Một Cuộc Di Cư Nguy Hiểm
Xuân
Hàn
Nhiều người bạn, ngoại quốc và ngay cả Việt, đã từng
hỏi : Tại sao người Việt Nam có nhiều chùa như vậy ? Câu trả lời không
dễ trả lời, vì nó bao trùm nhiều lãnh vực. Nhưng để đơn giản, chúng ta thử quay
về nguồn gốc của vấn đề. Nhiều chùa thì lắm thầy. Mà lắm thầy thì các thầy từ
đâu đến ?
Cơ quan Di Trú Hoa Kỳ có 4 dạng chiếu khán lao động theo
thứ tự từ EB1 đến EB4 cho những người có khả năng đặc biệt nếu họ muốn làm việc
ở Mỹ. EB4 là những người tu sĩ tôn giáo hoặc cư sĩ, tín đồ hoạt động cho các tôn
giáo. Trong năm 2015, con số người Việt qua Mỹ theo dạng EB4 là 350 người, cao
nhất so với các hạng lao động khác. Đây cũng là con số cao thứ hai so với tất cả
các nước khác, chỉ sau Mexico, nước láng giềng của Mỹ với con số 376 EB4
visa.
Kiếm được một visa để qua Mỹ làm việc không phải là
chuyện dễ. Một cơ quan (Phi chính phủ) NGO trên mạng viết “many cases where
people paid Twenty Thousand Dollars or more” (nhiều trường hợp người ta
phải trả hai chục ngàn đồng Mỹ kim hay hơn nữa) để được chiếu khán lao động tại
Hoa Kỳ.
EB4 có hai hạng : thứ nhất là hạng tu sĩ, Phật Giáo
hay Thiên chúa giáo ; thứ hai là hạng cư sĩ hay tín đồ hoạt động cho các
tôn giáo. Mỹ không có giới hạn cho số tu sĩ di cư sang Mỹ làm việc. Giới hạn cho
hạng cư sĩ / tín đồ là 5.000 người một năm.
Để được di cư, những người đi theo dạng EB4 cần có ba
điều kiện chính. Thứ nhất, họ phải được bảo lãnh bởi một tổ chức tôn giáo ở Mỹ
được miễn thuế, được xác nhận là 501(c)(3). Thứ hai, họ đã làm việc ít nhất là
hai năm cho tôn giáo đó ở Việt Nam. Thứ ba, họ phải có được việc làm có lương và
làm việc ít nhất là 35 giờ một tuần. Vợ (hoặc chồng) và con (dưới 21)
được quyền tháp tùng người tu sĩ hay cư sĩ. Ngay sau khi được nhận qua dạng EB4,
các tu sĩ và cư sĩ có quyền xin tá túc cố định (permanent resident), bắt
đầu qui trình trở thành công dân Mỹ.
Việt Nam là một nước không có tự do tôn giáo, do đó cũng
không có tu sĩ tự do. Các tu sĩ được Chính quyền cộng sản chấp thuận để được di
trú ở Mỹ là những tu sĩ được chế độ ưu tiên, hay đủ tài chánh để
trả $20,000 cho một chiếu khán. Nếu được ưu tiên, thì phải có lý do. Mà lý
đó có lợi cho Chính quyền Hà Nội thì e rằng không có lợi cho cộng đồng người
Việt ở Mỹ. Để tiện so sánh, chúng ta cũng nên biết là không có EB-4 visa nào từ
Trung Quốc. Với một số lớn tu sĩ được EB-4 đến từ Việt Nam, chúng ta có ba giả
thuyết :
- Thứ
nhất, đây là một chuyện ngẫu nhiên, nhưng đã liên tục xảy ra trong nhiều
năm ;
- Thứ
hai, Việt Nam là một nước mà Phật giáo phát triển cực thịnh, đưa đến nhiều tu sĩ
qua Mỹ để hoằng dương Phật pháp ; hoặc là
- Thứ
ba, đây là một chính sách từ Chính quyền Hà Nội với mục tiêu không tốt đẹp cho
Phật giáo cũng như cho chính thể quốc gia. Có lẽ bạn đọc đồng ý với chúng tôi
giả thuyết thứ ba là chính xác nhất.
Có một số đặc điểm của các trụ sở tôn giáo, đặc biệt là
Phật Giáo, đứng ra bảo lãnh các vị tu sĩ này. Thứ nhất, họ là các tổ chức tôn
giáo miễn thuế vì thế phải chấp nhận các luật lệ của Sở Thuế Vụ. Thứ hai, họ
không là đơn vị của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vì vị thế bất đồng
chính kiến của Giáo Hội cũng như của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, người lãnh
đạo Giáo Hội. Vì vậy, việc họ từ bỏ Giáo Hội để rồi bảo lãnh cho các tu sĩ từ
Việt Nam không phải vì dị biệt với cá nhân nầy hay với lập trường nọ, mà là vì
nhu cầu kinh doanh hay công tác chính trị.
Thứ ba, theo luật pháp, các tu sĩ Phật Giáo di cư phải
làm việc cho các trụ sở Phật Giáo bảo lãnh họ. Nếu các tu sĩ này phải trả tiền
cho các trụ sở Phật Giáo, thay vì ngược lại, thì đó không những là trái luật mà
còn cố tình phạm pháp. Cộng đồng người Việt Quốc Gia nào chấp nhận những hoạt
động này của các trụ sở Phật Giáo là không trung thực với lập trường Chống Cộng.
Mỗi cá nhân chúng ta, biết ơn sự cưu mang của đất nước thứ hai này, không thể
làm ngơ trước những hoạt động phi pháp, làm hại cho cộng đồng, hại cho tôn giáo,
và hại cho cả đất nước mình đang cư ngụ.
Muốn báo cáo gian lận liên quan đến luật di trú, quí vị
có thể liên lạc trực tiếp với tiểu bang nơi quí vị cư ngụ. Xin tham khảo trang
sau đây để biết thêm chi tiết : https://www.uscis.gov/avoid-sc ams/report-immigration-scams. Ở California, xin quí vị liên lạc
về :
(Đón xem kỳ tới, Bài 2 : Sự
Đào Tạo Của Một Sư Quốc Doanh)
No comments:
Post a Comment