Chuyện bên lề lịch sử,
"bật mí" vài điều
"bật mí" vài điều
HOÀNG LONG HẢI
Vài lời của người viết: Những điều tôi viết sau đây không phải là lịch
sử - theo cách hiểu thông thường là chính sử. Vậy thì nó là dả sử ? Cũng
không hẵn, vì nó không phải là “dả” là mô phỏng, mà ông Đào Duy Anh
trong “Hán Việt Tự Điển” gọi là phỏng kiến (supposer). Những điều tôi viết không phải là phỏng mà chính là sự thật trong dư luận Huế, trong “Chuyện của Huế”mà Huế thì vốn “nhiều chuyện”. Có
thể có cái sai, có điều thêm, điều bớt, nhưng nó bắt nguồn từ trong sự
thực, trong nhiều chuyện của kinh đô, của vua quan, của những người, vì
sự tình cờ nào đó của lịch sử, chia thành hai phe, ba phái, đầy ơn nghĩa
mà cũng đầy ghen ghét, thù hận, phản phúc và giết chóc nhau rất “tận
tình”, xưa đã thế, nay cũng vậy./.
________________________________________
________________________________________
Bài 1:
Từ Trại Bò ….
Ông Trần Đông Phong, tác giả “Việt Nam Cộng Hòa, Mười Ngày Cuối Cùng”, khi trả lời ông Tường Thắng, trên VNExodus, về Phạm Xuân Ẩn, tiết lộ rằng, nội tổ ông Phạm Xuân Ẩn làm nghề thợ bạc ở Hải Dương, được triều đình nhà Nguyễn gọi về Huế để phục vụ cho hoàng gia và vua quan.
Kinh đô là nơi sinh hoạt của vua, hoàng gia và quan lại, thường có
những nhu cầu đặc biệt, do đó, các thợ giỏi các nơi thường được triệu về
kinh như trường hợp nội tổ ông Phạm Xuân Ẩn vậy.
Cụ Vũ Văn Giáp, quê ở làng Phong Lâm, Hải Dương, làm nghề đóng giày,
cũng được gọi về kinh để đóng giày ống, giày hạ và hia… Làng Phong Lâm
có nghề thuộc da là nghề gia truyền của dân làng. Giày ống là loại giày
như chúng ta thấy táo quân mang khi ông ta lên tấu trình trên thiên
đình, còn giày hạ, thật ra chỉ là một loại giép da, mũi che kín nhưng
gót thì bỏ trống.
Để có phương tiện làm giày, hia, cụ Vũ Văn Giáp được vua Tự Đức ban cho
một khu đất rộng ở làng Vạn Xuân, để nuôi trâu bò lấy da. Người Huế
thường gọi nơi nầy là Trại Bò, - cũng có khi gọi là Trại Trâu - Trên
Quốc Lộ 1, từ Huế ra Quảng Trị, sau khi qua khỏi cống Thủy Quan - có con
sông nhỏ đưa nước vào thành nội -, gần tới cầu An Hòa, rẽ qua trái là
tới Trại Bò.
Cụ Vũ Văn Giáp là người quảng giao, trọng văn học, thường hay giúp đỡ
những người gặp khó khăn nên Trại Bò của cụ, cũng là nơi cụ sinh sống
hằng ngày, thường đón tiếp các bậc sĩ phu, sĩ tử vào kinh đô để triều
yết hay thi Hương, thi Hội, thi Đình.
Do công việc của mình, cụ Vũ Văn Giáp quen biết hầu hết tầng lớp quan
lại, từ vua cho đến hoàng thân quốc thích, cũng như các quan lớn, nhỏ
trong triều.
Tình hình hồi ấy, khi vào Huế, tìm được một nơi cư trú không dễ dàng
gì. Phần đông tầng lớp sĩ tử, nếu không thuộc gia đình giàu có, không có
thân thuộc để nhờ cậy, thường tìm đến Trại Bò của cụ Vũ Văn Giáp để xin
giúp đỡ, tạm trú.
Cụ Phan Bội Châu, sau khi đổ thủ khoa ở Trường Nghệ, vào Huế tìm đồng
chí để hoạt động chống Pháp, đã từng ở lại nhà cụ Vũ Văn Giáp nhiều lần.
Do đó, cụ Phan Bội Châu và cụ Võ Bá Hạp, con trai của cụ Vũ Văn Giáp,
trở thành đồng chí thân cận.
Vậy mà có một điều, ít ai nói tới là khi cụ Nguyễn Sinh Sắc, từ Nghệ
An, đậu cử nhân năm 1894 thi Hương ở trường Nghệ, sau vào kinh thi Hội
thì cũng xin (1) “tạm trú” tại Trại Bò của cụ Vũ Văn Giáp.
Vậy rồi cụ Nguyễn Sinh Sắc thi hỏng chứ không đậu liền như những “sử da” Việt Cộng tán dốc.
Với cụ Vũ Văn Giáp, việc thi hỏng nầy thật là đáng thương, và đáng tội
nghiệp cho cụ Nguyễn Sinh Sắc, nhà nghèo, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, nhưng
chăm học.
Do đó, qua cụ Vũ Văn Giáp, vã lại cũng có thư nhờ cậy của ông Hồ Sĩ Tạo
nên cụ xin với quan thượng thư Ngô Đình Khả, xét lại cho cụ Sắc.
Cụ Ngô Đình Khả, nguyên là trưởng phòng thông sự cho tòa khâm sứ Pháp ở Huế, được Pháp đưa qua làm việc ở Nam Triều (Triều đình An-nam).
Năm 1896 ông được phong Thái thường Tự khanh, chức Thương biện thuộc Cơ
Mật Viện. Năm 1898 vua Thành Thái phong ông làm Thượng thư Phụ đạo Đại
thần rồi đến năm 1902 thì thăng hàm Hiệp tá Đại học sĩ, coi như “quan đầu triều”, thế lực lớn lắm.
Sau khi xét lại, không rõ cụ Ngô Đình Khả có bàn bạc với ai không mà cụ
Nguyễn Sinh Sắc được đậu vớt. Tuy nhiên, có điều hơi rắc rối là có hai
người cao điểm hơn cụ Sắc cũng rớt. Nếu vớt cụ Sắc thì phải vớt thêm hai
người trước cụ. Một trong hai người trước cụ Sắc chính là cụ Phan Chu
Trinh. Thành ra, thay vì hỏng, nhờ vớt cụ Sắc nên cụ Trinh cũng được vớt
luôn trong kỳ thi Hội nầy.
Để rõ hơn, xin độc giả xem đoạn trích dẫn sau đây :
“Quốc triều khoa bảng lục là sách do Cao Xuân Dục, một quan đại thần
của triều đình nhà Nguyễn, ghi lại tên họ, quê quán của tất cả những thí
sinh thi đỗ các khoa thi Đình dưới thời nhà Nguyễn từ khoa Nhâm Ngọ
(Minh Mạng thứ ba - 1822) đến khoa sau cùng năm Kỷ Mùi (Khải Định thứ
bốn - 1919).”
Sau đây tôi trich dẫn một số các tân đăng khoa :
Chú thích :
I - Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ (thời nhà Nguyễn không lấy đỗ Trạng nguyên, cao nhất là Bảng nhãn, sau là Thám hoa)
II - Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân PB - Phó bảng Đời Thành Thái (khoa Tân Sửu 1901)
Tiến sĩ :
1)- Nguyễn Đình Tuân
2)- Ngô Đức Kế
3)- Nguyễn Viết Thông
4)- Nguyễn Đình Điển
5)- Trần Văn Thống
6)- Lê Ngãi
7)- Nguyễn Duy Tích
8)- Nguyễn Văn Tính
9)- Nguyễn Văn BânPhó Bảng :
2)- Ngô Đức Kế
3)- Nguyễn Viết Thông
4)- Nguyễn Đình Điển
5)- Trần Văn Thống
6)- Lê Ngãi
7)- Nguyễn Duy Tích
8)- Nguyễn Văn Tính
9)- Nguyễn Văn BânPhó Bảng :
1)- Nghiêm Châu Tuệ
2)- Vũ Tuân
3)- Nguyễn Đình Hiến
4)- Lê Đình Xản
5)- Hoàng Đại Bỉnh
6)- Đỗ Dương Thanh
7)- Vũ Vĩ
8)- Nguyễn Mậu Hoán
9)- Phạm Ngọc Thụy
10)- Nguyễn Xuân Thưởng
11)- Nguyễn Sinh Sắc (*Sau đổi là Nguyễn Sinh Huy: Bố của Nguyễn Sinh Cung, khi đi học, đổi tên là Nguyễn Tất Thành. Nếu muốn vớt Nguyễn Sinh Sắc đậu Phó Bảng thì phải vớt 2 vị có điểm cao hơn là Nguyễn Duy Thiện và Phan Chu Trinh nên vị trí đỗ vớt của Nguyễn Sinh Sắc phải là 13)
12)- Nguyễn Duy Thiện
13)- Phan Chu TrinhGiáp Thìn 1904
1)- Đặng Văn ThụyIII
2)- Trần Quí Cáp
3)- Hoàng Kiêm
4)- Huỳnh Thúc Kháng
5)- Hồ Sĩ Tạo (quê Bình Định –tg)
6)- Nguyễn Mai
2)- Vũ Tuân
3)- Nguyễn Đình Hiến
4)- Lê Đình Xản
5)- Hoàng Đại Bỉnh
6)- Đỗ Dương Thanh
7)- Vũ Vĩ
8)- Nguyễn Mậu Hoán
9)- Phạm Ngọc Thụy
10)- Nguyễn Xuân Thưởng
11)- Nguyễn Sinh Sắc (*Sau đổi là Nguyễn Sinh Huy: Bố của Nguyễn Sinh Cung, khi đi học, đổi tên là Nguyễn Tất Thành. Nếu muốn vớt Nguyễn Sinh Sắc đậu Phó Bảng thì phải vớt 2 vị có điểm cao hơn là Nguyễn Duy Thiện và Phan Chu Trinh nên vị trí đỗ vớt của Nguyễn Sinh Sắc phải là 13)
12)- Nguyễn Duy Thiện
13)- Phan Chu TrinhGiáp Thìn 1904
1)- Đặng Văn ThụyIII
2)- Trần Quí Cáp
3)- Hoàng Kiêm
4)- Huỳnh Thúc Kháng
5)- Hồ Sĩ Tạo (quê Bình Định –tg)
6)- Nguyễn Mai
Phó Bảng :
1)- Tạ Thúc Đĩnh
2)- Hoàng Văn Cư
3)- Nguyễn Đình Tiến
4)- Nguyễn Tư Tái
5)- Thân Trọng Ng.
2)- Hoàng Văn Cư
3)- Nguyễn Đình Tiến
4)- Nguyễn Tư Tái
5)- Thân Trọng Ng.
Ơn nghĩa thứ nhứt cụ Ngô Đình Khả ban cho cụ Nguyễn Sinh Sắc là vớt cho đậu phó bảng.
Sau đó, cụ Nguyễn Sinh Sắc, sau khi thi đậu thì về quê để “phụng dưỡng mẹ cho tròn chữ hiếu.”
Thật ra, các “sử da” Việt
Cộng viết như vậy là viết ẩu vì khi bà Hà Thị Hy, tên tục là cô Đèn,
lén lút ăn nằm với ông Hồ Sĩ Tạo có bầu, nhưng ông Tạo không cưới cô Đèn
được bèn đem gả cho ông già Nguyễn Sinh Nhậm, góa vợ, đã 70 tuổi, lớn
hơn cô Đèn 40 tuổi. Ông Nguyễn Sinh Sắc được 3 tuổi thì ông Nhậm qua
đời, một năm sau, ông Sắc mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Tuy vậy, các “sử da” Việt
Cộng nói rằng, sau khi thi đổ phó bảng năm 1901, cụ Sắc không chịu ra
làm quan, về quê để phụng dưỡng mẹ. Mẹ cụ còn đâu mà phụng dưỡng ? ! ! !
Không rõ vì sao, bốn năm sau, sau khi thi đỗ, cụ Nguyễn Sinh Sắc (bấy giờ đổi tên là Huy)mới được bổ làm thừa biện bộ Lễ. Hai năm đi tri huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định.
Khổ nỗi, cụ Nguyễn Sinh Sắc là một tay nát rượu, làm tri huyện chưa bao
lâu thì chịu trách nhiệm về vụ đánh chết dân, trong khi say rượu. Nội
vụ lại đươc bộ Lễ xét xử.
Ngày xưa tội đánh chết người là nặng lắm, theo luật thì “đánh người thành thương, thương nhân trí mạng” phải
đền mạng. Cụ Nguyễn Sinh Huy bị bộ Lễ điều tra, vua Thành Thái ra lệnh
“trãm giam hậu”. Lại nhờ cụ Ngô Đình Khả giúp đỡ lần nữa nên chỉ bị cách
chức và phạt 100 trượng, thay vì 100 roi. Phạt đánh bằng trượng thay vì
roi là có hậu ý. Trượng là đánh bằng gậy, bằng côn. Người thi hành án
đã được dặn trước, đánh sao cho đầu cây côn gõ xuống ván đánh cộp một
tiếng, tưởng như là mạnh lắm, nhưng cây côn chẳng đụng vào đít người bị
phạt. Nếu không dùng cách ấy mà đánh thẳng tay thì cụ Nguyễn Sinh Sắc đã
tan xương nát thịt ra rồi.
Sau khi bị cách chức, cụ Nguyễn Sinh Sắc lưu lạc vào nam, có người con
gái là bà Nguyễn Thị Thanh (hiệu Bạch Liên) đi theo chăm sóc cho cha một
thời gian thì về quê.
Theo giáo sư Hoàng Văn Chí trong “Từ Thực dân đến Cộng Sản”, cụ Nguyễn Sinh Sắc vào Nam làm nghề bốc thuốc và coi tử vi ở chợ Bến Thành.
Khi các cụ luật sư Phạm Văn Trường, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền, -
ba người từng giúp đỡ Nguyễn Tất Thành khi ông nầy mới qua Pháp - về
Saigon, nói cho cụ Nguyễn Sinh Sắc biết rằng anh Nguyễn Tất Thành, sau
khi gia nhập đảng Cộng Sản chủ trương tam vô, quay lưng lại với ông bà
và tổ quốc, và chê các cụ nói trên, nhứt là cụ Phan Chu Trinh là hủ Nho,
thì ông Nguyễn Sinh Sắc giận đứa con trai của ông lắm. Ít lâu sau, khi
anh Nguyễn Tất Thành lén về Saigon, có đến thăm cha đang ở chợ Bến
Thành. Nghe con trai xác nhận đã theo Cộng Sản, cụ Nguyễn Sinh Sắc giận
lắm, bèn cầm cây chổi lông gà mà đánh con. Nguyễn Tất Thành tránh kịp,
chạy xuống đường rồi đi luôn. Từ đó về sau, cha con không những không
gặp nhau mà cũng chẳng thư từ thăm hỏi gì nữa cả.
Làm ăn không khá và do cuộc đời đưa đẩy, lại muốn trốn tránh người Pháp
vì bấy giờ Nguyễn Tất Thành đã theo Cộng Sản Nga, Thành bị thực dân
Pháp truy nã, nên cụ Nguyễn Sinh Sắc lưu lạc về Cao Lãnh, đổi sang họ
Vương, lấy một người vợ rất trẻ, sinh một người con trai, đặt tên là
Vương Chí Nghĩa. Ông nầy có 7 người con, Một trong bảy người con đó tên
là Vương Chí Việt, đi tu theo đạo Phật, pháp danh là Thích Chân Quang,
trụ trì chùa Phật Quang ở núi Dinh, Bà Rịa, gần Vũng Tầu (xem hình). Hình
như sau 1975, ông thầy tu nầy có về Nghệ An để xác nhận lại là dòng dõi
ông Nguyễn Sinh Huy, tức cháu ông Hồ Sĩ Tạo. (Họ Hồ, đổi qua họ Nguyễn,
rồi họ Vương, nay muốn lấy lại họ gì ! ?
Khi tôi làm việc ở Kiên Giang, trước 1975, dư luận ở thị xã Rạch Giá và
xã Mỹ Lâm, nơi lớn lên và học hành của Nguyễn Tấn Dũng, nói rằng Nguyễn
Tấn Dũng là cháu ngoại cụ Nguyễn Sinh Huy, có nghĩa mẹ Nguyễn Tấn Dũng
là chị hay em gì đó của Vương Chí Việt, tức Thích Chân Quang. Chồng của
người đàn bà nầy là Mười Minh, bố ruột của “Ba Dũng” tức Nguyễn Tấn
Dũng. Mười Minh là “đồng chí thân cận” của Võ Văn Kiệt, bị Tây bắn trong
một trận càn trước hiệp định Genève 1954. Khi hấp hối, Mười Minh có gởi
gắm con trai mình, tức Nguyễn Tấn Dũng cho Võ Văn Kiệt. Đó là hai lý do
- lời hứa của Kiệt và là cháu ngoại ông Nguyễn Sinh Sắc (Huy) - nên đời Nguyễn Tấn Dũng lên rất nhanh. Độc giả muốn rõ hơn, xin đọc “Hương Tràm Trà Tiên - Kể chuyện đánh giặc ở quê hương Nguyễn Tấn Dũng” là hồi ký của tôi, Văn Mới xuất bản, Tự Lực phát hành.
Cụ Nguyễn Sinh Sắc qua đời ở Cao Lãnh nằm 1929.
Khi ông Ngô Đình Diệm làm tổng thống, trong một lần đi kinh lý ở Cao
Lãnh, biết cụ Nguyễn Sinh Sắc qua đời chôn ở đây, nhớ tới người từng
mang ơn thân phụ mình ngày xưa, và cũng nhớ tới ơn của ông Hồ Chí Minh
đã không giết ông khi ông bị giam ở Hà Nội, bèn ra lệnh cho quận trưởng
Cao Lãnh, xuất công quỹ xây lăng cho cụ Nguyễn Sinh Sắc. *Chỗ nầy không chỉnh: Ông Nguyễn Sinh Sắc, bố của Nguyễn Sinh Cung/Nguyễn Tất Thành thọ ơn ông Ngô Đình Khả, bố ông Ngô Đình Diệm thì Ông Hồ Chí Minh không giết ông Ngô Đình Diệm khi bị giam ở Hà nội có liên quan gì với nhau đâu, vì Hồ Chí Minh là người Tầu (Nguồn: mà ông Nguyễn Sinh Cung/Nguyễn Tất Thành/Nguyễn Ái Quốc là người Việt nam.
Sau nầy, quan hệ giữa hai người xảy ra thêm một lần nữa. Tết năm Mão (?), tổng thống Ngô Đình Diệm nhận một cành đào từ Hồng-Kông gởi qua, đem chưng ở dinh Gia Long (Dinh Độc Lập đang được xây lại sau vụ Phạm Phú Quốc, Nguyễn Văn Cử oanh tạc ngày 27 tháng 2 năm 1962). Nhiều người biết đó là cành đào “chủ tịch Hồ Chí Minh ở phía Bắc gởi biếu tổng thống Ngô Đình Diệm ở phía Nam”.
Sau nầy, quan hệ giữa hai người xảy ra thêm một lần nữa. Tết năm Mão (?), tổng thống Ngô Đình Diệm nhận một cành đào từ Hồng-Kông gởi qua, đem chưng ở dinh Gia Long (Dinh Độc Lập đang được xây lại sau vụ Phạm Phú Quốc, Nguyễn Văn Cử oanh tạc ngày 27 tháng 2 năm 1962). Nhiều người biết đó là cành đào “chủ tịch Hồ Chí Minh ở phía Bắc gởi biếu tổng thống Ngô Đình Diệm ở phía Nam”.
Cho tới bây giờ, tôi chưa đọc một tài liệu nào nói tới “ân tình cũ”
giữa hai ông hay đây chỉ là một thủ đoạn chính trị của ông Hồ Chí Minh.
Thủ đoạn đó nhằm mục đích gì ? Gây mâu thuẫn giữa tổng thống Ngô Đình
Diệm với Mỹ hay muốn lôi kéo tổng thống Ngô Đình Diệm trên một phương
diện chính trị nào đó.
Theo ông Trần Quốc Vượng, sử gia Việt Cộng thì Nguyễn Sinh Sắc chính là
con ông Hồ Sĩ Tạo, người cùng huyện Nam Đàn. Ông Hồ sĩ Tạo đậu giải
nguyên (đổ đầu thi Hương trường Nghệ) gian
dâm với Cô Đèn, tức Hà Thị Hy, con ông Hà Văn Cẩn như nói ở trên. Ông
Nguyễn Sinh Cung, tức Nguyễn Tất Thành, sau nầy lấy lại họ thực của mình
là Hồ (Hồ Chí Minh),
cũng do tuồng tích nầy mà ra, chứ ông Hồ Chí Minh không có máu mũ gì
với ông Nguyễn Sinh Nhậm, là “ông nội nhận vơ” của ông ta cả. Do đó,
những người có họ Nguyễn Sinh, nhưng không phải là con ông Nguyễn Sinh
Sắc thì trên huyết tộc, chẳng có bà con gì với ông Hồ Chí Minh. Chuyện
một đứa con hoang là ông Nguyễn Sinh Sắc, tạo ra nhiều rắc rối, lôi thôi
thật.
Ông Hồ Sĩ Tạo (giải nguyên năm 1868) là
người giỏi chữ nghĩa, tài hoa, ưa vui chơi đàn hát. Vì vậy, khi ông mới
quá 20, đã có vợ con mà đã gian díu với cô Đèn, lúc ấy đã 30. Cô Đèn đã
đẹp mà lại hát hay. Các con của ông Hồ Sĩ Tạo, chẳng ai học hành ra gì,
chỉ lo vui chơi, rượu chè, cờ bạc. Chính vì vậy, ông Hồ Sĩ Tạo đã gởi
gắm đứa con rơi của mình là Nguyễn Sinh Sắc (tức Huy) khi
ông Sắc vào kinh thi Hội như đã nói ở trên. Các quan trong triều nể
tình ông Tạo, có giúp đỡ cho ông Nguyễn Sinh Sắc. Trước nhứt là phải nhờ
đến cụ Ngô Đình Khả, bấy giờ chức chưởng là “đầu triều” (có nghĩa là đứng đầu các quan ở triều đình, chỉ sau vua mà thôi) - Thượng
thư Phụ đạo Đại thần - Hiệp biện Đại Học sĩ, sung Cơ Mật Viện - Cơ Mật
Viện cũng tương tự như Hội Đồng An Ninh Quốc Gia bây giờ).
Trại Bò nầy là nơi lui tới của những người chống Pháp.
Trại Bò nầy là nơi lui tới của những người chống Pháp.
Tuy cụ Vũ Văn Giáp là người làm nghề đóng giày, chẳng đổ đạt gì nhưng
như đã nói, ông là người quảng giao, nghĩa hiệp và yêu nước. Nhiều người
quen biết ông đều là người chống Pháp. Ngay chính cụ Ngô Đình Khả, qua
cụ Vũ Văn Giáp, từng giúp đỡ cụ Nguyễn Sinh Huy (Sắc) - cũng là người chống Pháp trong việc Pháp truất ngôi và đày vua Thành Thái qua châu Phi. Do đó, ở Huế mới có câu :
“Đày vua không Khả
Đào mả không Bài.”
Đào mả không Bài.”
Sau vụ chống Pháp đày vua nầy, cụ Ngô Đình Khả cũng bị cách chức và cho nghỉ hưu.
Xin nhắc lại việc ông Ngô Đình Diệm bị Việt Minh bắt ở Hà Nội, theo ông Vũ Thư Hiên thì giam ở Bắc Bộ phủ, ông Hồ Chí Minh giữ chìa khóa phòng giam vì ông Hồ sợ các đồng chí của ông manh động mà nguy hại tới tính mạng ông Diệm. Tới bữa, ông Vũ Đình Huỳnh lên phòng ông Hồ lấy chìa khóa đem cơm vô cho ông Diệm, sau đó chìa khóa phải trả lại chỗ cũ. Ít lâu sau, ông Hồ nói với ông Huỳnh và ông Lê Giản, giám đốc sở Liêm phóng, phải thả ông Diệm ra vì uy tín nhà họ Ngô lớn lắm, và ông chứng minh bằng câu “Đày vua không Khả”. Mặc dù ông Huỳnh và ông Giản không nhứt trí, nhưng ông Diệm vẫn được trả tự do.
Xin nhắc lại việc ông Ngô Đình Diệm bị Việt Minh bắt ở Hà Nội, theo ông Vũ Thư Hiên thì giam ở Bắc Bộ phủ, ông Hồ Chí Minh giữ chìa khóa phòng giam vì ông Hồ sợ các đồng chí của ông manh động mà nguy hại tới tính mạng ông Diệm. Tới bữa, ông Vũ Đình Huỳnh lên phòng ông Hồ lấy chìa khóa đem cơm vô cho ông Diệm, sau đó chìa khóa phải trả lại chỗ cũ. Ít lâu sau, ông Hồ nói với ông Huỳnh và ông Lê Giản, giám đốc sở Liêm phóng, phải thả ông Diệm ra vì uy tín nhà họ Ngô lớn lắm, và ông chứng minh bằng câu “Đày vua không Khả”. Mặc dù ông Huỳnh và ông Giản không nhứt trí, nhưng ông Diệm vẫn được trả tự do.
Theo ông Hoa Nhật Khanh (Việt Cộng) thì câu chuyện ông Ngô Đình Diệm bị bắt ở Hà Nội như sau :
“- Thưa anh, tôi được biết ông Ngô Đình Diệm đã bị cách mạng địa phương
bắt, đưa ra Hà Nội và bị giam ở 44- Lê Thái Tổ, tức tòa soạn báo Hà Nội
mới bây giờ. Thế rồi, như tôi nghe nói thì ông ta trốn thoát, khiến tôi
nghi vấn. Làm sao có thể trốn thoát nổi, tôi ngờ rằng có thể ta ngầm
thả ?
“Nhật Hoa Khanh nói ngay :
“- Thả chính thức, cái này cụ Lê Giản - Giám đốc Sở Liêm phóng (đặt trong Bộ Nội vụ, chứ không tách riêng như về sau) hồi
bấy giờ, đã có nói rõ. Theo Lê Giản, Bác hỏi: Bác có nghe ông Diệm đã
bị bắt, cho Bác đến thăm. Ông ta dẫu gì cũng là người Việt Nam, thân phụ
ông ấy là Ngô Đình Khả, làm đến thượng thư triều đình Huế nhưng đã từ
quan vì thấy rõ nó nát rữa. Thân phụ Bác cũng từ quan, các cụ có biết
nhau. Sau khi đưa Bác đến 44 Lê Thái Tổ, ông Giản ở ngoài. Chỉ nghe Bác
dặn lúc chào tạm biệt: Ngô Đình Diệm làm đến quan đầu triều, chỉ vì đòi
thống nhất Nam kỳ vào Bắc và Trung kỳ, nhằm thu hẹp quyền của 3 thống sứ
Pháp vào 1 thống sứ tại Huế; đòi không được nên đã từ quan. Người như
thế không thể đánh đồng với đám quan lại cũ thối nát. Vả lại, là quan
lại cũ, nhưng đã từ quan, nên coi là dân thường. Mà dân thường thì mọi
tầng lớp, mọi giới đều nằm trong Việt Minh, không phải là đối tượng của
cách mạng nữa.”
Việt Cộng nói thì mười điều không thiệt cả mười, độc giả ai muốn tin
thì tin nhưng theo tôi, tôi tin việc ông Hồ trả tự do cho ông Diệm là có
thật.
Việc ơn nghĩa giữa hai dòng họ nầy, tôi đã có trình bày như trên. Ngoài
ra, theo ông Huỳnh Hữu Hiến kể cho anh em chúng tôi nghe thì sau khi
tha, ông Nguyễn Sinh Huy gởi lại các con cho cụ Vũ Văn Giáp chăm sóc
giùm. Các người con nầy, “tạm trú” ở
Trại Bò những mấy năm, đến khi không còn hy vọng ông Nguyễn Sinh Huy
quay trở lại đón họ nữa, thì họ bèn xin phép cụ Vũ Văn Giáp rời Trại Bò
để về quê ở làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Sau khi Việt Minh cướp
chính quyền, ông Võ Như Nguyện, con cụ Võ Bá Hạp bị Việt Minh bắt, ông
cả Khiêm (Nguyễn Sinh Khiêm, còn có tên là Đạt) phải
xin Trần Hữu Dực, chủ tịch Ủy Ban Hành Chánh Trung Bộ can thiệp để ông
Võ Như Nguyện được tha. Lúc nầy, cụ Võ Bá Hạp vẫn còn sống.
Những người trẻ hơn họp thành một nhóm yêu nước, hoạt động chống Pháp.
Con cụ Vũ Văn Giáp là cụ Võ Bá Hạp, cử nhân thi Hương Thừa Thiên năm
1901, không làm quan, bị tù Lao Bảo vì tham gia hoạt động cách mạng với
các cụ: Phan Bội Châu, lớn hơn cụ Võ Bá Hạp 10 tuổi nhưng là bạn bè đồng
chí rất thân tình, năm đó đậu giải nguyên ở trường Nghệ, không làm
quan, lãnh đạo Phong Trào Duy Tân, Phong Trào Đông Du, trốn sang Nhựt
Bản. Huỳnh Thúc Kháng giải nguyên thi Hương năm Canh Tý (1901), cùng
lãnh đạo Phong Trào Duy Tân, bị đày Côn Đảo 13 năm (1908-1821). Cụ Ngô
Đức Kế, á khoa thi Đình, tam giáp đồng tiến sĩ năm 1901, không làm quan,
lãnh đạo Phong Trào Đông Du, cũng bị đày Côn Đảo 13 năm (1908-1921).
Ngoài ra, tham gia hoạt động cách mạng của nhóm nầy còn có các cụ: Tiểu
la Nguyễn Thành, Lý Tuệ, Đỗ Đăng Tuyển, Lê Ngọc Nghị, Lê thị Đàn, Lê
Oanh, Trần Trinh Linh (2)
Điều đáng nói là trong thời gian nầy, cụ Nguyễn Sinh Sắc (tức Huy) là người các “sử da”Việt
Cộng tán dương là nhà cách mạng, yêu nước, v.v… lại ra làm quan với
triều đình năm 1905 là năm đã có Phong Trào Duy Tân, Phong Trào Đông Du
là những phong trào yêu nước. Đã không tham gia phong trào, ra làm quan
rồi lại say rượu đánh chết dân thì không rõ lòng yêu nước của cụ Nguyễn
Sinh Sắc (Huy) nằm ở đâu ?
Ở phần trên, tôi có nói cụ Hồ Sĩ Tạo là người tài hoa nhưng ăn chơi,
quan hệ tình ái không chính đáng nên khi Cô Đèn có bầu, không cưới làm
vợ, đem gả cho ông già Nguyễn Sinh Nhậm góa vợ. Còn con của cụ cụ Hồ Sĩ
Tạo thì hầu hết là ăn chơi, cờ bạc, rượu chè, học hành chẳng ra gì ! Cụ
Hồ Sĩ Tạo hy vọng nơi đưa con rơi Nguyễn Sinh Sắc (Huy) nên
đã viết thư gởi gắm Nguyễn Sinh Sắc cho các quan trong triều, trong đó
có cụ Cao Xuân Dục và quan đầu triều Ngô Đình Khả. Đáp lại cái tình của
ông cha hờ, cụ Nguyễn Sinh Sắc không đi theo các phong trào yêu nước
thời đó, ra làm quan với triều đình và “say rượu đánh chết dân” cho đúng với máu mũ dòng dõi (sau nầy người ta gọi là gène) của
họ Hồ. Vậy thì ông Nguyễn Sinh Cung, tức Nguyễn Tất Thành, tức Hồ Chí
Minh có máu mũ dòng dõi nào, có cái gene nào mà xảy ra cái án mạng thê
thảm Nông Thị Xuân. Không nói độc giả cũng so sánh mà thấy rõ ra rồi.
Trại Bò của cụ Vũ Văn Giáp có thể coi như cái ổ của hàng sĩ tử làm cách
mạng chống Tây. Mặc dù về sau, khi cụ Vũ Văn Giáp qua đời, Trại Bò giải
tán, cụ Võ Bá Hạp dọn nhà về Bao Vinh(cuối sông Đào, chỗ nối tiếp với sông Hương để gia đình buôn bán làm ăn) chứ
không chịu ra làm quan với triều đình, làm quan với Tây, thì cái tinh
thần đó vẫn còn tiếp nối, nhất là sau khi cụ Phan Bội Châu bị giam lỏng ở
Bến Ngự, quan hệ bạn bè cũ, đồng chí cũ giữa cụ Phan Bội Châu và cụ Võ
Bá Hạp lại tiếp nối. Sau biến cố chính phủ trẻ của ông Bảo Đại bị giải
tán, ông Ngô Đình Diệm từ chức, thì với hai cái hào quang: Con trai cụ
Ngô Đình Khả, “đày vua không Khả” và hành vi “từ quan” ông
Ngô Đình Diệm lại quan hệ với cụ Võ Bá Hạp, con cụ Võ Bá Hạp là cụ Võ
Như Nguyện. Cũng qua quan hệ nầy, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, linh hồn phong
trào Đông Du ở Nhựt, chọn ông Ngô Đình Diệm làm đại diên cho Kỳ Ngoại
Hầu ở Việt Nam. Vì vậy, khi Nhựt đảo chính Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945,
người ta những tưởng ông Ngô Đình Diệm sẽ lên làm thủ tướng, nhưng cuối
cùng Nhựt đã chọn ông Trần Trọng Kim. Tuy nhiên, đó là một việc khác,
xin sẽ bàn sau.
Sự việc thi đậu ra làm quan hay không làm quan, theo Tây hay không theo Tây (chống Pháp)là
một vấn đề diễn tiến khá phức tạp, nhiều khi hai mặt, khó nhận rõ, cũng
tùy hoàn cảnh và cách suy nghĩ của mỗi người. Tuy nhiên, việc ông Ngô
Đình Diệm từ chức thượng thư, quan hệ với cụ Võ Bá Hạp, con cụ Võ Bá Hạp
là cụ Võ Như Nguyện, và lui tới nơi cụ Phan bị giam lỏng ở Bến Ngự là
điều khá rõ. Cũng từ căn bản nầy, một số trí thức, công chức, sĩ quan,
hạ sĩ quan trong quân đội Pháp (lính Khố Xanh, khố Đỏ) ủng hộ và gia nhập “đảng cụ Ngô” là điều nhiều người Huế biết. Thật ra, “đảng cụ Ngô” chỉ
là một cách nói, vì lúc đó ông Ngô Đình Diệm không có đảng Cần Lao như
sau nầy của ông Ngô Đình Nhu. Ông Diệm chỉ có một số ít, có thể nói là
rất ít những người ủng hộ ông. Khi ông Ngô Đình Diệm về Huế thì những
người nầy đến “hầu cụ” - theo cách nói của người xưa, hoặc khi ông Ngô Đình Diệm ở ngoại quốc thì họ lui tới với cậu Cẩn (Ngô Đình Cẩn, áp út, anh ông Ngô Đình Luyện, con út) để
liên kết tình thân hữu hơn là hoạt động chính trị, và qua ông Ngô Đình
Cẩn để biết những hoạt động của ông Ngô Đình Diệm ở ngoại quốc. Hoạt
động tích cực nhứt của nhóm nầy là tổ chức những cuộc biểu tình “hoan hô Ngô Thủ Tướng”, “Hoan hô Ngô Chí Sĩ” khi ông Ngô Đình Diệm về nước “chấp chánh” ngày 7 tháng 7 năm 1954, thường gọi là ngày song thất.
Theo tôi biết, nhóm nầy gồm có: Ông Võ Như Nguyện, coi như người đứng đầu nhóm, Ngô Đình Thản (bố vợ luật sư Lê Trọng Quát), Ngô Ganh, Thái Quang Hoàng, Lê Khương, Phùng Ngọc Trưng, Kỳ Quang Liêm, Đỗ Mậu, Huỳnh Hữu Hiến (anh
em cậu cô với thân phụ tôi, nhờ tôi làm précepteur nhà ông ba năm, nên
tôi được biết một vài câu chuyện do ông kể cho anh em chúng tôi nghe –
tôi gọi là anh em vì ngoài tôi còn có con trai lớn là Huỳnh Hữu Tuệ, sau
theo Cộng Sản Canada, Huỳnh Hữu Ủy (nhà phê bình hội họa).
Về các vị nói trên, tôi có biết qua chút ít. Bởi vì hoạt động của họ có liên hệ đến một thời kỳ lịch sử nên tôi viết lại đây.
Nhìn chung, số các vị nầy chẳng đông bao nhiêu. Trước hết, một số người trong nhóm là những người đứng ra xây lăng cho cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự. Mỗi năm, đến ngày giỗ cụ Phan, ít ai thiếu mặt. Cụ Phan là linh hồn của nhóm nầy. Có lần tôi lên lăng cụ Phan cùng với ông Huỳnh Hữu Hiến. Ông lên lăng cụ Phan để coi sóc hương khói, mồ mả… Còn tôi thì đi theo vì tò mò: Coi lăng cụ Phan và thích nhứt là xem “bia chó”. Chó chết mà cũng được dựng bia, kỳ không ? (2)
Khi ông Ngô Đình Diệm còn ở hải ngoại, họ tới lui nhà cụ Diệm, quan hệ với ông Ngô Đình Cẩn.
Trước hết là cụ Võ Như Nguyện, được coi như là người đứng đầu, lãnh đạo nhóm nầy…
________________________________________
Nhìn chung, số các vị nầy chẳng đông bao nhiêu. Trước hết, một số người trong nhóm là những người đứng ra xây lăng cho cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự. Mỗi năm, đến ngày giỗ cụ Phan, ít ai thiếu mặt. Cụ Phan là linh hồn của nhóm nầy. Có lần tôi lên lăng cụ Phan cùng với ông Huỳnh Hữu Hiến. Ông lên lăng cụ Phan để coi sóc hương khói, mồ mả… Còn tôi thì đi theo vì tò mò: Coi lăng cụ Phan và thích nhứt là xem “bia chó”. Chó chết mà cũng được dựng bia, kỳ không ? (2)
Khi ông Ngô Đình Diệm còn ở hải ngoại, họ tới lui nhà cụ Diệm, quan hệ với ông Ngô Đình Cẩn.
Trước hết là cụ Võ Như Nguyện, được coi như là người đứng đầu, lãnh đạo nhóm nầy…
________________________________________
Bài 2
… tới xóm Đông Ba, và xóm…Chợ Xép
“Chợ Đông Hoa đem ra ngoài dại,
Cầu Tràng Tiền đúc lại xi mong”
(Ca dao)
Năm Thìn là năm con Rồng. Rồng hút nước, rồng bay lộn lung tung tạo thành gió, bão, lụt,… Vì vậy, hễ năm Thìn có bão thì bão lớn.
Trận bão năm Thìn 1904 thổi bay mất cầu Tràng Tiền, hồi ấy làm bằng gỗ.
Sau trận bão đó, Tây cho đúc lại cầu Tràng Tiền bằng xi măng (xi-mong). Sau
đó, cầu Tràng Tiền không còn bị bay nữa, chỉ bị sập, lần thứ nhất năm
1945, sập hai vài giữa, lần thứ hai, Mậu Thân năm 1968, cũng hai vài
giữa. Cả hai lần, Việt Cộng là… tác giả. Họ giật sập cầu để… chạy khỏi
Huế cho lẹ.
Dại là khu đất năm ở ngã ba sông Hương và sông Đào (Hàng Bè). Trước
khi Tây đô hộ, chỗ ấy là “dại” lính của Triều Đình. Sau khi Tây đô hộ
rồi, lính tráng của triều đình… không cần nữa, - đã có lính Tây bảo vệ
vua ta - nên dại nầy bỏ hoang. Cũng sau trận bão năm Thìn đó, chợ Đông
Hoa - sau gọi trại là Đông Ba vì muốn tránh tên bà mẹ vua Thiệu Trị - ở
phía ngoài cửa Đông Ba (Hoa)dời ra chỗ dại lính cũ.
Sau khi ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng - mới thủ tướng thôi, chưa lên
ngôi tổng thống, thế chỗ quốc trưởng Bảo Đại - thì cầu Tràng Tiền không
còn là tên là cầu Nguyễn Hoàng nữa - hình như do ông Thủ hiến Phan Văn
Giáo đặt ra, năm 1953, sau khi cầu được dựng lại hai vài bị sập, và phố
Ngã Giữa, cũng không còn là tên Gia Long. Phố nầy được đặt tên là Phan
Bội Châu, lãnh tụ tinh thần của “nhóm cụ Ngô”, và phố song song với nó, chạy dọc theo sông đào nói ở trên, tên cũ là Hàng Bè, đổi thành tên phố Huỳnh Thúc Kháng.
Trung tâm thị tứ Huế có 2 phố lớn. Một, phố lớn hơn hết, đặt tên là
Trần Hưng Đạo, phố lớn thứ hai, được đặt tên là Phan Bội Châu. Tuy cụ
Phan Bội Châu là “lãnh tụ tinh thần” của “nhóm cụ Ngô”, nhưng
có lẽ nhóm nầy thuộc lịch sử, biết cụ Phan chưa thể bằng Đức Thánh
Trần, nên nhường thánh Trần đứng ở phố lớn nhứt, không dám để cụ Phan
trên đức Thánh Trần, chớ không dám để ngang nhau, nói chi tới gọi đức
Thánh Trần bằng “bác, tôi” như “nhà thơ” Hồ Chí Minh :
Bác tôi, tôi bác vốn anh hùng,
Tôi bác cùng theo nghiệp kiếm cung.
Bác đuổi quân Nguyên thanh kiếm bạc,
Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng.
Bác đưa một nước qua nô lệ,
Tôi dẫn năm châu đến đại đồng
Bác có khôn thiêng cười một tiếng,
Mừng tôi cách mạng đã thành công.
Tôi bác cùng theo nghiệp kiếm cung.
Bác đuổi quân Nguyên thanh kiếm bạc,
Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng.
Bác đưa một nước qua nô lệ,
Tôi dẫn năm châu đến đại đồng
Bác có khôn thiêng cười một tiếng,
Mừng tôi cách mạng đã thành công.
Những người biết lịch sử nước ta, có lẽ không ai không bật ra một tiếng
tức giận, bất mãn khi đọc bài thơ nầy! Hồ Chí Minh sao hỗn láo thế ? ? ?
! ! !
Phố Hàng Bè, cũng thời gian đổi tên phố Phan Bội Châu nói trên, được đổi tên thành đường Huỳnh Thúc Kháng. Trụ sở báo “Tiếng Dân”, tờ
báo của cụ Huỳnh, nằm ở trên đường nầy. Ông Võ Như Nguyện, có nhà ở Bao
Vinh, chỗ đất của cụ Vũ Văn Giáp, đến đời con là cụ Võ Bá Hạp, dời về
đây, sau khi Trại Bò giải tán. Có phải cụ Võ Như Nguyện, sau hai lần bị
Việt Minh bắt, một lần ông cả “Khơm” (tên Khiêm - Nguyễn Sinh Khiêm - nói trại ra), nhớ ơn cụ Vũ Văn Giáp từng giúp đỡ cha con ông (Nguyễn Sinh Sắt và con trai lớn là cả Khơm, con gái là Nguyễn Thị Thanh) nên
xin với Trần Hữu Dực, chủ tịch ủy ban hành chánh Trung Bộ tha ra; lần
sau thì cụ Võ Như Nguyện trốn được, nên không dám ở Bao Vinh nữa. Việt
Minh ở các làng Thế Lại, Bầu La… thường hay lẻn về ám sát các phần tử
đảng phái Quốc gia, hoặc theo Tây. Gia đình cụ Võ Như Nguyện dời lên ở
tại tòa soạn báo Tiếng Dân cũ của cụ Huỳnh. Mãi đến khoảng các năm 1956,
1957 gì đó, cụ Võ Như Nguyện lại dọn về Bao Vinh. Tòa soạn báo Tiếng
Dân được trả lại cho“Học trò trong Quảng…” trở thành “Trụ sở Hội Đồng châu Quảng Nam.”
Cụ Võ Như Nguyện là đầu tầu của “nhóm cụ Ngô”. Việc ấy dễ hiểu. Nói như kiểu Việt Cộng thì có “sợi chỉ xuyên suốt” từ
nội tổ là cụ Vũ Văn Giáp, quan tới thân phụ là cụ Võ Bá Hạp, đồng chí
rất thân cận với cũ Phan Bội Châu, trước khi cụ Phan lưu vong, cũng như
sau nầy, khi cụ Phan bị giam lỏng ở Bến Ngự, cùng với các sĩ phu thi đổ
mà không ra làm quan, chỉ ưa làm cách mạng như cụ Huỳnh Thúc Kháng, Ngô
Đức Kế, Tiểu La… qua phong trào Duy Tân, phong trào Đông Du, cụ Ngô Đình
Diệm là đại diện của Kỳ Ngoại hầu Cường Để ở trong nước, v.v…. Trong
bao nhiêu năm ấy, những năm cuối thế kỷ thứ 19 và tiền bán thế kỷ 20,
gia đình họ Vũ (sau đổi thành Võ nầy), liên
hệ chặt chẽ đến tình hình cách mạng và chính trị ở Huế, nên việc cụ Võ
Như Nguyện đứng đầu “nhóm cụ Ngô” cũng không có gì lạ cả.
Cũng vì những biến chuyển lịch sử nầy, sau đời cha (cụ Võ Bá Hạp), tới đời con (cụ Võ Như Nguyện) bị
Tây bắt bỏ tù, bị đi đày, nhiều lần, nhiều nơi cũng không có gì lạ. Tôi
có biết, nhưng không nhớ hết những lần, những nơi cha con cụ Võ Bá Hạp
bị đày. Nhà tù nổi tiếng Lao Bảo thời Tây, cảnh ông Tố Hữu viết trong
thơ :
“Đèo cao vút vươn mình trong lau xám,
Đá uy nghiêm trầm mặc dưới trời tro.
Gió nói gì với rừng sâu u ám.
Đường sao run tê tái cả hồn thơ.”,
Đá uy nghiêm trầm mặc dưới trời tro.
Gió nói gì với rừng sâu u ám.
Đường sao run tê tái cả hồn thơ.”,
có lẽ không xa lạ gì với hai cụ Võ Bá Hạp, cụ Võ Như Nguyện.
Khi cụ Võ Như Nguyện bị tù ở Quảng Ngãi, bà Ngô Đình Khôi (khi đó ông Ngô Đình Khôi là Tổng đốc Quảng Nam) đã giúp đỡ bà Võ Như Nguyện, nhất là trong những lần bà đi thăm chồng. Vì vậy, năm 1957, khi cải táng mộ ông Ngô Đình Khôi (và con là ông Ngô Đình Huân) bị
Việt Minh giết chôn ở gần ga Hiền Sĩ về Huế, vì ông Khôi không còn con
trai nên cụ Võ Như Nguyện làm trưởng nam. Nếu kể về ơn nghĩa như tôi nói
ở trên, thì cũng đúng thôi. Người Huế, vốn trọng ơn nghĩa. Hồi đó,
nhiều người biết chuyện nầy, đâu có bàn tán gì. Không hiểu sao gần đây,
cụ Võ Như Nguyện lại cải chính rằng, trong việc cải táng đó, cụ không
làm trưởng nam cho ông Khôi.
Uy tín cụ Ngô ở Huế hồi đó lớn lắm. Ngày 23 tháng 10 năm 1955, cái gọi là “Trưng cầu dân ý” truất ngôi quốc trưởng Bảo Đại, rất nhiều người háo hức, muốn phế bỏ ông vua “ham chơi” đi cho rồi, cho nên người dân không quan tâm lắm đến câu thiệu khi đi bầu : “Xanh bỏ giỏ, đỏ bỏ bì” (Phiếu xanh lục là phiếu ông Bảo Đại, bỏ giỏ rác ; phiếu đỏ là phiếu ông Ngô Đình Diệm, bỏ vào phong bì, để bỏ vào thùng phiếu),
mặc dù ông chú họ tôi, một người theo cụ từ đầu thập niên 1940, nhăn
mặt lại khi nghe tôi nói câu nầy. Mỗi lần cụ Ngô về Huế, dân chúng đón
chật cả hai bên đường. (Sau nầy, khi mấy ông Cần Lao lên Cao Lần thì dân chúng chán lắm, phải hăm dọa, dân mới chịu đi đón Ngô Tổng Thống). Ngày
25 tháng 10 năm 1956, kỷ niệm 60 năm trường Quốc Học, bọn học trò chúng
tôi ký tên xin đổi tên trường Khải Định thành trường Quốc học Ngô Đình
Diệm, phần đông ai cũng hoan nghênh. Khi ông Đ.A.T đọc diễn văn đón tổng
thống (Bài nầy do anh H.V.X viết), tới
câu “nguyện sống xứng đáng với thế hệ Ngô Đình Diệm”, ai ai cũng nức
lòng, vô tay hoan hô bôm bốp. Vì vậy, việc làm của cụ Võ Như Nguyện như
nói ở trên, cũng là ơn đền nghĩa trả, “miếng khi đói bằng gói khi no.”
Chỉ tội nghiệp cho vua Khải Định, người đứng ra chủ trương xây lại
trường Quốc Học, từ những cái lán tranh, thành những ngôi lầu đồ sộ như
bây giờ, thì bị người ta cố tình quên cái công ấy, “lột” tên ông ra khỏi
ngôi trường nầy !
Thật ra, anh em nhà Ngô, đã không đáp ứng được lòng mong mỏi của người
dân Huế, lại còn làm ngược lại, từ vụ Ưng Bảo Toàn, buôn gạo ra Bắc bán
cho Cộng Sản Bắc Việt cho tới quyền lợi kinh tế, buôn xăng, đại lý gạo,
nhà cửa cho thuê, buôn bán thổ địa… và cả việc bắt từ bỏ bàn thờ ông bà,
bỏ đạo Phật, buộc rửa tội, theo chúa, theo cha. Dân Huế bị hai lần phản
bội: từ ủng hộ Việt Minh đến Tết Mậu Thân bị chôn sống, cũng như sự
phản bội của anh em nhà Ngô.
Thực ra, ngôi nhà cụ Võ Như Nguyện ở, xưa là trụ sở báo “Tiếng Dân”, không thuộc xóm Đông Ba. Nhà trở mặt ra đường Hàng Bè cũ, quay lưng ra chợ Đông Hoa (Ba) cũ.
Nôm na, mặt ngó ra cụ Huỳnh, lưng quay ra cụ Phan. Sau nầy, trên đường
cụ Phan xuất hiện nhà xuất bản Anh Minh, do ông Hoàng Văn Thành (?)
trông coi, chuyên xuất bản những sách của cụ Phan như “Tự Phán”(hồi ký) “Khổng Học Đăng” (sách nghiên cứu đạo Nho). Phía
trong cửa Đông Ba, đường Mai Thúc Loan, từ cửa vào tới “Ngã Tư Anh
Danh” nay là ngã tư Mai Thúc Loan – Đinh Bộ Lĩnh, ai gọi đó làm “xóm
quan trường” hoặc gọi là “xóm cách mạng” đều được cả.
Trên
quãng đường nầy, đầu xóm, - dãy trại, dãy thừa phái hay còn gọi là dãy
nhà công chức, kể từ cửa Đông Ba vào thì có nhà ông Đỗ Mậu, nhà cụ huyện
Ngô Khắc Trâm (kiến trúc sư), nhà vợ thứ hai cụ Võ Như Nguyện, nhà ông thi sĩ Đỗ Tấn, nhà bà Chương, tức bà Cẩm Tâm, người cùng dịch cuốn “Truyện Ngắn Quốc Tế” với ông Bửu Kế, (chồng là ông Lê Bá Chương - tập kết ra Bắc), nhà thân phụ ông bác sĩ Bùi xuân Uyên, nhà ông chú họ tôi là ông Huỳnh Hữu Hiến, nhà cụ Thị Ngô (còn gọi là cụ Hường Ngô - Trần Văn Ngô), người học trò niên khóa đầu tiên 1996-97 của trường Quốc Học, chú bác gì đó với ông Đoàn Khuê (họ Trần, Trần Bá Khuê), nhà cô Hoắc Hương, đối diện với nhà ông bà nội bác sĩ Việt Cộng Đặng Thùy Trâm, và kế ngã tư nói trên là nhà“Mệ Sen”, nói cho đúng chữ là Công chúa (gì… Sen đó, tôi không rõ), con gái ông vua bị đày: Thành Thái. Nhà anh ông Lê Đức Anh ở trong xóm Chợ Xép.
Mấy ông tôi kể ở trên, ngoại trừ cụ Thị Ngô, lớn tuổi hơn, còn như các
ông kia tuổi tác hơn nhau không bao nhiêu, kẻ theo Việt Cộng, người theo
Quốc Gia, là do tình cờ lịch sử, đều làm lớn hết, và có liên hệ ít
nhiều đến lịch sử Việt Nam hồi bấy giờ.
Gần cửa Đông Ba nhứt, tại dãy trại, bên tay trái, từ cửa đi vào là nhà
ông đại úy Đỗ Mậu. Đại úy là kể theo loon lá trước khi cụ Ngô về chấp
chánh. Trước 1945, ông đóng loon đội lính Khố Xanh. Ông theo “phò” cụ
Ngô hồi đầu thập niên 1940, nên ông từng bị mật thám Tây bắt bỏ tù, sau
cho ra khỏi lính. Ông là “đồng chí” theo cụ Ngô với ông chú họ tôi là
ông Huỳnh Hữu Hiến nên hai ông thường lui tới chuyện trò với nhau chơi.
Hai ông cùng giỏi chữ Nho, nhưng ông Đỗ Mậu chỉ giỏi tử vi, còn ông chú
tôi thì “rất hay chữ”. Tôi biết như vậy là vì khi ông Phan Văn Dật, thi
sĩ, về dạy ở viện Hán Học Huế cùng với cụ Võ Như Nguyện, thỉnh thoảng
ông Phan Văn Dật biểu sinh viên ra gặp ông chú tôi để hỏi thêm. Người ta
gọi ông “hay chữ” bởi vì ông thuộc làu tất cả các nghĩa của chữ Nho,
giải thích cho sinh viên rất rõ ràng. Có người cũng gọi ông bằng thầy,
như gọi thầy đồ Nho vậy.
Nhìn chung, hầu hết những người theo cụ Ngô khi cụ chưa chấp chánh,
không mấy ai còn dính dấp tới gia đình họ Ngô nầy sau khi ông Ngô Đình
Diệm làm tổng thống mấy năm.
Lý do, một số thì nghĩ ràng “Chim hết bỏ ná, hết cá quăng nơm” nên
họ tự động thối lui. Có thể họ còn cảm tình với cụ Ngô đấy, cũng không
ngán cậu Cẩn bao nhiêu, dù gì thì cậu cũng là người biết nghe, có thủy
có chung, nhưng với ông Nhu, đức cha thì người ta sợ lắm, ngán lắm.
Người ta sợ ông Nhu thủ đoạn, ghét ông ta khinh người. Họ biết ông Nhu
không ưa họ, chi bằng“về” trước là hơn.
Ông Nhu có “băng” của
ông, là các ông Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Đình Thuần, Trần Trung Dung,
Lâm Lễ Trinh, đều là trí thức, đại trí thức, khoa bảng đầy mình, từng ở
trong nhóm “Xã Hội” (Tờ báo của ông Nhu). Nhóm “theo cụ Ngô”, cao lắm chỉ có tú tài, gốc Khố Xanh, Khố Đỏ. Tuy nhiên, theo tôi thấy, nhóm sau “ưu việt” hơn, ít ra là không tham quyền, biết tiến biết thoái, nhất là có tư cách hơn, ngoại trừ ông Đỗ Mậu.
Ông Mậu đeo sát cụ Ngô, nhờ cụ Ngô che chở, tới ngày đảo chánh, ông Mậu còn làm giám đốc Nha An Ninh Quân Đội, nên dễ phản cụ, và phản thật, nên anh em ông Diệm khó toàn mạng.
Ông Nhu không ưa ông Mậu vì gì ?
Rõ nhất là vì việc ông Mậu “xin” lên tướng. Ông Diệm thì “ừ”, ông Nhu không những đã nói “non” (tiếng Pháp) mà còn chê :
- “Gốc đội Khố Xanh, làm đại tá là được rồi. Lên tướng Võ Nguyên Giáp nó cười cho.”
Ông Nhu nói như vậy là sai đấy !
Thứ nhứt, ông Nhu trọng khoa bảng như người Huế vậy nên nhiều khi cố chấp !
Võ Nguyên Giáp tên thiệt là Võ Giáp, đậu cử nhân luật, nổi tiếng dạy sử hay ở trường Thăng Long Hà Nội, nhưng gốc gác, cũng là anh nhà quê.
Ngay Võ Giáp là cái tên quê. Cái tên đó là một trong thập thiên can:
Giáp ất bính đinh…. Đó là cách đặt tên quê và xưa như ta thưòng thấy
trong “Quốc Văn Giáo Khoa Thư”. Sau nầy làm lớn, thêm vào chữ Nguyên nghe cho kêu. Nguyên Giáp là giáp còn nguyên, chưa bị đâm thủng !
Thứ hai, anh học trò Võ Giáp cũng chẳng “can trưòng” gì đâu. Ông thi đậu vô trường Khải Định, lớp “xít dèm” (sixième), năm
đầu cấp 2, học được hai năm bị đuổi học, bị Mật thám Tây bắt bỏ tù vì
biểu tình chống Pháp. Qua quá trình bị Tây bắt, ông trở thành “con Tây”
như lời tố cáo của Lê Đức Thọ, khiến mộng lớn của Võ Nguyên Giáp không
thành.
Võ Nguyên Giáp (đồng chí Văn) cùng Phạm Văn Đồng (đồng chí Tô) năm
1941, sang Tầu, được Hồ Chí Minh cho đi Thiểm Tây để học quân sự. Đi
nửa đường thì Hồ Chí Minh nghe tin Pháp đầu hàng Đức. Tưởng thời cơ đã
tới nên Hồ Chí Minh gọi hai ông nầy trở lui, về nước để cướp chính
quyền. Về tới Việt Bắc, té ra thời cơ chưa tới, Hồ Chí Minh bèn làm việc
cho OSS(tiền thân CIA bây giờ), giúp
tìm các phi công Mỹ bị Nhật bắn rơi ở miền Bắc, để ngược lại, OSS giúp
vũ khí cho đám Hồ Chí Minh. Qua sự việc nầy, Võ Nguyên Giáp theo học một
“khóa Du kích chiến” do một thiếu tá Mỹ, tên Smith, một người trong
nhóm OSS dạy cho.
Như vậy, nếu nói về học quân sự, ông Đỗ Mậu “chính qui” hơn, căn bản
hơn chớ. Trường lớp ông Đỗ Mậu học hành đàng hoàng hơn, chớ có học giữa
rừng xanh như “tặc dzăng” (tarzan) Võ Nguyên Giáp đâu.
Với lại, trong hàng tướng lãnh của Việt Cộng, thiếu gì người xuất thân “tệ” hơn Đỗ Mậu nhiều. Xin đơn cử :
Đại tướng Chu Văn Tấn (cùng Võ Nguyên Giáp là hai đại tướng đầu tiên của Việt Cộng),xuất thân là “lính Dỏng”. Lính
dỏng, cũng như lính lệ ở ngoài Bắc, lính khố vàng ở miền Trung, là lính
canh gác dinh thự các quan, hầu trà rượu, bưng điếu tráp (đựng thuốc lá, cau trầu; các quan xưa cũng thường ăn trầu…), cầm cờ cầm phướn hay dắt ngựa… thì có vẻ vang gì đâu ! Không lý“thầy đội Mậu” lại thua “anh lính dỏng” hay sao ?
Còn như gốc gác mấy ông tướng Việt Cộng khác, phần đông, so với ông Mậu, họ cũng thua xa.
Ví dụ :
- Phùng Chí Kiên, thiếu tướng hay trung tướng gì đó, gốc là người làm
công cho một chú ba Tầu chủ tiệm chạp phô nào đó, rồi theo Cộng Sản, lên
làm tướng chẳng mấy hồi. Có sao đâu ! ! !
- Một Phùng khác nữa, là Phùng Thế Tài, một tay tha phương cầu thực,
tới tận Vân Nam bên Tầu, nổi tiếng trong giới giang hồ, Hồ Chí Minh cho
đi theo, gọi là bảo vệ, để phòng hờ, lỡ có bị bọn du côn du kề Tầu hiếp
đáp thì Hồ Chí Minh cũng có tay đệ tử là du côn để “dĩ độc trị độc”.Vậy rồi cũng lên tướng. Có sao đâu ! ! !
Hai ông họ Phùng nầy đúng là “Phùng thời.” Gặp thời mà lên. Nhờ chiến
tranh, nhờ súng đạn, nhờ giết chóc, nhờ máu đổ xương rơi, nhờ đồng bào
điêu linh khốn khổ vì giặc giả mà biết bao nhiêu kẻ “Phùng thời.” Có sao
đâu!!!
Ông đại tướng Lê Đức Anh, xuất tnân cũng là cai. Người Pháp có nói : “Một ông cai giỏi sẽ là một ông tướng tài”. Khổ nỗi ông “cai Anh”, dân cao mũ thường gọi là “cai chột”, không phải là cai lính, (caporal), mà “cặp rằn”, biến dạng chữ Caporal, thường dùng để chỉ cai lục lộ, cai phu, cai cạo mũ. Chữ cai nầy nghe dữ dằn lắm. Thế rồi cũng nhờ cảnh máu đổ xương rơi của dân Miên mà ông ta lên tới đại tướng Việt Cộng ! Có sao đâu ! ! !
Bên Nga như Jukov, bên Tầu như Bành Đức Hoài, cũng vậy thôi, cùng là tướng cả. Đời thiếu gì tướng Quảng Lạc! Có sao đâu ! ! ! Có dịp sẽ nói lại sau !
Ông đại tá Đỗ Mậu rất hận ông cố vấn Ngô Đình Nhu vì thái độ và câu nói của ông Nhu. Việc ông Mậu hăng hái tham gia, móc nối lật đổ anh em ông Diệm, không lý nào lại không do cái tâm lý(hận ông Nhu) ấy mà ra ?
Ông đại tướng Lê Đức Anh, xuất tnân cũng là cai. Người Pháp có nói : “Một ông cai giỏi sẽ là một ông tướng tài”. Khổ nỗi ông “cai Anh”, dân cao mũ thường gọi là “cai chột”, không phải là cai lính, (caporal), mà “cặp rằn”, biến dạng chữ Caporal, thường dùng để chỉ cai lục lộ, cai phu, cai cạo mũ. Chữ cai nầy nghe dữ dằn lắm. Thế rồi cũng nhờ cảnh máu đổ xương rơi của dân Miên mà ông ta lên tới đại tướng Việt Cộng ! Có sao đâu ! ! !
Bên Nga như Jukov, bên Tầu như Bành Đức Hoài, cũng vậy thôi, cùng là tướng cả. Đời thiếu gì tướng Quảng Lạc! Có sao đâu ! ! ! Có dịp sẽ nói lại sau !
Ông đại tá Đỗ Mậu rất hận ông cố vấn Ngô Đình Nhu vì thái độ và câu nói của ông Nhu. Việc ông Mậu hăng hái tham gia, móc nối lật đổ anh em ông Diệm, không lý nào lại không do cái tâm lý(hận ông Nhu) ấy mà ra ?
Ông Đỗ Mậu giỏi tử vi. Nhiều đêm, tổng thống Ngô Đình Diệm, ngủ không
được, cho gọi ông đại tá Đỗ Mậu vào dinh xem tử vi chơi. Không rõ ông Đỗ
Mậu xem tướng cụ Ngô như thế nào, có nói cho cụ Ngô hay cụ sẽ chết về
một “tay đui” không ? Tay đui nói lái là “tui đây” đấy.
Rõ lắm, để rửa mối nhục chê ông ta văn dốt vũ nhát, nên sau khi ông
Diệm chết rồi, phe ông Dương Văn Minh đè nhau ra mà gắn lon cho nhau,
mỗi ông lên một cấp. Thế cũng chưa vui lắm. Bấy giờ ông Tướng Mậu (đại tá thăng thiếu tướng Đỗ Mậu, lúc ấy chưa có lon chuẩn tướng - một sao), ông Mậu giành cái chức phó thủ tướng, đặc trách văn hóa.
Lên tướng, thỏa được cái ước nguyện rồi, cũng chưa “đã”.
Phó thủ tướng, cũng chưa “đã”, phải coi về văn hóa kia !
Để cho thiên hạ thấy cái tài coi tử vi của ông Đội Mậu, ông phải trông coi về văn hóa cho dân tộc. Báo chí hồi đó gọi mỉa là “văn hóa lính Khố Xanh.” Làm quá, lộng quá thì thiên hạ người ta chưởi cho. Biết thế nào được ? !
Cũng may, ông thiếu tướng phó thủ tướng, đặc trách văn hóa tuy ham
nhưng cũng biết điều, chẳng trả thù những kẻ xấu mồm xấu miệng. Cỡ như
bây giờ, ở Việt Nam, có ai chê ai trong chính quyền như vậy thì cũng
“mệt” đấy. Chẳng tù tội gì đâu, chỉ phải đi “học tập cải tạo” cho mở
mang trí óc ra mà thôi ! ! !
Hồi xưa, ở xóm Đông Ba, ông Đội Mậu đeo lon “quan ba” (đại úy) thiên
hạ thấy đã ghê lắm rồi. Bây giờ, ông làm tới “thiếu tướng phó thủ tướng
đặc trách văn hóa” thì cái ghê đó lên tới đâu ? ! Không chừng khi đi
vào cửa Đông Ba, ngang qua căn nhà cũ gia đình ông Mậu từng ở, không
biết có ai không dám nhìn vào vì sợ cái oai của ông Hoành Linh hay không
! Linh nầy, người ta hiểu là linh thiêng như ở mấy cái miếu thờ thổ
công, thổ địa ở thôn quê vậy.
Yêu nước ? Ai chẳng có, kẻ nhiều người ít mà thôi, ngoại trừ một số ít người không chịu làm người, chỉ ưa làm cầm thú.
Nói thiệt tình, cụ Ngô và “nhóm cụ Ngô” đều là những người ít nhiều yêu nước cả đấy. Theo hầu, theo phò ủng hộ một người chống Tây, từ quan thì đều là yêu nước cả, như đã nói, ít nhiều mà thôi. Ông Đỗ Mậu cũng là người yêu nước. Yêu nước hay yêu danh vọng, cái nào ông Mậu muốn hơn. Điều đó, xin để mọi người phán xét, tôi không muốn bị mắng là hồ đồ. Nhưng, xem ra cách yêu nước của ông Đỗ Mậu, “nổ pháo Bình Đà nhiều quá”. Có nghĩa là ông khoe cái lòng yêu nước của ông quá mức, như pháo tết sản xuất ở làng Bình Đà, thành ra, lòng yêu nước của ông trở thành một món trang sức ông đeo vào để lòe thiên hạ chơi, làm mất đi sự kính trọng của người khác !.
Nói thiệt tình, cụ Ngô và “nhóm cụ Ngô” đều là những người ít nhiều yêu nước cả đấy. Theo hầu, theo phò ủng hộ một người chống Tây, từ quan thì đều là yêu nước cả, như đã nói, ít nhiều mà thôi. Ông Đỗ Mậu cũng là người yêu nước. Yêu nước hay yêu danh vọng, cái nào ông Mậu muốn hơn. Điều đó, xin để mọi người phán xét, tôi không muốn bị mắng là hồ đồ. Nhưng, xem ra cách yêu nước của ông Đỗ Mậu, “nổ pháo Bình Đà nhiều quá”. Có nghĩa là ông khoe cái lòng yêu nước của ông quá mức, như pháo tết sản xuất ở làng Bình Đà, thành ra, lòng yêu nước của ông trở thành một món trang sức ông đeo vào để lòe thiên hạ chơi, làm mất đi sự kính trọng của người khác !.
Hồi xưa, khi tôi còn ở nhà ông chú, tôi thấy ông chú tôi thường khen cụ
Võ Như Nguyện, không thấy khen ông Đỗ Mậu bao giờ, chỉ một lần, ông
bảo, ông Mậu “có học chữ Nho.” Có học chữ Nho, có nghĩa là học đạo thánh
hiền. Khoe khoang như thế thì không giống ông nào trong thất thập nhị
hiền cả, nói chi tới cụ Khổng.
Điều đáng tiếc, sau khi tôi rời xóm Đông Ba, ít khi về thăm ông chú họ,
bởi tôi từng bị ông mắng là “thằng bất trị”. Không phải tôi tự ái, chắc
gì ông mắng sai mà tự ái, nhưng tôi ngại hỏi chuyện ông, không như ngay
xưa, không hỏi ông cũng nói cho nghe để răn dạy anh em chúng tôi. Thành
ra, tôi không rõ, ông chú hoặc các đồng chí cũ như cụ Võ Như Nguyện,
nghĩ gì về ông Đỗ Mậu, bấy giờ bị thiên hạ chê là bất trung. Trung với
hiếu, theo đạo Nho, là hàng đầu. (Trai thời trung hiếu làm đầu - Lục Vân Tiên).
Sau khi cụ Ngô làm tổng thống, ông chú họ tôi xin nghỉ hưu, mặc dù, hồi
ấy, cậu Cẩn, theo đề nghị của cụ Võ Như Nguyện, đang làm tỉnh trưởng
Bình Định, cho ông đi làm quận trưởng một quận nào đó ở Bình Định, nhưng
ông từ chối.
Trong nhiều bữa cơm, ông kể lại vài “thế thái nhân tình” hồi bấy giờ, như chuyện cụ Võ Như Nguyện bị “xàm tấu”, bôi lọ với cụ Ngô, khiến ông từ chức “dân biểu” sau khi đắc cử (Đắc cử nên thôi làm tỉnh trưởng). Cụ Võ xin về dạy học ở Viện Hán Học. Ông chú họ tôi cũng nghỉ hưu luôn. Họ noi gương Phạm Lãi đấy, “Chim hết bẻ ná, hết cá quăng nơm” – câu tục ngữ ông Hiến nói lại với chúng tôi sau khi kết thúc một câu chuyện gì đó.
Trong nhiều bữa cơm, ông kể lại vài “thế thái nhân tình” hồi bấy giờ, như chuyện cụ Võ Như Nguyện bị “xàm tấu”, bôi lọ với cụ Ngô, khiến ông từ chức “dân biểu” sau khi đắc cử (Đắc cử nên thôi làm tỉnh trưởng). Cụ Võ xin về dạy học ở Viện Hán Học. Ông chú họ tôi cũng nghỉ hưu luôn. Họ noi gương Phạm Lãi đấy, “Chim hết bẻ ná, hết cá quăng nơm” – câu tục ngữ ông Hiến nói lại với chúng tôi sau khi kết thúc một câu chuyện gì đó.
Tiếc rằng về sau, khi tôi đã đi dạy, ít lui tới nhà ông chú họ để biết thêm thế thái nhân tình người Huế như thế nào !.
Tôi cũng tò mò. Khi còn ở trong nhà ông chú, sau một lần phát hiện trên đầu tủ, ông chú vất lên đó mấy biên bản họp đảng (Cần Lao), tôi
bèn lén rình, hễ có biên bản nào mới thì tôi lén đọc chơi. Biên bản
không nói gì lạ. Vã ông chú tôi cũng rất ít phát biểu. Phần nhiều là lời
lẽ mấy ông “tân tòng”, - mới vô đảng -, coi bộ tích cực lắm, nhất là
mấy ông cũng “tân tòng” cả mặt tôn giáo. Không hiểu cậu Cẩn và ông Thục
có bao giờ đọc các biên bản nầy để biết công lao khuyển mã của họ hay
không ? !
Không hiểu sao, có một lần trong bữa ăn, ông chú tôi nói :
- “Tau theo cụ Ngô là vì chống Tây. Bây giờ có theo đạo, phải thờ ông chúa Giê Su, mắt xanh mũi lõ như Tây, tau đâu có chịu.”
Có phải “người ta” đặt vần đề mấy chữ Đ (4) với ông chú tôi chăng ?
Mặc dù hồi xưa ông có đi lính Khố Xanh, nhưng vì cái sở học chữ Nho của
ông, ông đâu có theo Tây được. Cũng như một số binh lính hồi ấy (trước 1945), như
ông quan một Khố Đỏ Phan Tử Lăng, ông đội Khố Đỏ Nguyễn Vinh, ông Phùng
Ngọc Trưng, ông Đinh Sơn Thung, là những người theo cụ Ngô cả. Một lần,
trong bữa cơm, ông nói với anh em chúng tôi, cụ Ngô, một trong những
lần nói chuyện đầu tiên ở quốc hội, ông tỏ lời khen ngợi những người
lính Khố Xanh, Khố Đỏ đã hết lòng với cụ Ngô, không sợ mật thám Tây bắt
bỏ tù, như trường hợp ông Đỗ Mậu là một.
Sau khi ông Diệm làm tổng thống, ông chú họ tôi ít quan hệ với những
người trong nhóm ông còn ở trong chính quyền như ông Đỗ Mậu, ông Phùng
Ngọc Trưng. Chỉ còn hai người ông lui tới thăm hỏi thường xuyên là cụ Võ
Như Nguyện và ông nhạc sĩ Ngô Ganh. Cụ Võ Như Nguyện như tôi nói là
người đứng đầu, còn ông Ngô Ganh cũng là người trong nhóm như ông chú
tôi vậy. Sau khi ông Ngô Ganh được bầu làm bí thư tỉnh đảng bộ Cần Lao
Thừa Thiên Huế, dần dần ông chú tôi không còn đi họp đảng nữa, nên tôi
mất cơ hội đọc lén biên bản họp Cần Lao.
Ông quay trở về lo chuyện làng : Làng Hiền Lương, huyện Phong Điền,
tỉnh Thừa Thiên. Đây là làng nội, ngoại của ông chú tôi, cũng là làng
nội tôi. Làng ngoại tôi là làng Nhan Biều, bên kia sông Thạch Hãn, ngang
với thị xã Quảng Trị.
Ông đứng ra quyên góp xây lại đình làng, đình nầy lớn, chỉ sau đình làng La Chữ mà thôi, bị Việt Minh “tiêu thổ kháng chiến” năm
1946. Khi chuẩn bị đánh nhau với Pháp ở Huế, tất cả các văn bản, chiếu
biểu của triều Nguyễn cất giữ ở Tàng Thơ trong thành nội Huế, được
chuyển về để ở đình làng tôi. Thế rồi Việt Minh trong làng, những người
dốt nát, cho là tàn tích phong kiến, cho dân làng tự do lấy về làm giấy
vấn thuốc lá hút chơi, hoặc nhóm lửa hết, không còn được một tờ giấy bổi
nào.
Ông viết một cuốn sách nói về lịch sử làng, nhan đề là “Hiền Lương Chí Lược.” May
mắn, ông không nói gì tới nội tổ tôi là người làm thầy thuốc trong
triều thời Thành Thái, nhưng điều làm tôi giận ông là ông chê thân phụ
tôi ỷ mình là con độc nhứt của quan ngự y nên học dốt, thất chí bỏ làng
mà đi khi cha tôi vừa 20 tuổi.
Tuy vậy, ông chú tôi rất kính trọng những người lớn tuổi, chảng hạn như
với cụ Thị Ngô. Một năm, khi tôi còn làm học trò ở trường Quốc Học,
sống tại nhà ông chú, thì cụ Thị Ngô hơn 70 tuổi, cưới một cô, chị Bảy,
nguyên là một “em Mari”, mới 20 tuổi, làm vợ, khiến thiên hạ đồn đãi dữ
lắm ! Ai cũng cười, bàn tán, vậy mà ông chú tôi chẳng bàn đến việc đó
bao giờ. Câu chuyện nầy, tôi viết thành một truyện ngắn, nhan đề là “Cựu Học Sanh”, in trong cuốn Viết Về Huế, tập 1.
Cụ Thị Ngô tên thật là Trần Văn Ngô, quê ở Quảng Trị, hàng chú bác gì đó của Trần Bá Khuê, - Khuê là người anh, và Đoàn Mại (Trần Bá Mại), người em -.
Trần Bá Khuê, tức Đoàn Khuê, đại tướng Việt Cộng, và ông em là Đoàn
Mại, hoạt động nằm vùng ở miền Nam trước 1975. Hai anh em ông nầy, nhà ở
gần nhà cụ Thị Ngô, đối diện hiệu tạp hóa Nam An, mẹ cô giáo Võ Thị Trà
Liên, bạn học cũ của tôi ở trường Quốc Học, có lần chê tôi “ốm (gầy) giơ xương.”.
Bố Đoàn Khuê có hai vợ, vợ hai là mẹ Đoàn Khuê, Đoàn Mại. Bà vợ cả, có
một con gái, tục gọi là bà Hường, chồng qua đời sau 1975, chủ tiệm giặt
ủi ở trên đường Hùng Vương, đối diện với chợ Thị Nghè, Saigon. Bà nầy có
người con là trung úy Công Binh, chế độ cũ. Anh nầy phục vụ ở Vùng 2
Chiến Thuật, trước 1975, đem một chiếc xe du lịch của một ông tướng
ngoài đó về Saigon sửa. Năm đó, 1975, tướng Đoàn Khuê, sư trưởng sư đoàn
Sao Vàng, đơn vị bắt ba ông tướng của ta(Nguyễn Vĩnh Nghi, Phạm (?) ngọc Sang (không quân), và Trần văn Nhựt) ở Phan Rang. Ông Khuê về thăm bà chị ở Thị Nghè, bằng chiếc xe hơi do ông “cháu” đã sửa, nay ông “cậu” dùng,(ông Khuê, em của mẹ anh trung úy công binh) !
Tuy theo Việt Cộng, nhưng gia đình Đoàn Khuê không nghèo. Chỉ có dân làng Gia Đẵng ông ta mới thật sự nghèo.
Quảng Trị là tỉnh nghèo nhứt miền Trung, làng Gia Đẵng của ông Đoàn
Khuê là làng nghèo nhứt Quảng Trị. Sau “Mùa Hè Đỏ Lửa”, Sư Đoàn Thủy
Quân Lục Chiến đóng từ Phá Tam Giang ra tới Gia Đẵng, ai từng tới đây
thì biết làng nầy nghèo như thế nào. Dân làng nầy làm nghề cá biển,
không có ruộng vì đất làng toàn là cát trắng. Đến mùa thu đông, biển
động, không đi đánh cá được, dân đói lắm. Bố mẹ (mẹ lớn, vợ cả) của
Đoàn Khuê làm nghề đầu nậu, cho vay khi dân không đánh cá được, khi có
cá tôm thì thu mua gom lại đem về tỉnh bán lấy lời. Thành ra dân làng
Gia Đẵng bị bố mẹ Đoàn Khuê bóc lột tới hai lần. Do đó, anh em Đoàn Khuê
mới có nhà ở Huế, học hành ở Huế.
Thời Ngô Đình Diệm, anh Nguyễn Văn Cường, (bạn tù cải tạo của tôi ở Trảng Lớn),
cán sự Nông Lâm Súc, trưởng ty Ngư Nghiệp Quảng Trị nói với tôi rằng Ty
của anh có nhiệm vụ phát không lưới, lưỡi câu cho đồng bào, giúp dân
chài đóng những ghe nhỏ. Những sự trợ giúp nầy thuộc ngân sách quốc gia
và ngân sách viện trợ. Bố mẹ “ông cách mạng Đoàn Khuê” thì bóc lột dân
chài, đế quốc Mỹ thì trợ giúp dân chài. Buồn cười không ! ! ! ? ? ?
Trước chiến tranh Pháp Việt (1945-54), mẹ đẻ (vợ hai của bố) Đoàn
Khuê vô Huế sinh sống, lại tiếp tục bóc lột dân nghèo bằng một phương
cách khác: Mở tiệm cầm đồ. Đó là tiệm cầm đồ “Mụ Thái” (nói theo cách Huế) đối
diện với tiệm chạp phô Nam An của mẹ cô giáo Trà Liên như tôi nói ở
trên, gần nhà cô Hoắc Hương. Bây giờ, ở Saigon, mấy ông cán bộ cách
mạng, có tiền cũng cho vay, ăn tiền đầu và cầm đồ. Họ cho như thế không
phải bóc lột mà chính là giúp đỡ người cần có tiền. Làm nghề cầm đồ,
xanh xít đít đui, trước 1975, người ta gọi là nghề “đẻ con trai không
cu”. Bây giờ, văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, cái nghề “không cu” đó trở
thành nghề nhân đạo. Thiên hạ đảo điên cả rồi hay sao vậy nè ! ! !
Lê Duẫn là người rất cục bộ. Khi có quyền, - ngoại trừ một ít người coi
thường ông ta như Trần Công Khanh, - Trần Công Khanh, quê ở làng Huỳnh
Công, Vĩnh Linh, Quảng Trị, người đầu tiên giữ chức chủ tịch ủy ban hành
chánh Trung Bộ, đảng viên Cộng Sản, thuộc dòng dõi nhà quan và giàu có,
coi thường Lê Duẫn “i-tờ-rít” (Ít học) –
ngoài ra, những ai thuộc dân Quảng Trị, dân Huế - Thừa Thiên hay Quảng
Nam, đều được Lê Duẫn cất nhắc để làm vây cánh như Đặng Lang, Đặng Thí,
quê làng An Tiêm, Triệu Phong, Quảng Trị; Lê Trọng Tấn, người làng Phước
Tích, “làng đôộc độôc” – làm đồ gốm - Trần Hữu Dực, và Đoàn Khuê, nên
Đoàn Khuê lên loon mau vậy. Dân các tỉnh kế cận cũng đông, không ít
người được Lê Duẫn cho làm vây cánh..
Cũng vì lý do đó mà Lê Đức Anh lên rất nhanh. Khi Saigon sụp đổ năm
1975, Lê Đức Anh mới mang loon đại tá, tư lệnh quân khu 9, miền Tây, lên
nhanh như gió, nhứt là sau 1979, năm Việt Cộng xâm lăng Kampuchia.
Lê Đức Anh, trước và sau 1945, Lê Đức Anh có thân nhân cư ngụ ở phía trong chợ Xép một chút, trên đưòng Ngô Đức Kế, (xưa gọi là đường Chợ Xép). Một người chú (hay bác) làm rể bên phía nhà ông thị Ngô. Lê Đức Anh vốn dòng dõi Đoàn Trưng, Đoàn Trực.
Về Đoàn Trưng, Đoàn Trực là hai người đứng đầu trong vụ Giặc Chày Vôi. Sử chép :
5.- Sự phản nghịch ở Kinh Thành
Việc ngoài bác mới hơi nguôi nguôi, thì Kinh đô lại có việc làm cho náo động lòng người.
Nguyên vua Dực Tông là con thứ mà được nối ngôi, là vì người anh ngài
là Hồng Bảo, phóng đãng, không chịu học hành cho nên không được lập. Ông
ấy lấy điều đó làm tức giận, bèn mưu đồ với một nước ngoại quốc để
tranh ngôi vua. Chẳng may sự lộ ra, ông ấy phải bỏ ngục, rồi uống thuốc
độc mà chết. Còn con ông ấy thì được tha mà phải đổi tên là Đinh Đạo.
Đến năm Bính Dần, là năm Tự Đức thứ 19, nhà vua đang xây Vạn Niên Cơ
tức là Khiêm Lăng bây giờ, quân lính làm lụng khổ sở, có nhiều người oán
giận. Bấy giờ ở kinh thành có Đoàn Trưng cùng với em là Đoàn Hữu Ái,
Đoàn Tư Trực và bọn Truơng Trọng Hòa, Phạm Lương, kết làm “Sơn Đông thi
tửu hội”, để mưu việc lập Đinh Đạo lên làm vua. Bọn tên Trưng mới chiêu
dụ những lính làm ở Vạn Niên Cơ và cùng với quan hữu quân Tôn Thất Cúc
làm nội ứng định ngày khởi sự.
Đến hôm mồng 8 tháng 8, bọn tên Trưng đem quân vào cửa tả dịch, chực
xông vào giết vua Dực Tông. May nhờ có quan chưởng vệ Hồ Oai, đóng cửa
điện lại, hô quân bắt được tên Trưng, tên Trực và cả bọn đồng đảng. Đinh Đạo phải tội giảo. Tôn Thất Cúc thì tự vẫn chết, còn các quan có trách nhiệm đều phải chiếu tội nặng nhẹ, hoặc phải cách. (Việt Nam Sử Lược - tập 2. trang 272)
Theo dư luận ở Huế, cháu chắt Đoàn Trưng, Đoàn Trực sợ liên lụy, bèn bỏ
Huế chạy trốn, một số về Truồi, phía nam Huế; một số ra Hương Cần, phía
bắc Huế, đổi thành họ Lê. Con cháu họ Lê ở Hương Cần, theo như người
Huế nói, có ông Lê Văn Khương, đại tá Không Quân VNCH, ông Lê Van Lâm,
tác giả sách lý hóa đệ nhị, ông Lê Văn Bang, thiếu tá Không Quân VNCH…
Điều nầy, tôi chỉ nghe đồn chớ có được đọc gia phả của họ đâu mà biết
chắc !
Họ Lê ở Truồi, chính là ở làng Bàn Môn, huyện Phú Lộc (sau nầy đổi thành Vinh Lộc) là
họ của Lê Đức Anh. Khi Lê Đức Anh làm 1 trong nhóm đứng đầu đảng Việt
cộng, có người nói: “Lê Đức Anh là con cháu tên phản nghịch, nay làm
trùm đảng cướp. Giòng nào giống đó! Có chi mà thắc mắc ?”
Anh em Lê Đức Anh học hành không tới nơi. Người anh có tiệm đại lý gạo ở
Hàng Bè, tiệm gì “… Lợi” đó, tôi không nhớ. Chủ tiệm nầy là bố trung tá
hải quân trung tá LKL của VNCH. Có lẽ nhờ là cháu Lê Đức Anh, ông trung
tá nầy đi “tù cải tạo” chỉ 4 năm rưởi thì được tha ra. Như người ta thì
cũng phải ngồi gở trên mười cuốn lịch như không. Ông hải quân trung tá
LKL qua Mỹ theo “diện” HO.
Lê Đức Anh, mới đậu bằng “Sơ học yếu lược” (lớp ba), rời quê vào Nam tha hương cầu thực, làm cặp rằng ở đồn điền cao su Phú Riềng. Việc nầy nhiều người biết, xin khỏi bàn thêm.
Ngôi nhà ngay ngã tư đường Âm Hồn (Nguyễn Hiệu) và đường cửa Đông Ba (Mai Thúc Loan), đối
diện với nhà cô Hoắc Hương, bọn học trò chúng tôi thường gọi là ngôi
nhà ma, không ma thì cũng bệnh hoạn. Một thằng bé, tên Quỳnh, - gọi là
bé nhưng có lẽ cũng lớn tuổi, - bằng cỡ Tuệ hay Ủy, thường mặc bộ áo lá
trắng rất sạch, miệng thuờng sùi bọt mép, nói ngọng, đi lang thang dọc
bờ tường nhà nó – nhà nầy có xây tường gạch, cửa “tam quan” - thật ra
chỉ có một cổng, không có cánh cổng, trong là bình phong bằng gạch. -
Kiểu nhà quan to hồi xưa, - Thằng bé rất hiền lành, đi lang thang một
mình, không đi học được, chơi một mình, không ai chơi với nó vì nó bị
bệnh điên. Điên nhưng nó không phá ai, không nói lảm nhảm. Các nhà quan
to ở Huế, thường có một đứa con bất thường như vậy. Người ta gọi là “âm
báo”, vì khi làm quan, có làm điều gì đó, thất đức. Đó là cái quả của sự
thất đức đó. Tin hay không thì tùy. Chuyện nầy cũng tương tự như chuyện “Ném Bút Chì” trong “Vang Bóng Một Thời” của
Nguyễn Tuân vậy. Ngày nay, dưới nhãn quan khoa học, có thể đó là hệ quả
của sâm nhung, hay sự trụy lạc của các ông quan già còn ham trống bỏi.
Tuy nhiên, mặc dù không rõ nhà quan nầy là ai, tôi vẫn có cảm tình với
thằng bé đó. Còn ai sống trong ngôi nhà đó thì tôi nhớ có cô NTQH, du
học ở Mỹ về, là người đàn bà lái xe hơi đi làm, đi chơi thứ 2, sau mệ
Sen. Xe cô QH mới hơn, Renault 10. Cô nầy gốc là cô giáo, du học Mỹ về
làm sở Mỹ, có thể nhờ đó là em trai cô, NTC, chưa hoc hết cử nhân luật
mà làm Giám đốc ở Bộ Thông tin.
Đây cũng là nhà cô Tịnh Nhơn. Bọn học trò ở Huế như bọn tôi, phần đông
biết cô, không biết mặt cũng biết tên. Cô là cô giáo của các đứa em của
tôi. Tôi nói các em vì em ruột tôi cũng có mà em bà con cũng có. Cô dạy
hay, tận tâm, và cũng có lần thời trẻ, cô từng làm Việt Minh, rồi bỏ
Việt Minh, không theo được. Một lần Việt Minh giao công tác cho cô, cô
không làm, quyết định từ bỏ và thả tài liệu ấy xuống giếng trong nhà cô,
thay vì đem giao cho người khác. Kể chuyện bỏ tài liệu xuống giếng cho
học trò nghe mà cô khóc, bỏ Việt Minh mà cô khóc bởi vì khoảng thời gian
ấy, các năm 1948, 49, bỏ Việt Minh có nghĩa là từ bỏ con đường kháng
chiến cứu nước, giành độc lập, và theo Tây.
Tôi chỉ nghe nói về cô Tịnh Nhơn, bởi vì cô là giáo sư trường Đồng
Khánh và, cùng với chồng là ông Văn Đình Hy, thầy dạy Việt Văn chán ngắt
của tôi năm tôi học Đệ Tam ở Khải Định (năm ấy còn tên cũ), sau
ông làm Hiệu Đoàn Trưởng rồi Giám học trường Quốc Học, huynh trưởng gia
đình phật tử, mà phong trào nầy, sau khi hồi cư 1948, 49, ở Huế, lên
rất cao.
Mãi đến năm 1962, năm tôi chấm thi trung học tại trường Quốc Học, cô
Tịnh Nhơn khi ấy là hiệu trưởng trường Đồng Khánh, làm trưởng ban Việt
Văn trong hội đồng chấm thi. Cô đến họp, đẹp, sang trọng, đỏng đa đỏng
đảnh - ấy là nói theo cách Huế. Tôi và mấy người bạn cùng làm giám khảo
hơi nản lòng về thái độ của cô. Cũng may, cô bận việc, giao lại cho ông
NĐG, phó ban trông coi mọi việc, rồi cô đi mất tiêu, cho đến khi chấm
thi xong, cũng không thấy cô đến chỗ chúng tôi chấm bài thi lần nữa.
Hai vợ chồng cô Tịnh Nhơn, vì không có chữ Đ (4) nào
nên cái ghế họ ngồi không lâu, nhất là sau khi cái “lưng dựa” của họ,
ông NVH, thôi chức giám đốc nha đại diện giáo dục, đi du học bên Tây.
Tên đầy đủ của cô Tịnh Nhơn là Đặng Tống Tịnh Nhơn. Tống là họ mẹ, là hậu duệ bà “Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu”, -
tôi chỉ biết họ Tống, không biết tên. Bà Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu là mẹ
ông Hoàng Tử Cảnh, người được ông cố đạo Bá Đa Lộc đưa qua Pháp để xin
cầu viện. Hoàng tử Cảnh bị bệnh đậu mùa chết sớm. Bà mẹ ông cũng chết
sớm. Tuy nhiên, sau khi lên ngôi, bà được vua Gia Long phong làm Cao
Hoàng Hậu, miếu hiệu Thừa Thiên. Ngôi mộ của bà nằm kế cạnh mộ vua Gia
Long. Ai từng đi chơi lăng Gia Long, sẽ thấy cảnh mộ ấy, xây cất rất
hoành tráng.
Cô
Đặng Tống Tịnh Nhơn, sinh khoảng 1930, 31 gì đó, mồ côi cha mẹ rất sớm.
Cha cô là ông Đặng Ngọc Chương, công chức thời Tây, chết vì bệnh lao.
Ông Chương là anh em chú bác với Đặng Ngọc Thụ, ông nội của bác sĩ Việt
Cộng Đặng Thùy Trâm, chết ở Quảng Ngãi năm 1970. Bác sĩ Việt Cộng Đặng
Thùy Trâm là tác giả “Hồi Ký Đặng Thùy Trâm.”
Ngôi nhà nầy “kinh” lắm. Kẻ bệnh điên, người chết vì bệnh lao, kẻ bỏ đi
mất tích. Bác sĩ Việt Cộng Đặng Thùy Trâm cũng sinh đẻ ở đây (1942),
trước khi cùng mẹ (Doãn Ngọc Trâm) ra Thanh Hóa (1944) theo bố (Đặng Ngọc Khuê) làm nghề dạy học.
Không hiểu căn nhà ma nầy bây giờ như thế nào, có trả lại cho người họ
Đặng, bố của Đặng Thùy Trâm từ ngoài Bắc trở về sau 1975, cho đúng với
câu tục ngữ thời đại mới : “Người Nam nhận họ, người Bắc nhận hàng.”
Còn một nhân vật đặc biệt nữa, người cuối cùng xóm Đông Ba, xin trình
bày cùng độc giả, môt nhân vật “ủng hô chí sĩ nhưng không theo tổng
thống”, ấy là cách nói của một số người ở xóm nầy.
Ông cụ nầy gốc là công chức, nhưng không chịu theo Tây, cũng không theo
Việt Minh. Năm 1948, sau khi Việt Minh bỏ mặc dân, chạy trốn lên rừng,
Tây chiếm lại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị,
Quảng Bình, nhưng không chính quyền dân sự Việt Nam. Tây đi lùng, mặc
sức đốt nhà, hiếp dâm, cướp của… Cụ Trần Văn Lý, quê ở Quảng Trị, nguyên
là tuần vũ, quan lại triều đình Huế, thấy tình hình như vậy, bèn quan
hệ với quân đội Pháp, đứng ra thành lập“Hội Đồng Chấp Chánh Lâm Thời” để can thiệp, bảo vệ cho dân. Đó là chính quyền quốc gia nguyên thủy, trước khi “Quốc Trưởng Hồi Loan” năm 1949.
Bây giờ các thành phần nhân sĩ, yêu nước, nhưng không theo Việt Minh,
cùng tham gia Hội Đồng với cụ Trần Văn Lý để giúp dân. Ông cụ nói trên ở
xóm Đông Ba của tôi, cùng tham gia với cụ Trần Văn Lý. Đó là cụ Lê
Khương, từng là “đồng chí” với cụ Võ Như Nguyện.
Ban đầu nhà cụ Lê Khương ở khu An Cựu, trong khuôn viên Chùa Bà Sư, đối
diện bên sông An Cựu là Cung An Định. Cụ Khương tham gia Hội đồng Chấp
chính Lâm thời với cụ Trần Văn Lý. Được tin Việt Minh bò về tìm bắt. Cụ
Lê Khương bỏ nhà trốn đi một thời gian. Bọn Việt Minh bèn lén cho từng
đứa con trai, lúc đó còn quá nhỏ, ăn kẹo có thuốc độc ; để làm cho Cụ
Khương phải nóng lòng lộ diện. Ba người con trai, lần lượt bị Việt Minh
giết cả.
Sau khi Quốc trưởng Hồi loan, quân đội quốc gia được thành lập, trước
hết là Việt Binh Đoàn Trung Việt cho miền Trung. Trước nhu cầu quân sự
hồi đó, cụ Lê Khương được đồng hòa cấp bậc đại úy, làm việc ở bộ chỉ
huy, cùng với chỉ huy trưởng là đại úy Nguyễn Ngọc Lễ.
Năm 1954, chí sĩ Ngô Đình Diệm về chấp chánh. Năm sau, 1955, thủ tướng
Ngô Đình Diệm bị phe thân Pháp trong quân đội và chính quyền miền Nam
chống đối dữ dội. Bấy giờ quân đội quốc gia chia làm hai phe, một phe
theo tướng Nguyễn Văn Hinh, thân Pháp, một phe theo thủ tướng Ngô Đình
Diệm, chống Pháp, chống phe tướng Hinh.
Về phe chống tướng Hinh, nhiều người tỏ thái độ công khai, như đại tá (cấp bậc lúc đó) Thái
Quang Hoàng kéo quân lên chiến khu Sầu Đâu ở Phan Rang. Phe theo tướng
Hinh thì tìm cách bắt cóc và thủ tiêu những ai ủng hộ thủ tướng Ngô Đình
Diệm.
Công cuộc chống Pháp giành độc lập đã diễn ra hàng trăm năm nay. Bây
giờ là cơ hội quí báu vô cùng. Những người từng có ý thức về tinh thần
độc lập đều biết như vậy, huống chi những ngươì từng ủng hộ chí sĩ Ngô
Đình Diệm sau khi ông treo ấn từ quan.
Vì vậy, cụ Lê Khương bị phe tướng Hinh bắt đưa lên tầu lửa giải về
Saigon để có biện pháp, có thể bị thủ tiêu. Trung tá Lê Khương biết số
mạng mình đang nguy ngập – bấy giờ ông đeo loon Trung tá - nhân khi bọn
áp giải sơ hở, cụ Lê Khương nhảy tầu trốn thoát. Trong một lần ăn cơm,
ông chú họ tôi kể lại chuyện cụ Lê Khương. Ông nói: “Ông ấy mà không
trốn thoát được, chắc bị tụi nó giết rồi.”
Mặc dù là người từng ủng hộ chí sĩ khi ông Diệm còn bôn ba nơi hải
ngoại, vì ủng hộ cụ mà gặp hoàn cảnh thập tử nhứt sinh, cụ Lê Khương vẫn
không phải là người được ưu đãi dưới chế độ mới vì ông không biết… đi
giựt lùi. Từ đó cho đến khi giải ngũ năm 1963 vì “tội phe Ngô Đình Diệm”, ông chỉ thăng có một cấp, lên đại tá.
Trong hàng con cháu vẫn thương kể câu chuyện khi ông cụ về Cần Thơ làm phó cho tướng Cao.
Tướng Cao nổi tiếng đánh giặc giỏi, không phải vì xuất thân từ một
trường quân sự nổi tiếng nào, không phải vì tài ba mà vì một câu nói bất
hủ khi ông thưa chuyện với ông Cố vấn Ngô Đình Nhu : “Dạ thưa ông cố vấn, con nằm mộng thấy Đức Mẹ hiện ra chỉ đường cho con đem quân đánh Việt Cộng.”
Xưng con ! ?
Nghe có trái tai lắm không ?
Nghe có trái tai lắm không ?
Ông Ngô Đình Nhu sinh năm 1911. Ông Huỳnh Văn Cao sinh năm 1927, kém 16 tuổi. Vậy thì chắc ông Nhu “chơi bời” sớm lắm, lúc 15 hay 16 tuổi mới có con bằng tuổi ông Cao.
Khi cụ Lê Khương đã mang loon đại úy rồi thì ông Cao đang học lính “ắc ê” ở
trường Đập Đá, sau nầy gọi một cách văn hoa là trường Võ Bị Địa Phương
Trung Việt. Vậy mà nhờ “nằm mơ thấy đức Mẹ” nên ông Cao đã lên tướng,
ông cụ Lê Khương mới đại tá. Khi ông cụ đáo nhậm chức tư lệnh phó quân
khu 4 dưới quyền ông Cao, văn phòng ông Cao ở trên lầu, văn phòng ông
phó ở dưới lầu, ngay dưới văn phòng ông tướng.
Cụ Lê Khương, sau nầy, kể với các con :
- “Thằng đó mà ngôi trên đầu tao à ?”
Thế rồi ông biểu lính chuyển văn phòng của ông qua phía bên kia, cũng ở
dưới lầu, nhưng phía trên là thư viện. Ông cụ chỉ chịu ngồi dưới sách
vở.
Không ai chê hành động đó của cụ Lê Khương đâu !
Gia đình ông Cao ở Huế có tiếng tăm gì đâu để người ta nể trọng. Anh ông Cao là một thầy“trợ giáo”. Trợ
giáo là mới đậu tiểu học, xin đi dạy, cho học sinh các lớp 1, 2 và 3.
Không nghe người ta nói ông Cao học cao, học giỏi, chỉ là “thời thế tạo
anh hùng”. Anh hùng như ông Cao là chịu trách nhiệm về trận Ấp Bắc đấy.
Vậy mà ông Cao cũng thoát khỏi trách nhiệm, không bị mất chức như ông
đại tá Bùi Đình Đạm, khi đó làm tư lệnh sư đoàn 7, dưới quyền ông Cao.
Cùng là người ủng hộ cụ cả đấy. Nhưng khi cụ Ngô qua đời, cụ Lê Khương bị gán cho là“người của cụ Ngô” nên
cái gọi là Hội đồng Tướng lãnh buộc giải ngũ. Còn ông Cao không bị buộc
như thế, lại lên một sao. Mãi ba năm sau, 1966, thoát chết vì mấy viên
đạn súng Colt của ông thiếu úy Nguyễn Đại Thức, ông Cao hoảng hồn, thấy
còn đường binh nghiệp của ông không khá được nữa, ông không còn “nằm
mộng thấy” gì nữa, nên mới giải ngũ, qua làm thượng nghị sĩ cho đến ngày
30 tháng tư/1975.
Mệ Sen nhà ở ngay ngã tư Anh Danh, có lẽ là người không muốn dính dấp
gì tới lịch sử. Điều đó dễ hiểu. Vì lịch sử mà thân phụ cuả mệ, gọi là
vua cha vua: Thành Thái, và anh của mệ, có phải gọi là vua anh: vua Duy
Tân, đều bị đi đày. Mệ là con vua Thành Thái, có lẽ là em vua Duy Tân.
Vua Duy Tân lên ngôi năm 8 tuổi, năm 1908, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Duy
Tân, Thái Phiên, Trần Cao Vân năm 1916, năm ấy vua mới 16 tuổi. Mệ Sen
trẻ hơn, năm tôi mới là sinh viên năm thứ nhứt đại học Huế, 1958, mẹ Sen
khoảng 40 tuổi. Có thể mệ Sen lớn hơn số tuổi đó, vì bao giờ trông mệ
cũng trẻ cả.
Mệ Sen nổi tiếng ở Huế vì một vài điều. Nếu người ta có nhắc tới câu
“Quốc sắc triêu hàm tửu, Thiên hương dạ nhiễm y,” gọi tắt là “Quốc Sắc
Thiên Hương”, hay nôm na là “Sắc nước Hương Trời”, hay “nghiêng nước
nghiêng thành”, thì mệ Sen chính là con người ấy. Người ta đồn rằng mệ
có mái tóc dài lắm, mỗi khi chải tóc, mệ phải đứng trên giường để tóc
khỏi chấm đất. Tóc dài, móng tay dài là nét đài các, sang trọng, giàu có
của người xưa, của các hoàng tử, công chúa, của giới vua quan. Mệ nói
tiếng Pháp như “đầm” và từng làm thư ký riêng cho viên khâm sứ Pháp. Thư
ký riêng hay tên khâm sứ nầy muốn chiêm ngưỡng người đẹp.
Tôi từng gặp mệ nhiều lần. Dễ thôi !
Sau khi nắm chính quyền ít lâu, tổng thống Ngô Đình Diệm cho sửa sang
lại Đại Nội, những cái hư nát, sửa sang chùa chiền, và các lăng tẩm. Ông
cho mở “Phòng du lịch Huế” để hướng dẫn du khách thăm thú các nơi. Mệ
Sen lúc ấy làm Trưởng Phòng Du Lịch Huế. Bọn học trò như chúng tôi, nếu
muốn biết lịch sử các lăng tẩm, tên gọi của các lăng tẩm hay đường lên
các lăng thì tới phòng Du Lịch Huế xin các bản tóm tắt. Mệ ngồi ngay
phòng trước, vui cười khi chúng tôi đến xin các tài liệu ấy. Chúng tôi
chỉ biết chừng ấy, còn các phái đoàn xa đến, đi thăm Đại Nội hay thăm
lăng, mệ làn huớng dẫn viên hay ai khác thì tôi không biết. Và… hình như
phòng du lịch Huế chỉ có một mình mệ Sen, mệ kiêm luôn tất cả các chức.
Thắng cảnh Huế, không phải như bây giờ, trở thành mồi câu khách, nơi
buôn bán. Việc làn của tổng thống Ngô Đình Diệm, như hồi ấy, chỉ là giới
thiệu cho du khách, biết tới văn hóa của người Việt Nam, đúng với ý
nghĩa đích thực của nó, chớ không đem ra buôn bán như bây giờ, vì nếu
làm việc ấy với tính thương mại mà giao cho mệ Sen làm trưởng phòng thì
chỉ từ lổ lã đến sạt nghiệp. Cái ngai vàng của vua Thành Thái, vua Duy
Tân mệ chẳng quan tâm, cái danh “Công chúa vua Thành Thái” mệ cũng chẳng
nghĩ tới thì phòng du lịch Huế, chỉ là nơi để mệ làm việc cho vui, hơn
là tính toán lời lỗ.
Dĩ nhiên, chiến tranh lan tràn, mọi thứ dẹp bỏ. Những năm chiến tranh
đó, tôi không còn thấy một người đàn bà lúc nào cũng trẻ đẹp sang trọng,
lái xe hơi chạy vòng quanh thành phố Huế. Súng đạn làm thay đổi mọi sự
rồi chăng ?
Có ông bác sĩ người nam bộ, đổi về Huế, mê mẩn vì các giai nhân đất
thần kinh, được mệ Sen gả cho một cô cháu gái, đẹp không kém gì mệ, sang
không kém gì mệ, và cũng hay cười không kém gì mệ. Nghe nói chuyện gia
đình ông bác sĩ rồi cũng tan vỡ. Dĩ nhiên, với hai cô cháu như thế, lời
đồn đãi không thể ít được, nhưng đó là đời riêng, nên tuy có nghe nói
nhiều, rất nhiều là đằng khác mà tôi chẳng chép vào đây làm chi !
Quá ngã tư Anh Danh, có một nhân vật, nói cho đúng là một ông nhạc sĩ
đặc biệt, từng “theo cụ Ngô” khi cụ còn bôn ba hải ngoại. Ông nhạc sĩ
thường đạp xe đạp từ trường (tiểu học) nầy qua trường (tiểu học) khác, với cây đàn ghi-ta vác trên vai, tập cho bọn trẻ hát bài “Cái nhà là nhà của ta, công khó ông cha lập ra…” hay “Chuột cắp trứng”, “Ba chú gà con đi chơi với nhau…”
Một lần Tuệ được ông chú tôi sai lên nhà ông Ngô Ganh, Tuệ rủ tôi đi
theo. Tuệ dặn : “Nhà ông nầy có nuôi hai con chó. Một con ông đặt tên là “Phách tấu”, một con tên là “Nói Trạng”.
Phách tấu hay nói Trạng cũng giống nhau, nói như ông trạng nguyên. Đậu
Trạng nguyên rồi thì khoe khoang, nói dốc dữ lắm, một tấc tới trời. Khi
có khách tới, hai con chó xông ra sủa. Ông chủ gọi : “Phách tấu”, “Nói trạng” vô nhà !” Thế
là hai con chó ngoắt đuôi vô nhà, khách cũng nghẹn họng, chẳng ai dám
nói trạng hay nói phách tấu với ông chủ, phải giữ sự ngay thẳng, thiệt
thà.
Khi vụ đài phát thanh xảy ra đêm 8 tháng 5 năm 1963, ông là “bí thư
tỉnh ủy Thừa Thiên Huế”, dĩ nhiên là đảng Cần Lao, quản đốc đài phát
thanh Huế. Theo chương trình của đài phát thanh đã công bố cho thính
giả, buổi chiều hôm ấy, đài sẽ phát lại buổi lễ Phật đản diễn ra tại
chùa Từ Đàm sáng hôm ấy.
Vậy nhưng đến gìờ, đài không phát chương trình lễ như đã thông báo, chỉ
có ca nhạc gì đó. Thế là đồng bào Huế, phần đông là phật tử đến chùa
xem thử, hỏi, tại sao không phát lại buổi lễ như đã thông báo. Người ta
lại bảo nhau, hồi sáng, thượng tọa (lúc ấy ông còn là thượng tọa) Trí Quang có phát biểu “gay gắt” về việc “cấm treo cờ Phật giáo.”
Quả tình tôi không biết việc cấm treo cờ nầy, và khi chở đứa em gái đi
coi lễ, tôi nói là đi coi, xem cho biết vì thường thì lễ đông vui, chớ
không phải đi lễ chùa, ngang qua đài phát thanh. Khi ấy trời còn sáng,
thấy đồng bào tụ tập đông, tôi về nhà cất xe gắn máy, rồi tôi dẫn vợ và
em gái ra đài phát thanh coi chơi. Nhà tôi cách đài phát thanh chưa tới
200 thước.
Lúc đó, quản đốc cho đồng bào biết ông không giải quyết được, lệnh cấm là do ở trên, ông tỉnh trưởng sẽ xuống tận nơi giải quyết cho đồng bào. Ông tỉnh trưởng xuống tới nơi, thì ba phát súng lệnh nổ ra, lựu đạn nổ, giết chết 7 em bé, đồng bào chạy tán loạn, tôi cũng dắt vợ và em gái chạy luôn.
Lúc đó, quản đốc cho đồng bào biết ông không giải quyết được, lệnh cấm là do ở trên, ông tỉnh trưởng sẽ xuống tận nơi giải quyết cho đồng bào. Ông tỉnh trưởng xuống tới nơi, thì ba phát súng lệnh nổ ra, lựu đạn nổ, giết chết 7 em bé, đồng bào chạy tán loạn, tôi cũng dắt vợ và em gái chạy luôn.
Thế rồi ông nhạc sĩ bay chức quản đốc đài phát thanh.
Gặp ông chú, - như tôi có trình bày - ông chú tôi là bạn “đồng chí đảng
cụ Ngô” với ông quản đốc đài phát thanh. Ông chú tôi nói một câu : “Tội
nghiệp” ông Ngô Ganh.”
Ông nhạc sĩ, quản đốc đài phát thanh, bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế nói
trên là ông Ngô Ganh. Tại sao ông chú tôi nói “tội nghiệp” cho ông Ngô
Ganh ? Tôi nghiệp vì ông không biết “qui khứ lai từ” cho sớm như ông chú
tôi và cụ Võ, để mang tiếng với đồng bào Huế là đồng bào quê hương ông?
Tôi nghiệp vì ông kẹt giữa cậu Cẩn với đức cha, hay ông bị kẹt giữa
đồng bào Huế phần đông theo đạo Phật và chính sách tôn giáo của anh em
nhà Ngô mà đứng đầu là ông Thục ? Tất cả những cái kẹt đó là đáng “tội
nghiệp” cho một con người ngay thẳng, chính trực, một ông nhạc sĩ hết
lòng với bọn học trò như bọn chúng tôi.
Sự nghiệp ông chấm dứt từ đó. Từ bỏ các chức quản đốc ấy, ông ra về.
Ông có chi tiếc hận không ? Và ông chết già, chết đói, cô đơn, trong
cảnh bần cùng, sau khi “Nước nhà thống nhứt”, Việt Cộng treo cờ đỏ trên
cột cờ Ngọ Môn.
Trại Bò không còn nữa. Xóm Đông Ba còn đó nhưng người thì kể mất, người bỏ xứ mà đi, cũng chẳng còn gì. Từ cửa Đông Ba, đầu xóm, tới ngã tư Anh Danh, cuối xóm, bao nhiêu vật đổi sao dời.
Trại Bò không còn nữa. Xóm Đông Ba còn đó nhưng người thì kể mất, người bỏ xứ mà đi, cũng chẳng còn gì. Từ cửa Đông Ba, đầu xóm, tới ngã tư Anh Danh, cuối xóm, bao nhiêu vật đổi sao dời.
Người “tiêu diêu” sớm nhứt là cụ Thị Ngô, tiếp chân có ông Đỗ Mậu (xin lỗi, tôi chỉ gọi tên thôi ! Chức chưởng loon lá mà làm chi nữa ? ? ?! ! !), ông
chú họ của tôi, qua đời, thọ 92 tuổi. Mệ Sen, nhạc sĩ Ngô Ganh, cũng ra
người thiên cổ. Ông cụ Lê Khương đã qui tiên, còn lại cái danh là một
người nói thẳng, đứng thẳng. Ông Lê Đức Anh cũng đã “quén đoàn trường”
từ Hà Nội dọn về Huế, sống cho hết những ngày tàn của một người nguyên
là “cặp rằn” đồn điền cao su Phú Giềng. Ông Đoàn Khuê cũng bỏ lại loon
lá cho đảng, không biết ông có trở lại làng cũ của ông, để thấy dân làng
Gia Đẵng ngày xưa đói khổ mà bây giờ thì cũng nghèo mạt rệp. Xưa thì
cha mẹ ông bóc lột dân làng, nay thì đảng của ông tiếp nối sự nghiệp cha
mẹ ông đã làm ! ! !
Bà Chương, tức là dịch giả Cẩm Tâm, dọn nhà khỏi nơi nầy sau khi lên chức trưởng phòng học vụ Viện Đại Học Huế.
Và còn bao nhiêu vị khác nữa, thế sự để ngoài tai, một đời làm công chức, an nhàn vô sự, như cụ Tôn Thất Oanh, từng khoe với tôi “Hai bàn tay tôi lúc nào cũng sạch sẽ”. Ý nói là ông không nhận hối lộ của ai. Các cụ đó, ở Xóm Đông Ba của tôi cũng không thiếu đâu! Nào là cụ Huyện Trâm, - tên thật là Ngô Khắc Trâm kiến trúc sư, bỏ hết chức quyền làm thầy giáo cho nhẹ tấm thân. Cụ Nghè Văn, tên thật là Hoàng Như Văn, từng làm chánh án mà tâm hồn cụ bao giờ cũng nhẹ ký như tấm thân cụ vậy. Cụ Trần Đinh, tên thật là Trần Tiễn Đinh, sau biến cố cụ Trần Tiễn Thành bị mưu hại nên con cháu bỏ đi chữ lót cho được bình an. Cụ dạy học viết sách giáo khoa lịch sử, nung nấu lòng yêu nước cho đám học trò. Rành rọt về sử lại lâm cảnh gia biến, nên cụ không dính líu tới bất cứ một biến chuyển lịch sử nào hồi ấy. Việt Minh cướp chính quyền, cụ đang dạy học. “Quốc trưởng hồi loan”, cụ cũng dạy học, “Ngô tổng thống chấp chánh”, cụ lên chức trưởng phòng học vụ viện đại học Huế vì viện đại học cần cụ…
Và còn bao nhiêu vị khác nữa, thế sự để ngoài tai, một đời làm công chức, an nhàn vô sự, như cụ Tôn Thất Oanh, từng khoe với tôi “Hai bàn tay tôi lúc nào cũng sạch sẽ”. Ý nói là ông không nhận hối lộ của ai. Các cụ đó, ở Xóm Đông Ba của tôi cũng không thiếu đâu! Nào là cụ Huyện Trâm, - tên thật là Ngô Khắc Trâm kiến trúc sư, bỏ hết chức quyền làm thầy giáo cho nhẹ tấm thân. Cụ Nghè Văn, tên thật là Hoàng Như Văn, từng làm chánh án mà tâm hồn cụ bao giờ cũng nhẹ ký như tấm thân cụ vậy. Cụ Trần Đinh, tên thật là Trần Tiễn Đinh, sau biến cố cụ Trần Tiễn Thành bị mưu hại nên con cháu bỏ đi chữ lót cho được bình an. Cụ dạy học viết sách giáo khoa lịch sử, nung nấu lòng yêu nước cho đám học trò. Rành rọt về sử lại lâm cảnh gia biến, nên cụ không dính líu tới bất cứ một biến chuyển lịch sử nào hồi ấy. Việt Minh cướp chính quyền, cụ đang dạy học. “Quốc trưởng hồi loan”, cụ cũng dạy học, “Ngô tổng thống chấp chánh”, cụ lên chức trưởng phòng học vụ viện đại học Huế vì viện đại học cần cụ…
Quanh những nhân vật xóm nầy, còn biết bao nhiêu người khác nữa, những
người theo cụ Ngô chống Pháp như ông quan một lính Khố Đỏ Phan Tử Lăng,
ông đội Khố Đỏ Nguyễn Vinh, ông Đinh Sơn Thung, ông Phùng Ngọc Trưng,
ông đại biểu chính phủ Nguyễn Đôn Duyến, ông bác sĩ Lê Khắc Quyến, tôi
có biết nhưng không biết rõ, khi nào có dịp sẽ kể lại chuyện xưa, cũng
không xưa lắm đâu, chỉ mới hơn nửa thế kỷ.
Viết tiếp :
Bài nầy viết rồi, gởi cho vài anh em đọc chơi, nên lại viết tiếp cho xong chuyện, cũng là ít thôi, để độc giả “mua vui”.
+ Về Trại Bò, như tôi nói, có khi gọi là Trại Trâu, có người nhắc tôi
là “Xóm Trâu” bởi vì người nầy (hiện ở Úc) nhà ở ngay xóm nầy. Gọi trâu
hay bò cũng được vì trại có nuôi trâu và nuôi bò, để lấy da làm giày.
+ Về ngôi nhà ông Nguyễn Sinh Sắc (Huy) ở với các con.
Xóm Đông Ba, kể cho tới của Thượng Tứ, theo tôi đoán chừng, xưa thuộc
công thổ, công ốc. Từ cửa Thượng Tứ vào ngã tư Anh Danh, hầu hết là “văn
phòng” các bộ, như Bộ Học, Bộ Thị, Bộ Tham, v.v… Nhà cửa, một vài cái,
khi tôi lớn lên, vẫn còn, như Tam Tòa, sau nầy là tòa Thượng Thẩm, và
các khu nhà ở các đường kế đó, phần nhiều là các nhà kiểu xưa, xây dựng
từ lâu, sau nầy là trụ sở Ty Thông Tin, Cán bô Xây Dựng Nông Thôn, và
vài cái trở thành nhà các quan, hay dòng dõi nhà vua ở. Những khu nầy,
có khi bỏ trống, vì những cái nhà cũ đã hư sập vì lâu đời hay vì chiến
tranh, nhưng đất ở đó là “công thổ” phải có thế lực chính quyền, đảng
phái, vua quan mới được xây nhà mới.
Hai dãy nhà hai bên đường phía trong cửa Đông Ba (Mai Thúc Loan) đầu
tiên gọi là “nhà thừa phái”, sau nầy gọi là “dãy trại”, “nhà công chức”…
là công ốc. Chữ “thừa phái” nầy là “ngạch trật” các vị làm việc ở các
phủ, bộ, thấp nhất là các phủ huyện… Từ hai dãy nhà nầy, vô tới ngã tư
Anh Danh xưa đều là công ốc, sau vài khu bị “tư hữu hóa” thành ra nhà
của dân hay quan chức làm việc cho triều đình.
Ngay tại ngã tư Anh Danh, phía cửa Đông Ba, đối diện với nhà mệ Sen (cũng là phòng mạch bác sĩ Trần Văn Giàu) là
“Hạt Thủy Lâm”, sát bên là ngôi nhà ông Nguyễn Sinh Sắc ở cùng với các
con, khi ông làm “Thừa biện bộ Lễ”. Khi ông được bổ làm tri huyện Bình
Khê, nhà nầy giao lại cho người khác ở vì đây là công ốc. Khi ông ta bị
cách chức, về triều chịu án, thì các con ông ra ở trại Bò, lại nhờ cậy
cụ Vũ Văn Giáp một lần nữa. Sau đó, ông Nguyễn Sinh Sắc lưu lạc vào Nam,
cậu cả Khơm (Khiêm) về lại quê nhà ở huyện Nam Đàn.
Ở hạt Thủy Lâm, phía sát nhà cũ của ông Nguyễn Sinh Huy có một cây cổ
thụ, không cao lắm, có lẽ vì bị bão đánh gãy ngọn, nhánh mọc ra như tàn
lọng, tên thường gọi là cây bao báp. Cây nầy do một ông cố đạo đem từ
bên tây qua tặng, trồng lên chỗ đất nầy, hồi cuối thế kỷ thứ 19. Cây đã
trên trăm tuổi. Về ngôi nhà nầy, tin tức là do ông Tôn Thât Ch. cho
biết. Hiện anh ta ở tại khu vực đó, từ hồi thơ ấu cho tới giờ./.
hoànglonghải
(1)
Tôi nói xin là xin chủ nhà, chứ hồi đó, không cần xin tạm trú tạm vắng
như dưới thời dân chủ của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam.
(2) Độc giả muốn biết rõ hơn xin đọc “Trung Kỳ Dân Biến” của Trần Gia Phụng và“Thuyền Ai Đậu bến Văn Lâu” của Nguyễn Lý Tưởng.
(3) Bia mộ chó của cụ Phan Bội Châu.Hơn 80 năm trước, khi bị giam lỏng ở Bến Ngự, cụ Phan có
nuôi
hai con chó rất mực trung thành, đặt tên Vá và Ky. Khi chúng chết; tiếc
thương hai con chó, cụ Phan có đè bia: Sáu tấm bia đá (gồm 2 bia mộ, 2
bia chữ Hán và 2 bia đề chữ Quốc ngữ) cho hai vật nuôi trung thành, được
chính tay cụ đề bút dựng trong góc khuất của khu vườn:
Bia con Vá đề:
Nghĩa dũng cẩu - con Vá chi trủng.
Bên cạnh tấm bia chữ Hán là bia chữ Quốc ngữ:
Vì có dũng nên liều chết phấn đấu, vì có nghĩa nên trung thành với chủ. Nói thời dễ, làm thiệt khó; người còn vậy, huống gì chó!
Ôi! Con Vá này đủ hai đức đó, há như ai kia, mặt người lòng thú; nghĩ thế mà đau, dựng bia mộ nó!
Hai năm sau (năm 1936) con Ky chết, cụ Phan lại xuống bút: Nhân trí cẩu - Ky chi chủng.
Cạnh lời minh bằng chữ Hán là bia chữ Quốc Ngữ.
Người
hơi có đức nhân thường kém về phần trí, người hơi có đức trí thường kém
về phần nhân. Vừa trí vừa nhân thật là hiếm thấy! Ai ngờ con Ky nầy lại
đủ hai đức ấy:
Chung nhau thờ một chủ, thời xem là anh em. Chẳng bao giờ như mèo với chó, thiệt là nhân đó.
Thấy không phải chủ, thời xem bằng cừu thù. Chẳng bao giờ vì miếng ngon dẫn dụ, thiệt là trí đó.
Trí vừa nhân, nhân vừa trí, trong giống súc mà người, e đến mầy mới thấy!
Mầy sao vội chết!
Hỡi trời! Hỡi trời!
Lòng ta đau đớn, phải tạc mấy lời.
Đau đớn quá! Đau đớn quá!
Kìa những hạng muông người!
(4)
Lòng ta đau đớn, phải tạc mấy lời.
Đau đớn quá! Đau đớn quá!
Kìa những hạng muông người!
(4)
Một Đ mới đứng ngoài sân
Hai Đ mới được bước chân vô nhà
Ba Đ con cháu ruột rà
Bốn Đ là chủ, là cha trên đời.
Giải thích:
a)-
Một Đ là Đoàn viên thuộc “Phong Trào Công Chức Cách Mạng Quốc Gia”,
“Thanh Niên, Thanh Nữ Cộng Hòa”, “Phong Trào Giáo Chức Cách Mạng Quốc
Gia”, v.v…
b)- Hai Đ là Đảng viên đảng Cần Lao.
c)- Đ thứ ba là Đạo, người đã có đạo Thiên Chúa hay phải xin “rửa tội” theo đạo.
d)- Bốn Đ: Đồng hương, cùng là dân Quảng Bình với cậu Cẩn.
Sư
Thích Chân Quang, tên thật là Vương Chí Việt, con ông Vương Chí Nghĩa,
(ông Nghĩa la em khác mẹ với Hồ Chí Minh; mẹ ông Nghĩa nhỏ tuổi hơn ông
Hồ). Tất cả đều thuộc máu mũ Hồ Sĩ Tạo.
Ngo Dinh Diem Fondation tinhthan_ngodinhdiem @yahoogroups.com |
No comments:
Post a Comment