Đây
chỉ là ý kiến cá nhân, xin được "chia xẻ" . Nếu Quý
Vị không "hợp ý", vui lòng bỏ qua.
Xin cám ơn...
Xin cám ơn...
Già hơn "bảy bó", chẳng còn ham "ganh
đua". Khác với thời xưa, cũng chả ngán ai, cũng bánh ít đi, bánh quy trả lại, cũng ăn
miếng, trả miếng. Bây giờ, "sư tử" về già !!!!!
Cũng
học tập nhẫn, nhịn, cũng "thấm" lời Phật dạy, oan khuất
không nên giải
bày !!!???
Chúng ta đều biết Phật Quan Âm, theo truyền thuyết VN, là người Nữ mà bị "GÁN" cho là tác giả cái bào thai của Thị Mầu!!! Ngay cả Sư Thày của Ngài cũng "ngán ngẫm" khuyên nên ra ngòai khuôn viên của chùa mà ở! Nếu giải bày thì chắc không có Phật Quan Âm.
Chuyện thiền sư Nhật Bản bên dưới cũng xin mời các Bạn và Quý Vị cùng chia xẻ.
Lời sau, nếu không "hợp ý", xin vui lòng bỏ qua cho. Cám ơn.
Chúng ta đều biết Phật Quan Âm, theo truyền thuyết VN, là người Nữ mà bị "GÁN" cho là tác giả cái bào thai của Thị Mầu!!! Ngay cả Sư Thày của Ngài cũng "ngán ngẫm" khuyên nên ra ngòai khuôn viên của chùa mà ở! Nếu giải bày thì chắc không có Phật Quan Âm.
Chuyện thiền sư Nhật Bản bên dưới cũng xin mời các Bạn và Quý Vị cùng chia xẻ.
Lời sau, nếu không "hợp ý", xin vui lòng bỏ qua cho. Cám ơn.
Câu Chuyện Thiền Sư Hakuin: Vậy Sao?
Thiền sư Hakuin được mọi người chung quanh ca tụng là một người sống cuộc đời trong sạch.
Một
cô gái Nhật Bản xinh đẹp, mà bố mẹ có một cửa hàng thực phẩm, sống gần
ngài. Bỗng nhiên, thật chẳng ai ngờ, bố mẹ cô khám phá ra rằng cô đang
có thai.
Điều
này làm bố mẹ cô tức giận. Cô không chịu thú nhận ai là người làm
chuyện đó, nhưng sau bao phen bị vặn hỏi cuối cùng cô chỉ tên người đó
là Hakuin.
Cha mẹ cô giận dữ vô cùng, đến kiếm ông thiền sư. “Vậy sao?” ngài chỉ nói có vậy thôi.
Sau
khi đứa trẻ sinh ra, người ta mang nó tới cho Hakuin. Vào lúc này ngài
đã mất hết cả danh ti?ng rồi, nhưng điều đó không làm ngài bực bội, ngài
chăm sóc đứa trẻ rất là chu đáo. Ngài
xin sữa của những người lối xóm và các thứ khác mà đứa trẻ cần đến.
Một
năm sau cô gái làm mẹ kia không chịu đựng được điều đó thêm nữa. Cô bèn
thú thật với bố mẹ cô rằng người cha thật sự của đứa con là một anh trẻ
tuổi làm việc trong chợ cá.
Mẹ và bố cô gái vội vàng tìm đến Hakuin xin ngài tha thứ, sau khi xin lỗi hết lời, rồi xin nhận lại đứa trẻ.
Hakuin ưng thuận. Khi trao đứa trẻ lại ngài chỉ nói: “Vậy sao?”
Phản Ứng Khi Bị Vu Cáo: “Thế À!”
Ngày
nay với phương pháp thử nghiệm DNA, việc tìm đích danh “thủ phạm”, tác
giả của bào thai không khó. Nhưng trước đây, nhiều người đã bị hàm oan,
thân bại danh liệt vì lỗi lầm của
các thiếu nữ.
Thiếu
nữ là con nhà gia giáo, thuộc gia đình có ảnh hưởng trong làng. Cho
nên, việc có nhiều dân làng kéo đến dưới chòi ở của thiền sư để la ó,
phản đối cũng là điều dễ hiểu. Đáp lại
thiền sư bình tĩnh lắng nghe họ, không giận dữ, chậm rãi, mỉm cười trả
lời: “Thế À!”.
Đối
với dân làng, “Thế À” có nghĩa là đồng ý, nhận tội, chịu trách nhiệm,
và lãnh hậu quả. Nhưng đối với thiền sư, bằng hai tiếng “Thế À” ông muốn
nói với thiếu nữ lầm lỡ rằng: Cô biết
hơn ai hết tôi không phải là cha đứa bé; và với dân làng đang phẩn nộ
cũng như mẹ cha cô gái: Bây giờ tôi có giải thích thế nào các ông các bà
cũng không tin. Nhưng điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là
tôi phó thác và tin tưởng nơi Đấng Quyền Năng Tối Cao. Như trường hợp Đức Kitô thưa với Chúa Cha:
“Lạy Cha, con xin phó linh hồn con trong tay Cha.”
Bồng Con Đi Xin Sữa
Danh
giá của một thiền sư nổi tiếng trước đây không còn vì bị gán tội…tà
dâm! Thiền sư Hakuin đã bị dân làng và gia đình cô gái lôi từ đỉnh cao
trọng vọng xuống bùn nhơ. Ông vẫn bình
thản, không lộ vẻ gì là xấu hổ hay giận dữ, hàng ngày “bồng con” đi nài
nĩ xin sữa… Rõ khổ, đứa bé lại có đầu trọc, không tóc giống ông. Thấy
vậy ai mà không tin ông là cha thật của nó! Tai ông phải chứa đầy những
lời nói soi mói của dân làng. Nhưng ông không
xem đứa bé là “của nợ” làm hại đời mình. Là người tu hành lâm cảnh gà
trống nuôi con, ông chăm lo cho nó hơn cả người cha ruột thịt. Đứa bé
cần có người nuôi dưỡng, dạy dỗ. Mẹ nó sợ xấu hổ, khước từ. Nó có tội gì
đâu!
Danh
dự của một con người, nhất là một con người tu hành có tiếng như ông,
là điều thật quan trọng cần bảo vệ. Nhựng thật rõ ràng, ông không xem
danh dự ông quan trọng bằng sự an thịnh
của bé thơ. Ông an nhiên khi bị hàm oan, nhục mạ. Đúng hơn, phải nói là
ông đã vượt thoát khỏi thân phận yếu hèn của con người, đạt tới sự siêu
thoát, không còn bận bịu với những gì thuộc về thế gian, trần tục.
Phản Ứng Khi Được Xin Lỗi: “Thế À!”
Thấy
thiền sư nhẫn nại chịu đựng để xin sữa “nuôi con,” một con người thật
sự còn có chút gì tốt trong lòng, chưa nói đến “lương tâm” theo nghĩa
trọn hảo, cũng không thể không động lòng,
huống hồ cô gái mẹ của đứa bé, người biết rõ hơn ai hết thiền sư Hakuin
không phải là cha của con mình. Thái độ an nhiên của thiền sư đã đánh
động, làm thức tỉnh lương tâm của cô gái.
Cũng
bằng hai tiếng “Thế À,” thiền sư trả lời cho cô gái, cha mẹ cô và dân
làng khi họ ăn năn xin lỗi! “Thế À” lần thứ hai này có nghĩa là…
Tôi đâu còn nhớ gì để tha thứ, tôi đã tha thứ từ phút đầu tiên khi bị buộc tội và đã quên hết rồi mà…
Nếu
“Thế À” lần đầu đã làm hả dạ những người cáo buộc thiền sư thì lần này
hai tiếng đó làm cho họ bình tâm vì cảm thấy đã được tha thứ thật sự và
từ lâu.
Thái độ an nhiên của thiền sư Hakuin không phải phát xuất từ trái tim
chai lì, vô cảm, không còn biết xấu hổ trước những lời buộc tội vu oan
của người khác, nhưng chính lòng ước ao mãnh liệt và ý chí cương quyết
muốn vươn tới lý tưởng chân thiện mỹ để trở nên
một với Đấng Tối Cao đã khiến cho những gì không thuộc về lý tưởng đó
trở nên tầm thường, thứ yếu, ngay cả danh dự của con người. Hình ảnh một
thiền sư “bồng con đi xin sữa” dưới mắt người đời là một hành động can
đảm, nhất là khi dư luận nghĩ thiền sư là
cha đứa bé. Nhưng đối với một người tu hành siêu thoát như Hakuin thì
đó cũng chỉ là một hành động như bao nhiêu hành động khác ông làm mỗi
ngày. Đối với ông không có việc nào nhỏ, việc nào lớn, việc nào thấp hèn
hay can đảm. Tất cả đều được làm để tôn vinh
và nên một với Đầng Tối Cao.
No comments:
Post a Comment