Saturday, December 24, 2016

Một Cuộc Di Cư Nguy Hiểm

Xuân Hàn
 
Nhiều người bạn, ngoại quốc và ngay cả Việt, đã từng hỏi : Tại sao người Việt Nam có nhiều chùa như vậy ? Câu trả lời không dễ trả lời, vì nó bao trùm nhiều lãnh vực. Nhưng để đơn giản, chúng ta thử quay về nguồn gốc của vấn đề. Nhiều chùa thì lắm thầy. Mà lắm thầy thì các thầy từ đâu đến ?
 
Cơ quan Di Trú Hoa Kỳ có 4 dạng chiếu khán lao động theo thứ tự từ EB1 đến EB4 cho những người có khả năng đặc biệt nếu họ muốn làm việc ở Mỹ. EB4 là những người tu sĩ tôn giáo hoặc cư sĩ, tín đồ hoạt động cho các tôn giáo. Trong năm 2015, con số người Việt qua Mỹ theo dạng EB4 là 350 người, cao nhất so với các hạng lao động khác. Đây cũng là con số cao thứ hai so với tất cả các nước khác, chỉ sau Mexico, nước láng giềng của Mỹ với con số 376 EB4 visa.
 
Kiếm được một visa để qua Mỹ làm việc không phải là chuyện dễ. Một cơ quan (Phi chính phủ) NGO trên mạng viết “many cases where people paid Twenty Thousand Dollars or more” (nhiều trường hợp người ta phải trả hai chục ngàn đồng Mỹ kim hay hơn nữa) để được chiếu khán lao động tại Hoa Kỳ.
 
EB4 có hai hạng : thứ nhất là hạng tu sĩ, Phật Giáo hay Thiên chúa giáo ; thứ hai là hạng cư sĩ hay tín đồ hoạt động cho các tôn giáo. Mỹ không có giới hạn cho số tu sĩ di cư sang Mỹ làm việc. Giới hạn cho hạng cư sĩ / tín đồ là 5.000 người một năm.  
 
Để được di cư, những người đi theo dạng EB4 cần có ba điều kiện chính. Thứ nhất, họ phải được bảo lãnh bởi một tổ chức tôn giáo ở Mỹ được miễn thuế, được xác nhận là 501(c)(3). Thứ hai, họ đã làm việc ít nhất là hai năm cho tôn giáo đó ở Việt Nam. Thứ ba, họ phải có được việc làm có lương và làm việc ít nhất là 35 giờ một tuần. Vợ (hoặc chồng) và con (dưới 21) được quyền tháp tùng người tu sĩ hay cư sĩ. Ngay sau khi được nhận qua dạng EB4, các tu sĩ và cư sĩ có quyền xin tá túc cố định (permanent resident), bắt đầu qui trình trở thành công dân Mỹ.  
 
Việt Nam là một nước không có tự do tôn giáo, do đó cũng không có tu sĩ tự do. Các tu sĩ được Chính quyền cộng sản chấp thuận để được di trú ở Mỹ là những tu sĩ được chế độ ưu tiên, hay đủ tài chánh để trả $20,000 cho một chiếu khán. Nếu được ưu tiên, thì phải có lý do. Mà lý đó có lợi cho Chính quyền Hà Nội thì e rằng không có lợi cho cộng đồng người Việt ở Mỹ. Để tiện so sánh, chúng ta cũng nên biết là không có EB-4 visa nào từ Trung Quốc. Với một số lớn tu sĩ được EB-4 đến từ Việt Nam, chúng ta có ba giả thuyết :
 
-  Thứ nhất, đây là một chuyện ngẫu nhiên, nhưng đã liên tục xảy ra trong nhiều năm ;
-  Thứ hai, Việt Nam là một nước mà Phật giáo phát triển cực thịnh, đưa đến nhiều tu sĩ qua Mỹ để hoằng dương Phật pháp ; hoặc là
-  Thứ ba, đây là một chính sách từ Chính quyền Hà Nội với mục tiêu không tốt đẹp cho Phật giáo cũng như cho chính thể quốc gia. Có lẽ bạn đọc đồng ý với chúng tôi giả thuyết thứ ba là chính xác nhất.
 
Có một số đặc điểm của các trụ sở tôn giáo, đặc biệt là Phật Giáo, đứng ra bảo lãnh các vị tu sĩ này. Thứ nhất, họ là các tổ chức tôn giáo miễn thuế vì thế phải chấp nhận các luật lệ của Sở Thuế Vụ. Thứ hai, họ không là đơn vị của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vì vị thế bất đồng chính kiến của Giáo Hội cũng như của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, người lãnh đạo Giáo Hội. Vì vậy, việc họ từ bỏ Giáo Hội để rồi bảo lãnh cho các tu sĩ từ Việt Nam không phải vì dị biệt với cá nhân nầy hay với lập trường nọ, mà là vì nhu cầu kinh doanh hay công tác chính trị.
 
Thứ ba, theo luật pháp, các tu sĩ Phật Giáo di cư phải làm việc cho các trụ sở Phật Giáo bảo lãnh họ. Nếu các tu sĩ này phải trả tiền cho các trụ sở Phật Giáo, thay vì ngược lại, thì đó không những là trái luật mà còn cố tình phạm pháp. Cộng đồng người Việt Quốc Gia nào chấp nhận những hoạt động này của các trụ sở Phật Giáo là không trung thực với lập trường Chống Cộng. Mỗi cá nhân chúng ta, biết ơn sự cưu mang của đất nước thứ hai này, không thể làm ngơ trước những hoạt động phi pháp, làm hại cho cộng đồng, hại cho tôn giáo, và hại cho cả đất nước mình đang cư ngụ.
 
Muốn báo cáo gian lận liên quan đến luật di trú, quí vị có thể liên lạc trực tiếp với tiểu bang nơi quí vị cư ngụ. Xin tham khảo trang sau đây để biết thêm chi tiết : https://www.uscis.gov/avoid-sc ams/report-immigration-scams. Ở California, xin quí vị liên lạc về :
 
California Department of Justice
Office of Immigrant Assistance
(888) 587-0557
 
(Đón xem kỳ tới, Bài 2 : Sự Đào Tạo Của Một Sư Quốc Doanh)
 

Thursday, December 22, 2016

Ông hoàng Sihanouk

Ông hoàng Sihanouk của Campuchia khi nói về cộng sản Việt nam thì ông nói như thế này:

"Ở Campuchia có 100 người thì hết 99 người ngu,
còn ở Việt nam, 100 người thì hết 99 người khôn".

Người cộng sản Việt nam, nghe nói vậy là mát lòng liền ha.
 
Rồi ông lại nói tiếp :

"Nhưng cái may mắn là ở Campuchia, 1 người khôn lãnh đạo 99 người ngu, còn ở Việt nam thì 1 người ngu lại lãnh đạo 99 người khôn !!!"

Vậy nên giờ đây Campuchia bỏ xa Việt nam hằng trăm cây số về kinh tế, dân chủ, nhân quyền, ...
 

Wednesday, December 21, 2016

Nguyễn Gia Thưởng

Ba Mươi tháng Tư Ngày giải phóng miền Bắc


Cuối tháng Năm 1975, một Trung Úy bộ đội được cấp trên phái đi công tác 15 ngày ở thành phố Hồ Chí Minh. Đây là giấy phép trá hình để anh bộ đội được đi thăm Sài Gòn vì anh Trung Úy bộ đội rất được lòng cấp trên. Đơn vị của anh đồn trú ở Phú Lợi, ngoại ô Bình Dương. Khi bước chân đến thủ đô Sài Gòn, anh choáng váng nhìn cảnh tượng nhộn nhịp nơi thành phố tráng lệ này. Xe ô-tô và xe gắn máy di chuyển tấp nập trên đường phố. Theo lời tuyên truyền của
Đảng, bọn CIA đã bố trí những xe cộ này chạy trên đường phố để cho người ta có cảm tưởng Sài Gòn có đời sống sung túc trong khi đó, vẫn theo Đảng, dân Sài Gòn không có cơm để ăn và không có vải để mặc. Mấy cô gái Sài Gòn phải mặc váy ngắn (mini-jupes) vì thiếu vải. Những lời khẳng định lặp đi lặp lại trong nhiều năm của mấy ông ủy viên chính trị đã bị thực tế hàng ngày của dân chúng Sài Gòn phủ nhận một cách phũ phàng.

Anh bước vào tiệm bán xe đạp lớn ở Ngã Bảy để dọ hỏi cách thức mua bán. Người bán hàng vồn vã đón tiếp anh bộ đội. Anh thắc mắc về cụm từ « mua bán tự do » và sau khi nghe giải thích anh cảm thấy bàng hoàng hơn nữa. Ông bán hàng cho biết là ai cũng có thể mua những món hàng bày biện ở đây, chỉ có mỗi điều kiện là phải trả tiền mặt. Đối với anh bộ đội ông có thể bớt giá. Anh được mời ở lại dùng nước trà với ông chủ hàng. Danh giá của bộ đội vào lúc đó lên đến tột đỉnh, những ai có bộ đội ghé nhà là cả một vinh dự. Họ có thể tự hào với Ủy Ban Quân Quản khu vực là họ có một người cháu phục vụ trong Quân Đội Nhân Dân đến thăm.

Anh bộ đội lần đầu tiên trong đời thưởng thức được mùi vị trà sen, một hương vị hiếm hoi ở miền Bắc mà một người công dân trung bình như bố của anh thường mơ ước uống được một ngụm. Được nuôi dưỡng trong sự bưng bít, anh không tin những lời nói vớ vẩn của những cụ già hoài tiếc tư bản chủ nghĩa «đang dãy chết». Bây giờ sự thật đã được phơi bày trước mắt, anh bộ đội cảm thấy mình và tất cả thanh niên thế hệ của mình đã bị các cấp lãnh đạo đánh lừa. Đánh lừa có chủ đích và có hệ thống.

Tâm trạng của anh giống tâm trạng của một tình nhân bắt được quả tang người yêu mà anh hằng tin tưởng đã đánh lừa anh. Anh lang thang mấy ngày liên trên đường phố Sài Gòn - Chợ Lớn. Anh trở về về đơn vị để lập báo cáo với cấp trên. Ông đại tá chỉ huy yêu cầu anh làm tờ kiểm điểm cho có lệ.

Đến ngày đọc tờ kiểm điểm trước đông đủ cử tọa của tiểu đoàn, anh Trung úy bộ đội đọc những lời giáo huấn của Bác Hồ. Anh nhắc lại nguyên tắc ngăn cấm các đảng viên thụ hưởng những vui thú của cuộc đời trước khi người dân được phục vụ. Anh nói tiếp: «Mặc dù vậy, từ khi giải phóng miền Nam, tất cả những quan lớn của chính phủ sống một cuộc sống không thua kém các quan chức chính quyền cũ Sài Gòn. Trong quân đội, các sĩ quan cao cấp có xe ô tô riêng để chở vợ con đi chơi trên xa lộ Sài Gòn Biên Hòa, trong khi đó những bộ đội nghèo đói và các hạ sĩ quan quèn như chúng tôi chỉ có những chiếc xe đạp cũ kỹ để đi công tác như vào thời kháng chiến». Ông ủy viên chính trị vội vàng cắt ngang lời của anh sĩ quan bộ đội và nhắc nhở đây là một buổi họp kiểm điểm về sự chậm trễ của anh. Anh bộ đội vẫn ngang nhiên tiếp tục nói: «Thế hệ của chúng tôi đã bị các cấp lãnh đạo Đảng đánh lừa một cách thô bỉ. Một khi bọn tư bản đã bị tiêu diệt, nhân dân chẳng hưởng được gì cả vì cấp lãnh đạo Đảng nhân danh nhân dân đã trở thành một giai cấp quý tộc mới, tóm gọn tất cả của cải và quyền hành vào trong tay mình. Họ trắng trợn bóc lột nhân dân hơn ai hết. Tôi thương tiếc những anh em đồng đồi của tôi và chỉ muốn chia sẻ số phận những anh em đã ngã gục nơi chiến trường để không nhìn thấy sự thật tủi nhục của ngày giải phóng. Ít nhất họ đã ra đi theo bác Hồ với niềm tin sắt son vào lý tưởng cách mạng».

Ông ủy viên chính trị tức tối hăm doa trừng trị anh vì những lời lẽ phản cách mạng này. Anh bộ đội trả lời: «Tôi ý thức về hành động và lời nói của tôi. Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về những điều này. Tôi xin minh chứng ngay trước mắt quý vị».

Anh bộ đội rút chốt hai quả lựu đạn M26 và đặt lên ngay trên bàn họp. Phòng họp nổ tung và tất cả mọi người hiện diện đều mất mạng. Vài ngày sau sự cố này, cơ quan hữu trách loan báo một tai nạn nhỏ đã xảy ra ở trại Phú Lợi trong lúc tập dượt. (*)

Hội chứng Athènes

Nước Việt Nam đã sang trang lịch sử vào ngày 30/04/1975. Nước Việt Nam đã được thống nhất, nhưng thống nhất trong đau đớn. Hàng trăm ngàn người bỏ nước ra đi và hàng triệu người phải tiếp tục chịu ách thống trị của đảng CSVN. Đảng CSVN gọi ngày này là ngày giải phóng miền Nam, là ngày chiến thắng, bên thua trận thì gọi là ngày Quốc Hận, coi như miền Nam đã mất. Nhưng đến nay thực tế chứng minh miền Nam đã thắng. Việt Nam Cộng Hòa đã thua trận, nhưng nhờ đó nhân dân toàn thể nước Việt Nam đã nhận chân ra được sự phá sản của chủ nghĩa Mácxít – Lêninnít.

Đế quốc La Mã vào thế kỷ thứ III trước Công Nguyên đã chiếm Hy Lạp và biến Hy lạp thành một tỉnh nhỏ của La Mã. Tuy nhiên sau khi chiếm được Hy Lạp, các vua chúa và giới quý tộc La Mã đã lần hồi bị lây nhiễm văn hóa của Hy Lạp. Từ thơ văn cho đến thể thao, từ các thần cho đến các nhân vật huyền thoại họ đều sao chép y hệt người Hy Lạp. Các học giả gọi sự kiện này là Hội chứng Athènes. Hội chứng này đang xảy ra tại Việt Nam.

Một bằng chứng khác của lịch sử cho thấy việc xâm chiếm và áp đặt quyền lực trên một nước chưa hẳn là một thắng lợi. Theo lịch sử nước Trung Hoa, nhà Hán, nhà Tùy, nhà Đường và Nhà Tống đã thay nhau trị vì Trung Quốc trong nhiều thế kỷ. Cho đến năm 1279, Vua Mông Cổ là Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên. Trong một giai đoạn ngắn, vào năm 1368, Chu Nguyên Chương lật đổ nhà Nguyên lập ra nhà Minh. Tới năm 1644, đến lượt người Mãn Châu lật đổ nhà Minh để lập nhà Thanh. Nhưng người Mông Nguyên và người Mãn Châu cuối cùng đã bị văn hóa nhà Hán đồng hóa. Cho đến nay khi nói đến văn hóa Trung Hoa, mọi người chỉ nói đến văn Hóa người Hán mà không đề cập đến văn hóa Mông Nguyên hay nhà Thanh. Xét theo chiều dài lịch sử, người Hán đã thắng nhờ văn hóa vượt trội của họ.

Văn hóa miền Nam với nền tảng tự do dân chủ, tuy là non nớt, đã hơn hẳn miền Bắc. Chính quyền CSVN miền Bắc phải mất đến hơn 20 năm mới nhận thấy «phải đổi mới hay là chết» để trở về con đường tư bản, con đường kinh tế thị trường.

Nhân dân miền Bắc sau ngày 30/4 đã chứng kiến tận mắt sự thật ở miền Nam. Những sự thật đó là gì?

Thứ nhất là miền Bắc sống nghèo khổ dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Mặc dù cả hai bên đều giao chiến khốc liệt nhưng nhân dân miền Nam vẫn sống sung túc, không thiếu cơm ăn, không thiếu nhà ở. Chế độ tem phiếu ở miền Bắc đã gây nên những cảnh cười ra nước mắt. Chữ tắt XHCN biến thành cụm từ Xếp Hàng Cả Ngày. Văn hóa «xin – cho» bắt đầu từ đấy. Nhà nước là người ban phát những nhu yếu phẩm thực dùng hàng ngày cho nhân dân. Người đại diện nhà nước cắt xén phần ngon nhất cho gia đình và bạn bè phe cánh của mình. Phần còn lại cho dân thấp cổ bé miệng không có là bao và lúc nào cũng phải tìm cách van xin cầu cạnh để mà sống.

Thứ hai là nhân dân miền Bắc đã thoát ra khỏi vỏ bọc bưng bít lừa dối của tập đoàn lãnh đạo CSVN. Đảng Cộng Sản đã lừa dối nhân dân cả hai miền kêu gọi hy sinh để giải phóng miền Nam bị Mỹ đô hộ. Ngày 30/4 đã đạp đổ bức tường bưng bít này. Hầu hết những bộ đội miền Bắc đều sửng sốt và kinh ngạc trước sự phồn thịnh của miền Nam, đến độ trong những lúc tâm sự thân mật có người đã nói: «Nếu bọn đế quốc Mỹ trở lại, tôi sẽ vứt súng đi và dơ tay đầu hàng ngay». Cảnh tượng anh Trung Úy bộ đội tự vẫn cho nổ lựu đạn để không muốn nhìn thấy sự thật đã phản ánh tâm trạng vô cùng đau khổ của những chiến sĩ thắng trận.

Thứ ba, nhân dân miền Bắc thấy thế nào là tự do. Sự kềm kẹp của Mỹ Ngụy sung sướng gấp trăn ngàn lần sự ưu ái của chủ nghĩa xã hội miền Bắc.

Thứ tư, nhân dân miền Bắc đã vứt bỏ văn hóa Mác xít. Và ngày nay họ đã cùng với dân miền Nam hùng hồn chứng minh tính chất ưu việt của tự do, dân chủ trong những sinh hoạt hàng ngày trong Tòa Án, trên mạng, trên đài. Những cố gắng bưng bít đã trở thành vô dụng. Những nhà tù đã trở nên những nơi rèn luyện chí khí của những người đấu tranh ôn hòa đòi tự do dân chủ cho dân tộc.

Không có ngày 30/4 có lẽ nhân dân miền Bắc sẽ vẫn phải sống như nhân dân Bắc Triều Tiên ngày nay. Cảnh tượng lạnh lùng của thành phố và thôn quê của Bắc Hàn gây nên sự sót xa của nhân dân Nam Hàn.

Năm 1940, Tướng De Gaulle trong lời kêu gọi nhân dân Pháp nổi dậy đánh đuổi Đức Quốc Xã, giành lại tổ quốc bị chiếm đóng đã để lại cho hậu thế một câu nói vẫn còn sức mạnh cho đến bây giờ: «Nước Pháp đã thua một trận đánh nhưng nước Pháp chưa thua cuộc chiến» (La France a perdu une bataille, mais la France n'a pas perdu la guerre!). Cuộc chiến không súng đạn đòi tự do dân chủ ở nước Việt Nam vẫn đang tiếp diễn. Và chắc chắn dân chủ sẽ thắng vì đó là tiến trình đi lên của nhân loại và tất cả các dân tộc trên thế giới. «Bánh xe của lịch sử» đang tiến trên con đường dân chủ đa nguyên. Làn sóng dân chủ thứ tư đang diễn ra tại các nước Bắc Phi và Trung Đông và sẽ tràn qua các nước châu Á như một cơn sóng Tsunami quét sạch những chế độ độc tài toàn trị.

Nguyễn Gia Thưởng
(*) Trích từ quyển Saigon à l’heure de Hanoï 1975 -1980 của tác giả Minh Tri, nhà xuất bản L’Harmattan, 2000.

Mỹ lộ vẻ “cọp giấy” trước Trung Quốc, đồng minh châu Á lo ngại.

Đăng ngày 20-12-2016 Sửa đổi ngày 20-12-2016 14:58
media
Tuần dương hạm USS Lassen của hải quân Mỹ vừa thực hiện chuyến tuần tra ở Biển Đông. Ảnh chụp hồi tháng 11/2009.REUTERS/US Navy
Vụ Hải Quân Trung Quốc lấy đi một chiếc tàu lặn không người lái của Mỹ tại Biển Đông vào hôm nay, 20/12/2016 đã được giải quyết ổn thỏa. Tuy nhiên, trước một hành động bị coi là « táo tợn » của Trung Quốc, phản ứng yếu ớt của Mỹ đã gây quan ngại nơi các đồng minh của Hoa Kỳ tại châu Á, thấy rằng Washington đã hành xử như một con « cọp giấy », đúng như Trung Quốc thường rêu rao.
Theo ghi nhận của nhật báo Mỹ New York Times ngày 18/12, hành động của Hải Quân Trung Quốc rất táo tợn vì diễn ra trong vùng hải phận quốc tế ở Biển Đông, chỉ cách Philippines 50 hải lý, một nước từng là đồng minh thân thiết của Washington.
Hơn thế nữa, như New York Times nêu bật, hành động của Trung Quốc còn diễn ra bên ngoài « đường chín đoạn » mà Bắc Kinh dùng để đánh dấu yêu sách chủ quyền của họ ở Biển Đông.
Theo các chuyên gia phân tích, khi làm như vậy, Bắc Kinh như muốn cảnh cáo các nước khác, kể cả Mỹ, rằng toàn bộ vùng biển này thuộc thẩm quyền của Bắc Kinh, bất chấp về mặt pháp lý, Hoa Kỳ hoàn toàn có quyền tiến hành các hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines.
Trung Quốc táo tợn như vậy nhưng Hoa Kỳ hầu như không có phản ứng. Các nhà ngoại giao và chuyên gia phân tích đều ghi nhận là chính quyền Obama đã không có được một phản ứng mạnh dạn trước hành động thách thức của Bắc Kinh. Thậm chí Hải Quân Mỹ còn không dám gởi chiến hạm của mình đến hiện trường để xem xét tính hình.
Một số nguồn tin thông thạo cho biết là Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ đã họp lại để thảo luận về cách đối phó với vấn đề này, nhưng chỉ quyết định đòi lại chiếc tàu lặn mà thôi, điều mà Bắc Kinh cho biết là sẽ thực hiện, và họ đã làm vào hôm nay.
Mỹ nói mạnh nhưng hành động thiếu kiên quyết
Vấn đề đặt ra là Hoa Kỳ trong thời gian qua đã nói rất dữ về quyết tâm chống lại các hành vi trái với luật pháp quốc tế ở Biển Đông, nhưng lần này, rõ ràng là Bắc Kinh làm càn, nhưng Washington lại làm ngơ.
Theo ông Douglas H. Paal, nhà nghiên cứu tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, hệ quả của việc này rất rõ : « Các quan sát viên và các đồng minh của Mỹ không thể không kết luận rằng điều đó cho thấy là uy quyền của Mỹ trong khu vực đã giảm sút ».
Điều này lại càng đáng ngại khi Trung Quốc trong thời gian gần đây, đã không ngần ngại khẳng định quyền thống trị mà họ cho là « vốn có » của mình trong khu vực, và không ngần ngại gây sự cố để thách thức sự hiện diện của Mỹ, và thách thức cả các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ.
Theo ông Alexander Vuving, một chuyên gia về Việt Nam tại Trung Tâm Nghiên Cứu An Ninh Châu Á-Thái Bình Dương ở Hawaii, sự cố tàu lặn Mỹ bị Trung Quốc tịch thu nghiêm trọng ở chỗ nó đánh thẳng vào nguyên tắc tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế.
Chuyên gia này lo ngại rằng điều đó có thể dự báo cho việc Trung Quốc áp đặt luật lệ riêng của họ tại Biển Đông. Trả lời New York Times ông Vuving xác định : « Trung Quốc cho thấy rằng họ đang trong quá trình thiết lập các quy tắc ở Biển Đông, áp đặt quan điểm riêng của họ ở Biển Đông và nói rằng Biển Đông là sân sau của họ ».
Theo ông Vuving, «nếu Trung Quốc không bị hề hấn gì sau vụ này, điều đó sẽ gửi một thông điệp đáng sợ đến các nước trong khu vực », và một số lãnh đạo, như Tổng thống Rodrigo Duterte của Philippines, sẽ cảm thấy được khích lệ khi quyết định xa rời Mỹ để kết thân với Trung Quốc.
Còn đối với với Việt Nam, ông Vuving cho rằng Hà Nội « sẽ phải xem xét lại toàn cảnh khu vực ».