Thursday, June 11, 2015

Đội lốt

Đội Lốt
 Đặng Xương Hùng  

Tra từ điển trên mạng, đội lốt được định nghĩa là vỏ bên ngoài giả trá để lừa dối. Tôi sẽ kể cho các bạn 6 câu chuyện về đội lốt.  
Câu chuyện thứ nhất:  Vào khoảng giữa tháng 4 năm 2013, khi tôi đi công tác tại Châu Âu, lúc đang đứng chờ tại sân bay Charles De Gaulle-Paris, đột nhiên tôi nghe thấy tiếng chào từ phía sau: “Chào anh Hùng, anh đi công tác à.” Tôi quay lại, thấy một thầy tu mặc áo cà sa nâu, vấn qua đầu một cái xà cột cũng mầu nâu. Lúc đó, bộ nhớ trong đầu tôi làm việc một cách khẩn trương để nhớ ra xem mình có quen biết ai, đã xuống tóc đi tu hay không? Do cái óc phải làm việc liên tục nên câu chuyện qua lại tôi không thể nào nhớ nỗi nữa, chỉ còn nhớ là «thầy tu» đó cũng đang đi dự hội nghị về tôn giáo tại châu Âu. Khi ngồi trên máy bay tôi mới chợt tỉnh ra : thôi chết rồi, «anh ấy» ở bên an ninh mà mình đã từng quen hoặc là từ thời ở Bỉ, hoặc là thời làm ở trong nước giữa các Bộ với nhau.  
Câu chuyện thứ hai:  Vào đầu tháng 3 năm 2013, tôi đỗ cái xe ô tô của tôi ở cổng Bộ Ngoại giao, trước vườn hoa Kính Thiên, bị công an phường Quan Thánh câu đi mất, hề hề do đậu dưới lòng đường. Khi tôi ra, gặp một anh xe ôm đứng ở góc ngã năm đó: “Xe của chú à, họ chờ mãi không thấy ai nhận, họ câu đi rồi.” Anh vanh vách cho biết có thể xe của chú đã bị câu đến đây đến đây, thế là anh đưa tôi cái mũ bảo hiểm, nói ngồi lên cháu chở chú đi tìm. Điều làm tôi ngạc nhiên là anh rất tự tin trước các trạm công an kiểm tra giao thông trên đường, thậm chí anh còn đưa tôi phi lên vỉa hè trước mặt các anh công an để hỏi thông tin. Tôi nhớ anh còn dặn chú ngồi chờ đây, cháu vào hỏi đồn trưởng xem sao. Tôi đã lấy được xe ra ngay trong ngày hôm đó, phần là do anh xe ôm rất đặc biệt này. Sau tôi nhận thấy anh không bao giờ bị đuổi đi nơi khác, khi mà anh «hành nghề» ở một vị trí rất không cần xe ôm này.  
Câu chuyện thứ ba:  Nhìn hình nữ tu sĩ đi trong đoàn diễu hành 30/4, tôi lại nhớ đến chị ấy. Tôi nhớ mang máng chị ấy tên là Hoa. Chị sang Genève mỗi dịp có hội nghị về nhân quyền ở Liên Hiệp Quốc. Chị là người gốc dân tộc, nhưng chắc Kinh hóa đã từ lâu, vì chị tán phét cũng kinh khủng lắm, mỗi khi có dịp liên hoan tại Phái đoàn. Hình như chị làm ở Ban Dân tộc Trung ương. Mỗi khi ra Hội nghị thì chị lại trút bỏ quần tây, áo veste, mặc vào một bộ đồ dân tộc hoành tráng mà ai cũng phải trầm trồ khen. Chị đến Hội nghị với tư cách đoàn xã hội dân sự đại diện cho người dân tộc thiểu số ở Việt Nam.  
Câu chuyện thứ tư:  Ở những nước khác, ta thường hay nghe kể những câu chuyện về bọn lưu manh, côn đồ giả danh công an để lừa đảo, ức hiếp, trấn lột. Duy chỉ có ở Việt Nam, lại có chuyện ngược đời và hèn hạ, công an đội lốt côn đồ để khủng bố dân thường. Tôi nhường cho bạn đọc liệt kê các vụ việc, vì bản thân tôi không thể kể xiết được hết, tôi chỉ nêu trong câu chuyện thứ tư này, trường hợp đê hèn gần đây nhất mà công an đã «dành» cho cậu thanh niên Gió Lang Thang: « lúc 7h45 ngày 22/4/2015, tại đường Cổ Linh, Long Biên, khi đang trên đường đi mua sữa cho con.Trịnh Anh Tuấn, Facebook Gió Lang Thang bị tấn cong bởi 3 tên côn đồ. Tuấn bị khâu 10 mũi ở đầu, ngón út và áp út, bàn tay trái bị dập xưong, khắp người bị sây xước. Được biết những tên côn đồ này thường xuyên rình rập trước cửa nhà của Tuấn hàng tháng trời, từ khi việc chính quyền Hà Nội có dự án chặt hạ cây xanh. Tuấn là 1 trong các admin của group Vì Một Hà Nội Xanh. Sự việc Tuấn bị đánh có thể là sự trả thù của chính quyền sau những cuộc tuần hành Vì Cây Xanh diễn ra vừa qua».  
Câu chuyện thứ năm: Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam, được thành lập năm 1966, tại đâu đó ở Miền Bắc Việt Nam. Tôi vẫn còn nhớ, đầu những năm 1980, tôi bắt đầu đi làm tại Vụ Châu Á 2, Bộ Ngoại giao, trong câu chuyện của các cô, chú lớn tuổi lúc đó, nhiều cô chú nói làm ở Bộ Ngoại giao Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, hình như gọi là CP72 gì đó, có một bộ phận nằm ở Chùa Bộc, Giảng Võ – Hà nội. Nói đến Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam, đảng «ta» rất kiêu hãnh gọi đây là sự sáng suốt, tài tình trong cuộc đấu tranh trên ba mặt trận chống Mỹ, Ngụy xâm lược, để giải phóng miền nam.  
Câu chuyện thứ sáu: Đó là câu chuyện Hồ Quang – Hồ Chí Minh đội lốt Nguyễn Ái Quốc, đánh lừa cả một dân tộc, trong gần một thế kỷ. Nó nên được ghi vào kỷ lục guinness về tội ác với nhân loại. Đối với nhiều người Việt vẫn còn nghi nghi hoặc hoặc về câu chuyện đội lốt này, nhưng trong tôi có một niềm tin, đó là sự thật. Bởi vì, ngay từ bé tôi đã có một số thắc mắc về bí ẩn của ông Hồ. Năm 1969, ông Hồ mất, tôi mới có 8 tuổi, nhưng tôi đã thắc mắc với bố tôi là tại sao bác Hồ lại trích được ông Đỗ Phủ, đời nhà Đường trong di chúc. Ý tôi muốn thắc mắc với bố tôi là một người Việt Nam mà lại nhắc đến câu nói không phải của một vĩ nhân Việt Nam mà lại của một vĩ nhân Trung Quốc, mà lại không phải đương thời mà lại tít tận những đời nào rồi. Bố tôi trả lời bác Hồ của mình thông thái lắm con ạ. Tôi đã tin xái cổ và lúc đó ai ai cũng tin như vậy. Lúc đó, nhà tôi có treo một bức ảnh ông Hồ ngồi trên bộ bàn ghế mây, tay ông cầm cây bút. Tôi thắc mắc với bố là bác Hồ cầm bút như là viết chữ Nho ấy. Trong đầu tôi, cầm bút kiểu ấy làm sao mà viết được. Bố tôi trả lời chụp ảnh ấy mà con. Rồi mọi người bỏ qua thắc mắc ấy, nhưng tôi thì chẳng bao giờ quên được. Lúc đi học, khi học đến «bàn đá chông chênh dịch sử đảng», thì tôi còn nhớ cô giáo dậy văn trả lời rất qua loa chỗ này. Cho đến bây giờ thì tôi mới ngộ ra rằng cô giáo cũng chả biết mà giải thích ra làm sao. Mọi người tự đồng ý với mình như thế là để cho câu thơ nó vần, hoặc là sai chính tả lịch sử đảng chứ không phải là dịch sử đảng. Đến đây, tôi xin kết thúc 6 câu chuyện về đội lốt.  
Tôi chỉ xin kết luận là: 5 câu chuyện đột lốt đầu tiên thì đều là do chủ trương của đảng và đều giành được những «thắng lợi huy hoàng». Câu chuyện đội lốt cuối cùng là tác phẩm cá nhân, nhưng đảng rất cần. Xin hết chuyện.    
Đặng Xương Hùng Thụy sĩ, đêm 30/4/2015 ____  
Đặng Xương Hùng, Lãnh sự VC tại Geneva, tị nạn chính trị. 
Vài lời nói thêm cho bài Đội lốt của tôi:
Ở câu chuyện thứ năm, nói về Mặt trận DTGP Miền Nam Việt Nam, có những chi tiết chưa chính xác mà một số bạn đọc đã chỉ ra. Tôi hoàn toàn đồng ý với các bạn đọc đó và xin nói thêm, tôi viết bài này trong vòng hai tiếng đồng hồ trong đêm 30/4/2015, với trí nhớ và ký ức, nhất lại là những ký ức đã từ rất lâu, không thể không tránh khỏi những chi tiết chưa chính xác. Tôi thiết nghĩ rằng, khi viết về đội lốt thì dù Mặt trận DTGP Miền Nam có thành lập vào năm nào, ở đâu điều đó không quá quan trọng vì nó thành lập lúc nào ở đâu đều do là sự trình diễn của đảng. Tôi thích viết lại thế này: Mặt trận đã được thành lập vào năm mà đảng CS quyết tâm bằng mọi cách “giải phóng miền nam”. Họ phải dựng lên một lực lượng chính trị đối chọi với VNCH. Còn Mặt trận được thành lập ở đâu, tôi cho rằng nó được thành lập trên bàn giấy tại Văn phòng Trung ương đảng.  
Ở câu chuyện thứ sáu, về ông Hồ Chí Minh, một số bạn đọc còn hoài nghi về sự thật ông có phải là người Trung quốc hay không? Tôi thiết nghĩ rằng, việc chứng minh ông Hồ là người Trung quốc là đỡ đòn phần nào cho ông ấy, chứ nếu ông là người Việt Nam chính cống, tội ông còn nặng hơn nhiều. 
Đội lốt Nguyễn Hữu Tư (Tiếp theo Đội lốt của Đặng Xương Hùng) 

1) Nguyễn Tất Thành đội lốt Nguyễn Ái Quốc: Nguyễn Tất Thành, con trai thứ của cụ Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan (Nghệ an), năm 19 tuổi đã đậu bằng tiểu học tại trường Tiểu học Đông ba (Huế) và học hết lớp Đệ lục trung học trường Quốc học Huế, tương đương lớp 7 cấp 1 bây giờ, rời Sàigòn ngày 5 tháng 6 năm 1911 trong một chân phụ bếp trên chiếc tầu viễn dương Đô đốc  La Touche Tréville đến Pháp sau 2 tháng lênh đênh đầy sóng gió trên biển cả. Ngày 15 tháng 9 năm 1911, Thành nộp đơn xin học nội trú Trường Thuộc địa của chính phủ Pháp nhưng không được chấp thuận, có lẽ vì trình độ học vấn chưa đạt như tiết lộ sau nầy của Trần Dân Tiên (đội lốt) Hồ Chí Minh trong quyển sách: Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (Nguồn: Phần 2: http://www.geocities.ws/xoathantuong/tdt/tdt_02.htm)

Yêu cầu gồm có 8 khoản. Những khoản chính là:
  • Việt Nam tự trị
  • Tự do hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do báo chí, tự do đi lại, đại xá tù chính trị
  • Quyền lợi bình đẳng giữa người Pháp và người Việt Nam
  • Bãi bỏ việc ép dân mua rượu và thuốc phiện. Bãi bỏ thuế đinh (người), thuế muối và sưu dịch.
Những yêu cầu ấy gửi đến cho các đoàn đại biểu đồng minh và tất cả nghị viên của Quốc hội Pháp.
Cũng nên nhắc lại ý kiến đưa yêu cầu do ông Nguyễn đề ra nhưng lại do luật sư Phan Văn Trường viết, vì lúc bấy giờ, ông Nguyễn chưa viết được tiếng Pháp.
Cần phải nhắc lại: trước khi Nguyễn Tất Thành đến Pháp thì ở Paris đã có 4 nhà tranh đấu Việt nam là Cụ Phan Châu Trinh, luật sư Phan Văn Trường, Ông Nguyễn Thế Truyền và Ông Nguyễn An Ninh viết báo Pháp đòi hỏi độc lập, tự do, nhân quyền cho Việt nam. Họ dùng bút danh chung là Nguyen, Le Patriot (Nguyễn Ái Quốc). Nguyễn Tất Thành được giao việc mang các bài viết bằng tiếng Pháp của bốn vị trên đến cho các báo Pháp in nên cũng nhận mình là Nguyễn Ái Quốc (Nguyen, Le Patriot).

2) Hồ Chí Minh đội lốt Nguyễn Ái Quốc và trên 200 người từ Á sang Âu, từ nam đến nữ: (Nguồn: https://truehochiminh.wordpress.com/2013/08/02/hcm-co-bao-nhieu-ten-goi-but-danh-bi-danh/)
Theo nguồn chính thống trên đây, danh xưng Hồ Chí Minh xuất hiện lần đầu tiên năm 1942:
92. Hồ Chí Minh, 1942. Để đánh lạc hướng khi hoạt động tại Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc lấy tên mới là Hồ Chí Minh. Ngày 13 tháng 8, 1942, Hồ Chí Minh đi Trung Quốc. Ngày 27 tháng 8, 1942 tại Túc Vinh Hồ Chí Minh bị bắt. Khi kiểm soát giấy tờ thì thấy thẻ hội viên Hồ Chí Minh là “Hội Ký Giả Thanh Niên Trung Quốc.” Hồ Chí Minh bị phe Tưởng Giới Thạch nghi ngờ là gián điệp cộng sản và bị bắt giải đi giam qua 13 huyện thị của tỉnh Quảng Tây. Ngày 10 tháng 9, 1943 Hồ Chí Minh được thả.
Năm 1932, Nguyễn Tất Thành/Nguyễn Ái Quốc chết vì bệnh lao trong nhà tù Hồng kông và được đưa về chôn ở nghĩa trang Kosovo, Moscow.
Nguồn: Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 2, Trang 9, Thư gửi Chủ tịch đoàn Quốc tế cộng sản, Hồ Chí Minh viết: Quảng Châu, ngày 18 tháng 12 năm 1924
(Trong lúc nầy, tôi là một người Trung quốc chứ không phải là một người An nam và tên tôi là Lý Thụy chứ không phải là Nguyễn Ái Quốc/Nguyễn Tất Thành)


Tài liệu tiếng Pháp, lưu tại Cục Lưu trữ Văn Phòng Trung Ương đảng.
 

27. Lý Thụy, 1924. Nguyễn Ái Quốc dùng bí danh Lý Thụy trong thời gian hoạt động ở Trung Quốc. Ngày 11 tháng 11, 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu với các giấy tờ tùy thân mang tên Lý Thụy. Trong bức thư gửi Quốc Tế Cộng Sản, ngày 18 tháng 12, 1924, Nguyễn Ái Quốc ghi ở cuối thư: ”Trong lúc này tôi là một người Trung Quốc, chứ không phải là một người An Nam, và tên tôi là Lý Thụy chứ không phải là Nguyễn Ái Quốc.”
Lý Thụy là bí danh của Hồ Chí Minh từ năm 1924, vậy Hồ Chí Minh là một người Trung quốc tên là Lý Thụy chứ không phải là Nguyễn Ái Quốc.

No comments:

Post a Comment