Nguồn:
Tổ hợp Xuất bản Miền Đông Hoa Kỳ
Từ khi Trần Đức Thảo xuất hiện tại thủ đô
Paris Pháp sau khi tốt nghiệp thạc sĩ triết học tại một trường đại học danh
tiếng của Pháp và có các bài viết tranh biện với nhà triết học nổi tiếng Pháp,
danh tiếng Trần Đức Thảo như một triết gia lớn đã nổi như cồn tại Việt Nam cũng
như một số nơi bên ngoài Việt Nam. Sự thật đó là thế nào? Có đáng để người Việt
Nam phải tự hào một cách có phần nhiều tính giả tạo hay không?
Thật ra nhà khoa học, nhà triết học hay triết
gia đúng nghĩa, nhà nghệ sĩ mọi loại đều có rất nhiều xưa nay trên toàn thế
giới. Nhưng trong số họ, nhà triết học có lẽ có số lượng ít hơn cả, bởi vì
triết học thì mang tính tư duy chọn lọc và đặc thù, tức ít xuất hiện hơn, nên
có vẻ danh hiệu triết gia được thừa nhận đúng nghĩa xưa nay vẫn hiếm hơn là như
thế.
Nói chung, nghệ sĩ tức người làm nghệ thuật thì
cốt yếu chỉ thiên về cảm xúc. Nhà khoa học cốt yếu chỉ thiên về các sự kiện và
hiện tượng tự nhiên hay trong thiên nhiên. Chỉ riêng triết gia đúng nghĩa thì
phần quan trọng chính nhằm tới đối tượng là các ý nghĩa tinh thần con người
cũng như bản chất của vũ trụ nói chung. Chính cái nổi bật của triết học và
triết gia đích thực là như thế, nên phần lớn nhiều người dễ thán phục và đánh
giá cao các triết gia nói chung là như thế. Hay nói đúng, triết gia từ cổ chí
kim, từ Đông sang Tây đều là những nhà tư tưởng. Có những nhà tư tưởng lớn và
có tầm vóc muôn đời như những nhà hiền triết hay những nhà tư duy kiểu hiện đại
mà trên thế giới ngày nay cũng khó mà đếm xuể, dĩ nhiên!
Chỉ có người này nổi tiếng hơn người kia,
người này quan trọng hơn người kia, người này có ý nghĩa hay vị trí lịch sử cao
hơn người kia nhìn từ những phương diện hay khía cạnh nào đó. Vậy thôi. Tính
cách trội vượt của triết gai hơn so với nhà khoa học, vì nhà khoa học chỉ cốt
tìm ra các quy luật khách quan tự nhiên trong thiên nhiên hay vũ trụ vật chất,
trong khi đó triết gia lại nhằm nhận định ra các ý nghĩa về tinh thần, về xã hội,
về lịch sử, về con người, về vũ trụ bao quát bằng chính tư duy ý thức và năng
lực nhận thức cũng như khả năng thấu hiểu của mình.
Trong ý nghĩa như thế, Trần Đức Thảo có thật
sự là một nhà tư tưởng, một triết gia lớn như nhiều người trầm trồ ca ngợi hay
không là điều cần nên nghiêm túc suy nghĩ. Câu trả lời này hoàn toàn có sẵn
trong cuốn sách “Trần Đức Thảo – Những lời trăng trối – Hồi ký” của tác giả Tri
Vũ – Phan Ngọc Khuê [Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ. 2014], đã phổ biến bản
pdf rộng khắp trên mạng từ lâu nay. Qua tập sách này người đọc gần như tiếp cận
lại đầy đủ mọi khía cạnh sống thực trong suốt cuộc đời của ông Trần Đức Thảo,
từ hồi còn tuổi nhỏ ở Hà Nội dưới thời kỳ Pháp thuộc, sau đó được học bổng qua
học ngành triết học ở Pháp, rồi khi đã thành tài xong, quyết tâm về nước phục
vụ cách mạng ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến tranh Việt Pháp 1945-1954,
tới khi trở lại Paris khoảng gần kề năm 1992 khi đã trên 90 tuổi, đang gấp rút
thực hiện nhanh chóng cuốn sách chứa đựng lý thuyết cách mạng mà ông ta cho là
quyết định nhất và tâm đắc nhất, nhưng rồi cuối cùng phải từ giả cỏi đời đột
ngột với ít nhiều nghi vấn bất thường; sau khi quyết định họp báo tuyên bố ly
khai bất thành, và chỉ còn lưu lại cuốn băng từ ghi lại toàn bộ lời tự thuật
của mình đầy đủ mọi thăng trầm oan nghiệt của cuộc sống từ đầu đến cuối mà đã
được tác giả đã nói chép lại để ra mắt thành sách.
Cuốn hồi ký Những Lời Trăng Trối của
ông Trần Đức Thào dưới hình thức tập sách được chia làm 16 chương, với một phần
Phụ lục, gồm cả thảy 436 trang, với Lời Bạt của ông Nguyễn Ngọc Bích viết ở Mỹ
năm 2013, quả thật rất đáng được đọc lại toàn bộ để có cơ sở cho nhiều suy ngẫm
cuộc đời của một nhà nghiên cứu triết học lẫn một giai đoạn lịch sử của dân tộc
và đất nước. Có đọc qua đó người ta mấy thấy được các lần tiếp cận của ông Thảo
với ông Hồ Chí Minh khi ấy ra sao, thấy được mọi cách đối xử của nhân sự nhà
nước Miền Bắc suốt quảng thời gian đó và sau này với ông Thảo ra sao, mới thấy
hệ thống tư tưởng của ông Thảo cùng những trăn trở, khốn đốn tận cùng trong đời
sống của ông thế nào sau khi muốn được làm điều gì đó có lợi và hay ho cho đất
nước. Kết quả của ông Thảo chỉ là tay trắng, và sự bầm dập của ông đến độ xót
xa vì tận cùng khốn đốn; ông vẫn đeo đuổi một tấm lòng son với chủ nghĩa Mác,
vẫn tin tưởng tột cùng với học thuyết Mác, vẫn hết lòng vì quan điểm về chế độ
xã hội chủ nghĩa lẫn cộng sản chủ nghĩa, chỉ để cuối cùng thật sự hai năm trước
khi chết ông mới tự nhận thức ra quan điểm biện chứng luận của Hegel là mơ hồ,
và chính chủ nghĩa Mác là hoàn toàn sai trái. Một người từng nổi tiếng như ông
Thảo, mà một sự việc ngay từ đầu đã không thể nhận ra để đến cuối đời mới tự
thú nhận là mình sai lầm; thế thì việc ông được coi là một triết gia, một triết
gia lớn của Việt Nam phải chăng đã có phẩn oan uổng và chẳng mang ý nghĩa gì
hoàn toàn khách quan hay xác đáng. Đây là ý nghĩa lịch sử và văn hóa mà không
phải chỉ chuyện lu lấp hoặc tầm thường. Nó liên quan đến cả uy tín của một đất
nước, liên quan đến truyền thống văn hóa của một dân tộc, liên quan đến sự đánh
giá chính xác của các thế hệ tương lai để coi đó như một dấu mốc về mặt tư
tưởng nào đó làm điều quy chiếu cũng cần phải thực chất, khách quan và trung
thực.
Ảnh: Hannah Walker
Dầu sao, được có một nhà triết học, nhất là
một triết gia lớn trong lịch sử đất nước cũng là điều đáng mừng và đáng trân
trọng, nhưng không phải chỉ vì thế mà bất chấp mọi ý nghĩa thực chất khác, đó
là điều không thể dễ dãi hoặc nhẹ dạ, hời hợt. Cho nên với 436 trang sách, nếu
đọc thật kỹ từ trang là điều rất quý, nếu không cũng nên ráng đọc lướt hết mọi
chương, nhất là những nơi ý nghĩa nhất hay quan trọng nhất rồi hệ thống hóa
bằng cách xâu chuỗi lại chặt chẽ và đầy đủ thì cũng thật sự bổ ích và thấu đáo
được mọi mặt. Chỉ như thế người ta mới thấy hết được chính cuộc sống truân
chuyên của triết gia Trần Đức Thảo như thế nào trong đời sống hiện thực, thấy
đầy đủ chiều sâu tư duy tư tưởng của ông ta ra sao, thấy những cảm xúc tâm sự
và những nỗi đắng cay cùng hi vọng của ông ta thế nào, thấy thật sự ông ta có
phải nhà triết học đúng nghĩa hay chỉ là một đồng chí cộng sản, một đảng viên
cộng sản, một người đấu tranh cộng sản, và cuối cùng chỉ là một tín đồ thuần
thành của chủ nghĩa Mác trước khi có đầy đủ yếu tố kinh nghiệm mọi mặt để phản
tỉnh và tự tỉnh cũng như hoàn toàn đổi mới tư duy và niềm mê say lại.
Ngay từ đầu người ta thấy ra rõ mọi ảo giác
thơ ngây của Trần Đức Thảo. Từ ảo giác lời phê của ông thầy triết học cũ khi
còn ở bậc trung học của mình, khi đã tiếp cận với triết học rộng rãi hơn và có
chiều sâu hơn tại Pháp khi được du học học đại học tại Pháp, tới khi đã đâm sầm
vào học thuyết Mác và tự cho mình là nhà triết học, một nhà nghiên cứu quán thông
chủ nghĩa Mác, từ đó ôm mộng lý tưởng phải cải tạo xã hội đất nước Việt Nam ở
quê nhà thành thiên đường cộng sản theo quan điểm của Mác thật sự.
Như vậy quả thật người ta không còn biết đâu
là người học triết học theo kiểu giáo khoa thư của Trần Đức Thảo, nhà nghiên
cứu Mác xít hay nhà triết học Mác xít, người tự cho mình là triết gia lớn có sứ
mệnh đóng góp cho nhân loại và cho dân tộc quê hương mình bằng chân lý chủ
nghĩa Mác, đâu là nhà triết học lý thuyết hay triết gia thật sự theo nghĩa kinh
điển đầy đủ nhất của nó mà ông Thảo có đạt đến hay chẳng bao giờ đạt đến được.
Đó là tất cả những gì mà mọi người đọc cần phải tự vấn. Những tự vấn có cơ sở
là những lời thú nhận từ đáy lòng của ông Thảo, để xem ông ta chỉ là một chính
khách thất bại, một cán bộ thi hành bình thường, một người muốn thỏa mãn các tự
ái cá nhân, một người có tâm huyết chủ quan hay một người có mục đích to lớn
khách quan và cao cả thật sự.
Tất cả mọi điều đó đều được hé lộ hay phơi bày
ra từ phương pháp luận tư duy của ông Thảo, cho đến những tình cảm riêng tư hay
những tài năng thực có hoặc cả những ý nguyện chính trị mà ô ng hoàn toàn bị
người khác chi phối hoặc hấp dẫn. Chính ông Thảo đã bộc bạch tất cả. Ông đã thú
nhận mọi sự ngây thơ nông nỗi của mình, mọi sự tự ti sẵn có của mình cũng như
mọi sự tự tôn vô thức hay hữu thức: tự cho mình là nhà triết học, nhà tư tưởng
lớn, tự cho mình có sứ mạng lịch sử về tư duy, tư tưởng học thuyết để thực thi
cho đời tức cho dân cho nước và cho cả loài người hay thế giới mà ông mơ tưởng.
Nhưng rất tiếc định mệnh hay phận mệnh bản thân đã không chiều lòng ông Thảo.
Ví dầu định mệnh có chiều lòng cũng không rõ ông Thảo có thực hiện trọn vẹn và
thành đạt mọi chủ quan hay ảo tưởng của ông hay không, nên thực tài lý thuyết
cũng như thực tài thực tế, thực tài triết học cũng như thực tài chính trị mà
ông Thảo tự tin và tự tâm đắc cũng thích thú đều tất tất hiện ra trong toàn tập
sách. Tất nhiên đây không phải tập sách do chính tay ông Thảo tự viết, nhưng
chỉ là những lời trăng trối cuối đời, những lời thuật lại qua các lần nói
chuyện có ghi âm để người khác tức người viết ra cuốn sách đó bằng chữ nghĩa
xắp xếp lại, hệ thống lại, song dầu sao cũng khá đầy đủ và trọn vẹn. Ngoài khía
cạnh đó, văn phong của cuốn sách cũng có phần hơi tiểu thuyết hóa nhưng chẳng
sao cả, đó chỉ là sự trang trí trang hoàng thêm để có phần điểm xuyết sự hấp
dẫn và lối cuốn; song tính khách quan và trung thực của nó đối với lời chính
miệng ông Thảo thốt nên bằng chính tầm lòng của mình và được ghi âm lại rồi
chuyển dạng ra thành sách đều là đáng tin và hoàn toàn thuyết phục tính chính
xác của nó được nếu người đọc biết nhìn xuyên qua các sự kiện bề ngoài để xâm
nhập và thẩm thấu vào chính bên trong của tư tưởng lẫn tâm hồn hoàn toàn khách
quan và có thật của ông Thảo.
Vậy trở lại vấn đề, triết học là gì và nhà
triết học là thế nào? Triết học là hệ thống tư duy và nổ lực tư duy của tinh
thần, nhận thức con người về mọi loại dạng đối tượng nào đó để hình thành ra
một hệ thống sự thật tức chân lý bao quát và nối kết chặt chẽ, toàn diện trong
đó. Có nghĩa triết học luôn phải là tư duy chủ động và độc lập. Nó cũng chằng
khác gì tư duy khoa học. Nhưng tư duy khoa học có thể bị phân mảnh, bị chia
tách nhau phần nào đó, vì chỉ nhắm vào những hiện tượng tự nhiên khách quan
riêng biệt. Trong khi đó tư duy triết học không thể chia tách mà luôn phải trên
cơ sở và nền tảng mang tính hệ thống và toàn diện. Có nghĩa triết học hay chân
lý triết học không thể xa lạ, không thể loại trừ mọi chân lý triết học, nhưng
ngược lại, chân lý khoa học thì không thể bao quát và toàn diện như chân lý
triết học. Tức khoa học có thể là hệ thống con, hệ thống cụ thể mặt ngoài của
triết học, nhưng điều đó không thể ngược lại hay không thể đúng nếu quan niệm
ngược lại. Kết quả của khoa học và của triết học đều đi từ thực tại đến lý
thuyết, nhưng lý thuyết khoa học luôn là lý thuyết giới nội còn lý thuyết triết
học luôn là lý thuyết bao quát hay bao trùm, đó là ý nghĩa của tư duy triết
học. Có nghĩa khoa học phần nhiều đặt nền tảng trên lý trí, trên điều thuần lý
khách quan. Trong khi đó tư duy triết học hay triết học nói chung là đặt nền
móng trên nhận thức thuần lý khách quan. Cả hai đều cùng bản chất nhưng phạm vi
khác nhau, do vậy giá trị, ý nghĩa cũng như cả mục tiêu cũng có nhiều mặt hoàn
toàn khác nhau.
Sự khác nhau giữa khoa học và triết học là
thế; và sự khác nhau giữa nhà khoa học và nhà triết học cũng là thế. Nói chung
lại, nhà khoa học không thể có lý trí phụ thuộc, thụ động vào ai khác mà phải
là lý trí tự chủ độc lập. Nhà triết học cũng như thế, không thể có tư duy phụ
thuộc vào ai khác mà phải có tư duy chủ động và hoàn toàn độc lập. Mỗi triết
gia thật sự đều có con đường đi của riêng mình, đều có hệ thống tư duy của
riêng mình, dều có kết quả tư tưởng của riêng mình.
Điều đó hoàn toàn không có hay thật sự chưa có
ở ông Trần Đức Thảo. Ông Thảo từ trước đến sau chỉ thực chất và duy nhất là
người Mác xít, là người nghiên cứu, nghiền ngẫm về hệ thống tư tưởng Mác mà
không gì khác. Ông Thảo ban đầu là người ráng hiểu Mác một cách sâu xa và đầy
đủ như ông quyết tâm theo đuổi, sau đó là có nguyện vọng thực hiện học thuyết
Mác sao cho lý tưởng nhất, thành công và tốt đẹp nhất. Cuối cùng vào cuối đời,
khi mọi thực tế đã rõ ràng, nguyên vọng duy nhất và cao nhất của ông Thảo là nổ
lực chữa cháy hệ thống tư tưởng Mác bằng chính sự cách tân mà ông ta ao ước
quyết tâm thực hiện như là lý tưởng và nguyện ước tối hậu của đời mình. Ông dự
trù tác phẩm đó ông phải hoàn tất trong thời hạn 6 tháng ở Paris. Có người mong
đợi mà cũng có người hết sức nghi ngờ về nó. Họ dư biết ông Thảo không bao giờ
thoát ra hay có thể thoát ra được cái vỏ của học thuyết Mác, cái bóng của học
thuyết Mác đã phủ chụp lên toàn cả cuộc đời ông dù truân chuyên thế nào mà
không bao giờ khác được. Chứng tỏ là khi đã trở lại Paris vào những năm 90, ông
Thảo lại đã diễn thuyết về triết học, nhưng thực chất ông ta chỉ là cái máy
phát đĩa cũ; những cái đĩa đã trở nên cũ mòn về những tri thức và nhận thức
triết học của ông ở thời trước đó đã trên nửa thế kỷ và quay đi quay lại cũng
không ngoài những phạm trù tư duy mà học thuyết Mác coi như đã xài tới xài lui
mòn lẳn cả. Có nghĩa ông Thảo không hề có tư duy độc lập, tư duy của ông là tư
duy của người khác đã hóa thân, đã cấy vào, đã tiêm nhiễm vào ông mà không có
cách gì đề kháng lại. Thảo chỉ là người phát ngôn viên của Mác về dạng này dạng
khác mà không ra ngoài được chính vết mòn đó. Ông Thảo luôn chắc mẩm và tự hào
mình là nhà triết học mà thật sự chỉ là nhà triết học theo kiểu đó. Nói cụ thể
hơn, ông Thảo phần nhiều chỉ là nhà nghiên cứu triết học mà không hề là một
triết gia chính danh hay xứng danh thật sự. Nhưng lý do của việc đó thì ở trên
đã lý giải đầy đủ. Ông Thảo chẳng khác gì một loại cán bộ tuyên huấn cấp cao,
nhân danh khoa học và triết học mà thật ra không phải như vậy. Nên có thể sự
ruồng rẫy của nhà nước Hà Nội đối với ông trước đây một phần cũng là do ông
Thảo mà không thể đổ lỗi cho người khác. Bởi vì triết học phải có cái nhìn toàn
diện; ở đây ông Thảo chỉ có cái nhìn tẻ mẻ, ông không ý thức được quy luật bản
năng đố kỵ hay quy luật nhận thức hạn chế của con người trong mọi trường hợp cụ
thể khách quan như thế nào mà lại chỉ muốn lăn xả vào.
Cái ngây thơ như vậy chính ông Thảo nhiều lần
thú nhận trong các trang sách. Một nhà triết học mà không quán thông được về
tâm lý học, xã hội học, hay kể cả tâm lý chính trị thì còn làm sao là nhà triết
học bao quát và sâu sắc. Sự chủ quan cao nhất của ông Thảo là một làm một lý
thuyết gia Mác xít cỡ lớn cho chế độ, nhưng ông quên rằng như vậy ý nghĩa và
vai trò của Trường Chinh, Lê Duẩn, hay tầm vóc thánh thần của ông Hồ sẽ biết để
vào đâu.
Cái hời hợt, ngây thơ và nông cạn của Trần Đức
Thảo đều không ngoài như vậy. Ông muốn thay cả thánh thần để làm việc của thánh
thần. Ông tin chắc vào công việc thánh thần mà đó lại không phải là việc của
thánh thần mà chỉ là việc của thế tục bình thường. Nếu ông thành công được thì
đó mới chính là điều lạ. Rất may là ông không thành công nên ông đã không phải
bị hiến tế cho thành thần là như thế. Thực chất ông Thảo chẳng hề là nhà triết
học hay triết gia đúng nghĩa; lẽ đơn giản là nếu thế ông ta phải có đối tượng
nghiên cứu hay tư duy độc lập cho riêng mình mà không thể chỉ lấy lại hay dựa
vào người khác mà ở đây là Mác. Ông Thảo thực chất chỉ là thiên lôi không được
sai bảo của Mác. Ông ta chỉ tự tiện, tự nguyện lấy cây gậy tầm sét trong hệ tư
tưởng Mác mà đi vung vít xí mẹt, gặp ai cũng phang cũng đánh.
Triết gia
Jean-Paul Charles Aymard Sartre, người đã từng từ chối không nhận giải Nobel
văn chương. Nguồn: http://listverse.com/
Ông ta đã từng dùng gậy đó để phang vào nhà
triết học Pháp J. P. Sartre, vào nhiều nhà tư tưởng hiện sinh và hiện tượng
luận lúc đó, kể cả ông phê phán chính tác gỉa gạo cội là Edmund (Gustav
Albrecht) Husserl. Nếu ông Thảo có tư duy triết học riêng, có quan điểm lập
trường triết học riêng cũng chẳng có gì đáng nói vì triết học luôn là sự phản
biện và sự cọ xác khách quan để tìm ra hoặc tiếp cận chân lý vạn vật và chân lý
nhận thức của con người. Đằng này ông Thảo chỉ mượn đầu heo nấu cháo, mượn vũ
khí người này để đánh lại người khác. Khổ nổi ông lại không đánh giá tường tận
khả năng hay tính chất của thứ vũ khí mà ông vận dụng và tin cậy đó là gì. Ông
cũng chỉ mê tín theo Mác rồi mê tín theo cái gọi là biện chứng luận, hay phép
biện chứng hoặc biện chứng pháp theo kiểu tiếng gọi thời danh lúc đó thế thôi.
Edmund Husserl, triết gia trường
phái Hiện tượng học, ưa Nhận thức luận, Toán học
Từ cái mê tín đó mà ông tin chắc mẩm và xiển
dương trong gần hết cuộc đời mình đối với lý thuyết gọi là duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử mà không thấy mọi cái ngờ nghệch, ngớ ngẩn nông cạn và phi
lý của nó. Ngặt nỗi mọi tư duy của Thảo không bao giờ tách rời mà cứ bám chắc
vào mọi cái đó. Ông ta thật không đủ thông minh toàn diện để thấy rằng khái
niệm duy vật và khái niệm biện chứng là hai khái niệm hoàn toàn nghịch lý và
mâu thuẫn tận gốc. Bởi vật chất mà tự biện chứng thì duy tâm mẹ nó rồi còn gì
mà duy vật nữa. Nên danh không chính thì ngôn không thuận là như thế. Mà duy
vật biện chứng đã vô lý thì duy vật lịch sử lấy cơ sở từ đó làm gì mà còn chút
lý nào nữa. Một đầu óc tư duy non xòe và rống tuếch như vậy mà được coi là nhà
triết học, thậm chí là một triết gia lừng danh, danh giá và xuất sắc nhất của
đât nước thì quả thật thực chất tầm phào không biết để đâu cho hết.
Nên như đã nói từ đầu, triết học đích thực
không hề mâu thuẫn hay bài xích gì với khoa học mà cùng nội hàm và nội tại cùng
nhau. Nhưng khoa học thì chỉ nhìn vào các sự kiện, các hiện tượng cụ thể còn
triết học không thể chỉ đơn giản thỏa mãn như vậy. Nên thế giới hiện tượng
quanh ta là thế giới vật chất, nhưng triết học không chỉ đơn giản dừng lại đơn
thuần ở đó. Học thuyết duy vật của Mác là học thuyết dựa vào khoa học một cách
ngây thơ thì còn gì là triết học, cần gì đến triết học nữa. Rồi kết hợp huyền
hoặc với ý niệm biện chứng duy tâm của Hegel để làm thành mớ hổ lốn duy vật
biện chứng, thật là kiểu điếc không sợ súng, cả vú lấp miệng em, độc đoán nói
sao cũng được.
Từ đó thuyết duy vật lịch sử, chủ nghĩa cộng
sản khoa học, đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản đều chỉ là một chuỗi suy
diễn lô-gích vô căn cứ, không cơ sở khách quan khoa học. Thế mà Thảo vẫn mê như
điếu đổ và hết lòng hết dạ bảo vệ cho bằng được. Vậy Thảo có phải là là kiểu
nhà học thuật, kiểu nhà nghiên cứu sinh, kiểu học trò giáo khoa thư của Mác hay
là nhà triết học thực thụ, đại triết gia Việt Nam thật sự hay không?
Trong toàn bộ tư tưởng của Trần Đức Thảo,
người ta chẳng tìm thấy bất kỳ một thành quả tư duy tư tưởng nào về nhận thức
luận, về tồn tại luận mà riêng Thảo sáng tạo hay khai phá ra cả. Thảo chỉ duy
nhất sử dụng và vận dụng quan điểm duy vật lịch sử của Mác để tưởng quất sụm
được hệ tư tưởng tự do của J. P. Sartre hay hệ tư tưởng khoa học kết hợp với
triết học của nhà triết học thời danh Edmund Husserl mà ai cũng biết. Như vậy
thực chất Thảo đã chẳng đóng góp tích cực hay hữu ích gì cho triết học thế giới
hay tư tường Việt Nam cả. Thảo chỉ là nhà Mác xít hạng xoàng, lại gồng mình quá
đáng nên chính cuộc đời ông ta mới đã trở thành te tua như thế. Te tua đến nỗi
một người tự cho mình là nhà triết học, thậm chí là nhà triết học lớn, trong
khi đó những người chung quanh chỉ nhìn ông Thảo bằng con mắt khinh lớn như một
con người ngớ ngẩn, điên khùng, thậm chí chẳng còn ra bộ dạng của người trí
thức đúng nghĩa gì nữa. Các lỗi lầm này dĩ nhiên do thời cuộc tạo nên, nhưng
không phải trong đó hoàn toàn không có trách nhiệm của ông Thảo.
Bởi vì nếu là nhà triết học đúng nghĩa, ngay
từ ban đầu ông Thào đã phải thấy hệ thống tư tưởng của Mác là sai, đâu cần gì
phải chờ đến cuối đời, qua bao kinh nghiệm thương đau đọa dày cùng khổ mới thật
sự có thể nhận chân ra được điều đó. Nếu thế thì mọi người thường cũng đều nhận
thức được cần gì phải có bộ óc siêu tuyệt như nhà triết học tự mệnh danh và
được nhiều người thán phục tuyệt vời như Trần Đức Thảo. Bởi nếu ông Thảo nắm
vững về thế giới vật lý, nắm vững về tâm lý cá nhân con người, nắm vững về tâm
lý xã hội, nắm vững về các quy luật của kinh tế học, xã hội học, chính trị học,
lịch sử học, thì sẽ thấy mọi viên đá tảng trong học thuyết Mác đều không vững
nếu không nói là sai bét.
Xã hội con người luôn là một dòng chảy bất
tận; mỗi cá nhân chỉ có một vòng đời cụ thể nhất định tiếp nối nhau; ai cũng có
bản năng sinh tồn và phát triển độc lập mọi mặt. Vậy thì chuyên chính vô sản có
nghĩa gì, xã hội cộng sản khoa học có nghĩa gì. Vậy mà đọc suốt cuốn sách cứ
thấy Thảo luôn mơ một thế giới đại đồng như một người mê sảng, như một đứa con
nít mong mẹ về chợ. Bởi than chì thì không thể biến thành thỏi kim cương chỉ
bằng thủ công. Dòng sông không thể đông đá mà vẫn còn là dòng sông bình thường.
Đã đấu tranh giai cấp thì phải có khởi đầu và có kết thúc mới thành ý nghĩa.
Mác cho khởi đầu là do tư hữu có mặt, và kết thúc là xã hội không còn giai cấp.
Tư hữu chỉ là công cụ giúp ích đời sống hiệu quả, Mác lại hiểu đó là mục đích
tối hậu của đời sống. Từ đó tưởng tượng và phịa ra nguyên nhân cùng kết quả mọi
loại của lịch sử xã hội, chẳng khác gì gột chân của xã hội cho vừa với đôi giày
của biện chứng luận Hegel.
Người mình nói sống gửi thác về. Như vậy ý
nghĩa của đời sống là sự phát huy chính nó, đâu phải biến thành một quy cách tổ
chức theo mẫu hình lý tưởng chẳng bao giờ khả thi hay có thật. Vậy mà Thảo vẫn
mơ hoài một thế giới đại đồng như kiểu trẻ thơ ấu trĩ, nếu ý thức khoa học
khách quan và triết học bao quát đúng đắn của Thảo không có kiểu đó thì lấy nền
tảng nào để cho ông ta là nhà triết học đúng nghĩa hay một triết gia tên tuổi
để đi vào lịch sử. Nên nếu xét cho tới tận kỳ cùng thì sự nghiệp tư duy riêng
hay tư duy triết học nói chung của riêng ông ta không có gì cả hay không để lại
cho đời gì cả; tất cả không ngoài những sự giải thích, sự xiển dương, sự mơ
tưởng đóng góp vào hệ thống ý thức hệ tư tưởng của Mác một cách ảo tưởng và vô
bổ. Sự nghiệp độc sáng không có, sự nghiệp sáng tạo riêng không có, thế thì tự
nhận là triết học và tự nhận là triết gia tức nhà triết học đúng nghĩa là điều
phải cần nên cân nhắc và bàn thảo.
Cho nên vấn đề không phải chỉ trích hay phê
bình cá nhân ông Thảo, cũng không phải tâng bốc vô điều kiện và dễ dàng ông ta,
mà vấn đề là giá trị và chân lý khách quan, khoa học cũng như triết học. Con
người luôn đầy những cảm tính và danh từ. Cảm tính thì vẫn luôn xa lý tính và
danh từ thì chưa chắc luôn phản ảnh đúng nghĩa sự vật. Cả mặt đời sống, văn
hóa, hay cả hoạt động chính trị cũng thế. Chính trị chỉ đúng nghĩa khi nó là
một khoa học hay một triết học bao quát khách quan thật sự, đó là triết học
nhân văn mà không gì khác. Nếu chính trị chỉ là danh lợi, là bản năng quyền
bính, là chủ nghĩa duy ngã, cũng khó nói đến chính trị lý tưởng hay chính trị
khoa học mà được. Cho nên khoa học luôn phải cần có những nhà khoa học đúng
nghĩa, triết học luôn phải cần có những nhà triết học đúng nghĩa; chính trị
cũng phải cần có những nhà chính trị đúng nghĩa. Trái lại nếu chỉ là những nhà
khoa học theo tên gọi của người đời, nhà triết học theo tên gọi của người đời,
nhà chính trị theo sự tâng bốc của người đời thì đều phải làm cho nhà khoa học
đích thực, nhà triết học đích thực, nhà chính trị đích thực đều phải đành đội
nón đi xa là thế. Đó là điều mà chính nhà hiền triết nổi danh phương Đông cách
đây nhiều ngàn năm đã nói “ngôn bất chính danh bất thuận, danh bất thuận sự bất
thành” là như thế.
Mọi sự nghiệp khoa học, sự nghiệp triết học,
sự nghiệp chính trị đúng đắn và đúng nghĩa đều phải thực chất giúp ích cho xã
hội, cho quê hương đất nước, cho thế giới và lịch sử nói chung, đều phải luôn
luôn có thực chất, có chân giá trị và cũng phải hoàn toàn mang mọi ý nghĩa
khách quan là như vậy.
Thượng Ngàn
8/10/2016
http://dcvonline.net
No comments:
Post a Comment