “tài lanh bịp đời” của mình lao đầu
vào việc bán miệng nuôi trôn. Cuộc hội họp nào cũng mò đến.
Cuộc biểu tình đấu tranh nào cũng có mặt. Hồ Chí Minh chôm chĩa
luôn cái tên Nguyễn Ái Quốc của ba ông Phan Văn Trường, Nguyễn Thế
Truyền và Bùi Quang Chiêu trong bản "Yêu sách của nhân dân An Nam",
gồm tám điểm và được viết bằng tiếng Pháp (Revendications du peuple
annamite) gửi tới Hội nghị Hòa bình Versailles và nhận là của mình. Ông
lần mò tới tham dự Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại Tours
với tư cách là đại biểu Đông Dương. Lúc đó Đông Dương đang nằm dưới
sự bảo hộ của Pháp nên rất cần một người Đông Dương có mặt
trên sân khấu. Hồ Chí Minh đã xuất hiện đúng lúc và đúng chỗ,
kiếm được đất đứng và tạo được huyền thoại là một trong những
sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp, lập ra Hội Liên hiệp Thuộc địa (Union intercoloniale - Association des indigènes de toutes les colonies).
Trở lại câu hỏi ai là tác giả đích thực của “Procès de la colonisation française” “Bản Án Chế Độ Thực Dân Pháp” và “Revendications du peuple annamite” “Yêu sách của nhân dân An Nam”.
Có người đồng ý với lập luận của lũ bồi bút Cộng Sản, cho rằng Hồ Chí
Minh là tác giả, nhưng viết xong đã nhờ các ông Phan Văn Trường, Nguyễn
Thế Truyền và Bùi Quang Chiêu nhuận sắc. Báo chí Cộng Sản táo bạo hơn
quả quyết rằng tuy Hồ Chí Minh tuy yếu sinh ngữ nhưng đã hướng dẫn cho
ba ông Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Bùi Quang Chiêu viết loạt
bài này.
Đặt câu hỏi một cậu học trò chưa xong bậc tiểu học làm sao có thể ngồi
ngang hàng với một luật sư và hướng dẫn luật sư viết bài theo ý của
mình. Cho dù nhẹ dạ hay ngu độn cách mấy cũng không thể tin nổi một
anh chàng xứ thuộc địa trình độ bậc Tiểu Học mới sang đất Pháp mới có
mấy năm lại có đủ khả năng xông xáo múa may trên chính trường Pháp như
vào chỗ không người. Báo chí Cộng Sản và những bồi bút, trong đó có một
số nhà báo ngoại quốc, trơ trẽn đến độ nhẫn tâm lường gạt những người cả
tin nhẹ dạ rằng Hồ Chí Minh là tác giả “Procès de la colonisation
française” “Bản Án Chế Độ Thực Dân Pháp”, Hồ Chí Minh cũng là người viết
“Revendications du peuple annamite” “Yêu sách của nhân dân An Nam” gồm
tám điểm dưới tên Nguyễn Ái Quốc và gửi tới Hội nghị Hòa bình
Versailles và cũng chính Hồ Chí Minh là người chủ trương tờ báo “Le
Paria” tức là tờ Người Cùng Khổ, giữ chức Chủ Bút kiêm Chủ Nhiệm, kiêm
Quản Lý, kiêm... bán báo.
Tội nghiệp thì thôi. Cứ như là nói chuyện với đầu gối.
Trong việc tìm hiểu thêm khả năng Pháp ngữ của Hồ Chí Minh, khi làm Tuần Báo Gió Mới
tại Virginia người viết có may mắn gặp được một nhân chứng sống qua
một số bài lai cảo gửi đến tòa soạn ký tên Nguyễn Đại Thắng. Tôi kính Cụ
như bậc tiền bối, ngược lại Cụ nhất mực đối xử với tôi như bạn vong
niên.
Cụ cho biết cụ sinh năm 1915, xuất dương du học năm 1937. Thế chiến thứ
hai xảy ra cụ bị động viên vào học khóa sĩ quan cấp tốc tại Fréjus (Var)
rồi đưa vào Lữ Đoàn Đại Liên Thứ 52 (52e Brigade de Mitrailleures
Coloniaux). Khi phòng tuyến Maginot bị quân Đức chọc thủng cụ bị bắt và
bị cầm tù, lúc thế chiến thứ hai kết thúc cụ mang cấp bậc Đại Úy. Sau
khi giải ngũ, cụ cùng một nhóm thân hữu người Việt thành lập Tổng Ủy Ban Đại Diện Việt Nam tại Pháp (Delegation Generale des Vietnamien de France)
cử Bác sĩ Lê Tấn Vĩnh làm Chủ Tịch, Bác sĩ Hoàng Xuân Mãn Phó Chủ Tịch,
Thạc sĩ Trần Đức Thảo Phó Chủ Tịch, Luật sư Lê Văn Lộc đặc trách sinh
viên và tôi (tức cụ Nguyễn Đại Thắng) đặc trách Chiến Binh. Vì việc làm
của chúng tôi là tranh đấu cho quyền lợi của thợ thuyền người Việt trên
đất Pháp nên tôi lại bị Pháp bỏ tù. Năm 1946 Hồ Chí Minh dẫn phái đoàn
Việt Nam sang Pháp dự hội nghị Fontaineebleau tôi được thả ra và cùng
ban đại diện đến Hotel Royal Monceau gặp Hồ Chí Minh bàn việc cứu nước.
Người hướng dẫn chúng tôi đến gặp Hồ Chí Minh là ông Trần Văn Danh, đại
diện cho ông Hồ tại Pháp. Trước sau như thế tổng cộng 5 lần. Một hôm ông
Albert Oshinsky là bạn của tôi và cũng là đồng chí với Hồ Chí Minh khi
hai người còn ở trong đảng Xã Hội SFIO (Section Francaise de
l’Internationale Ouvriere) nói nhỏ cho tôi biết Hồ Chí Minh đã là đảng
viên Đệ Tam Quốc Tế. Từ đó tôi không tiếp xúc với Trần Văn Danh nữa và ở
lại Pháp cho đến năm 1948 mới trở về nước làm Cố Vấn Chính Trị cho
Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân. Tôi bị tù tất cả 8 lần và trên 15 năm nằm
khám. Cụ Nguyễn Đại Thắng cho biết thêm Hồ Chí Minh nói tiếng Pháp rất
dở, thường sai cả cú pháp lẫn văn phạm.
Trong một bài viết cho tờ Gió Mới có tiểu đề “Hồ Chí Minh Nói Tiếng Tây Viết Tiếng Tây”
hiện tôi còn lưu giữ làm tài liệu, cụ Nguyễn Đại Thắng phân giải: Ngay
cả người chính quốc nếu ít học cũng có thể nói tiếng bồi hay viết sai
văn phạm cú pháp huống hồ chi Nguyễn Tất Thành là dân thuộc địa mới đến
đất Pháp được mấy năm. Cho nên khi nghe ông ta nói mình viết những tập “Procès de la colonisation française”, “Revendications du peuple annamite”... thì thật là chuyện hoang đường, dẫu ngu cách mấy cũng không thể nào tin được, Vậy mà Hồ Chí Minh tự nhận là tác giả “Procès de la colonisation française”, “Revendications du peuple annamite”và
những bài viết khác ký tên Nguyễn Ái Quấc tại Paris. Ai có thể tin được
một anh học sinh trình độ chưa xong bậc tiểu học lại có thể là tác giả
cuốn “Le procès de la colonisation française “ (Bản Án chế độ thực dân Pháp) xuất
bản năm 1925 (1926, theo bản lưu trữ ở Thư Viện Quốc Gia, Paris). Ai
tin thì cứ tin, nhưng quả thật tôi không tin được điều này.
Nhà bình luận Thuỵ Khuê sau khi sưu khảo văn bản cùng nội dung “Procès de la colonisation française”, “Revendications du peuple annamite” đi đến kết luận chắc nịch là “Hồ Chí Minh chưa đọc nổi mấy bài viết này chứ đừng nói gì đến chuyện là tác giả”.
Để biết thêm trình độ tiếng Pháp của Hồ Chí Minh, xin nghe và xem và
những câu trả lời của Hồ Chí Minh trong buổi phỏng vấn bằng tiếng Pháp
của INA (Viện Tồn Trữ Tài Liệu Âm thanh và Hình Ảnh Quốc Gia Pháp).
Những chữ in đậm dưới đây là những câu trả lời của Hồ Chí Minh:
Est-ce que vous pensez, Monsieur le Président, qu’il y a une solution militaire à la guerre du Sud Viêt Nam?
Non, parce que ah, vous savez bien que le peuple Viêt Nam, c’est un Un, et le pays du Viêt Nam, c’est Un.
Les Américains veulent faire une guerre d’agression, comme qu’ils disent, une guerre non déclarée.
Comme vous savez aussi, vous avez pu
lire dans la presse mondiale, que plus la guerre prolonge, plus les
Américains et leurs valets, comment dire ça, (se tournant vers quelqu’un
à côté), sa lầy… s’enliser… et plus, ils supportent des échecs comme
vous savez là récemment.
Par conséquent, la guerre ne peut
pas durer éternellement, et je suis très heureux que les politiciens
haut placés français ont reconnu cela.
Vous pensez que le général de Gaulle pourrait en quelque sorte, à un certain moment, arbitrer le conflit?
Arbitrer! Qu’est-ce que vous comprenez par le mot arbitrer? Nous ne sommes pas des équipes de foot ball. Rire et ricanement.
Au-delà des Accords de Genève si je ne
me trompe, une idée du général de Gaulle est la neutralisation de tout
le Sud-Est Asiatique. Est-ce c’est une idée qui vous paraît
intéressante?
Comme j’ai déjà dit quelquefois,
c’est une idée intéressante, mais ça dépend la volonté de ces peuples,
et… la manière comment on procède.. À la réaliser.
C’est une grande question.. Et je ne
peux pas dire que je suis d’accord,…je ne dis pas que je ne suis pas
d’accord, n’est-ce pas? Parce que... Vous dites fleurs, fleurs; il y a
beaucoup de sortes de fleurs, il y a des roses, des blanches, des
rouges, des fleurs qui sentent bon, d’autres qui ne sentent pas bon…,
mais on dit fleurs, n’est-ce pas?
Monsieur le Président, nous avons
constaté avec chagrin au cours de notre voyage au Nord Viêt Nam, que
l’influence française est devenue à peu près inexistante dans votre
pays. Les moins de 25 ans ne comprennent plus du tout le français. Et je
me demande si, à votre idée, des rapports peuvent se rétablir tels que
la France continue à jouer… une sorte de rôle culturel?
Avec la France surtout, et avec tous
les autres pays, nous voulons avoir une coopération amicale,
culturelle, économique, etc…, mais je suis sûr que vous ne voulez pas
avoir, n’est-ce pas, que la France ait l’influence qu’elle avait avant, …
c’est une autre chose … mais coopération culturelle, économique, qu’est
ce qu’il y a encore?, sportive par exemple, etc…etc… nous, nous
désirons.
Si la guerre se cristallise au Sud et
se poursuit encore pendant quelques années, pensez-vous que l’avenir
économique du Nord Viêt Nam soit viable?
Je suis sûr que ça non seulement
viable, mais ça progresse. Parce que vous avez vu vous-même, vous avez
constaté vous-même que, ici, nous travaillons beaucoup, notre peuple
travaille beaucoup, avec abnégation, n’est-ce pas?, et avec dévouement,
avec enthousiasme.
D’un côté, nous travaillons pour…,
comment dirais-je, pour principalement, n’est-ce pas, de nos propres
forces, et aussi nous avons l’aide fraternelle des pays socialistes.
Jusqu’ici, nous avons déjà réalisé
des progrès, pas tant comme nous le voulons, nous avons réalisé des
progrès et dans l’avenir, nous progressons nous-mêmes.
Vous mentionnez là l’aide des pays
socialistes. Est-ce que cette aide ne s’est pas trouvée légèrement
compromise à la suite du conflit idéologique entre la Russie et la
Chine?
Non... parce que ces questions,
n’est-ce pas, n’est pas différence idéologique entre nos différents
partis-frères, c’est nos affaires intérieures; ça passera et
l’union…l’unité, ça se fera. Mais l’aide fraternelle continue,
continuera, c’est très précieuse pour nous.
Certains ont l’impression chez nous,
Monsieur le Président, que le Nord Viêt Nam se trouve actuellement assez
isolé, asphyxié même, et, politiquement, il ne pourra difficilement
éviter de devenir une sorte de satellite de la Chine. Qu’est-ce que vous
répondez à ça?
JAMAIS! (Comme un cri).
Nguyễn Ngọc Quỳ ghi lại. Paris, 5-4-2011.
Về chuyện Hồ Chí Minh theo học dự thính tại Đại học Sorbonne và được coi
là mọt sách tại Thư viện Quốc gia Pháp cũng là một chuyện bịa đặt của
chính Hồ Chí Minh hoặc của những tên bồi bút Cộng Sản chứ chưa có một
nguồn tin khả tín nói về việc này.
(còn tiếp)
18.04.2016
No comments:
Post a Comment