45 năm trước, Kissinger đã tiên đoán vụ “xoay trục” về phía Nga:
Trump có thực hiện hay không?
- Vấn đề bây giờ là, trong cái thế giới đã thay đổi rất nhiều sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, việc xoay trục của Trump có xảy ra được hay không? Mục tiêu, ngoài việc làm cho Bắc Kinh khốn đốn, là gì? Và Mĩ sẽ phải cho Nga những gì để có thể lôi nước này ra khỏi vòng tay của Bắc Kinh?
John Pomfret
Phạm Nguyên Trường dịch
- Vấn đề bây giờ là, trong cái thế giới đã thay đổi rất nhiều sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, việc xoay trục của Trump có xảy ra được hay không? Mục tiêu, ngoài việc làm cho Bắc Kinh khốn đốn, là gì? Và Mĩ sẽ phải cho Nga những gì để có thể lôi nước này ra khỏi vòng tay của Bắc Kinh?
Trump và Kissinger
Ngày
14 tháng 2 năm 1972, Tổng thống Richard Nixon và cố vấn an ninh quốc gia, Henry
Kissinger, gặp nhau để thảo luận về chuyến đi sắp tới của Nixon tới Trung Quốc.
Kissinger - đã từng bí mật tới Trung Quốc trước chuyến đi lịch sử của Nixon tới
Bắc Kinh – nói rằng so với Nga, người Trung Quốc “nguy hiểm không kém. Trên thực
tế, đến một giai đoạn lịch sử nào đó, họ còn nguy hiểm hơn”.
Lúc
đó, Kissinger còn nói rằng “sau 20 năm nữa, người kế nhiệm ông, nếu đấy là người
sáng suốt như ông thì ông ta sẽ ngả về phía Nga để chống lại Trung Quốc”. Ông
khẳng định rằng Mĩ, vì đang tìm cách lợi dụng sự thù địch giữa Moskva và Bắc
Kinh, nên “cần phải nhảy vào trò chơi cân bằng quyền lực này, mà không được có
một tí xúc động nào. Lúc này, chúng ta cần Trung Quốc để uốn nắn người Nga và đưa
người Nga vào kỉ luật”. Nhưng trong tương lai, tình hình có thể xoay sang hướng
ngược lại.
Có
thể xảy ra sự kiện là, gần 45 năm sau vụ đột phá trong quan hệ với Trung Quốc của
Nixon, Tổng thống thứ 45 của Mĩ sẽ thực hiện lời khuyên của Kissinger? Tổng thống
Obama đã cố gắng làm cho việc “xoay trục” sang châu Á trở thành hòn đá tảng
trong chính sách ngoại giao của mình. Donald Trump có làm cho việc “xoay trục”
về phía Moskva và quay lưng với Bắc Kinh là hòn đá tảng trong chính sách ngoại
giao của mình hay không?
Bằng
một loạt nhận xét trên tweetter, các cuộc điện đàm, phỏng vấn và tuyên bố của
các trợ lí, Tổng thống đắc cử Trump đã đưa ra tín hiệu về chính sách mới, cứng
rắn hơn với Trung Quốc. Đoạn tuyết với tiền lệ kéo dài nhiều thập kỉ, ông đã
nói chuyện trực tiếp với Tổng thống của Đài Loan, ngày 02 tháng 12 bà này đã gọi
điện chúc mừng chiến thắng của ông. Hai ngày sau, trong một cuộc phỏng vấn với
chương trình “Fox News Sunday”, Trump tỏ ra nghi ngờ chính sách một Trung Quốc
- Washington, Bắc Kinh và Đài Bắc đã giữ được hòa bình ở châu Á sau chuyến đi của
Nixon trong khuôn khổ chính sách đó. Ông cáo buộc Trung Quốc về thao túng tiền
tệ, gian lận thương mại trong giao thương với Mĩ và thất bại trong việc giúp đỡ
Mĩ trong quá trình đàm phán chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Trong khi
đó, Carly Fiorina, người được coi là sẽ trở thành giám đốc cơ quan tình báo quốc
gia của Trump, hôm thứ hai vừa rồi đã gặp Tổng thống mới đắc cử, sau cuộc gặp
đã thông báo rằng hai người đã thảo luận về Trung Quốc, nước này “có khả năng sẽ
trở thành đối thủ quan trọng nhất và là đối thủ đang lên của chúng ta”.
Về
phía Nga, trong chiến dịch tranh cử, Trump đã dành cho Tổng thống Nga Vladimir
Putin những lời tốt đẹp. Hôm thứ hai vừa qua, ông tuyên bố rằng Rex Tillerson –
vốn có mối quan hệ lâu dài với Putin - sẽ là ứng cử viên cho chức ngoại trưởng.
Cố vấn an ninh quốc gia của Trump là trung tướng Michael T. Flynn, đã hồi hưu,
cũng được cho là có nhiều quan hệ với Nga, và cũng là người đã và đang kêu gọi sự
phối hợp chặt chẽ hơn giữa Moskva và Washington trong cuộc chiến chống Nhà nước
Hồi giáo. Và hôm chủ nhật vừa rồi, Trump còn nói rằng lời cáo buộc của Cơ quan
Tình báo Trung ương rằng chính phủ Nga - bằng cách xâm nhập vào máy tính của những
người điều hành chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton – nhằm giúp ông chiến
thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng trước là “nực cười”.
Tam
giác Washington, Moskva và Bắc Kinh có vai trò quan trọng trong Chiến tranh Lạnh.
Trong những năm 1950, chính quyền Eisenhower cư xử với người Nga tốt hơn hẳn so
với người Trung Quốc nhằm chia rẽ nhà các nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông của Trung
Quốc và Nikita Khrushchev của Liên Xô. Cấm vận thương mại của Mì nhắm vào Trung
Quốc nghiêm khắc hơn hẳn so với những biện pháp nhằm chống lại Liên Xô; người Mĩ
có thể đi thăm Liên Xô, nhưng không được đến Bắc Kinh. Và Washington đã huấn
luyện quân nổi dậy người Tây Tạng.
Chính
sách đó đã mang lại một số kết quả và góp phần vào việc gây ra rạn nứt trong
quan hệ Xô-Trung. Thật vậy, Mao tin rằng chính sách “chung sống hòa bình” với
phương Tây của Khrushchev chứng tỏ rằng Mĩ đã làm suy yếu tinh thần cách mạng của
Liên Xô. Tháng 10 năm 1959, Khrushchev đến Bắc Kinh ngay sau cuộc họp với
Eisenhower ở trại David, với thông báo rằng, vì Liên Xô đã cải thiện quan hệ với
Mĩ, ông ta sẽ buộc phải từ bỏ thỏa thuận giúp Trung Quốc sản xuất một quả bom
nguyên tử. Khrushchev cũng chuyển yêu cầu của Mĩ đòi thả năm người Mĩ đang bị
giam giữ. Mao giận tím người vì Liên Xô đã tìm cách chiều lòng Mĩ.
Mười
năm sau, Nixon - từng là phó tổng thống của Eisenhower - đã xét lại chính sách
này và lôi kéo Bắc Kinh vào cuộc cạnh tranh toàn cầu của Mĩ với Liên Xô. Vài
năm sau, Tổng thống Jimmy Carter đã tăng gấp đôi số tiền đặt cược. Như một
phương tiện nhằm ngăn chặn sự lây lan của ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Nam Á,
các quan chức trong chính quyền Carter đã ủng hộ cuộc xâm lược của Trung Quốc
vào Việt Nam, xảy ra ngay sau khi Đặng Tiểu Bình kết thúc chuyến đi đầu tiên
trong vai trò nhà lãnh đạo Trung Quốc đến Mĩ vào tháng 1 năm 1979. Các chính
quyền tiếp theo của Mĩ, cả Dân chủ lẫn Cộng hòa, đều hợp tác với Trung Quốc
trong cuộc chiến ủy nhiệm nhằm chống lại Liên Xô ở Angola, Afghanistan và
Campuchia, làm xói mòn đáng kể sức mạnh của Liên Xô và giúp đẩy nhanh sự sụp đổ
của Liên Xô.
Vấn
đề bây giờ là, trong cái thế giới đã thay đổi rất nhiều sau khi Chiến tranh Lạnh
kết thúc, việc xoay trục của Trump có xảy ra được hay không? Mục tiêu, ngoài việc
làm cho Bắc Kinh khốn đốn, là gì? Và Mĩ sẽ phải cho Nga những gì để có thể lôi
nước này ra khỏi vòng tay của Bắc Kinh?
Quan
hệ Nga-Trung là quan hệ làm ăn. Trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, hai nước
này thường xuyên ủng hộ nhau. Trong mấy thập kỉ vừa qua, Trung Quốc đã mua hơn
30 tỉ USD vũ khí của Nga và tháng 9 vừa rồi hai nước này đã tiến hành cuộc tập
trận chung ở Biển Đông, vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền.
Nhưng, Nga cảm thấy bực mình vì địa
vị em út trong quan hệ với Bắc Kinh. Có thời nền kinh tế Trung Quốc chỉ là một
phần của nền kinh tế Liên Xô; hiện nay kinh tế Trung Quốc lớn hơn khoảng năm
lần kinh tế Nga. Trong những năm 1950, thời hoàng kim của quan hệ Trung-Xô,
Trung Quốc gọi là Nga “anh cả”. Bây giờ họ gọi đùa là “chị cả”.
Rõ ràng là, Putin muốn có vai trò
lớn hơn trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Ông ta sẽ đi Nhật Bản trong tuần
này, theo lời mời của Thủ tướng Shinzo Abe. Nga đã bán tàu ngầm Kilo cho Việt
Nam, mà nước này sẽ sử dụng nhằm chống lại sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển
Đông.
Trung Quốc không còn ao tù nước đọng nghèo túng như hồi năm
1972 nữa. Nước này đã phản ứng lại cuộc điệm đàm của Trump với Tổng thống Đài
Loan bằng cách đưa máy bay ném bom bay mấy vòng trên Biển Đông. Và Nga được
lãnh đạo bởi một người quyết tâm khôi phục ảnh hưởng của Nga thời Liên Xô, khi
nước này gieo rắc nỗi sợ hãi cho tất cả các nước trên thế giới. Việc Trump sẵn
sàng nhảy vào trò chơi cân bằng quyền lực
của Kissinger hứa hẹn sẽ tạo ra kỉ nguyên mới,
không thể nào đoán được, trong cái thế giới mà sức mạnh của Mĩ không còn là vô địch
và không bị thách thức nữa.
----------------
John Pomfret từng là trưởng văn phòng đại diện của tờ Washington Post ở Bắc Kinh, tác giả cuốn Đất nước tươi đẹp và Trung Hoa: Mĩ và Trung Quốc, từ 1776 cho đến nay (The Beautiful Country and the Middle Kingdom: America and China, 1776 to the Present).
No comments:
Post a Comment