Tác giả/Nhân vật: Nguyễn Hữu |19-05-2015| 251 lần xem |
|
Tôi có ông bạn “trẻ” mới hưu trí được vài năm. Nghỉ một cái,
ông liền hồi cố hương xứ Đoài để vui thú điền viên cho đỡ nặng cái đầu –
ấy là ổng nói vậy. Một hôm, chợt nhớ chốn phồn hoa đô hội mà ông đã gắn
bó suốt thời “cống hiến cho lý tưởng cao cả”, ông lọ mọ lần ra Kinh kỳ
và không quên thu xếp ghé thăm thân hữu gần xa. Cảnh già hội ngộ, thôi
thì trăm nghìn thứ chuyện được phun ra cho bõ… Trong mạch chuyện cùng
nhau, đột nhiên ông tự vấn đáp như sau: Ông có biết Sáu Búa Lê Đức Thọ
nhận định về ông Hồ như thế nào không? Tay ấy từng nói rằng: Trong Bộ
chính trị của ta, có lẽ không có ai có cái lý lịch linh tinh, lung tung,
phức tạp, rắc rối như bác Hồ. Thú thực tôi cũng không quá ngạc nhiên về
điều đó trên cơ sở nhân thân của cả… “bác” lẫn “chú Sáu”. Ngoài tình
thân lại rất quý tính chân thật của bạn, tôi không thể không tin một vị
Tiến sĩ Sử học (mặc dầu chỉ… qua một đêm mà thành!) thường có những kiến
giải sự việc rất đáng trọng, khá độc đáo. Chỉ có điều tôi không nhớ
được nguyên văn lời bạn mình, nên tạm mượn ý để làm đầu đề bài viết như
trên. Linh tinh, lung tung, phức tạp, rắc rối như “anh Sáu” đã nói thì gỡ sao đây? Thôi đành nói đôi điều nho nhỏ… như con thỏ thế này vậy:Cái tên và số tuổi: Như một con Kỳ nhông đổi màu để tồn tại trong môi trường sống, “bác ta” cũng tự sáng tác tên cho mình ở mỗi lúc, mỗi hoàn cảnh khác nhau cho… phù hợp. Thế là cứ rối như canh hẹ. Người nào thận trọng thì nói “bác” là người trăm tên[1]. Nhưng cũng có đôi người “mật lớn”, dám đưa ra một con số hữu hạn rất cụ thể như Bá Ngọc trong cuốn Hồ Chí Minh – Những tên gọi đi cùng năm tháng[2] cho biết Hồ Chí Minh có 174 tên; trong đó có 78 tên chính thức, bí danh và 96 bút danh.[3] Gần đây, khi “đảng ta” không thể lờ được cái chuyện “lung tung phèng” như thế nên buộc phải lên tiếng “tạm” thừa nhận 169 cái tên, bí danh, bút danh chính thức cộng với 17 cái còn phải “ngâm cứu” thêm![4] Trong tất cả cái tên được kể đến đó, người viết tôi đặc biệt quan tâm đến mấy cái như sau:

Thiếu
tá Hồ Quang (HCM) phục vụ trong Quân đội Nhân dân Giải phóng Trung
Cộng, tại quân khu Quảng Châu, Vũ Hán. Nguồn:Lưu trữ Quân ủy Trung ương
Trung Cộng.
Còn cái tên Trần Thắng Lợi 1949? Trong bài viết gần đây[12] mỗ tôi đã nói sơ qua về cái tên này. Chỉ xin thêm một ý nhỏ: Bài trên Trang tin điện tử Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh[13], tác giả có giới thiệu qua nội dung bài “Đảng ta” của Trần Thắng Lợi – tức Hồ Chí Minh, nhưng cái ý quan trọng nhất của bài là Hồ Chí Minh đã từng viết: “Cuối năm 1929, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở lại Tàu, cùng với đại biểu các nhóm khai hội ở Hương Cảng. [xuống dòng] Trong 7, 8 đại biểu, ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi, nay chỉ còn đồng chí…” (Người viết xin kẻ dưới để chú ý!) thì bị… quên!? Thật đúng là… là… phức tạp thật như lời phán của Sáu Thọ!
Trần Dân Tiên: Cái ông… Tiên này thì lại cũng rắc rối đây!

Trang của Ban Quản lý lăng đã dẫn thì… lơ huyền lờ! Đó cũng là… thói quen của “chàng”, có lẽ ta cũng chẳng nên lấy làm lạ! Còn trang của Ban Tư liệu-Văn kiện Báo điện tử ĐCSVN thì… dũng cảm hơn nhưng viết: “Gần đây các nhà nghiên cứu và sưu tầm cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dùng bí danh hoặc bút danh này, tuy nhiên vẫn chưa rõ được dùng vào thời điểm và bối cảnh cụ thể nào.” (Người viết lại xin kẻ dưới để nhấn mạnh). Ô hay, Ban Tư liệu-Văn kiện báo đảng lại quên cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”[14] do ai viết sao? Có người… lơ tơ mơ… ăn người, còn phán bừa cuốn đó của ông Tôn Dật Tiên bên Tàu viết để… ca ngợi “bác”!!! Đúng là thằng điên! Ông này chết từ năm 1925,[15] – mà năm ấy “bác ta” còn lọ mọ, chui lủi đâu đó chứ đã là cái quái chi chi mà ca với ngợi? Còn Trần Dân Tiên là ai? “được dùng vào thời điểm và bối cảnh cụ thể nào” ư thưa Ban Tư Liệu-Văn kiện báo đảng? Dễ ợt! Để dành thời gian cho vài vấn đề rắc rối, phức tạp khác của “bác” như “anh Sáu” dạy, xin Quý vị vào giùm ngay Wikipedia, trang http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_D%C3%A2n_Ti%C3%AAn sẽ rõ.
Với đức tính “không muốn nhắc lại thân thế của mình”,[16] “Chúng ta nên làm những công việc hết sức cần kíp đi đã! Còn tiểu sử của tôi… thong thả sẽ nói đến!”, [17] thì ngoài cuốn sách người viết vừa trích dẫn, còn một cuốn nổi tiếng khác là “Vừa đi đường vừa kể chuyện” của T.Lan 1961 mà thiên hạ đều đã biết, vào các trang mạng của đảng đều thấy xác nhận là bút danh “của bác”. Cái mới… rất mới với tôi là tại mấy trang “chính luồng” đó, Hồ Chí Minh còn bút danh Một người Việt kiều ở Pháp về để viết bài “Vài mẩu chuyện trong hồi Bác sang thăm Pháp”để ngợi ca… Người – tức “bác”! Thật là quái gở! Không biết Đông-Tây-Kim-Cổ có ai, ở đâu có con người “liêm sỉ” đến mức vậy không? Sơ sơ vừa kể đã có tới 3 “tác phẩm” tự bốc thơm mình! Sáu Búa quả không sai khi đã có nhận xét về “bác” chí lý như ta đang luận bàn.
Còn ngày và năm sinh ư? Ngày chỉ là… chuyện nhỏ, cho qua, lúc khác người viết xin quay lại nếu có điều kiện. Còn năm? Xin điểm qua xem Sáu Thọ nói đúng hay cố tình bôi lọ để hạ bệ “bác”?
Trong đơn xin học École Coloniale (Trường Thuộc địa) ở Paris, nơi đào tạo những quan chức cho các nước thuộc địa Pháp, tôi thấy Nguyễn Tất Thành tự khai sinh năm 1892[18]. Trong đơn vào hội Tam Điểm, Nguyễn Ái Quấc tức Nguyễn Tất Thành/ Nguyễn Sinh Cung, tự khai sinh ngày 15-2-1895.[19] (1895 là khớp với giấy thông hành qua Nga năm 1923, với bí danh Tran Cheng). Minh Võ, trong cuốn “Hồ Chí Minh, nhận định tổng hợp” còn cho hay: “… giấy tờ hộ tịch tại làng Kim Liên -theo phúc trình của Sở Kiểm Soát và Trợ Giúp Dân Thuộc Địa- ghi Hồ Chí Minh sinh năm 1894”. [20] Theo nhà Hồ Chí Minh học của chế độ Sơn Tùng thì “Thế kỷ 19, Bác Hồ sinh ra năm 1891, tôi nói đây là nói nghiên cứu từ gốc. Bây giờ nói Bác sinh năm 1890, nhưng tôi nghiên cứu tử vi của Bác thì Bác sinh năm Tân Mão tức năm 1891.”[21] Quý bạn đọc thấy không? Những 5… “cái”: 1890, 1891, 1892, rồi 1894, 1895! Hẳn ai cũng biết đó là mọi người muốn nói đến mấy năm sinh bất nhất của Hồ Chí Minh Nguyễn Tất Thành. Và mấy cái đó đâu có ăn nhập gì với Hồ Quang (năm 1939 – 38 tuổi) mà tình báo Hoa Nam tung ra và bảo đó chính là Hồ Chí Minh; đâu có ăn nhập gì với Hồ Tập Chương (sinh 1901) mà ông Hồ Tuấn Hùng cũng bảo đó là Hồ Chí Minh.[22] Đúng là… hơi bị quá lung tung, linh tinh, phức tạp, rắc rối như “anh Sáu” đã nói, chứ đâu có trật?!
Vài cái linh tinh… vụn vặt khác: Cái phức tạp, rắc rối… lớn của “bác” thì phải các nhà chuyên môn mới có khả năng và đủ tư cách bàn đến; còn tôi, nhà viết nghiệp dư thì chỉ dám nói đến vài điều linh tinh… vụn mà thôi.
Dưới sự chỉ đạo… tài tình “của bác”, Đảng Cộng sản đã từng tuyên bố giải tán để “1… 2… 3… 4. Để phá tan tất cả những điều hiểu lầm ở ngoài nước và ở trong nước…”[23] (NH kẻ dưới để nhấn mạnh) làm ối người có những điều hiểu lầm trước đó được phá tan, và bị ngộ nhận nhất thời là… Việt Minh yêu nước thật! Và người người theo rần rần, nhất là những kẻ sắp chết đói hoặc sinh ra ở đời chỉ để mơ đi “cướp” của người khác năm ấy. Thế rồi đùng một cái, khi không còn sợ hiểu lầm nữa vì đã có Trung cộng chống lưng sau năm 1949, “đảng ta” liền tuyến bố “Đổi tên thành Đảng Lao Động Việt Nam”[24]. Con Kỳ nhông đã chui ra khỏi đám lá khô, Kỳ nhông ta không sợ hiểu lầm nữa – không cần màu vàng nâu để ẩn nấp mà ta đã trở lại với màu xanh của lá cây đây! Trước sau ta vẫn là ta mà. Về chuyện “đổi mầu” này xin mời Quý độc giả đọc lại đoạn sau: “Cụ Hồ bước lên bục giảng giải đáp thắc mắc cho khoảng ba trăm cán bộ cao cấp và trung cấp đến họp. Cụ mở nắp hộp thuốc lá thơm của cụ nhãn hiệu CRAVEN A. Giơ cao nắp hộp phía có chữ CRAVEN A lên trước mặt chúng tôi, cụ lớn tiếng nói: “Đây là ĐCS”, rồi cụ xoay nắp hộp mặt trái phía trong không có chữ, đưa lên và nói tiếp: “Đây là Đảng Lao động”. Rồi cụ thủng thẳng hỏi: “Đã rõ chưa? Có khác nhau gì không?” Cả hội trường ầm vang tiếng đáp: “Rõ rồi ạ! Dạ, không khác nhau gì cả!”.[25] Đúng là lắt léo, phức tạp thật!

Đó là sơ sơ về chuyện thứ nhất “các cháu thanh niên không nên học bác”. Còn chuyện thứ hai thì sao? Chuyện này thì lại… phức tạp, linh tinh đây “anh Sáu” nhỉ? GS Nguyễn Đăng Mạnh còn viết: “Ông [Hà Huy Giáp] hỏi ông Hồ: “Sao Bác không lấy vợ mà chịu được”. Ông Hồ nói: “Mình cũng như các chú thôi, từ rốn trở xuống là 18 tuổi. Từ rốn đến cổ là 40 tuổi. Từ cổ đến đầu là 60 tuổi. Kinh nghiệm của dân ta là lao động suốt ngày, mệt thì ngủ luôn. Không có việc gì thì đổ trấu ra xay. Buồn ngủ hãy ngủ. Tỉnh ngủ, dậy liền, đừng có nằm mãi trong chăn. Đừng mặc đồ láng, mềm, mỏng. Nên mặc quần áo vải. Có cán bộ lên công tác ở Việt Bắc, rỗi việc, ngồi tán gẫu. Bác bảo cởi lạt sàn nhà ra, sau đó lại bảo buộc lại. Để khỏi “nhàn cư vi bất thiện”.[30] Nếu đúng như vậy thì “bác” đâu có linh tinh trong việc trai gái “anh Sáu”? Người ta cứ nói “bác” đi Tây thì có gái Tây, sang Nga thì có gái Nga, về Tàu lại có gái Tàu… thì oan cho “bác” quá! “Bác” từ rốn trở xuống là 18 tuổi nghĩa là thật ra “bác chúng ta” cũng vẫn… thèm! Nhưng “bác” cao cả hơn, “bác” biết “đấu tranh cách mạng”, khi không chịu được như ông Hà Huy Giáp hỏi thì “bác” đổ trấu ra xay![31] thế là “bác”… hết thèm, và chỉ còn biết “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.”[32]

Cô
Nông thị Xuân (“vợ” Hồ Chí Minh) sau đổi là Nguyễn Thị Xuân, sinh năm
1932, mất năm 1957. Chụp cuối năm 1956 tại Hà nội sau khi đẻ Nguyễn Tất
Trung. Bị bộ trưởng bộ công an nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra lệnh
thủ tiêu
Mới chỉ điểm sơ sơ vài ba mảnh vụn về cái lung tung, linh tinh, phức tạp, rắc rối của “bác Hồ” mà Sáu Búa nói đến, khi liếc nhìn xuống cuối trang tôi đã thấy “Page 5 of 5”! Bài viết đã hơi dài. Xin Quý bạn đọc cho phép tạm ngưng tại đây và hẹn dịp khác tái ngộ.
Nguyễn Hữu – Hànội
19/05/2015 – Ngày sinh 125 của “bác”!
No comments:
Post a Comment