Thiếu tá Hồ Chí Minh
Posted By Chinh Luan on 16 tháng 3 2015 | 14:13
Thiếu tá Hồ Chí Minh trong “Trung quốc công bố thiếu tá Hồ Quang…”
Bảo Giang-
Trong mấy chục năm qua, không riêng gì ở Việt Nam, mà còn ở các nước từ
Âu sang Á, người ta đã tốn không biết bao nhiêu giấy bút, thời giờ để
nói, để viết về Hồ Chí Minh mà vẫn chưa tìm ra nguồn gốc đích thực của
nhân vật này. Chỉ biết, truớc 1945, HCM là một cái tên quá xa lạ với
cộng đồng Việt Nam, thế giới. Nhưng ngay sau ngày cộng sản cướp chính
quyền tại Hà Nội. Rõ hơn là sau ngày chia đôi đất nước 20-7-1954, Cái
tên ấy đã nổi lên và trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng với tất cả mọi
người. Nó ám ảnh con người khi thức cũng như trong lúc ngủ. Lúc ở ngoài
cũng như khi vào tù. Nó như chuyện bị ma ám quỷ nhập, chả có lúc nào rời
bỏ con người. Dù tệ hại như vậy, câu chuyện về HCM vẫn chưa có dấu hiệu
ngừng lại. Bởi vì:
Người thì viết ca tụng Y như thần như thánh, như tiên ông. Kẻ lại gọi,
đánh bóng ông ta là “chủ tịch vô vàn kính yêu”, “người thầy vĩ đại của
đảng” hoặc là “bác sống mãi trong đáy quần chúng”! Thôi thì đủ kiểu đủ
cách để cho họ thổi bóng bóng cho Y. Nghe nói, chỉ tính riêng việc thổi
bong bóng này cũng để lại một chuyện cười ra nước mắt. Một hôm, ngay tại
thành Hà Nội vào những năm cực thịnh, khi Hồ chí Minh còn sống. Trên
đường phố Hà Nội xuất hiện khá nhiều hình ảnh của ông Tiên, ông Sư, ông
Cha và bác Hồ ghép chung lại với nhau bằng một tấm giấy quảng cáo khổ
lớn. Nhìn tấm hình treo đầu đường, trên phố, cán bộ nhớn nhỏ phấn khởi,
chuyền tai bảo nhau: Không ngờ nhân dân ta quý “bác “đến thế! Mãi đến
khi anh phu xe đứng nhìn tờ quảng cáo, chẳng biết phe nào sáng tạo, rồi
phì cười. Khi ấy các cơ quan từ trung ương đến phường khóm mới vỡ lẽ ra
câu chuyện, vội vã cho người đi thu hồi, tháo tấm quảng cáo “tiên sư cha
bác Hô” xuống, lẳng lặng liệng vào cống, làm cho người Hà Nội một phen
cười đến đau bụng.
Cùng với câu chuyện ấy là không biết bao nhiêu triệu triệu người lên án,
nguyền rủa Y như một đồ tể của nhân loại. Là kẻ vô đạo, kẻ bán nước hại
dân. Xem ra trong cuộc chiến tuyên truyền này, phía nào cũng lo bảo vệ
cái lý của mình. Tuy nhiên, có một cái lý lẽ mà không bên nào có thể
chối bỏ được là: Hồ Chí Minh đứng hàng thứ bảy trong danh sách những kẻ
bạo tàn, vô đạo nhất trên thế giới. Y chỉ đứng sau Mao trạch Đông,
Lenin, Staline, Hitler. Ponpot! Trong quyển “Death by Government” (Chết
do chánh phủ), tác giả Rudolph J. Rummel, giáo sư khoa chính trị học đại
học Yale, thì số nạn nhân của những người này được ghi nhận như sau:
(1) Mao’s Regime 76,702,000 (1958-1962 là 35,236, 000; PRC từ 1928- 1987 là 76,702,000 người).
(2) Lenine, Staline (Liên Xô) 61,911.000 người.
(3) The Nazi Genocide State (Hitler 20, 946, 000 người).
(4) Quân phiệt Nhật 5,964.000 người.
(5) Khmer đỏ 2,035.000 người. (ponpot)
(6) Thổ Nhĩ Kỳ 1,883.000 người.
(7) Hồ Chí Minh, Cộng sản Việt Nam 1.670.000 người.
(8) Cộng sản Ba Lan 1.585.000 người.
(9) Cộng sản Nam Tư 1.072.000 người.
Sự
việc là thế, nhưng vẫn có người ra điên thành dại ca tụng, đánh bóng
ông ta như là “cha già của dân tộc”. thay vì lên án Y là kẻ diệt chủng
tộc Việt. Rồi lại có nhiều kẻ u mê, mất trí ra công ra sức đánh bóng sự
gian dối vô đạo của Y bằng thứ ngôn ngữ buồn nôn, rồi tuyên truyền đầu
độc giới trẻ “học tập theo gương đạo đức của bác Hồ”, mà không hề biết
bản thân Y là một kẻ vô đạo, bất nhân, bất hiếu, bất nghĩa. Đã thế, còn
bầy đoàn xây đài, đúc tượng cho y. Tìm đủ mọi phương cách để chèn ép,
bức hại các tôn giáo để đưa cái đầu lâu của y vào chùa, vào đền miếu
ngang hàng với thần phật, mà không hề biết rằng bản thân y, một đảng
viên đảng cộng sản thì cho đến chết vẫn là một kẻ tôn thờ chủ nghĩa tam
vô. Vô thần phật, không cúng kiếng! Theo đó, việc đốt nhang đèn cho y,
cho một đảng viên cộng sản, tưởng là chuyện hay, chuyện tốt, giúp họ
thoát chốn đọa đày, trầm luân và sớm được quay về với thần thánh nơi
miền cực lạc, hóa ra lại là một sự kiện ngược chiều vơi tâm tư người CS.
Họ có tin vào thần linh đâu, hồn họ đã về với Mác Lê Mao, cần gì nhang
khói? Trên phần mộ của họ nên để cái búa và cái liềm thay vì bát nhang!
Cứ thế, câu chuyện bên bênh, bên chống vẫn chưa ngừng lại. Tuy nhiên,
tinh thần vô đạo, vô tôn giáo, và lối sống, lối đào tạo phi nhân bản của
tập thể này sau hơn 70 hiện diện trên đất nước Việt Nam, đã đẩy xả hội
Việt Nam đến bên bờ vực thẳm của sự hủy diệt. Ở đó, nền tảng luân lý đạo
đức của xã hội, cũng như nền phong hóa và văn hóa nhân bản của Việt Nam
bị CS tàn phá, bị chôn vùi theo đường dao mã tấu của cs, nên con người
phải nói dối nhau mà sống. Sống bằng cuộc tranh dành, cướp đoạt, chụp
dựt và ích kỷ. Ở đó, xem ra con người không còn đối xử với nhau theo
tính nhân văn của con người. Trái lại, chỉ còn lại sự dối trá, dối trá
và dối trá..
Người ta tự hỏi, liệu những thành phần lãnh đạo cộng sản hiện nay có
biết đến chuyện xã hội nhân bản Việt Nam bị CS làm cho băng hoại như hôm
nay không? Tôi cho rằng, họ biết và biết rất rõ, Nhưng bản chất của họ
đã được đào tạo trong cuộc sống là gian dối, là cướp đoạt, là tranh dành
là ích kỷ. Họ chỉ biết cho cá nhân của họ bằng việc bảo vệ cái đảng mà
không bao giờ nghĩ đến tương lai của cả một dân tộc. Đó chính là căn
nguyên của mối họa mà CS di họa cho mọi người, không trừ ai. Và nhờ căn
nguyên gây họa này mà HCM trở thành một trong số rất ít người có mặt
trên thế giới nhận được những lời ca tụng bóng bẩy, hào nhoáng nhất.
Nhưng cũng đồng thời là kẻ phải nhận lấy những lời nguyền rủa cay độc,
tồi tệ nhất! Một người như thế, chắc là có nhiều điểm đặc biệt, nôi bật?
Đúng thế, Y nổi bật ở trong nhiều cách, nhiều kiểu, nhiều vị thế khác
nhau. Tuy thế, chưa có mấy người biết đến tên tuổi của thiếu tá Hồ chí
Minh trong quân đội giải phóng nhân dân Trung quốc ra sao!
Thiếu tá Hồ Chí Minh tên thật là Huguang (Hồ Quang) là đảng viên đảng
cộng sản Trung cộng, tùng sự tại Bát lộ quân của tướng Chu Đức vào cuối
năm 1939. Theo hồ sơ quân bạ được Trung cộng lưu trữ, thiếu tá Hồ chí
Minh có phần sơ yếu lý lịch như sau “Sơ yếu lý lịch của Hồ Quang (tức Hồ
chí Minh) tại Lớp huấn luyện Nam Nhạc /thuộc tỉnh Hồ Nam. Năm 1939. Hồ
Quang 38 tuổi- Phụ trách điện đài - Quảng Đông - Thiếu tá - tốt nghiệp
Đại học Lĩnh Nam – Giáo viên trường Trung học. Biết ngoại ngữ, quốc ngữ.
(ảnh 1, ảnh 2) Nguồn: Lưu trữ Trung Quốc”. 胡光(即胡志明主席)1939年在湖南省南岳培训班的简历。 胡光—电台员---38岁----广东----少校 ----毕业于岭南大学------中学教师。会外语和国语 . Với bản lý lịch này, thiếu tá Hồ chí Minh (Huguang) là người mang quốc tịch nào?
1. Nhìn từ phía người Trung hoa.
Một bản sơ yếu lý lịch đầy dũ thường ghi rõ ngày tháng năm sinh và sinh
quán. Tuy nhiên, bản sơ yếu lý lịch của Thiếu tá Hồ chí Minh không có
ngày tháng năm sinh và sinh quán. Nó đơn giản hơn. Việc đơn giản này
cũng có thể hiểu vì đây có thể là một lờp huấn luyên chuyên môn, nội bộ,
ngắn hạn, do các cơ quan gởi người đến, nên nó không dặt nặng về những
hình thức thường thấy. Tuy nhiên, bản lý lịch vẫn có đầy đủ những chứng
liệu cần thiết cho biết. Học viên Hồ Chí Minh năm 1939, 38 tuổi, tốt
nghiệp tại Đại học Lĩnh Nam, và đã từng là giáo viên trung học. Hiện
mang quân hàm thiếu tá trong quân đội giải phóng nhân dân Trung quôc.
Đọc bản lý lịch này thì triệu người Trung Hoa như một đều quả quyết
thiếu tá Huguang, sau đổi là Hồ chí Minh là người bản xứ. Ông ta không
có một cơ sờ nào để chứng minh là người ngoại quốc, làm cố vấn cho quân
đội của Trung cộng.!
Về phía nhà nước Trung cộng. Khi họ công khai hóa hồ sơ lý lịch này cũng
có ít nhất hai lý do. Thứ nhất, nhác nhở cho Hồ Chí Minh biết y là con
dân của Trung quốc, được đào tạo và đưa sang Việt Nam để hoạt động, dầu
như có là chủ tịch của nước Việt Nam thì Y cũng phải biết nguồn gốc của
mình ở đâu để thi hành công tác mở đường cho Trung cộng tràn về phương
nam. Thứ hai, có ý ngầm báo cho người Việt Nam biết rằng, Hồ chí Minh là
người Trung quốc, Y được đào tạo chính quy từ đại Học Lình Nam đến các
khóa chuyên môn tại Nam Nhạc. Đồng thời cũng được đào tạo từ quân đội
nhân dân Trung cộng để lãnh đạo cuộc cách mạng vô sản ở Đông Dương và
Việt Nam theo chỉ thị của Trung cộng. Đây cũng là đòn đe loi sự phản bội
của Hồ Chí Minh với mẫu quốc?
2. Từ phía Việt Nam.
Dầu rất muốn, thật cũng khó tìm được đầy đủ những chứng liệu để chứng
minh thiếu ta Hồ Chí Minh, tên thật là Huguang năm 1939, 38 tuổi, một
người đã tốt nghiệp tại Đại Học Lình Nam, giáo viên một trường Trung Học
tại địa phương, hiện mang quân hàm thiếu tá, phụ trách ngành diện đài
trong quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc là người Việt Nam, nói rõ
hơn là Nguyễn ái Quốc.. Khó chứng minh là bởi vì:
a. Lý lịch của Nguyễn Sinh Cung
Nguyễn sinh Cung sinh năm 1891, tại Kim Liên Nam Đàn. Khi đang học lớp
sáu tại trường quốc học Huế thì bị đuổi ra khỏi trường. Khi đến Pháp,
NTT có làm đơn xin vào học trường thuộc địa nhưng bị từ chối. Từ đó cho
đến mãi về sau này 1933, không có bất cứ một tài liệu nào cho thấy y trở
lại trường học để hoàn tất bậc Trung Học để có thể được ghi tên vào một
trường đại học. Hon thế, cho đến năm 1933, ngoài hai năm có địa chỉ
chính thức là nhà tù tại Hồng Kông, HCM rày đây mai đó, không có một địa
sở nhất định. Cũng chẳng có bất cứ một tài liệu nào cho thấy là Y đã
dừng chân và gia nhập học tại Đại Học Lĩnh Nam dù chỉ là một vài ngày.
Ngoài ra, Nguyễn Sinh Cung có những trở ngại không thể chứng minh như
sau: Nguyễn ái Quốc bị bắt năm 1931- 1933. Sau khi được trả tự do, theo
tin của sở mật thám Pháp, NAQ đã chết vì bệnh Lao trên đường đến Liên
Sô. Cái chết này đã được tổ chức truy điệu ở trường Đông Dương tại Liên
Sô và có một số học viên Việt Nam đến tham dự. Rồi từ năm 1933- đến 1939
không ai có thể tìm ra được tông tích có thể chứng minh là của Nguyễn
ái quốc. Tuy có những tên và người được cho là, hay gán ghép cho là
Nguyễn Ái Quốc thì đều không khả tín. Thí dụ như người mang tên P.Lin
đứng ra tổ chức lễ thành hôn cho Lê thị Minh Khai và Lê Hồng Phong tại
Mascơva được cho là Nguyễn ái Quốc thì hoàn toàn là sai. Bởi lẽ, Lê Thị
Minh Khai và Nguyễn ái Quốc, trước đó vài năm từng chung sống với nhau
như vợ chồng ở Hồng Kông. Và ngay trong tờ lý lịch của Nguyễn Thị Minh
Khai khi đến Liên Sô cũng dã khai là có chồng tên là P.Lin. Theo đó, làm
sao Nguyễn Ái Quốc lại có thể đứng ra làm chủ hôn cho NTM Khai lấy Lê
hồng Phong vào năm 1934 tại Liên sô? !
Đó cũng chính là lý do mà bà Sophie Quinn Judge, một học giả Anh quốc
cũng là một chuyên gia nghiên cứu về HCM. Bà được qũy Mike và Viên
Nghiên cứu Trung Ương Đại Học London tài trợ để làm việc. Bà Sophie đi
khắp các nước Đông Nam Á, Việt Nam, sang Trung quốc và Liên Sô, tìm
những chứng cứ để đúc kết thành tác phẩm: Ho Chí Minh The Missing Years.
Tạm dịch, Những năm tháng mất tung tích của Hồ chí Minh. Ở ngay trong
phần giới thiệu nơi trang 6 bà viết:” Hồ chí Minh luôn tìm mọi cách để
giấu đi qúa khứ của mình. Nhiều năm qua, những thứ mà ông ta cung cấp
toàn là những loại phịa, không khả tin, chúng thường mâu thuẫn với nhau,
không mấy liên quan đến đời thực. Đầu tiên là tập tự truyện xuất bản
vào năm1949 tại Trung Quốc năm 1950 được xuất bản bằng tiếng Pháp tại
Paris rồi mấy năm sau xuất bản tại Việt Nam với nhan đề” những mẫu
chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch”. Nhìn chung chỉ là những chuyện
tự vẽ ra mà thôi. Nó không có sự kiện nào đúng với thực tế.
b. Phấn cá nhân, Thiếu tá Hồ c=Chí Minh (Huguang) tự cho biết ông ta là ai?
Trong bài “Đồng chí Nguyễn ái Quốc và tôi”, tôi đã viết: Vào tháng giêng
năm 1949, tạp chí "Sinh hoạt nội bộ" kỳ thứ 13 của Việt Nam có đăng tải
một bài viết nhan đề "Đảng ta" do Hồ Chí Minh (Huguang) viết dưới bút
danh Trần Thắng Lợi. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã đưa "Đảng ta"
vào Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, trang 547. Bài viết này cũng được TG Hồ
tuấn Hùng ghi lại trong Bình Sinh Khảo, thiên II, nhan đề “ve sầu thoát
xác, thật giả kiếp người”. Hồ Chí Minh viết như sau:
“Năm 1929 (chính xác là ngày 19 tháng giêng năm 1929), trong khi đồng
chí Nguyễn Ái Quốc đi vắng, Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội
khai toàn quốc Đại hội ở Hương Cảng. Đại biểu Bắc Kỳ đề nghị tổ chức
đảng cộng sản, bị gạt đi, liền bỏ hội nghị ra về….
Cuối năm 1929, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở lại Tàu (chính xác là ngày 20
tháng giêng năm 1930), cùng với đại biểu các nhóm khai hội ở Hương
Cảng.
Trong 7, 8 đại biểu, ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi, nay chỉ còn
đồng chí Hồ Tùng Mậu và đồng chí Trịnh Đình Cửu, đồng chí Tản Anh và vài
đồng chí nữa đều oanh liệt hy sinh cho Đảng và cho dân tộc lâu trước
ngày Cách mạng Tháng Tám.
Sau cuộc bàn bạc sôi nổi, và sau lời giải thích rõ ràng của đồng chí
Nguyễn Ái Quốc, mọi người đều tán thành thống nhất cả ba nhóm thành một
đảng. Thế là Đảng ta chân chính thành lập...".(Trần thắng Lợi, tức Hồ
chí Minh))
Với sự các nhận này, Thiếu tá Hồ Chí Minh (Huguang) và Nguyễn Ái Quốc
không thể là một người, nhưng là hai người hoàn toàn khác nhau. Họ cũng
có lý lịch khác nhau. Xin nhớ, đây không phải là một bài báo thường.
Trái lại, bài viết mang tính cách lịch sử của đảng cộng sản Việt Nam.
Bởi vì, nó được chính một trong bày ủy viên dự hội nghị còn sống, lại
đang giữ vai trò lớn nhất trong đảng, viết lại sự việc thành lập đảng
của mình. Theo đó, một câu, một chữ trong bài viết ấy là lịch sử đảng.
Tưởng cũng cần nhắc lại là truy theo nguồn tài liệu chính thức của nhà
nước Viêt cộng còn lưu giữ. Bảy ủy viên đứng ra thành lập dảng cộng sản
vào ngày 3-2-1930 tại Hồng Kông là: Hồ tập Chương (đại diện CSQT) Hồ
tùng Mậu, Trịnh đình Cửu, Lê Tản Anh, Trần Văn Cung, Lê Hồng Sơn và
Nguyễn Ái Quốc*
Đặc biệt, nhân cuộc tổng đình công tại Hà Nội đưa đến việc sụp đổ chính
quyền của Việt Nam lúc bấy giờ, Việt Minh đã cướp lấy chính quyền vào
ngày 2-9-1945, nhưng người ta không hề bết Hồ chí Minh là ai. Sau đó, có
tin đồn lan ra bên ngoài HCM là Nguyễn ái Quốc. Tuy nhiên chính ông ta
đã nhiều lần phủ nhận điều này. Theo ông Hoàng Văn Chí ghi trong "Từ
thực dân đến cộng sản - Một kinh nghiệm lịch sử của Việt Nam" , thì ông
Hồ nhiều lần đã nói ông không phải là Nguyễn Ái Quốc! Rồi về phía người
ngoại quốc cũng thế. “Ngay cả khi tướng Salan, đại diện Pháp dự cuộc đàm
phán năm 1946, hỏi thẳng vào mặt ông Hồ, Y vẫn một mực chối cãi. Ông
không phải là Nguyễn ái Quốc”.
Lại nữa, theo ông Phạm quế Dương trong bài, “HCM là thiếu tá Hồ Quang”
có đoạn: “Ghi chú gia phả và sự nghiệp của Hồ Tập Chương trong hồ sơ HTC
4567 lưu trữ tại Quân Ủy Trung Ương (CPC) và tình báo Hoa Nam như sau:
Đương sự được đảng cộng sản Trung cộng huấn luyện hơn một thập niên tại
học viện Hoàng Phố, Vân Nam…Kết quả, Trung cộng dốc hết nhân lực, tài
khi, tài vật lập ra một thế lực mới tại Việt Nam và tình báo Hoa Nam
thổi lên một Hồ chí Minh làm chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng Hòa”.
Điều này đúng hay sai thì chưa ai dám quả quyết, nhưng nó cho thêm một
bằng chứng nữa là Thiếu tá Huguang sau đổi là Hồ chí Minh là một người
Trung Hoa.
c. Sự nghiệp Hán hóa Việt Nam của thiếu tá Hồ Chí Minh.
Tóm tắt. Thiếu tá Huguang năm 1939, 38 tuổi, (sinh năm1901) sau đổi ra
là Hồ Chí Minh. Theo tài liệu, ông ta ta đến công tác tại văn phòng bát
lộ quân ở Quế Lâm sau đó là Qúy Dương, Côn Minh rồi đến Diên An, căn cứ
đầu não của cộng sản Trung Quốc và và Hồng vệ binh của Trung quôc. Thiếu
tá Huguang bước vào (trở về) địa giới Việt Nam lần đầu tiên vào ngày 28
tháng 01năm 1941. Đến tháng 8-1942 ông ta trở lại Trung quốc với cái
tên mới là Hồ chí Minh và bị bắt vì giấy tờ đã hết hạn. Đến tháng 9-1944
HCM trở lại Việt Nam và cuối năm 1944 trở lại Côn Minh hoạt động cho
tới đầu năm 1945(Wikipedia). Nhân cuộc tổng đình công tại Hà Nội đưa đến
việc sụp đổ chính quyền của Việt Nam lúc bấy giờ, Việt Minh đã cướp lấy
chính quyền vào ngày 2-9-1945. Tuy nhiên, cho đến lúc này, người ta
không hề biết tung tích Hồ chí Minh là ai.
Việc này được kể lại trong” Truyện Hồ chí Minh” của William j. Duiker,
trang 449, (cũng được trích lại trong bình sinh khảo) như sau: "Vào năm
1946, khi triệu tập Hội nghị Quốc dân đại hội, Bộ trưởng Lao động Nguyễn
Văn Thái có đề nghị vinh danh Hồ Chí Minh là "công dân số một" của nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bởi lẽ, lúc ấy thân phận Hồ Chí Minh chưa
được xác nhận là Nguyễn Ái Quốc (nhiều người cho rằng). Hồ Chí Minh
chính là Hoa kiều tại Việt Nam, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, là
phái viên "Quốc tế cộng sản" được cử đến Việt Nam với nhiệm vụ thành lập
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.". Như thế họ chấp nhận vai trò lịch sử
của HCM là người của quốc tế cộng sản hơn là người Việt nam!
Tuy nhiên, đến năm 1949, tin tức Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Cung dần dần
xuất hiện mạnh mẽ hơn. Nó mạnh mẽ mang tính chiếm đoạt hơn là vì cuốn
“những mẫu chuyện về đời hoạt động của bác” do Trần dân Tiên viết đã
được xuất bản bên Trung quốc. Và vì những người thân huyết thống, và
liên hệ gần gũi trong sinh hoạt với Nguyễn Ái Quốc từ trước 1932 đã
không còn:
- Bà Nguyễn Thị Thanh, chị ruột, chưa từng gặp lại Hồ Chí Minh từ khi Y
vào Huế, rồi bị đuổi khỏi trường quốc học. Bà chết năm 1946.
- Ông Nguyễn sinh Khiêm, anh ruột, nghe nói được Hồ Chí Minh tiếp riêng
khoảng 5 phút trong một căn nhà không đủ ánh sáng ở Hà Nội và chết năm
1951.
- Cụ Phan chu Trinh, người đỡ đầu cho Nguyễn Tất Thành ở Paris qua đời năm 1926.
- Luật sư Phan Văn Trường, mất 1933.
- Nguyễn Tất Thành, mất 1933?
- Nguyễn An Ninh người anh em kết nghĩa với Nguyễn Tất Thành ở Paris, mất 1943.
- Riêng ông Nguyễn thế Truyền, một trong ngũ long tạo ra cái tên chung
là Nguyễn ái Quốc để viét báo ở Paris, đã về sống ở Hà nội trước 1945.
Ông đã di cư vào miền nam và chưa hề gặp mặt HCM lần nào. đã chết vào
1969.
Đến năm 1951, khi đã vững chân với tên gọi mới, Thiếu tá Hồ Chí Minh bắt
đầu thực hiện sách lược Hán hóa Việt Nam theo đường lôi của Trung quốc.
Việc trước tiên là lệnh cho Trường Chinh viết lời kêu gọi “Việt Minh
vận động cho Việt Nam xin làm chư hầu cho Trung quốc”. Đến năm 1958, chỉ
đạo cho Phạm văn Đồng viết công hàm công nhận chủ quyền 12 hải lý thuộc
Trung cộng trong vùng đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam. Từ đó mở ra
cửa ngõ để những kẻ kế tiếp ký hiệp thương và hiệp định biên giới năm
1999 và năm 2000. Kết quả những phần đất của Bản Giốc, Nam Quan, Lão
Sơn, bãi biển Tục Lảm và 3/4 vịnh bắc bộ là máu xương của Việt Nam biến
thành đất của Trung cộng. Cũng từ đó, nhà nưóc cộng sản tại Việt Nam đã
tạo ra cảnh không có biên giới trên biển đông để tàu bè của Trung cộng,
cũng như giàn khoan của họ tự do ra vào đánh bắt cá, thăm dò dầu khi
trong thềm lục dịa Việt Nam. Trên đất liền cũng có chung một chủ trương.
Biên giới mở cửa, quân, cán và dân Trung cộng tha hồ ra vào tự đo. Họ
vào định cư và làm việc nhiều đến nỗi chính nhà nước này cũng không còn
kiểm soát đươc con số là bao nhiêu.
Trước cảnh bị mất đất, mất biển của cha ông để lại, người dân không được
quyền lên tiếng. Nếu có phản đối thì đều bị bắt bớ, bị đánh đập dã man
hay bị tù đày. Phần nhà nước, đã có sẵn kế hoạch trước những phản ứng
của người dân. Họ liên kết với đối tác Trung cộng, vẽ ra những kế hoạch
mới như: Tổ Hợp Khai Thác dầu khí Việt Trung, để cho Trung cộng tự do
đưa các dàn khoan ra vào trên biển đông mà người dân không thể thắc mắc
thêm. Trên đất liền thì cho Trung cộng thắng đấu thầu xây dựng toàn bộ
các cơ sở hạ tầng, đến khu kỹ nghệ, khai thác rừng đầu nguồn, hầm mỏ…
tất cả đều hợp lệ. Từ đó, Trung cộng tự do đưa dân quân cán ra vào và từ
từ chiếm trọn lấy giang sơn Việt Nam theo kế hoạch Hán hóa dân nam do
thiếu tá Hồ Chí Minh đã thực hiện từ năm 1939.
Thế là ta mất nước. Người Việt Nam thành dân mất nước ngay trên quê
hương minh. Nhìn lại, có lẽ không còn một nỗi đau đớn nào dành cho chúng
ta hơn nỗi đau này. Chúng ta đã mất quê hương, đã mất tổ quốc qua từng
ngày từ hơn 80 năm qua mà không hay biết. Bởi vì Hồ Chí Minh, người được
cộng sản ca tụng là lãnh tụ vĩ đại, là người sáng lập đảng CSVN, là chủ
tịch đảng, là chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Thậm chí, còn
nghêu ngao là “cha già dân tộc”, thực ra chỉ là một đảng viên đảng cộng
sản Trung quốc. Là thiếu tá trong quân đội nhân dân Trung quốc. Y được
chọn, được đào tạo để xâm nhập vào hàng ngũ CSVN bằng kế sách “ve sầu
lột xác” sau khi Nguyễn Tất Thành cũng gọi là Nguyễn Ái Quốc chết vào
năm 1933.
Ở đây, có cái rủi của thời khắc lịch sử là khi y được xếp đặt, chính
thức chiếm đoạt cái tên Nguyễn Ái Quốc thì tất cả những người có liên hệ
huyết thống hay có sinh hoạt gần gũi với Nguyễn tất thành trước năm
1932 đều đã không còn (ngoại trừ Hồ tùng Mậu đang ở trung tù và Trịnh
đình Cửu mất tích). Nên chẳng có một ai đủ vị thế để lột mặt xác ve ra
trước công luận.
Đã có thời khắc rủi ro như thế, những kẻ theo cộng sản vào đầu thập niên
40 như Phạm văn Đồng, Lê Duẫn, Võ Nguyên Giáp , Nguyễn duy Trinh, Hoàng
văn Hoan… có thể không biết chuyện của xác ve do Trung quốc đạo diễn,
chỉ thấy Y được Trung cộng dồn hết tài lực vật lực vào hỗ trợ. Lại thấy
những đảng viên tên tuổi khác như Hà huy Tập, Trần Phú, Lê hồng Phong…
đã chết, nên đã chấp nhận Hồ Chí Minh như là một cứu cánh của thời cuộc.
Bởi lẽ từ chốn rừng hoang thâm u, nếu không có cơm gạo, lương thực,
súng đạn, tiền bạc, nhân sự của Trung cộng gởi sang chi viện, CS lấy gì
mà sống, nói chi đến việc tổ chức chiến đấu với Pháp. Nên những thành
phần này chẳng còn một lối đi nào khác ngoài việc phải ủng hộ và chấp
nhận sự sai khiến của Hồ Chí Minh, mà quên hẳn đi cái họa tàu xâm lược
nước ta từ hàng nghìn năm trước.
Kết quả, cái lầm lẫn không biết từ buổi ban đầu trở thành cái ngoan cố
bệnh hoạn về sau. Nghĩa là, lúc về chiều có lẽ thành phần chóp bu này đã
biết được toàn bộ sự thật về câu chuyện ve sầu thoát xác. Nhưng không
thể, hay không đủ can đảm mở ra. Hoạc giả, cái rễ lệ thuộc của họ bám
vào Tàu quá sâu đậm, nên không thể quay lại được nữa. Họ đành nhắm mắt,
ngậm miệng cho qua đời mình rồi nghiệp chướng, nếu có, dành đổ lên đầu
những người đi sau. Nói cách khác, họ có thể chết, đảng cộng sản có thể
bị tiêu diệt, nhưng sự thật về Hồ Chí Minh dầu như có đầy đủ bằng chứng
“ve lột xác”, tập đoàn CS cũng không bao giờ dám lên tiếng. Chính cái sự
ngoan cố đến bệnh hoạn của tập đoàn lãnh đạo CS này đã là nguyên nhân
gây ra cái họa trăm năm cho dân tộc và cho đất nước ta.
Ta phải làm gì đây?
Câu hỏi này buộc vào chúng ta. Theo đó, những người Việt Nam còn có chút
lòng với quê hương và với dân tộc Việt Nam, không thể ngồi yên mãi.
Trái lại, phải trả lời. Phải cùng nhau đứng dậy. Phải ra khỏi nhà. Phải
làm một công việc nhỏ bé nhất, cùng nói với nhau về trường hợp ve sầu
thoát xác của Hồ Chí Minh. Dĩ nhiên, với sức tuyên truyền như thác dội
của CS, người dân lúc đầu không để ý, cũng không tin. Nhưng chúng ta vẫn
cương quyết làm công việc vạch mặt chỉ tên Hồ chí Minh là đảng viên
đảng cộng sản Trung cộng, là thiếu tá trong quân đội nhân dân Trung quốc
xâm lược. Y không phải là Nguyễn Tất Thành nhưng giả danh nghĩa của
Nguyễn Ái Quốc trong mưu đồ Hán hóa Việt Nam. Câu chuyện càng có nhiều
người nói, càng có cơ lan truyền rộng rãi. Khi cả nước đều ồn ào thắc
mắc, hoặc giả, khi có 60, 70% dân chúng, cán bộ cùng đặt vấn đề giải mã
sự thật về Hồ Chí Minh thì đó cũng chính là lúc, người dân tự đứng lên
giải thể chế độ cộng sản. Và Việt Nam sẽ bước vào kỷ nguyên khôi phục
lại toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền. Trái lại, nếu chúng ta cứ ngồi yên
như thóc ngâm, đảng CSVN không bị giải thể, chuyện con cháu chúng ta
phải học tiếng Tàu ngay trên đất nước mình để tìm sống không phải là
chuyện xa vời.
60 năm ngày 20-7
No comments:
Post a Comment