Còn nhớ hay chăng?
Lão Ngoan Đồng
Đã 40 năm kể từ tháng 4 năm 1975, những nỗi kinh hoàng, những ngày tang tóc, nỗi niềm uất hận đã mất nước cho khối cộng sản quốc tế, như vẫn còn hiện ra trước mắt biết bao người.
Dù thực trạng của xã hội có thay đổi, nhưng nỗi lòng của những người Việt Nam không cộng sản, vẫn hằn sâu vào tâm khảm về những tội ác diệt chủng của bọn việt cộng tay sai của chủ nghĩa tam vô cộng sản: Vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc.
Những tội ác nầy của bè lũ Việt cộng đã lên đến tột đỉnh trong tháng 3 và tháng 4 năm 1975.
Tháng ba Gãy súng:
Bắt đầu từ ngày 10 tháng 3 năm 1975, Ban Mê Thuột, rồi Pleiku, Kontum thất thủ, cao nguyên bỏ ngỏ, quân Việt cộng tràn vào, dân bỏ chạy theo đoàn quân VNCH trực thuộc vùng 1 vùng 2 đang “di tản chiến thuật”.
Tháng Ba là tháng thảm khốc của miền Trung,- Tháng Ba Gãy Súng vẽ lại cơn hồng thủy của một cuộc chiến xâm lược dã man, phủ chụp lên số phận của một dân tộc.
25 tháng 3-1975 nhiều đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, nhiều chiến sĩ đã vị quốc vong thân bởi đạn pháo kích của cộng quân Bắc Việt, một số chiến sĩ đã tự sát tập thể bằng lựu đạn M26 để không bị lọt vào tay của cộng phỉ, một số khác bị cộng quân bắt làm tù binh, bị hành hạ bạo tàn. Có nhiều người phải bẻ súng đi vì hết đạn mà không còn để bổ sung, cây súng đã trở thành vật vô dụng.
Tháng 3/75 cả vùng 1 và vùng 2 đã lọt vào tay của cộng quân, dân và quân đã cùng nhau chạy thoát tầm kiểm soát của cộng phỉ, ùn ùn chạy xuống vùng 3 và vùng 4 để tỵ nạn, hoặc tái lập lại đơn vị.
Trên đường chạy giặc và rút lui của dân và quân Việt Nam Cộng Hòa, bọn việt cộng vô nhân tính, với đại bác, súng AK, xe tăng của khối cộng sản quốc tế, nả đạn hàng loạt không ngừng vào những người dân tỵ nạn vô tội, thây người chết chất thành đống ven vệ đường, người bị thương nằm rên siết la liệt trên mặt đường, tạo nên sự hãi hùng và nỗi kinh hoàng như địa ngục chốn trần gian:
Ngày thứ 1 – trận chiến Ban Mê Thuột - 10-3-1975.
Ngày thứ 2 – Ban Mê Thuột thất thủ - 11-3-1975.
Ngày thứ 3 – quân đoàn 2 chuẩn bị tái chiếm Ban mê thuột – 12-3-1975.
Ngày thứ 4 – di tản miền trung – 13-3-1975.
Ngày thứ 5 – di tản cao nguyên – 14-3-1875.
Ngày thứ 6 – tử chiến ở Quảng Nam – 15-3-1975.
Ngày thứ 7 – quân đoàn 2 triệt thoái – 16-3-1975.
Cùng ngày thứ 7 – trận chiến Quảng Tín – 16-3-1975.
Ngày thứ 8- 17-3-1975
Ngày thứ 9 – 18-3-1975
Ngày thứ 10 –19-3-1975
Ngày thứ 11 –20-3-1975
Ngày thứ 12 –21-3-1975
Ngày thứ 13 –22-3-1975
Ngày thứ 14 –23-3-1975
Ngày thứ 15 –24-3-1975
Ngày thứ 16 – quân đoàn 1 rút khỏi Huế - 25-3-1975.
Ngày thứ 16 – trận chiến Quân khu 2 – 25-3-1975.
Ngày thứ 17 – kịch chiến tại Phú thứ - Quân khu 2 – 26-3-1975.
Ngày thứ 18 – trận chiến ở Bình Định – 27-3-1975.
Ngày thứ 19 –28-3-1975
Ngày thứ 20 – Tuyên Đức - Lâm Đồng – thất thủ - 29-3-1975.
Ngày thứ 21 – trận chiến tại Quy Nhơn – 30-3-1975.
Ngày thứ 22 – Bình Định thất thủ - 31-3-1975.
Tháng 4 tan hàng :
Ngày thứ 23 – trận chiến tại Khánh Dương – Quân khu 2 - 1-4-1975.
Ngày thứ 24 – ngày cuối cùng của Quân đoàn 2 – Nha Trang thất thủ - 2-4-1975.
Ngày thứ 25 – Phan Rang hổn loạn - 3-4-1975.
Ngày thứ 26 – trận chiến tại Ninh Thuận – 4-4-1975.
Ngày thứ 27 – thủ tướng Trần Thiện Khiêm từ chức – 5-4-1975.
Ngày thứ 28 – trận chiến tại Bình Thuận – 6-4-1975.
Ngày thứ 29 – trận chiến tại Miền Đông – 7-4-1975.
Ngày thứ 30 – trận chiến quốc lộ 20 – 8-4-1975.
Ngày thứ 31 – Long Khánh bùng nổ - 9-4-1975.
Cùng ngày thứ 31 – trận chiến tại thị xã Tân An – 9-4-1975.
Ngày thứ 32 – trận chiến thị xã Xuân Lộc – 10-4-1975.
Ngày thứ 33 – trận chiến tại Dầu Giây – 11-4-1975.
Ngày thứ 34 – kịch chiến tại Xuân Lộc – 12-4-1975.
Ngày thứ 35 – trận chiến tại Bảo Định – 13-4-1975.
Ngày thứ 36 – nội các mới trình diện – tại Sài Gòn – 14-4-1975.
Ngày thứ 37 – trận Xuân Lộc – Dầu Giây thất thủ - 15-4-1975.
Ngày thứ 38 – tại phòng tuyến Phan Rang – Phan Rang thất thủ - 16-4-1975.
Ngày thứ 39 – trận chiến tại Xuân Lộc – 17-4-1975.
Ngày thứ 40 – trận chiến tại Bình Thuận – 18-4-1975.
Ngày thứ 41 – cuộc di tản của Tiểu Khu Bình Thuận - 19-4-1975.
Cùng ngày thứ 41 – trận chiến tại Định Quán – 19-4-1975.
Ngày thứ 42 – kịch chiến tại Xuân Lộc – 20-4-1975.
Cùng ngày thứ 42 – ngày Chúa nhật - 20-4-1975 – tại Sài Gòn.
Ngày thứ 43 – tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức – 21-4-1975.
Cùng ngày thứ 44 – trận chiến tại Tây Ninh – 22-4-1975.
Cùng ngày thứ 44– trận chiến tại Trảng Bom – 22-4-1975.
Cùng ngày thứ 44 – ngày thứ ba 22-4-1975 – tại Sài Gòn.
Ngày thứ 45 – dàn xếp tình hình VNCH – 23-4-1975.
Cùng ngày thứ 45 – thủ tướng Nguyễn Bá Cần từ chức – 23-4-1975.
Cùng ngày thứ 45 – thứ tư ngày 23-4-1975.
Ngày thứ 46 – thứ năm ngày 24-4-1975.
Ngày thứ 47 – trận chiến tại Bình Dương – 25-4-1975.
Ngày thứ 47 – thứ sáu ngày 25-4-1975.
Ngày thứ 48 – trận chiến tại Bà Rịa – 26-3-1975.
Cùng ngày thứ 48 – thứ bảy ngày 26-3-1975.
Ngày thứ 49 – bầu tổng thống mới – 27-4-1975.
Cùng ngày thứ 49 – sư đoàn 3 bộ binh giử Bà Rịa – 27-4-1975.
Cùng ngày thứ 49 – trận chiến tại tân cảng cầu Sài Gòn – 27-4-1975.
Cùng ngày thứ 49 – chúa nhật ngày 27-4-1975.
Ngày thứ 50 – thứ hai ngày 28-4-1975 - ông Minh nhậm chức.
Cùng ngày thứ 50 – thứ hai ngày 28-4-1975 – sư đoàn 5bộ binh tử chiến.
Cùng ngày thứ 50 – thứ hai ngày 28-4-1975.
Ngày thứ 51 – bộ Tổng Tham Mưu – 29-4-1975.
Ngày thứ 51 – thứ ba ngày 29-4-1975.
Ngày thứ 52 – thứ tư ngày 30-4-1975.
Cùng ngày thứ 52 – ngày dài nhất của Dương Văn Minh – 30-4-1975.
Cùng ngày thứ 52 – thứ tư ngày 30-4-1975 tiếng khóc hờn ai oán của quân dân VNCH. (http://vnin21.blogspot.ca/2014/05/gio-nhung-to-lich-cu-1975.html )
Trong những ngày tháng 4/75, sự thảm khốc đè nặng trên quê hương và người dân Việt Nam Cộng Hòa.
Hơn bao giờ hết, sự thê thảm trong tháng 4/75 là vô cùng tận, tháng mà trời đất tối đen, âm u như âm phủ, tiếng than khóc đầy trời;
Tháng mà máu của những người vô tội bị tàn sát bởi những hung thần cộng sản, đã lan tràn trên mặt đường, đọng thành vũng;
Tháng của những trẻ thơ còn ôm vú mẹ, người đã bị đạn pháo của Việt cộng giết chết nằm trên vũng máu đào;
Tháng của những tiếng hét phẩn nộ trong tuyệt vọng của những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đã bịép buộc phải buông súng, tan hàng trước quân cộng phỉ, dẫn đến nước bị mất vào tay cộng sản quốc tế. Nhiều quân nhân từ binh sĩ đến cấp tướng của Việt Nam Cộng Hòa đã tự sát vì không chịu đầu hàng Việt cộng, theo lịnh của ông tổng thống bất hợp hiến Dương Văn Minh, đã chứng minh nghĩa khí ngập Trời của những con người “sinh vi tướng, tử vi thần”.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, là ngày mà người dân của nước Việt Nam Cộng Hòa đã mất tất cả, bởi vì “mất nước là mất tất cả”. Mất từ mạng sống của người thân, đến mất cả căn nhà, tài sản, thậm chí mất cả đời sống như một con người.
Kết cuộc của ngày 30 tháng 4 là kết cuộc của máu và nước mắt của toàn thể công dân của nước VNCH, kết cuộc của những năm dài khổ sai trong các nhà tù cải tạo, kết cuộc của đời sống còn thua cả thú vật đói khát, khốn cùng.
Sự đau thương nầy đã hằn sâu vào tiềm thức của những người Việt Nam yêu nước, nó vẫn cứ hiển hiện chập chờn qua những cơn ác mộng, từ sau ngày đó cho mãi tận đến bây giờ sau 40 năm dài đăng đẳng, khó có thể quên đi theo thời gian.
Thế nhưng, cũng là người dân của nước Việt Nam Cộng Hòa, ngày nay có người lại nhẫn tâm quên đi những ngày tháng đau thương đó. Những lý do họ tự bào chữa, không thể rửa sạch được sự hèn hạ của thái độ dửng dưng với niềm đau của dân tộc.
Họ kêu gọi hảy “hòa hợp hòa giải” với bọn CS sát nhân vong bản đã tạo nên niềm đau nỗi hận của đồng bào mình. Họ cho rằng “thù hận gì cũng qua đi theo thời gian…Hảy hợp tác với kẻ thù để xây dựng lại quê hương…”
Họ quên rằng, đối với thù hận cá nhân có thể quên đi, nhưng thù nước là mối thù truyền kiếp, phải cố giữ lấy để làm kinh nghiệm cho tương lai, tránh sa vào lỗi lầm tái tục nên niềm đau nỗi hận sau nầy.
Dù không muốn, nhưng nếu hàng năm vào tháng 3 và 4, những tháng đau thương tang tóc của dân tộc, họ nhân danh “tưởng niệm ngày Quốc Hận 30 tháng 4”, tổ chức những tiệc tùng ca hát, nhảy múa vui chơi, dù dưới danh nghĩa gì, cũng không thể tránh khỏi mang xú danh là ăn mừng “ngày đại thắng mùa xuân” của việt cộng, kẻ đã tạo nên ngày Quốc Hận của dân tộc Việt Nam.
Trong những ngày của “tháng 3 gãy súng, tháng 4 tan hàng”, mong rằng tập thể Người Việt Hải Ngoại hãy ghi nhớ, tháng 3 và tháng 4 là những tháng ngày của đau thương, những tháng ngày tang chế của hàng triệu gia đình đồng bào Việt Nam, nỡ lòng nào mà mình vui chơi trong những ngày đau thương đó.
Hãy nhớ cho kỹ lại truyền thống của ông cha, trong những ngày tháng tang chế, đau thương, không nên mặc quần áo màu mè, huống chi là tổ chức tiệc tùng vui chơi. Nếu là cá nhân ham vui vô tri thì có thể tạm xí xoá được, nhưng nếu là một tổ chức của người Việt tỵ nạn cộng sản, chắc không thể nào được những người Việt Nam Quốc Gia tha thứ cho đâu !
Lão Ngoan Đồng
nguồn: hồn việt UK
AI GIẢI PHÓNG AI SAU 40 NĂM NHÌN LẠI
HUY VŨ
Ngày 30-04-1975 được Cộng Sản Bắc Việt rêu rao là ngày họ “giải phóng” dân chúng miền Nam khỏi sự “kìm kẹp” của Mỹ-Ngụy. Tới nay đã 40 năm trôi qua, ta thử nhìn lại và suy ngẫm xem ngày này có phải là ngày miền Bắc đã giải phóng miền Nam không? Hay ngược lại, miền Nam đã giải phóng miền Bắc?
Trước khi đi vào nội dung của vấn đề, thiết tưởng ta cần phải đi tìm định nghĩa của động từ “giải phóng”.
Theo một vài cuốn tự điển Việt-Việt, động từ “giải phóng” có thể được định nghĩa như sau: Bằng cách này hay cách khác làm cho hay giúp cho một số người nào đó thoát ra khỏi một tình trạng xấu xa tồi tệ. Nói khác đi, nếu đẩy đưa một đối tượng nào đó từ một tình trạng tốt đẹp sang một tình trạng tồi tệ, thì không thể gọi là “giải phóng” được.
Dựa vào định nghĩa này và lấy ngày 30-04-1975 làm mốc thời gian để tìm hiểu xem đời sống thật sự của nhân dân hai miền Nam và Bắc vào thập niên 1970 như thế nào, để từ đó có thể rút ra một kết luận khách quan rằng: Ai đã giải phóng ai?
Để có một câu trả lời đúng đắn và chính xác cho câu hỏi này, có lẽ ta nên điểm qua cảm nghĩ và nhận thức về cuộc sống vật chất và tinh thần của dân chúng hai miền Nam và Bắc vào thập niên 1970 của một số nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà giáo, cán binh, cán bộ v.v… là những người đã được đào tạo và hun đúc bởi chính đảng Cộng Sản Việt Nam tại miền Bắc, khi họ có dịp vào miền Nam thăm viếng, công tác, hay sinh sống sau ngày 30-04-1975.
1. Thư của một cựu “giải phóng quân” cộng sản Việt Nam gửi cho một cựu “ngụy quân” Việt Nam Cộng Hòa (Nguyễn Bá Chổi)
Trong phần đầu thư, anh “cựu giải phóng quân” đã trân trọng thông báo cho anh “cựu ngụy quân” biết là hiện tại anh ta đang tự giác và tự nguyện “tiến nhanh, tiến mạnh và tiến vững chắc” trên con đường “Ngụy Quân Hóa và Mỹ Cút Hóa”. Anh CGPQ cũng đã dí dỏm giải thích về lý do tại sao anh ta đã và đang làm một việc ngược đời như thế:
“Ngụy-quân hóa vì cái gì của Ngụy tôi cũng thích, như nhạc Ngụy, sách Ngụy, nói chung là thượng vàng hạ cám gì của Ngụy đều… hiện đại. Mỹ-cút hóa là con cháu tôi bây giờ học tiếng Mỹ thay vì tiếng Nga, như đảng đã bái bai Kinh Tế Tập Trung đói meo chạy theo Kinh Tế Thị Trường béo bở, bỏ đồng Rúp ông Liên Xô để úp mặt vào đồng Đô “đế quốc” Mỹ…
“Mỹ-cút hóa vì con gái rượu của Thủ tướng Dũng thiếu gì con trai của các nhà lão thành Cách Mạng gạ gẫm cưa kéo mà cứ một hai “em chả, em chả”, cứ nằng nặc đòi lấy bằng được thằng con Ngụy đã cút theo Mỹ ngày Mỹ cút; Mỹ-cút hóa đến nỗi mấy đứa cháu tôi bây giờ mừng sinh nhật cũng hát bài Hép-Pi-Bớt-Đê (Happy Birth Day), hễ mở miệng là Ô Kê Ô Gà! Ra phố thì cứ đòi uống Cô Ca, ăn thì Mạc-Đá-Nồ (McDonald), Bơ-Gơ-Kinh (Burger King), Ken-Tơ-Ky-Phờ-Rai-Trích-Cần (Kentucky Fried Chicken)… con quan CS chỉ toàn muốn du học Mỹ Tư Bản….”
Sau đó anh CGPQ còn tỏ ra khâm phục và hết lời ca tụng quân dân miền Nam:
“Chả dấu gì Anh, sau khi thống nhất đất nước, tôi khoái Miền Nam của anh quá xá rồi xin chọn nơi này làm quê hương luôn đó anh.
“…. nhờ ở lại Miền Nam, sống giữa đồng bào Miền Nam mà tôi đã chuyển biến từ sai lầm đáng tiếc căm thù khinh bỉ Ngụy thành khoái cụ tỷ Ngụy, bái phục văn hóa “đồi trụy” Ngụy, và nhất là Quân đội Miền Nam các anh có anh hùng Ngụy… Văn Thà, trong khi Thủ tướng Miền Bắc của chúng tôi tự cho mình là chân chính lại ký công hàm bán nước, dâng Hoàng Sa và Trường Sa cho Tàu cộng…”
Phần cuối thư anh CGPQ viết:
“Thưa anh Chổi, điều tôi muốn đề cập với anh hôm nay là cám ơn các anh đã… thua cuộc chiến tranh mà trước kia chúng tôi hăm hở gọi là “giải phóng Miền Nam”. Thực tế cho thấy đó là “giải phóng Miền Bắc”. Nói thế nghe ra là “phản động”, nhưng thực chất là vậy. Nếu bác Hồ từng nói “Nước Việt nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi” – cứ cho bác Hồ nói đúng đi, mặc dầu theo sách giáo khoa Cách mạng dạy thì Việt Nam ta không chỉ có một mà có tới 53 dân tộc (trong Nam các anh gọi là 53 sắc tộc, xem ra đúng hơn), thì ta cũng có thể nói, nhờ chiếm được Miền Nam mà Miền Bắc được giải phóng, sông có thể cạn núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy nay đã hiển nhiên không thể chối cãi.
Cuối thư anh CGPQ cho biết thêm là anh cùng quê với ông Hồ, có lẽ trước 30-04-1975 anh rất hãnh diện về điều nay, song sau ngày này anh lại thấy đó là một điều làm anh hổ thẹn:
“Cảm ơn anh đã đọc hết thư này của một người cựu thù cùng máu đỏ da vàng, cùng quê hương “ông bác” mà ngày nay mỗi lần nghe nhắc đến là tôi muốn độn thổ vì xấu hổ.
2. Nhà báo Huy Đức, tác giả cuốn “Bên Thắng Cuộc”:
Trong phần “Mấy lời của Tác Giả” của cuốn “Bên Thắng Cuộc” Huy Đức cho biết sau ngày 30-04-1975 nhìn những chiếc xe đò Phi Long chạy từ miền Nam ra Bắc và qua hình ảnh ngươi lơ xe và những đồ đạc và sách báo của hành khách mang từ miền Nam ra, tuy đơn giản song cũng làm ngươi miền Bắc nhận ra được rằng dường như ở miền Nam có mức sống văn minh, phong phú và đa dạng, và không giống như những điều mà Huy Đức đã được dậy bảo trong sách giáo khoa của miền Bắc:
“Những gì được đưa ra từ những chiếc xe đò Phi Long thoạt đầu thật giản đơn: mấy chiếc xe đạp bóng lộn xếp trên nóc xe, cặp nhẫn vàng chóe trên ngón tay một người làng tập kết vừa về Nam thăm quê ra, con búp bê nhựa biết nhắm mắt khi nằm ngửa và có thể khóc oe oe buộc trên ba lô của một anh bộ đội phục viên may mắn.
Những cuốn sách của Mai Thảo, Duyên Anh được các anh bộ đội giấu dưới đáy ba lô đã giúp bọn trẻ chúng tôi biết một thế giời văn chương gần gũi hơn Rừng Thẳm Tuyết Dầy, Thép Đã Tôi Thế Đấy. Những chiếc máy Akai, radio cassette, được những người hàng xóm tập kết mang ra, giúp chúng tôi biết những người lính xa nhà, đêm tiền đồn còn nhớ mẹ, nhớ em, chứ không chỉ có “đêm Trường Sơn nhớ Bác”. Có một miền Nam không giống như miền Nam trong sách giáo khoa của chúng tôi.”
3. Phan Huy, một thi nhân nổi tiếng ở miền Bắc:
Phan Huy đã viết môt bài thơ có tựa đề là “Cảm Tạ Miền Nam” rất cảm động. Ngay trong phầm mở đầu ông viết:
“Đã từ lâu, tôi có điều muốn nói
Với Miền Nam, miền đất mới thân quen
Một lời cảm ơn tha thiết chân tình
Của Miền Bắc, xứ ngàn năm văn vật.”
Sau cái gọi giải phóng và thống nhất, ông Huy đã có dịp vào miền Nam và ông đã nhận ra miền Nam không tồi tệ như bác và đảng đã tuyên truyền và nhồi nhét vào đầu ông. Và khi đã nhận ra một sự thật phũ phàng, ông Huy đã bật khóc:
“Tôi đã vào một xứ sở thần tiên
Nếp sống văn minh, dân khí dịu hiền
Cơm áo no lành, con người hạnh phúc.
Tôi đã ngạc nhiên với lòng thán phục
Mở mắt to nhìn nửa nước anh em
Mà đảng bảo là bị lũ nguỵ quyền
Áp bức, đoạ đày, đói ăn, khát uống.
Trước mắt tôi, một Miền Nam sinh động
Đất nước con người dân chủ tự do
Tôi đã khóc ròng đứng giữa thủ đô
Giận đảng giận đoàn bao năm phỉnh gạt.”
Phan Huy cũng không quên mô tả cuộc sống ở miền Bắc cộng sản, nơi ông đã sinh ra và lớn lên, vô cùng tồi tệ. Đời sống của nhân dân miền Bắc nghèo khó đến nỗi phải kéo cầy thay trâu và nhân phẩm của nhân dân miền Bắc bị xô đẩy xuống tới mức ngang hàng với bèo dâu:
“Sinh ra lớn lên sau bức màn sắt
Tôi chẳng biết gì ngoài bác, đảng “kính yêu”
Xã hội sơ khai, tẩy não, một chiều
Con người nói năng như là chim vẹt.
Mở miệng ra là: “Nhờ ơn bác đảng
Chế độ ta ưu việt nhất hành tinh
Đuốc soi đường chủ nghĩa Mac Lenin
Tiến nhanh tiến mạnh lên thiên đường vô sản.
Hai mươi mốt năm trên đường cách mạng
Xã hội thụt lùi người kéo thay trâu
Cuộc sống xuống thang tính bằng tem phiếu
Nhân phẩm con người chẳng khác bèo dâu.”
Trong phần cuối bài thơ, ông Huy kết luận rằng, ngày 30-04-1975 thật sự không phải là ngày cộng sản miền Bắc “giải phóng” miền Nam thoát khỏi sự kìm kẹp của Mỹ Ngụy, mà ngược lại là ngày miền Nam đã phá màn u tối, đã khai đướng chỉ lối, đã khai sáng cho nhân dân miền Bắc thấy được bộ mặt gian trá và độc ác của bè lũ cộng sản, thật sự chúng chỉ là một bầy ác quỷ, và ông đã không tiếc lời cảm tạ nhân dân miền Nam:
“Cảm tạ Miền Nam phá màn u tối
Để tôi được nhìn ánh sáng văn minh
Biết được nhân quyền, tự do dân chủ
Mà đảng từ lâu bưng bít dân mình.
Cảm tạ Miền Nam khai đường chỉ lối
Đưa tôi trở về tổ quốc thiêng liêng
Của Hùng Vương, quốc tổ giống Rồng Tiên
Chớ không là Cac Mac và Le nin ngoại tộc
Cảm tạ Miền nam mở lòng khai sáng
Đưa tôi hội nhập cùng thế giới năm châu
Mà trước đây tôi có biết gì đâu
Ngoài Trung quốc và Liên xô đại vĩ
Cảm tạ Miền Nam đã một thời làm chiến sĩ
Chống lại Cộng nô cuồng vọng xâm lăng
Hầu giúp cả nước thoát bầy ác quỷ
Dù không thành công cũng đã thành danh.”
Trong một bài thơ khác có nhan đề là “Tâm sự một đảng viên” ông Phan Huy đắng cay bộc lộ rằng, sở dĩ ông theo đảng cộng sản là vì ông quá tin nghe theo lời bác Hồ dạy bảo:
“Rằng đảng ta ưu việt nhất hành tinh
Đường ta đi, chủ nghĩa Mac Lê nin
Là nhân phẩm, là lương tri thời đại.”
Và sở dĩ ông đã xung phong đi cứu Miền Nam ruột thịt là vì ông tin vào lời tuyên truyền của bác Hồ và đảng Cộng Sản:
“Rằng tại Miền Nam, ngụy quyền bách hại
Dìm nhân dân dưới áp bức bạo tàn
Khắp nơi nơi cảnh đói rách cơ hàn
Đang rên siết kêu than cần giải phóng.”
Khi dự tính vào miền Nam thăm viếng một người bà con họ hàng, vì tin vào lời tuyên truyền của bác và đảng là người dân miền Nam đói khổ, nên ông đã chẳng quản đường xa diệu vợi mang theo một mớ gạo mà ông đã phải , dành dụm trong nhiều ngày mới có được, để biếu người bà con đói khó:
“Chẳng quên mang theo ký gạo để dành
Biếu người bà con trong nầy túng thiếu”
Song khi vào tới miền Nam, ông nhận ra rằng, đời sống của ngươi miền Nam hoàn toàn khác hẳn so với lời tuyên truyền láo khoét của bác và đảng:
“Đến Sài Gòn, tưởng say men chiến thắng
Nào ngờ đâu sụp đổ cả niềm tin
Khi điêu ngoa dối trá hiện nguyên hình
Trước thành phố tự do và nhân bản.”
Khi đến và đứng trước nhà người bà con, ông Phan Huy mới nhận ra rằng, mớ gạo mà ông nâng niu mang từ miền Bắc thiên đường cộng sản, với hảo ý để biếu người bà con miền Nam bị Mỹ Ngụy kìm kẹp đói khó là một điều điều “lăng mạ” người bà con này:
“Tôi tìm đến người bà con trong xóm
Nhà xinh xinh, đời sung túc tiện nghi
Kí gạo đem theo nay đã mốc xì
Tôi vội vã dấu vào trong túi xách.
Anh bà con tôi- một ngươi công chức
Nét u buồn nhưng cũng cố làm vui
Đem tặng cho tôi một cái đồng hồ
Không người lái, Sei-ko, hai cửa sổ.
Rồi anh nói: “Ngày mai đi cải tạo
Cái đồng hồ tôi cũng chẳng cần chi
Xin tặng anh, mong nhận lấy đem về
Một chút tình người bà con Nam bộ.”
Sau khi đã nhận ra đời sống thật sự của nhân dân miền Nam và sự gian trá, phỉnh gạt của bác Hồ và đảng Cộng, ông Huy cảm thấy hổ thẹn với lương tâm nên đã than khóc:
“Trên đường về, đất trời như sụp đổ
Tôi thấy mình tội lỗi với Miền Nam
Tôi thấy mình hổ thẹn với lương tâm
Tôi đã khóc, cho mình và đất nước.”
4. Tiến sĩ Lê Hiển Dương, nguyên hiệu trường Đại Học Đồng Tháp:
Vào ngày 30-04-1975, ông Dương còn là sinh viên của trường đại học sư phạm Vinh. Khi nhận được tìn miền Nam đã được “giải phóng”, ông và các sinh viên của trường này đã hồ hỡi, phấn khởi, hò reo, ca hát và tổ chức hội họp liên miên để mừng miền Nam được giả phóng, vì tin rằng:
“từ đây đồng bào Miền Nam ruột thịt của chúng tôi không còn sống trong cảnh”Ngụy kềm Mỹ kẹp nữa…. Họ đã được đảng và Bác cùng nhân dân Miền Bắc chúng tôi giải phóng.”
Sau khi tốt nghiệp, ông Lê Hiển Dương may mắn lại được Đảng và Nhà Nước Cộng Sản bố trí vào miền Nam với một nhiệm vụ cao cả là:
“mang ‘ánh sáng’ văn hóa vào cho đồng bào miền Nam ruột thịt bao năm qua sống trong u tồi lầm than vì cứ liên miên bị Ngụy kềm Mỹ kẹp chứ đâu có học hành gì?”
Khi xe chạy qua cầu Hiền Lương, ông Dương đã bắt đầu nhận ra rằng, cuộc sống của nhân dân miền Nam không như ông tưởng và hòan toàn không giống như lời tuyên truyền láo khoét của bác và đảng đã nhồi nhét vào đầu óc ông:
“Chúng tôi thực sự choáng ngợp khi xe qua khỏi vùng chiến sự Quảng Trị, đến Huế, đến Đà Nẵng.. rồi Nha Trang, Sài Gòn rồi về Miền Tây, đến thị trấn Cao Lãnh, đâu đâu cũng lầu đài phố xá chứ có tường đất mái tranh như ở thành phố Vinh chúng tôi đâu!”
Khi tới Thị trấn Cao Lãnh để nhận nhiệm sở, ông được nhà cầm quyên địa phương “bố trí” cho ở tại khách sạn Thiên Lợi và đây là cảm nhận của ông khi sống trong khách sạn này và nhân dịp này ông cũng cho biết xã hội miền Bắc quá lạc hậu và nghèo khó thê thảm:
“Chúng tôi đi từ choáng ngợp này đến choáng ngợp khác, bởi đây là lần đầu tiên chúng tôi biết được thế nào là “Khách Sạn”, biết được thế nào là lavabo là hố xí tự hoại, bởi cả thành phố Vinh, cả tỉnh Nghệ An chúng tôi hay thậm chí cả miền Bắc XHCN lúc bấy giờ chỉ sử dụng hố xí lộ thiên, để còn dùng nguồn “phân Bắc” này để canh tác, để tăng gia sản xuất theo sáng kiến kinh nghiệm cấp nhà nước của đại tướng Nguyễn Chí Thanh mà được bác Hồ khen thưởng và có thơ ca ngợi rằng:
‘Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh
Anh về phân Bắc, phân xanh đầy nhà’…
Thậm chí ở xã Hưng Lĩnh, Hưng Nguyên q
No comments:
Post a Comment