Mời xem:
http://danlambaovn.blogspot.com/2015/06/con-uong-thao-chay-cua-ai-gia-o.html
Friday, June 19, 2015
Tuesday, June 16, 2015
Anh Cu Đa
ANH CU ĐA
Nguyễn Quang Lập
nhà văn nguyễn quang lập |
Anh
Đa lùn, đen, xấu. Anh Di nói cái mặt thằng Đa chành bành giống cái l.
trâu. Anh sống với mẹ già, sau mẹ chết anh ở một mình. Nhà nghèo quá,
24, 25 tuổi rồi hỏi cô nào cũng bị chê. Là con liệt sĩ, lại con một, anh
khỏi đi bộ đội. Con trai trong làng ai lớn đều đi bộ đội hết, còn lại
dăm ba anh tuổi như anh thôi, chỉ có anh là chưa vợ.
Mẹ
anh khóc lên khóc xuống , anh vẫn chẳng quan tâm đến chuyện vợ con. Cho
đến khi mẹ anh chết anh vẫn độc thân. Mình hỏi anh sao anh không lấy
vợ. Anh nói tao để vậy để đàn bà nó thèm.
Anh
nơm cá cực tài, cầm nơm úp nhoay nhoáy, hễ dừng lại mò là y như có một
con cá to. Nghe tiếng đóng thành nơm, anh biết chắc cá nhỏ hay to, ngon
hay dở để dừng lại bắt hay không. Chẳng bù cho mình, úp úp mò mò, tóm
lại chỉ vài con cá diếc, cá rô. Một lần úp nơm, bao giờ xâu cá của anh
cũng dài nhất, đầy những con cá ngon, đắt tiền. Mình dân Thị Trấn lên,
thấy thế thì thích lắm, bám theo anh suốt ngày.
Anh
chỉ làm hai việc: đi đập lúa thuê và nơm cá bán lấy tiền. Cứ mùa lúa là
anh đi đập lúa cho các gia đình có chồng con đi vắng, một đêm đập lúa
được trả vài lon gạo. Thế cũng đủ sống, lại được tiếng giúp đỡ gia đình
neo đơn.
Anh
không đoàn đội. Hồi này ai không đoàn đội bị coi như thanh niên chậm
tiến, con gái vì thế bụng thì chê nghèo nhưng miệng lại có cớ chê anh
chậm tiến. Ai bị chê chậm tiến thì sốt ruột lắm, phấn đấu như điên, anh
tỉnh bơ, không quan tâm.
Hội
họp cuộc nào anh cũng đến nhưng chỉ đứng sau nghe. Thanh niên làng
tranh nhau lên nói toàn từ sáo rỗng - lý tưởng, hoài bão, tiên tiến, thi
đua, quyết tâm, căm thù, phấn đấu.v.v.. Anh cười hậc, é he một tiếng to
rồi phủi đít quần ra về.
Hôm
sau họp anh lại đến, lại đứng sau, lại nghe lý tưởng, hoài bão, tiên
tiến, thi đua, quyết tâm, căm thù, phấn đấu. v.v...Anh lại cười hậc, é
he một tiếng, phủi đít quần ra về.
Luôn luôn như thế.
Anh
Chư gặp mình nói Lập ngoan, học giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, đừng quan hệ
với thanh niên chậm tiến. Mình dạ dạ nhưng vẫn chơi với anh cu Đa như
thường. Đêm nào cũng vậy, con trai lớn chút trong làng đều đi đặt túm
bẫy lươn, câu cá cặm. Đặt đầu hôm, ba bốn giờ sáng thì đi thăm.
Một
đêm mình đi thăm túm lươn, hôm đó được nhiều, hơn chục con, mừng lắm hí
hửng xách oi về thì gặp anh Đa đi từ nhà chị Thơm ra. Mình hỏi, anh đi
mô ri? Anh nói, không.
Minh
thấy anh mặc cái áo bộ đội dài gần đến gối (anh lùn mà). Nghi nghi,
mình kéo vạt áo anh lên, chim cò phơi ra cả, hoá ra anh không mặc quần.
Mình ngạc nhiên nói, sao vào nhà người ta lại không mặc quần? Anh cười
phì một tiếng rồi bỏ đi. Nhà chị Thơm một mẹ một con, chồng "thoát li"
làm lấm nghiệp, thằng cu con chị mới hơn 4 tuổi. Mình nghi lắm.
Anh
Đa lại vào nhà chị Hà. Chị Hà có chồng hy sinh, vừa báo tử năm ngoái.
Chị vẫn say sưa sinh hoạt đoàn, biến đau thương thành hành động cách
mạng, hăng hái phát biểu lý tưởng, hoài bão, tiên tiến, thi đua, quyết
tâm, căm thù, phấn đấu.v.v. Bà con làng xóm khen lắm, vẫn nói với con
gái con dâu: đó, sang nhà con Hà mà coi.
Mình vào sau hồi nhà chị Hà. Tối quá không thấy gì, chỉ nghe chị kêu hệt như mèo kêu.
Mình
chặn anh Đa ở cổng nhà chị Hà, nói, em biết rồi nha. Anh Đa túm cổ áo
mình, nói, mi nói tao giết. Về sau, lần nào đi nơm anh vừa nơm suất của
anh, vừa nơm suất của mình. Mạ mình toàn khen thằng Lập dạo này nơm cá
giỏi. Hi hi.
Làng
Đông có chừng 4-5 trăm nóc nhà, hơn 1 trăm nóc là nhà hoặc là chồng
chết hoặc "thoát li", số còn lại bị ế thuộc diện "vườn không nhà trống".
Không biết anh Đa chui vào bao nhiêu nhà trong số 100 nóc nhà ấy, chỉ
biết suốt cuộc chiến tranh 1965-1975, tối nào cứ đến 3-4 giờ sáng anh Đa
lại mặc cái áo bộ đội dài đến đầu gối, không thèm mặc quần, đi hết nhà
này đến nhà kia, 5 giờ sáng thì về.
Mình hỏi, sao anh không mặc quần? Anh nói, mặc mần chi, cởi vô cởi ra mất thời giờ.
Monday, June 15, 2015
Sinh nhật buồn
Sinh nhật buồn-Khuất Đẩu-
Đang ngồi chờ cạo mặt ráy tai ở một quán hớt tóc đầu con hẻm, bỗng nghe lệnh của tổ dân phố phát ra oang oang trong loa phóng thanh:“Để mừng Đảng mừng xuân, mọi nhà đều phải treo cờ tổ quốc!”
Chợt nhớ ra ngày mai, mồng ba tháng hai là ngày sinh của Đảng. Và Đảng 85 tuổi. Như thế cũng đã gần thượng thọ rồi. Đảng hơn tôi 10 tuổi. Nếu là trong giới viết lách, có thể gọi thân mật bằng anh, rủ nhau đi cà-phê tán gẫu. Nhưng Đảng không phải là người, không hình thù mặt mũi, chỉ “văn kỳ thanh chứ bất kiến kỳ hình”, có muốn nâng ly chúc mừng cũng không biết chúc ai.Nhưng Đảng cũng không phải là ma. Đảng có mặt ở mọi nơi, mọi chỗ. Gần, thì tổ trưởng dân phố, công an khu vực. Xa, thì chủ tịch tỉnh, chủ tịch nước. Chót vót là tổng bí thư.
Đảng là một tổ chức chính trị trùm cả nước. Cái bóng của Đảng to đến nỗi trông lên chỉ thấy Đảng chứ không thấy Trời.
Sức mạnh của Đảng thì khỏi phải nói. Nào đánh Pháp, đuổi Mỹ... Ơn Đảng còn hơn cả ơn Chúa! Nhưng Đảng cũng là một cái gì chưa trọn, cứ phải xây dựng hoài mà chưa xong. Đảng cũng thối tha không kém, nên cứ phải làm trong sạch mãi.
Giả sử, Đảng được sinh ra trong một gia đình nào đó, có nghĩa là một sinh vật hẳn hoi, thì chẳng biết Đảng đực hay cái. Đảng không có chim, cũng không có bướm, vậy mà trong 85 năm, Đảng sinh ra đến hàng triệu đảng viên. Đảng hơn cả mẹ Âu Cơ, sinh đẻ cứ như cua, cá. Mà cua cá thì anh cứ việc xơi, chứ đảng viên, đụng vào là bỏ mẹ.
Trong số hàng triệu đảng viên, có nhiều người cùng tuổi với Đảng. Nghĩa là Đảng mới chào đời đã kịp sinh con, như cụ bà Phạm Thị Trinh, cũng đã 85 tuổi Đảng (101 tuổi đời). Đảng thì lớn mạnh vẻ vang, còn cụ thì tù đày bầm giập. Cùng tuổi với Đảng nhưng chẳng được ai chúc mừng, kể cả con cháu.
Vậy thì Đảng là cái gì mà mọi nhà đều phải treo cờ? Đến nỗi, hơn 50 năm trước, Trần Dần phải kêu lên: Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà/ chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ. Lá cờ mà sau đó ông gọi là lá cờ trừ ma!
Khi tôi cạo mặt ráy tai xong, ra về, cũng chưa thấy cờ như thời Trần Dần, cũng chẳng thấy ai tới hạch hỏi “người ta đổ xương máu để có được cây cờ, chỉ có mỗi một việc treo lên mà không treo, phản động à?” như hồi 75.
Bật TV, thấy Tổng bí thư đọc lê thê một bài mừng Đảng giữa một hội trường to rộng, trước những đảng viên ưu tú, áo quần sang trọng tinh tươm, nhưng người đọc thì giọng buồn mệt mỏi, người nghe thì mặt cứ trơ ra, chẳng một chút xúc động cứ như những tượng sáp!
Người ta bảo Đảng bây giờ cũng như cái xác trong lăng kia, chỉ chờ ngày chôn thôi. Tôi thì tôi không dám tin như vậy. Chẳng những thế tôi còn đâm ra sợ Đảng như nhân vật của Kafka, có thể đang hoá thân thành một con gì đó hơn cả con sâu. Bởi thế, cứ tới ngày sinh của Đảng thì tôi (và 85 triệu người không Đảng) lại buồn. Còn buồn hơn chiều chủ nhật buồn nằm trong căn gác đìu hiu!
KD, 02/2/2015
Sunday, June 14, 2015
Nỗi lòng người cha dưới thời đại Hồ Chí Minh.
Thư
viết cho con trai ngày ấy và chuyện bệnh viện bây giờ
LTS: Liên tiếp trong những ngày qua, báo
chí phản ánh nhiều
trường hợp chết bất thường của các sản phụ và thai nhi tại
nhiều bệnh viện trong cả nước. Thực ra chuyện này không phải bây giờ mới có nhưng
người dân giờ đây đã phản ứng
một cách mạnh mẽ trước cái chết tức tưởi của người thân, chứ
không còn im lặng như trước kia.
Phản ứng của họ đã khiến dư luận và báo
chí chú ý. Do đó, những cái chết thương tâm đó mới được cộng đồng trong và
ngoài nước biết tới. Vẫn biết, nghề nào cũng có “tai nạn nghề nghiệp”, kể cả
ngành Y. Nhưng điều đáng nói là, tai nạn ở đây phần nhiều không phải do chuyên
môn mà do thái độ tắc trách, khinh thường sinh mạng con người, vòi vĩnh tiền
bạc của các nhân viên y tế.
Bẩy năm trước đây, con trai của Người Buôn
Gió cũng suýt chết trong một ca đỡ đẻ cẩu thả như vậy. Chúng tôi xin đăng lại
bài viết của anh.
—————————————-
Con thân yêu của bố,
Con ở nhà ăn nhiều và ngủ ngoan chứ. Bố
còn đang làm công trình dưới Hải Phòng. Mấy hôm nay mưa rất nhiều khiến công
việc của bố bị đình chỉ, tối nay trời vẫn mưa khiến bố nhớ con đến cồn cào. Bố
nhớ cái miệng cười tủm tỉm khi con tí mẹ no, nhớ ngẩn ngơ cả người con trai ạ!
Con
trai của bố, con sinh ra khi bố đã 34 tuổi. Trong cái thời đại Hồ Chí Minh mà
dọc đường vào thành phố có tấm băng rôn:
-
Vẻ vang thay thời đại Hồ Chí Minh Vậy là con của bố được may mắn sinh ra trong
một thời đại vẻ vang, mọi biên bản, đơn từ đều có dòng chữ đầy ắp hy vọng:
-
Độc lập – Tự Do- Hạnh phúc
Rồi
người ta còn tung hô dài dài câu – Xã hội công bằng, dân chủ văn minh
Lịch
sử nước ta có nhiều thời đại. Sau này con sẽ được học về thời đại Hùng Vương,
thời Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê… Nhưng những thời đại ấy, bố cũng chỉ học được từ
sách giáo khoa như con sau này thôi. Vậy bố sẽ kể dần cho con nghe về thời đại
mà con đã sinh ra, cũng là thời đại mà bố chứng kiến, sống và làm việc theo
hiến pháp thời đại đó. Một thời đại mà nhà nước ta bảo rằng hào hùng, vinh
quang và vẻ vang hơm mọi thời đại khác.
Đất
nước ta hiện nay có rất nhiều người tốt việc tốt. Học sinh thì học giỏi, cán
bộ, công chức cần cù liêm khiết, lãnh đạo sáng suốt…
Hôm
mẹ con trở dạ, bố đưa mẹ vào viện Nhi Trung Ương. Cô bác sĩ đeo kính cận chăm
sóc mẹ con rất tận tình. Cô ấy là người quen của bạn mẹ con. Bố và mẹ đã gặp cô
ấy từ trước để nhờ săn sóc và khám sức khoẻ, theo dõi cho cả hai mẹ con. Bởi
vậy cô ấy đã không phải rào đón, thân thiện như người nhà bảo với bố rằng
-
Vợ anh tử cung hẹp, phải mổ đấy anh ạ!
Bố
không nghĩ gì nhiều. Làm sao mà bố dám tính toán với đứa con trai của bố sắp
chào đời tốn bao nhiêu. Bố chỉ hỏi
-
Em cần bao nhiêu? Cô ấy bảo:
-
Bác sĩ mổ 5 trăm, y tá 200, tiền bệnh viện 500, hộ lý 100.
Bố
không nhớ rõ, chỉ nghe cô ấy tổng kết là triệu rưởi. Tiền cược viện phí một
triệu thì bệnh viện đã thu ngay từ lúc vào cổng. Cái bác thu tiền ấy thấy bố
cuống quýt còn quát:
-
Cứ nộp tiền xong đã, đẻ ngay đâu mà lo!
Bố
không biết lúc ấy bố quên tiền thì con trai bố có phải sinh ra ở gốc sấu phố
Tràng Thi không. Nhưng nhờ ơn Đảng và Bác Hồ, dạo này ai đến viện cũng chuẩn bị
tiền nộp trước cả. Bố cũng cầm theo mấy tháng lương cho nên một triệu để lấy tờ
giấy đưa hai mẹ con cho cô bạn bác sĩ kia đưa vào trong cũng là chuyện nhỏ.
Bố
đưa cho cô bác sĩ ấy hai triệu với lời dặn:
-
Em cứ liệu mà lo, thiếu bao nhiêu bảo anh đưa thêm.
Cô
ấy rút điện thoại gọi ngay bác sĩ Hưng là người phụ trách phòng mổ. Lúc này thì
mẹ con đang ở trong phòng đỡ đẻ, bấy giờ là 6 giờ chiều ngày 28/10/2005. Bác sĩ
Hưng đến rút điện thoại gọi bác sĩ Hà trực phòng đỡ đẻ xin được phép mổ cho mẹ
con. Nhưng bác sĩ Hà không đồng ý. Nguyên nhân là thế này:
Thường
mỗi ca đỡ đẻ, cái luật bất thành văn là trường hợp sinh ở phòng đỡ đẻ, ca đỡ
được bồi dưỡng 700. Nếu ca nào khó thì mới chuyển qua phòng mổ. Tiền bồi dưỡng
đương nhiên là phòng mổ nhận.
Bố
cũng thấy cái khó trong việc này, nên bố đề nghị gặp bác sĩ Hà để xin mổ cho mẹ
con theo yêu cầu. Nhưng bác sĩ Hà nhất quyết không gặp, không cho bố cơ hội dúi
cái phong bì bẩy lít. Hoá ra bác sĩ Hà tử tế, bác ấy cho rằng mẹ khoẻ, con khoẻ
cứ đẻ thường cũng được. Có nghĩa bác ấy quân tử, muốn nhận tiền thì cũng mó tay
vào việc chứ nhất quyết chả chịu ăn không?
Đến
3 giờ sáng thì mẹ con vỡ ối, mẹ con quằn quại, nhăn nhó nhìn bố cầu cứu. Bên
ngoài bác sĩ Hưng thúc bố nói chuyện với bác sĩ Hà. Nhưng bố thiếu nước quỳ
xuống van xin, hai tay cung kính dâng tiền mà bác sĩ Hà kiên quyết không đồng
ý. Bác ấy cứ khăng khăng là để đẻ thường.
Đến
6 giờ sáng hết ca của bác sĩ Hưng, thì bác sĩ Hà đồng ý cho mổ. Con trai của bố
3,2 kg, đủ tháng. Siêu âm hàng kỳ đều khoẻ mạnh. Lúc sinh ra người tím ngắt,
thở không nổi. Bác sĩ điều trị Trách nói rằng con có thể bị bệnh tim.
Cứ thấy bóng dáng áo blu là bố muốn quỳ lạy vì sợ hãi, bố dúi tiền cho bất cứ ai để van xin.
Cứ thấy bóng dáng áo blu là bố muốn quỳ lạy vì sợ hãi, bố dúi tiền cho bất cứ ai để van xin.
Bố
dựa vào tường khóc, bố nhìn con nằm trong lồng kính thở ô-xy mà bố đứng không
nổi. Bố chỉ muốn moi tim mình ra cho con trai bố mạnh khoẻ. Bố ngã quỵ xuống sàn
bệnh viện ôm mặt khóc từng cơn. Mọi người đỡ bố dậy, khuyên bố bình tĩnh. Bố
lấy hết hơi sức run rẩy lấy điện thoại gọi cho bác Hưng, bác Oanh và các ông bà
hai bên nội ngoại cầu cứu.
Lúc
sau, cũng nhanh mọi người kéo đến vì đều ở quanh đó. Bác Hưng đỡ bố dậy bảo:
-
Thôi mày đừng khóc, tao sẽ làm hết sức mình. Nhưng có gì thì mày cũng phải chấp
nhận số phận.
Bác
Oanh gọi điện nhờ người sang Khoa Nhi Thuỵ Điển để phòng tình huống chuyển con
sang đấy chạy chữa.
Bà
Thoa gọi bà Lan là bác sĩ khoa Nhi. Bà Lan dẫn bố vào gặp mọi người trực ca
phòng sơ sinh. Nói rằng bố là em họ, mọi người cố giúp đỡ cho cháu. Còn nhiều
người nữa đến phòng sơ sinh nhận con là họ hàng. Các bác sĩ trực bảo:
-
Em bé này có người nhà khắp bệnh viện!
Họ
bảo bố cứ yên tâm, sẽ chụp phim và gửi mẫu xét nghiệm con sang khoa nhi Thuỵ
Điển. Sau đó sẽ hội chẩn.
Bố
như kẻ mất hồn, bố chạy về chỗ mẹ con nằm. Hai người sản phụ một giường nằm.
Những sản phụ vừa qua ca mổ đang oằn mình vì đau đớn, chỉ nghiêng một chút là
rơi xuống đất. Bố ngồi xuống tựa cái ngực vào giường làm thành đỡ cho mẹ con
khỏi lăn. Bà bác sĩ khoa sản phụ đi qua. Bố hỏi:
-
Cô ơi, sao cái giường góc kia còn trống, không cho vợ cháu nằm?
Bà
ấy bảo:
-
Chỗ ấy có người đặt rồi!
Bố
đẩy mẹ con nằm sâu vào trong đuổi theo bà ấy dúi vào túi áo blu rộng hai trăm:
-
Cô cho vợ cháu nằm, lúc nào người ta đến cô trả cũng đuợc. Cháu phải chạy đi
xem con cháu thế nào, cô ngó giúp vợ cháu một lát.
Bà
ấy vẫy tay gọi hai y tá mang xe đến để chuyển mẹ con sang giường trống, lại còn
ân cần cúi xuống hỏi gì mẹ con. Bố mới chạy sang khoa sơ sinh bám cửa ngoài
nhìn con đang nằm trong lồng kính, dây rợ lằng nhằng với máy móc. Bố lại khóc.
Bố
khóc một lát rồi tự nhủ, bố phải gắng hết sức không thể bỏ qua bất cứ điều gì
để lo cho con. Bố chạy tìm cô bác sĩ người quen của mẹ. Bố đưa cô ấy một triệu,
bảo rằng cứ mỗi ca trực 24 tiếng. Đầu mỗi ca em hãy vào đưa 500. Tuy đã nhờ rồi
nhưng em cứ phải đưa họ tiền.
Bố
tìm người phụ trách việc xét nghiệm, cô ấy bảo chiều có xe sang Nhi cô ấy đi
luôn. Bố đưa cô ấy ba trăm, van xin cô ấy đi tắc xi luôn bây giờ. May cô ấy tử
tế cũng nhận lời đi ngay.
Mẹ
con gọi điện. Bố chạy về bên mẹ, cố lau hết nước mắt để mẹ con không biết. Mẹ
hỏi con mình thế nào. Bố bảo bình thường. Anh phải chạy ra đây một tí, bố chạy
vội ra ngoài trước khi nước mắt trằn ra. Bố không thể để cho mẹ con biết trong
lúc mẹ con còn đang yếu.
Chiều
về có kết quả, con không có bệnh tim gì hết. Chỉ vì mẹ con vỡ ối mấy tiếng mà
họ không cho mổ. Cho nên con bị ngạt và viêm phổi.
Con
nằm trong lồng kính năm ngày. Hàng ngày bố cầm bình sữa vắt từ vú mẹ ủ trong
lòng chạy sang phòng sơ sinh. Mấy hôm ấy trời rất lạnh. Sữa mẹ ra ít, được chút
nào bố mang luôn đi chút đó. Cứ thấy bóng dáng áo blu là bố muốn quỳ lạy vì sợ
hãi, bố dúi tiền cho bất cứ ai để van xin. Mà bố van xin có thành lời đâu,
nghẹn hết, đến từ thứ ba là bố khóc. Mọi người ở đấy đều nhẵn mặt bố cả mấy ca
trực.
Trời
đổ mưa, bố luôn thủ trong người bình sữa và những cái phong bì chạy đi, chạy
lại giữa phòng sản phụ và sơ sinh.
Cuối
cùng nhờ ơn Đảng, bác Hồ và tổ tiên phù hộ. Con của bố đã khoẻ mạnh. Hôm bố
mang sữa sang, bác sĩ bảo:
-
Anh không phải mang, cháu khoẻ rồi, chúng tôi cho về với mẹ bây giờ!
Bố mừng lắm, nỗi mừng lớn hơn bất cứ nỗi
mừng nào mà bố trải qua hơn ba mươi năm mà bố đã sống. Bố chạy về báo tin cho
mẹ, bố kể lại câu chuyện, bố vừa kể vừa lau nước mắt vì sung sướng.
Xong
bố chạy sang để đón con. Một cô y tá đang đẩy cái xe, cô ấy bế con lên định
băng qua làn mưa sang bên mẹ. Bố thấy con khóc, bố đập nhẹ vào con nói:
-
Nín đi con, bố đây này!
Thế
mà con cũng nín ngay, cô y tá hỏi:
-
Con anh số bao nhiêu?
Bố
đọc số. Cô ấy nhìn trời mưa ngại ngần rồi nói:
-
Mưa này vào lấy cái xe nôi cho cháu đi vậy.
Bố
lôi ví ra, còn lại tờ một trăm. Bố đút vào túi cô ấy. Con được nằm trong cái xe
nôi kính phủ sang bên mẹ. Cô y tá nhìn hồ sơ nói:
-
Mẹ phường Hàng Mã, bố phường Hàng Buồm à? Gần nhau nhỉ? Em đưa cái số điện
thoại này, nếu có cần người tắm cho cháu thì gọi em nhé.
Con
thân yêu, con sinh ra ở một thời đại thật là vẻ vang. Thời đại mang tên vị lãnh
tụ kính yêu. Hình ảnh vị lãnh tụ này xuất hiện nhiều nhất, hay gặp nhất trên
những đồng tiền chúng ta vẫn hay xử dụng hàng ngày.
Sau
này bố sẽ xử dụng nhiều hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu này để xin con đi học mẫu
giáo. Khi con có mặt lần đầu tiên trên cuộc đời đã gắn liền với vị lãnh tụ anh
minh này, khi con bắt đầu đến trường mầm non, tuổi thơ vị lãnh tụ lại cần có
mặt. Sau này con đi làm, học nghề hay bất cứ cái gì đó. Con hãy nên nhớ công
lao của lãnh tụ Hồ Chí Minh đã mang lại cho nhân dân ta, một thời đại ấm no,
hạnh phúc.
Hãy
luôn cầm bên mình những tấm hình vị lãnh tụ cao cả đó bất kể lúc nào, sẽ giúp
con rất nhiều trên cuộc đời. Đây là lời dạy đầu tiên của bố. Cái mà bố đúc kết
ở cuộc đời. Để con ghi nhớ lời dạy đầu tiên này. Bố đặt tên con là Bùi Minh
Huấn…
Tướng tá QĐND Việt nam mang tên Tầu
Quân Đội Nhân Dân Việt-Nam Mang Tên " Tàu Na Bố " Nè Coi Chơi ...
Bạn đọc Danlambao
- Hàng loạt tướng lĩnh và quan chức cấp cao bộ quốc phòng CSVN sử dụng
bảng họ tên chữ Tàu tham gia sự kiện ‘Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên
giới Việt-Trung’ lần thứ 2, kéo dài từ hôm 15 đến 18/5/2015.
Dẫn
đầu phái đoàn CSVN, bô trưởng Phùng Quang Thanh khẳng định đây là cuộc
'giao lưu lịch sử' khi nắm tay, ôm ấp người đồng nhiệm phía Trung Cộng
là Thường Vạn Toàn.
Cuộc
‘giao lưu’ giữa bộ quốc phòng hai chế độ CS diễn ra trong bối cảnh
Trung Cộng ngang ngược ban hành lệnh cấm đánh bắt tại Biển Đông, thuộc
chủ quyền Việt Nam.
Nhìn
vào video phóng sự do kênh truyền hình quân đội ghi lại, người ta khó
có thể nhận ra sự khác biệt giữa tướng lính Việt Cộng và Tàu Cộng.
Trong
các cuộc hội đàm tại biên giới hai nước, hàng loạt quan chức bộ quốc
phòng CSVN, từ bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho đến thứ trưởng Nguyễn Chí
Vịnh đều xuất hiện với một bảng họ tên bằng chữ Tàu xa lạ.
Họ học theo tấm gương của thiếu tá Hồ Quang, hay đây chính là bước chuẩn bị cho âm mưu sát nhập trong tương lai?
Quân Đội Nhân Dân Việt-Nam Mang Tên " Tàu Na Bố " Nè Coi Chơi ...
Chuyện Côn đảo và Võ Thị Sáu: Nói láo siêu việt
Sự tích chiếc xe trâu của Phùng Quán
Nguyễn Quang Lập
Nhà thơ Phùng Quán (1932-1995)
Nhà thơ Phùng Quán (1932-1995)
Những
năm tám mươi mình ở quê, mỗi lần ra Hà Nội mình thường trọ hai nơi, một
là nhà Phạm Xuân Nguyên, hai là nhà Phùng Quán. Chỉ hai nơi đó là mình
cảm thấy hoàn toàn tự do như ở nhà mình. Nhà thằng Nguyên bằng cái lỗ
mũi, chưa đầy chục mét vuông. Vợ chồng nó còn trẻ, có mình chúng nó như
bị cấm đoán chuyện vợ chồng, rất khổ nhưng chúng nó vẫn vui vẻ. Mình
cũng ái ngại lắm. Thường trước khi ngủ mình nốc rượu thật say, một là để
ngủ cho ngon, khỏi phải tưởng tượng lung tung, hai là ngầm thông báo
cho chúng nó là mình say rồi, “chết” rồi, muốn làm gì thì làm, hi hi.
Lúc
đầu cứ ra Hà Nội là mình tấp vào nhà thằng Nguyên. Một hôm, anh Quán
đến chơi nhà thằng Nguyên gặp mình ở đấy. Tàn cuộc anh kéo mình ra ngõ,
nói mày vô nhà lấy đồ anh chở lên nhà anh. Mình ngạc nhiên, nói răng rứa
anh. Anh cười, vỗ nhẹ vai mình, nói mày có vợ rồi mà tồ lắm. Mày nằm
chềnh ềnh ra đó, tụi nó biết mần ăn ra răng. Mình ok liền, vui vẻ theo
anh về nhà. Bây giờ mình mới để ý chiếc xe đạp của anh Quán, nó to quá
cỡ, trông thô kệch kinh hồn, chưa bao giờ mình thấy chiếc xe đạp nào to
kềnh càng và thô kệch như xe này, ống tuýp khung xe to hơn cổ tay, nan
vành xe chiếc nào chiếc nấy to bằng đầu đũa, không thèm nói ngoa.
Anh Quán nói đó là xe trâu, người Nga dùng nó làm xe thồ, chở vài tạ vẫn chạy tốt. Mình hỏi sao anh mua xe này. Anh cười cái hậc, nói tiền đâu mà mua, có tiền cũng chẳng có mà mua, xe này khắp Hà Nội bói không ra một chiếc. Mình nói ủa, rứa răng anh có. Anh nói người ta tặng. Mình hỏi ai tặng, anh nói Lênin. Mình cười phì, nói anh không biết nói trạng. Lênin chết năm nào, anh sinh năm nào mà bảo Lênin tặng anh chiếc xe đạp này. Anh cười hì hì, nói rứa mới tài.
Anh Quán nói đó là xe trâu, người Nga dùng nó làm xe thồ, chở vài tạ vẫn chạy tốt. Mình hỏi sao anh mua xe này. Anh cười cái hậc, nói tiền đâu mà mua, có tiền cũng chẳng có mà mua, xe này khắp Hà Nội bói không ra một chiếc. Mình nói ủa, rứa răng anh có. Anh nói người ta tặng. Mình hỏi ai tặng, anh nói Lênin. Mình cười phì, nói anh không biết nói trạng. Lênin chết năm nào, anh sinh năm nào mà bảo Lênin tặng anh chiếc xe đạp này. Anh cười hì hì, nói rứa mới tài.
Mình
không hỏi nữa vì biết thế nào anh cũng kể, tính anh thích kể có đầu có
đuôi, ít khi kể gọn lỏn một câu. Anh hay kể mấy chuyện liên quan đến sự
viết của anh. Anh kể cái truyện Vượt Côn Đảo tất nhiên anh bịa,
hồi đó nghe người ta kể lại một phần anh bịa ra chín phần. Cho đến ngày
anh ngồi kể cho mình nghe, khoảng năm 85 – 86 chi đó, anh vẫn chưa biết
Côn Đảo méo hay tròn. Trong đó có mấy câu anh tả con đường từ nhà tù ra
bãi dương (trường bắn) được lót xương của các tù nhân bị án tử hình. Là
anh bịa ra thế để nâng cao lòng căm thù Đế quốc thực dân chứ xương người
làm sao lót được đường. Chẳng ngờ trong hồi ký của một ông ở tù Côn Đảo
về (ông này nổi tiếng lắm, không dám nêu tên, hi hi) khi viết về con
đường này cũng tả y chang như anh tả, cũng con đường lót xương các tù
nhân, he he.
Cũng chuyện tù Côn Đảo, trong Trường ca Võ Thị Sáu (thực ra là bài thơ dài, in nguyên một trang báo Tiền Phong)
anh viết tuổi 16 chị Sáu vẫn hái hoa lê-ki-ma cài tóc. Buổi sáng ngày
bị hành hình, chị đã ngắt một nhành hoa lê-ki-ma cài lên mái tóc, trên
đường ra pháp trường chị vừa đi vừa hát. Anh đâu biết lê-ki-ma là cây
gì, nghe cái tên đẹp thì tưởng hoa của nó chắc đẹp lắm. Sau này mới biết
lê-ki-ma thực ra là cây quả trứng gà, hoa đã xấu lại đầy nhựa, “ngắt
một nhành hoa cài mái tóc” có mà dở hơi. Ai dè bác Nguyễn Đức Toàn lấy
cảm hứng từ bài thơ của anh để viết bài Biết ơn Võ Thị Sáu (chắc khi đó bác Toàn cũng không biết cây lê-ki-ma là cây gì): Mùa
hoa lê-ki-ma nở ở quê ta miền đất đỏ/ Thôn xóm vẫn nhắc tên người anh
hùng/ Đã chết cho mùa hoa lê-ki-ma nở…Chị Sáu đã hy sinh rồi/ Giọng hát
vẫn như còn vang dội vào trái tim…Anh Quán cười khà khà, nói sau này hễ viết về chị Võ Thị Sáu thì người ta lại bê nguyên chi tiết này vào, vui quá là vui.
Đến
ngày thứ ba anh Quán mới kể sự tích chiếc xe trâu. Bữa đó trời mưa, anh
đi đầu về, chạy rật rật vào nhà, miệng nói tay chỉ, nói Lập Lập mày bê
chiếc xe đạp vào nhà cho anh. Mình chạy ra, vừa nhấc lên đã lè lưỡi,
nặng quá là nặng. Mình vừa thở vừa nói xe này đúc bằng sắt hay sao, nặng
như chiếc xe máy. Anh Quán cười nhẹ, nói thì bằng sắt chứ sao, có tí
nhôm nào đâu, có rứa mới gọi là xe trâu. Anh lôi chai rượu vừa kiếm đâu
về rót ra hai ly, nói uống đi. Xe này anh kiếm được thời viết văn chui
đấy, chuyện hay lắm.
Anh
kể đâu như năm 69 – 70, bé Đỗ Quyên, con gái đầu của anh, đang học cấp
I. Mùa hè thì không sao, cứ đến mùa đông là nó thường xuyên đi học muộn.
Trời rét mướt cả nhà ngủ khì trong chăn ấm, đến khi tung chăn vùng dậy
đã bảy, tám giờ rồi. Con gái bị cô giáo phê bình liên tục, anh xót lắm,
nghĩ bụng không biết làm thế nào kiếm được cái đồng hồ báo thức. Đồng hồ
báo thức Liên Xô hồi đó bán phân phối giá 20 đồng, đối với anh Quán là
cả một món tiền to. Nhưng giá có kiếm được 20 đồng cũng chả đến lượt
anh, sổ gạo còn hồi hộp sợ có ngày bị cắt mất, anh đâu dám mơ được phân
phối đồng hồ.
Đến chơi nhà Trần Dần, anh thấy có tờ họa báo Phụ nữ Liên Xô,
vừa lật vài trang chợt thấy thông báo thể lệ cuộc thi viết về Lênin.
Ngó xuống phần giải thưởng, giải khuyến khích là đồng hồ báo thức, bút
máy và một vài thứ khác. Lập tức anh về nhà viết ngay, quyết giành cho
được cái giải khuyến khích. Chừng hai ngày anh viết xong cái truyện Như con cò vàng trong cổ tích.
Tất nhiên anh không lấy tên thật. Anh thư vào Nghệ An cho chú em họ
đang làm công nhân lâm trường gì đấy, xin phép được lấy tên anh ấy. Sở
dĩ anh lấy tên chú em họ, vì chuyện thi cử anh không dám mượn tên mấy
ông bạn nhà văn anh vẫn mượn tên, hơn nữa lấy tên một người thuộc giai
cấp công nhân chắc người ta sẽ ưu tiên hơn.
Mới
gửi thì thấp thỏm lắm, thỉnh thoảng có bưu tá gọi ra ngõ lấy thư, trống
ngực đập to hơn trống làng, cứ tưởng bở thư chú em họ báo tin giải
thưởng. Hơn nửa năm vẫn biệt vô âm tín, tuyệt vọng luôn. Trách mình to
đầu mà dại, tự nhiên đơm đó ngọn tre, đấu với các anh tài của cả 12 nước
Xã hội Chủ nghĩa, cái giải rút cũng đừng có mà mơ.
Một
hôm rượu say anh ngủ như chết, chị Trâm, vợ anh, véo cho cái rõ đau.
Anh giật mình mở mắt, chị Trâm cầm tờ giấy báo trúng giải chú em họ vừa
cầm ra đưa qua đưa lại trước mắt anh, ối cha mẹ ơi giải nhất! Anh tự véo
đùi mình hai ba cái để xem mình tỉnh hay mơ. Chú em họ mặt nhăn như bị,
nói anh mần ri chết em rồi. Anh
hỏi sao. Chú em họ kể giấy thông báo về buổi sáng, buổi chiều đã ồn
khắp lâm trường, một ngày sau thì ồn ra cả tỉnh. Một ông công nhân ở nơi
khỉ ho cò gáy bỗng nhận cái giải nhất của Liên Xô, lại giải nhất viết
về Lênin thế mới kinh. Đài lâm trường, đài huyện, đài tỉnh đua nhau nói
râm ran. Các nhà báo kéo nhau về lâm trường ầm ầm, chú em họ hãi quá,
nửa đêm nhảy tàu ra nhà anh.
Chuyện
nghiêm trọng. Việc này nếu lộ ra chẳng những anh mất toi cái giải nhất
mà việc viết văn chui của anh hơn chục năm qua nhất định bị lật tẩy,
khéo không tù tội như chơi. Anh lạy lục chú em họ đã thương thì thương
cho trót, cố làm sao đừng để chuyện này lộ ra. Anh diễn giải phân tích
cái truyện, đặt ra đủ loại câu hỏi rồi trả lời, để chú em họ đối phó với
đám nhà báo. Chú em họ cay đắng ra về, thôi thì đâm lao phải theo lao,
nếu lộ ra anh Quán chết thì anh cũng chết theo, chẳng phải chuyện chơi.
Được
hơn một tuần, nửa đêm chú em họ lại mò ra, lôi trong bị ra cái đồng hồ
báo thức và năm chục đồng đưa cho anh Quán, nói của anh đó, anh cầm đi
rồi tha cho em, hai ba tuần nay vợ chồng em mất ăn mất ngủ, kiểu này rồi
cũng “tăng xông” đứng tim mà chết, chẳng sống được đâu. Hỏi thì chú em
họ kể, hết lâm trường mít tinh biểu dương đến huyện, sở hội họp khen
ngợi. Lại còn Tỉnh ủy gọi lên chiêu đãi, tặng 50 đồng; Ủy ban tỉnh gọi
lên chiêu đãi, tặng đồng hồ báo thức. Hai vợ chồng chú em họ sợ hết hồn,
cứ mỗi lần có trát gọi là tim họ nhảy lên sau gáy, mặt mày xanh như đít
nhái.
Rồi
cũng qua. Ngày anh Quán đưa chú em họ đến Đại sứ quán Liên Xô nhận
chiếc xe đạp là ngày cuối cùng trong suốt ba tháng trời căng thẳng hồi
hộp. Anh nấp sau gốc cây bên kia đường, đối diện cổng Đại sứ quán, căng
thẳng đến độ mồ hôi đầm đìa toàn thân, ướt sũng cả áo quần, chỉ sợ đến
phút chót mọi việc bị lật tẩy. Chờ suốt ba tiếng đồng hồ mới thấy chú em
họ đẩy chiếc xe đạp đi ra. Anh ôm chầm lấy chú em họ nghẹn ngào không
nói được. Hồi lâu mới nấc lên, nói em ơi, ơn em đời đời kiếp kiếp. Anh
theo Vệ quốc quân vào sống ra chết không biết bao nhiêu lần, chưa lần
nào anh sợ như lần này.
Nghe đến đây tự nhiên mình muốn khóc.
Nguyễn Quang Lập
Những kẻ sát nhân trên thế giới
From Stalin to Hitler, the most murderous regimes in the world
UPDATED: 10:58 EST, 7 October 2014
The 20th century witnessed death and slaughter on an unprecedented scale.
It
was the century of the Holocaust and two World Wars; of communist,
Nazi, fascist and military dictators who between them killed more than
100 million people.
Scroll down for the leaders themselves, listed in order of the numbers who died as a result of their rule.
The
casualties of conflicts involving the U.S., the UK and France in Korea,
Algeria, Vietnam, the Gulf, Afghanistan and Iraq are excluded on the
grounds that, though many would view these as unjust colonial wars by
‘imperialist’ powers, they weren’t fought by dictators.
Indeed, when the wars proved unpopular or unwinnable, they were brought to an end by the pressure of public opinion.
Mao Zedong: Victims 60 million
Joseph Stalin: Victims 40 million
Adolf Hitler: Victims 30 million
1 MAO ZEDONG
China (1949-76) Regime Communist Victims 60 million
China’s
so-called ‘Great Helmsman’ was in fact the greatest mass murderer in
history. Most of his victims were his fellow Chinese, murdered as
‘landlords’ after the communist takeover, starved in his misnamed ‘Great
Leap Forward’ of 1958-61, or killed and tortured in labour camps in the
Cultural Revolution of the Sixties. Mao’s rule, with its economic
mismanagement and continual political upheavals, also spelled poverty
for most of China’s untold millions. The country embraced capitalism
long after his death.
2 JOSEPH STALIN
Soviet Union (1929-53) Regime Communist Victims 40 million
Lenin’s
paranoid successor was the runner-up to Mao in the mass-murder stakes.
Stalin imposed a deliberate famine on Ukraine, killed millions of the
wealthier peasants – or ‘kulaks’ – as he forced them off their land, and
purged his own party, shooting thousands and sending millions more to
work as slaves and perish in the Gulag.
3 ADOLF HITLER
Germany (1933-45) Regime Nazi dictatorship Victims 30 million
The
horror of Adolf Hitler’s dictatorship lies in the uniqueness of his most
notorious crime, the Holocaust, which stands alone in the annals of
inhuman cruelty. It was carried out under the cover of World War II, a
conflict Hitler pursued with the goal of obtaining ‘Lebensraum’. The war
ended up costing millions of lives, leaving Europe devastated and his
Third Reich in ruins.
SHARE THIS ARTICLE
Share
KING LEOPOLD II
Belgium (1886-1908)
Regime Colonial empire in Congo
Victims Eight million enslaved Congolese
HIDEKI TOJO
Japan (1941-45)
Regime Military dictatorship
Victims Five million (Japan’s victims in World War II)
ISMAIL ENVER PASHA
Ottoman Turkey (1915-20)
Regime Military dictatorship
Victims Two million (Armenians, Greeks and Assyrians)
POL POT
Cambodia (1975-79)
Regime Communist (Khmer Rouge)
Victims At least 1.7 million (political opponents)
KIM ILSUNG
North Korea (1948-94)
Regime Communist
Victims At least 1.6 million (political opponents/civilians through famine)
MENGISTU HAILE MARIAM
Ethiopia (1974-78)
Regime Communist military dictatorship
Victims 1.5 million (Eritreans/political opponents)
YAKUBU GOWON
Nigeria (1967-70)
Regime Military dictatorship
Victims One million (Biafrans starved and soldiers killed in civil war)
JEAN KAMBANDA
Rwanda (1994)
Regime Tribal dictatorship (Hutu)
Victims 800,000 (Tutsis)
SADDAM HUSSEIN
Iraq (1979-2003)
Regime Ba’ath Party dictatorship
Victims 600,000 (Shi’ites, Kurds, Kuwaitis, political opponents)
JOSIP BROZ TITO
Yugoslavia (1945-80)
Regime Communist
Victims 570,000 (political opponents)
SUKARNO
Indonesia (1945-66)
Regime Nationalist dictatorship
Victims 500,000 (Communists)
MULLAH OMAR
Afghanistan (1996-2001)
Regime Islamist dictatorship (Taliban)
Victims 400,000 (political/religious opponents)
IDI AMIN
Uganda (1971-79)
Regime Personal dictatorship
Victims 300,000-500,000 (political/personal opponents)
GENERAL YAHYA KHAN
Pakistan (1970-71)
Regime Military dictatorship
Victims 300,000 (Bengalis in East Pakistan)
BENITO MUSSOLINI
Italy (1922-45)
Regime Fascist dictatorship
Victims 250,000 (Ethiopians, Libyans, Jews, political opponents)
GENERAL MOBUTU SESE SEKO
Zaire/Congo (1965-97)
Regime Personal dictatorship
Victims 230,000 (political opponents)
CHARLES TAYLOR
Liberia (1989-96)
Regime Personal dictatorship
Victims 220,000 (political/military opponents and civilians)
FODAY SANKOH
Sierra Leone (1991-2000)
Regime Personal dictatorship
Victims 210,000 (political opponents)
HO CHI MINH
North Vietnam (1945-69)
Regime Communist
Victims 200,000 (political opponents, South Vietnamese)
MICHEL MICOMBERO
Burundi (1966-76)
Regime Personal dictatorship
Victims 150,000 (Hutus)
HASSAN ALTURABI
Sudan (1989-99)
Regime Islamist dictatorship
Victims 100,000 (political/religious opponents)
JEAN-BEDEL BOKASSA
Central African Republic/Empire (1966-79)
Regime Personal dictatorship
Victims 90,000 (political opponents)
EFRAIN RIOS MONTT
Guatemala (1982-83)
Regime Military dictatorship
Victims 70,000 (peasants, political opponents)
FRANCOIS/ JEANCLAUDE DUVALIER
Haiti (‘Papa Doc’ 1957-71; ‘Baby Doc’ 1971-86)
Regime Personal dictatorship
Victims 60,000 (political opponents
RAFAEL TRUJILLO
Dominican Republic (1930-61)
Regime Personal dictatorship
Victims 50,000 (political opponents)
HISSENE HABRE
Chad (1982-90)
Regime Military dictatorship
Victims 40,000 (political opponents)
GENERAL FRANCISCO FRANCO
Spain (1939-75)
Regime Fascist/military dictatorship
Victims 35,000 (political opponents
FIDEL CASTRO
Cuba (1959-2006)
Regime Communist
Victims 30,000 (political opponents)
HAFEZ/ BASHAR ALASSAD
Syria (Hafez 1970- 2000; Bashar 2000-)
Regime Ba’ath Party dictatorship
Victims 25,000- 30,000 (political/ sectarian opponents
AYATOLLAH RUHOLLAH KHOMEINI
Iran (1979-1989)
Regime Islamist dictatorship
Victims 20,000 (political/religious opponents)
ROBERT MUGABE
Zimbabwe (1982-)
Regime Personal dictatorship
Victims 15,000 (political/tribal opponents)
GENERAL JORGE VIDELA
Argentina (1976-83)
Regime Military dictatorship
Victims 13,000 (left-wing political opponents)
GENERAL AUGUSTO PINOCHET
Chile (1973-90)
Regime Military dictatorship
Victims 3,000 (political opponents)
Subscribe to:
Posts (Atom)