NHỮNG BÍ MẬT ĐƯỢC TIẾT LỘ SAU 40 NĂM
Hoàng Duy Hùng
Cố Thủ
Tướng CSVN Võ Văn Kiệt (1922-2008) đã nói về 30/4/1975 là "Biến Cố triệu
người vui và triệu người buồn."
Người Cộng Sản ăn mừng chiến thắng và người Việt liều chết bỏ nước lưu
vong gọi ngày 30/4 là Quốc Hận. Năm 2015 đánh dấu 40 năm.
I. Ai Chiến Thắng?
Những năm gần đây, Washington D.C
và Bắc Kinh cho giải tỏa nhiều trang giấy liên quan đến những bí mật trong Cuộc
Chiến Việt Nam.
Bắc Kinh tiết lộ Trung Cộng là người đạo diễn và chỉ đạo hoàn toàn Nhà Nước
Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam (tức Bắc Việt) qua nhân vật điệp viên của họ là Hồ
Chí Minh và một số tay chân thân cận. Lý do Thiếu Tá Hồ Quang (hoặc Hồ Tập
Chương) của Trung Cộng đóng vai Hồ Chí Minh thay cho Nguyễn Ái Quốc (tức Nguyễn
Tất Thành hay Nguyễn Sinh Cung con của ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị
Loan) là vì Nguyễn Ái Quốc đã chết trong khám Victoria ở Hồng Kông ngày 26/6/1932
vì bệnh lao. Trung Cộng còn cho biết không phải chỉ có một Thiếu Tá Hồ Quang
đóng vai Hồ Chí Minh mà có nhiều người đóng vai họ Hồ. Còn Hoa Kỳ tiết lộ năm
1972, sau khi Ngoại Trưởng Henry Kissinger của Mỹ đã đi đêm xong với Chu Ân Lai
và Mao Trạch Đông, Hoa Kỳ quyết định bỏ rơi Nam Việt Nam và xóa tên Đài Loan
trong Liên Hiệp Quốc. Tiết lộ còn cho biết năm 1972, khi Hoa Kỳ bỏ bom Bắc
Việt, Lê Duẫn đã đánh điện văn cho Kissinger chính thức đầu hàng, nhưng
Kissinger ém nhẹm điện văn này "không cho phép" Bắc Việt đầu hàng.!
Trở lại câu chuyện Nguyễn Ái Quốc
chết trong ngục Victoria
ở Hồng Kông ngày 26/6/1932.
---------------
Sổ đinh bạ của Làng Kim Liên ghi
lại Nguyễn Sinh Cung sinh vào tháng 3 năm Thành Thái thứ 6, tức là năm 1894.
Ngày sinh 19 tháng 5 chỉ là sinh nhật giả tạo do ĐCSVN dàn dựng cho một âm mưu
chính trị chớ không phải là ngày sinh của Nguyễn Sinh Cung hoặc là Hồ Chí Minh.
Năm 1898, sau khi thi Hội bị rớt, thấy đời đen đủi và thấy mấy cái tên trong
nhà ông nó "khiêm tốn và không huy hoàng" nên ông Nguyễn Sinh Sắc đổi
tên ông thành Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Sinh Khiêm thành Nguyễn Tất Đạt, và
Nguyễn Sinh Cung thành Nguyễn Tất Thành. Ông muốn nhà ông được huy hoàng và
thành đạt.
Năm 1911, Nguyễn Tất Thành, với
tên gọi là Paul hay là Ba, đã xin được một chân giúp việc cho tàu vận tải
Amiral Latouche Treville. Tàu Amiral Latouche Treville rời cảng Sài Gòn, và tháng
7, 1911, Nguyễn Tất Thành đến Pháp. Tại Pháp, Nguyễn Tất Thành đã viết thư xin
Bộ Thuộc Địa của Pháp cho mình ăn học để sau này trở thành người phục vụ mẫu
quốc Pháp. Pháp xét đơn và cho rằng Nguyễn Tất Thành không đủ điều kiện nên
không nhận. Nguyễn Tất Thành đến Hội Người Việt Nam Yêu Nước ở Paris do luật sư Phan Văn
Trường, cụ Nguyễn Thế Truyền, cụ Phan Chu Trinh và ông Nguyễn An Ninh thành
lập. Nguyễn Tất Thành được chọn làm người chạy việc cho các cụ. Các cụ viết
nhiều bài bình luận sâu sắc, nhất là Bản Yêu Sách 8 Điểm của Nhân Dân Việt Nam,
với bút danh là Nguyễn Ái Quốc. Luật sư Phan Văn Trường và cụ Phan Chu Trinh giới
thiệu Nguyễn Tất Thành cho Đảng Xã Hội Pháp và để đánh bóng Nguyễn Tất Thành,
luật sư Phan Văn Trường và cụ Phan Chu Trinh đồng ý để cho Nguyễn Tất Thành nhận
những bài viết ký bút danh Nguyễn Ái Quốc là của Nguyễn Tất Thành.
Lenin chú ý đến bút danh Nguyễn
Ái Quốc trong Bản Yêu Sách 8 Điểm của Nhân Dân Việt Nam. Trong kế hoạch phát triển thế
lực Cộng Sản sang các nước Châu Á, Lenin triệu gọi Nguyễn Ái Quốc. Theo cụ
Nguyễn Khắc Huyên, Nguyễn Ái Quốc đến Moscow vào tháng 11 năm 1922 chớ không
phải là năm 1923 hoặc sau khi Lenin qua đời vài ngày vào năm 1924 như tài liệu
của ĐCSVN công bố. Năm 1924, Lenin qua đời, Stalin lên nắm quyền và bắt đầu thử
thách cũng như thanh trừng những người trong Đảng Cộng Sản. Hung thần Stalin là
một nhà độc tài khát máu khét tiếng ai nấy đều sợ nên rất nhiều tài liệu cho
thấy thời gian đó Nguyễn Ái Quốc khép nép kính cẩn cúi mình với Stalin như là một
đầy tớ trung thành hơn là một đảng viên cộng sản có lý tưởng như Manabendra
Nath Roy của Ấn Độ.
Tháng 12, năm 1924, Staline cắt
cử Nguyễn Ái Quốc, với bí danh là Lý Thụy, đi tháp tùng với Borodine về Quảng
Châu. Bề ngoài Borodine đến Quảng Châu là để giúp Tôn Dật Tiên hệ thống hóa tổ
chức, nhưng bên trong thì Borodine cài cấy biến đảng viên Quốc Dân Đảng thành
đảng viên Cộng Sản. Lý Thụy cũng làm theo mô thức này, Lý Thụy gặp cụ Phan Bội
Châu, được cụ Phan Bội Châu giới thiệu gặp những nhà hoạt động trong Tâm Tâm Xã
của cụ như những ông Lê Hồng Phong, Lâm Đức Thụ, Hồ Tùng Mậu, Vương Thúc Oánh,
Vũ Hải Thu, v.v.. Cụ Phan Bội Châu cũng giới thiệu Lý Thụy cho một nhà cách
mạng Việt Nam
khác đó là cụ Hồ Học Lãm, từng là một du sinh sang Nhật học trong Phong Trào
Đông Du 1906 của cụ Phan Bội Châu. Khi Pháp làm áp lực Nhật giải tán những du
sinh Việt thì cụ Hồ Học Lãm qua Trung Quốc tham gia quân đội Trung Hoa Quốc Dân
Đảng, với cấp Tá, và viết lách với bút hiệu Hồ Chí Minh. Năm 1925, khi cụ Phan
Bội Châu đi tới Tô Giới Thượng Hải, Lý Thụy đã bí mật báo tin cho Pháp bắt cụ
Phan Bội Châu để lấy 10 vạn quan tiền. Ông cũng âm thầm thuyết phục các thành
viên Tâm Tâm Xã tham gia vô Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chi Hội, tiền
thân của Đảng CSVN sau này. Tại Quảng Châu, Lý Thụy làm đám cưới với bà Lý Huệ
Khanh. Tôn Dật Tiên qua đời, Tưởng Giới Thạch lên thay quyền, khám phá kế hoạch
làm giây leo của Borodine, tháng 4 năm 1927, họ Tưởng phát động kế hoạch truy
sát phái đoàn Borodine. Phái đoàn Borodine trong đó có Lý Thụy phải bỏ trốn
thục mạng về Moscow.
Về lại Moscow, năm 1928, Nguyễn Ái Quốc đi Bỉ và đi
Pháp. Năm 1930, Staline cắt cử Nguyễn Ái Quốc đi Hồng Kông để họp thống nhất
các khuynh hướng Cộng Sản của người Việt Nam. Ngày 3 tháng 2 năm 1930, dưới
sự chủ tọa của Nguyễn Ái Quốc, Đảng Cộng Sản Việt Nam chính thức được khai sinh
và người Tổng Bí Thư đầu tiên là Trần Phú. Staline lệnh cho Nguyễn Ái Quốc với
bí danh là Tống Văn Sơ đi Thái Lan thành lập Đảng Cộng Sản Xiêm. Ngày
20/4/1930, tức là 48 ngày sau khi thành lập ĐCSVN, Nguyễn Ái Quốc chủ tọa đại
hội thành lập Đảng Cộng Sản Xiêm. Nói là Xiêm La hay Thái Lan, thực chất đa
phần các thành viên sáng lập là người Việt, Việt gốc Hoa, hay là người Thái gốc
Hoa. Sau phiên họp thành lập Đảng Cộng Sản Xiêm, Nguyễn Ái Quốc lấy bí danh
Tống Văn Sơ để đi đi lại lại giữa Thái Lan, Singapore, Mã Lai, và Hồng Kông.
Năm 1930, Singapore và Hồng Kông là thuộc địa
của Anh. Thời điểm này, Staline biệt phái Joseph Ducroux (với bí danh là Serge
LeFranc) đến các quốc gia Á Châu để tìm cơ hội kinh tế cũng như tạo ảnh hưởng
cho Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản. Sau vài tháng hoạt động, vì một chút khinh xuất,
Joseph Ducroux bị chính quyền Anh ở Singapore khám phá ra là tình báo của Liên
Xô. Ngày 1/6/1931, chính quyền Singapore
bắt Joseph Ducroux và từ đó họ phanh phui ra các đường dây tình báo của Liên
Xô, trong đó có Tống Văn Sơ tức Nguyễn Ái Quốc. Ngày 6/6/1931, chính quyền Hồng
Kông bắt giam Tống Văn Sơ với lý do nhập cảnh trái phép. Khi bắt lấy Tống Văn
Sơ, Tống Văn Sơ đang chung sống với một phụ nữ tên là Li Sam. Một năm sau, ngày
26/6/1932, Tống Văn Sơ tức Nguyễn Ái Quốc qua đời tại nhà giam Victoria ở Hong Kong.
Hồ Quang được tình báo Hoa Nam
dàn dựng đóng vai Nguyễn Ái Quốc ngõ hầu tiếp tục các công việc mà Nguyễn Ái
Quốc đã làm và cũng là lèo lái Cộng Sản Việt Nam theo ý muốn của Trung Quốc,
biến Việt Nam thành một tỉnh của Trung Quốc. Tham vọng này là bản chất cố hữu
của nhóm người theo Chủ Nghĩa Hán Tộc cực đoan ở bất kỳ thời đại nào. Đó là lý
do tại sao năm 1990, Bắc Kinh lôi kéo để cho các lãnh đạo CSVN ký Hiệp Ước
Thành Đô với tham vọng từ năm 2020 trở đi Việt Nam chính thức là một tỉnh của
Trung Quốc.
Năm 1935, Hồ Quang với bí danh
"Đồng Chí Lâm" qua dự Đại Hội Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản tại Moscow. Chắc chắn Đệ Tam
Quốc Tế CS do Stalin lãnh đạo biết Hồ Quang không phải là Nguyễn Ái Quốc, nhưng
họ đã sử dụng Hồ Quang để cho mục tiêu và quyền lợi của họ. Đó là lý do tại sao
có rất ít tài liệu liên quan đến Hồ Chí Minh từ năm 1932 cho đến năm 1938. Năm
1938, Hồ Quang đến Diên An gặp Mao Trạch Đông, sau đó đến Quế Lâm. Năm 1940, Hồ
Quang đến Côn Minh gặp Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp mới từ Việt Nam trốn sang
để bàn thảo chương trình hoạt động. Chưa chắc Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp
biết Hồ Quang là Nguyễn Ái Quốc giả mạo. Tình báo Trung Cộng biết Việt Nam Cách
Mạng Đồng Minh Hội (sau này được gọi là Việt Cách) của cụ Nguyễn Hải Thần thành
lập năm 1937 có uy tín nên ra lệnh cho Hồ Quang, ngày 19/5/1941, cùng với Phạm
Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp, xập xí xập ngầu đánh lận con đen thành lập Việt Nam
Độc Lập Đồng Minh Hội (sau này gọi là Việt Minh).
Năm 1942, Tướng Trương Phát Khuê
của Trung Hoa Quốc Dân Đảng nghi Hồ Quang làm tình báo cho Liên Xô nên bắt Hồ
Quang ở Quảng Châu. Hồ Quang biết bút hiệu Hồ Chí Minh có uy tín trong những người
Việt Quốc Gia lưu vong ở Trung Quốc nên đã nhanh nhẹn tự xưng là Hồ Chí Minh.
Nhờ như vậy nên Hồ Quang đã được cụ Nguyễn Hải Thần bảo đảm thân thế và che chở
cho và Hồ Quang xin gia nhập tổ chức Việt Cách của cụ Nguyễn Hải Thần. Sau khi
được cụ Nguyễn Hải Thần cứu giúp khỏi tay Tướng Trương Phát Khuê, Hồ Quang giả vờ
nhận lệnh của cụ Nguyễn Hải Thần xâm nhập về nước để thành lập Việt Cách của cụ
Nguyễn Hải Thần, nhưng, khi đã về nước, Hồ Quang phát triển Việt Minh cướp luôn
công trạng của Việt Cách.
Năm 1945, Đệ Nhị Thế Chiến chấm
dứt, một khoảng trống chính trị xảy ra ở Việt Nam, tình báo Trung Cộng đánh giá
tinh hình khá chuẩn và ra lệnh cho Hồ Quang hô hào đàn em cướp chính quyền. Ngày
2/9/1945, lần đầu tiên danh xưng Hồ Chí Minh xuất hiện tại Việt Nam.
Có rất nhiều nghi vấn không biết người đọc Tuyên Ngôn Độc Lập là Hồ Quang hay
là một người nào khác. Sau khi cướp được chính quyền, vì là Nguyễn Ái Quốc giả
mạo nên Hồ Quang đã thanh toán một cách tinh vi những người trước đây biết gốc
gác của Nguyễn Ái Quốc. Khi cần phải tiếp xúc với những người nói là anh ruột
Nguyễn Tất Đạt hay bà chị ruột Nguyễn Thị Thanh, thì sự tiếp xúc rất ngắn ngủi,
chỉ có vài phút trong căn phòng u ám để những ngươi này khó mà biết đó là kẻ
giả mạo.
---------
Biến cố Tống Văn Sơ tức Nguyễn Ái
Quốc đã chết trong khám Victoria ở Hồng Kông năm 1932 đã được báo L'Humanité
của Pháp đăng tải đầu tháng 7 năm 1932, các báo chí của Nga cũng đăng tải, và
Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản cũng đã làm lễ tưởng niệm cho Nguyễn Ái Quốc. Nhưng sau
này Cộng Sản nói rằng họ phải tung tin giả là Nguyễn Ái Quốc đã chết để che mắt
tình báo Pháp và tình báo Anh ngõ hầu tình báo Pháp và tình báo Anh đóng hồ sơ
Nguyễn Ái Quốc lại để Nguyễn Ái Quốc thay tên đổi họ dễ dàng hoạt động.
Lý luận này vậy mà đã qua mặt
được nhiều người! Nhưng, tôi không tin lý
luận này qua mặt được tình báo Pháp và tình báo Anh hay cả tình báo Hoa Kỳ vì
họ là Đồng Minh với nhau. Nguyễn Ái Quốc chết trong tù Victoria do Anh cai
quản, xác chết của Nguyễn Ái Quốc còn, và hiện giờ tro cốt của Nguyễn Ái Quốc
vẫn ở Hồng Kông, nên nói rằng tung tin giả Nguyễn Ái Quốc như kế ve sầu thoát
xác đánh lừa tình báo Pháp và tình báo Anh là một chuyện đùa của trẻ con.
Vậy là cả Pháp, Anh, và Mỹ đã
biết rõ Nguyễn Ái Quốc chết ở trong khám Victoria
và họ làm ngơ để cho Liên Xô và Trung Cộng dàn dựng người thay thế, với vai là
Hồ Chí Minh. Tại sao? Mỗi một quốc gia đều theo đuổi mục tiêu và quyền lợi của
quốc gia đó. Thời gian này, Cộng Sản
chưa phải là hiểm họa ngay tức thời (imminent danger) mà là Đức Quốc Xã,
Facist, và quân phiệt Nhật. Ba quốc gia này thành lập Phe Trục tính thôn tính
cả thế giới. Trong Đệ Nhị Thế Chiến, Mỹ, Anh và Pháp đã liên minh với Liên Xô để
đánh tan phe Trục. Riêng Mỹ còn tính toán xa hơn, họ muốn sau Đệ Nhị Thế Chiến có
một Hồ Chí Minh tạo một cục diện mới ở Đông Nam Á ngõ hầu Mỹ dễ dàng hất chân
Pháp ra khỏi Đông Dương. Đó là nguyên do tại sao năm 1945, Thiếu Tá Archimedes
Patti của Phòng Dịch Vụ Chiến Lược (Office of Strategy Services, viết tắt là
OSS, tiền thân của CIA), đã tiếp xúc với Hồ Chí Minh trong một khu quân sự.
Điều đáng nói ở đây đó là bài phát biểu của Nguyễn Ái Quốc trong Khóa 5 của Đại
Hội Đệ Tam Quốc Tế ở Moscow năm 1924, Hoa Kỳ có đầy đủ những thước phim tài
liệu đó và đã từng chiếu trên "Vietnam: A Television History." Và,
Hoa Kỳ cũng thâu hình buổi tiếp xúc của Thiếu Tá Archimedes Patti năm 1945 và
cũng trình chiếu trên truyền hình. Hình ảnh Nguyễn Ái Quốc trẻ trung khác với
khuôn mặt của Hồ Chí Minh năm 1945, chẳng lẽ tình báo Mỹ lại không nhận ra?
Trung Cộng, qua Hồ Quang, đã
thiết lập cơ chế Cộng Sản trên Việt Nam. Cuộc Chiến Việt Nam, Trung Cộng
đã thắng. Lê Duẫn đã gởi công điện đầu hàng, vì đã thỏa thuận ngầm xong với
Trung Cộng, Kissinger ém nhẹm không cho đầu hàng, vậy là Mỹ bề ngoài thua nhưng
bên trong thì thắng lớn vì đã hoàn thành chiến lược dùng Việt Nam làm con bài
để cho Liên Xô và Trung Cộng hiềm khích nhau đưa đến sự tan rả của Quốc Tế Cộng
Sản. Đảng Cộng Sản Việt Nam thắng nhưng phần lợi vật chất chỉ cho một số mà
thôi, còn mất mát tinh thần thì như thế nào? Trong Đảng Cộng Sản Việt Nam, kẻ
"thắng" và "hưởng lợi" vật chất nhiều nhất chính là Lê Duẫn
(1907-1986), nhưng rồi số phận của Lê Duẫn đã kết thúc một cách khó hiểu sau
khi đi Moscow để triều yết Gorbachev, trở về lật đật, ngày 10/7/1986 phải đem
vào nhà thương khẩn cấp và qua đời tại đó. Người ta đồn rằng chính Gorbachev đã
hạ lệnh hạ độc Lê Duẫn để đưa Nguyễn Văn Linh lên ngõ hầu tạo sự thuận lợi cho
hai chính sách Glasnost và Perestroika mà do Gorbachev đề xướng. Lê Duẫn cúc
cung làm đầy tớ cho Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản với câu nói đầy tính nô bộc
"Ta đánh Mỹ Ngụy là ta đánh thay cho Liên Xô, ta đánh thay cho Trung
Quốc" thì phần thưởng cuối cùng của ông là ông chủ Liên Xô tặng cho một
cái chết đầy bí ẩn.
Nói đến kẻ thắng Trung Cộng thì
thành phần nào của Trung Cộng? Trung Quốc có hơn tỷ dân và có nhiều sắc tộc. Cá
nhân người Trung Quốc rất hiền lành, dễ thương, cần cù và đầy nghĩa cử thương
người. Nhưng cơ chế cầm quyền của Trung Quốc, hầu như ở bất kỳ thời đại nào,
cũng muốn bành trướng từ thế lực. Việt Nam là quốc gia đã từng bị họ đô hộ cả
ngàn năm, và dầu đã thoát khỏi sự đô hộ của họ hơn ngàn năm, sách sử của Trung
Quốc qua nhiều thời đại vẫn cứ coi Việt Nam là một tỉnh phản loạn cần được bình
định. Đó chính là căn nguyên chí nguy cho dân tộc Việt. Mộng bành trướng của nhóm
người theo Chủ Nghĩa Hán Tộc Cực Đoan trong cơ chế cầm quyền Trung Quốc sẽ luôn
là con ma vô hình ám ảnh Việt Nam.
Khi nói đến Mỹ thì Mỹ nào? Người
dân Mỹ bình thường thì cũng giống như bao dân tộc khác, chất phát làm ăn và hào
sảng đóng góp cho xã hội. Nhưng tập thể tài phiệt ở đàng sau hậu trường chính
trị của cả hai Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ mới đáng lưu ý. Tập thể đó lèo lái
để rồi quyền lợi của nước Mỹ là tối thượng. Tập thể này có rất nhiều người Do
Thái. Chính những người Do Thái ở Mỹ đã biến sức mạnh của Mỹ thành sức mạnh của
người Do Thái nên Do Thái là một quốc gia nhỏ bé ở Địa Trung Hải, ở giữa lòng
khối Ả Rập, họ vẫn có thể tồn tại. Không có sức mạnh hỗ trợ của Mỹ ở đàng sau thì
chắc chắn Do Thái đã bị các quốc gia Ả Rập xóa sổ trên bản đồ thế giới. Người
ta cho rằng nhóm này muốn Tổng Thống Ngô Đình Diệm nhượng cảng Cam Ranh cho Mỹ
và để Mỹ đưa quân vào Việt Nam giải tỏa những vũ khí còn tồn đọng của Đệ Nhị
Thế Chiến, Tổng Thống Ngô Đình Diệm không đồng ý thì tháng 11 năm 1963 họ sát
hại ông và bào đệ Ngô Đình Nhu. Dư luận cho rằng nhóm này thấy rằng Tổng Thống
John F. Kennedy không dứt khoát đem quân vào Việt Nam cách ồ ạt thì sau khi sát
hại Tổng Thống Ngô Đình Diệm, vài tuần sau, họ cũng sát hại luôn Tổng Thống
John F. Kennedy. Phó Tổng Thống Lyndon B. Johnson lên làm Tổng Thống, làm theo
ý họ. Nhiều người tin rằng vì không chịu thấu những sai bảo của nhóm người này,
và vì không muốn bị sát hại như Tổng Thống John F. Kennedy, nên năm 1968, Tổng
Thống Johnson nhất định không ra tái tranh cử. Nhóm người này đã báo tin cho
Richard Nixon biết TT Johnson không tái tranh cử thì nếu Richard Nixon ra tranh
cử coi như ghế Tổng Thống ở trong lòng bàn tay với điều kiện phải có người của
họ ở trong nội các. Richard Nixon thắng cử và theo sự thỏa thuận, Henry
Kissinger, một người Do Thái, đã làm Ngoại Trưởng. Nhiều tài liệu cho thấy giữa
Nixon và Kissinger đã nổ ra những buổi tranh cãi gay gắt. Sau biến cố 1972,
Kissinger đi đêm với Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông xong, Kissinger dấu nhẹm
không cho Richard Nixon biết Bắc Việt đã đầu hàng. Khi biết chuyện, Nixon và
Kissinger tranh cãi kịch liệt tới hồi không còn cứu vãn được, nhóm người này triệt
Richard Nixon bằng cách đem con bài Watergate ra, thế là lịch sử sang trang.
Người thua nặng nhất chính là chế
độ Việt Nam Cộng Hòa, dân chúng Nam Việt Nam,
và toàn thể dân tộc Việt Nam.
Đất nước Việt đã làm bãi rác cho Mỹ, Nga, và Trung Cộng giải quyết những vũ khí
tồn đọng của họ trong Đệ Nhị Thế Chiến cũng như để thử những vũ khí mới hầu bán
cho những quốc gia khác. Bao nhiêu người chết oan ức trong Đấu Tố Ruộng Đất
1952-1954 chỉ vì điệp viên Trung Cộng với cái danh xưng Hồ Chí Minh nhận lệnh của
Mao Trạch Đông. Những người Việt theo Cộng Sản cách cuồng nhiệt nhưng thiếu
thông tin, thiếu cân nhắc, hoặc vì tư lợi nhỏ nhoi, đã gây ra máu xương vô ích
của dân tộc giữa hai miền cho một cuộc chiến 20 năm dài dăng dẳng chỉ vì các
siêu cường ở đàng sau dàn cảnh để thủ lợi! Biến cố Mậu Thân 1968 đã làm cho dân
xứ Huế bàng hoàng rơi lệ với những cảnh giết người man rợ của những người Cộng
Sản khát máu. Rồi, cũng chính những người Viêt theo Cộng Sản, sau chiến thắng
1975, đã hoang phí chất xám của dân tộc khi đọa đày những thành phần ưu tú của chế
độ VNCH trong các trại cải tạo, đẩy người vượt biển vượt biên với cả khoảng nửa
triệu người bị hải tặc hành hạ và bỏ thây trong lòng biển cả đến nỗi thế giới
phải gọi đây là Lễ Hy Tế Mới của thời đại.! Vết thương lòng đó vẫn còn rỉ máu
âm ỉ trong lòng những nạn nhân cho đến ngày hôm nay.
Đau đớn nhất chính là sự thua kém
các lân bang trên phương diện kinh tế cũng như những vi phạm nhân quyền vẫn
đang tiếp diễn. Nước Việt tới giờ phút này cũng chưa có nền tảng dân chủ đó là
Tam Quyền Phân Lập thì làm sao có thể nói đến cột nhà tự do ngôn luận và mái
nhà dân chủ là đa đảng?! Nhật thua trong
Đệ Nhị Thế Chiến, nhưng chỉ 15 năm sau, Nhật đã trở thành cường quốc. Đã 40 năm
có thể gọi là 2 thế hệ rồi nhưng Việt Nam vẫn còn ì ạch đi sau nhiều quốc gia
khác mà trước đây Việt Nam Cộng Hòa đã qua mặt như Thái Lan và Mã Lai. Cả dân
tộc Việt Nam
bị thua là ở chỗ đó.
II. Tại Sao Các Cường Quốc Lại Tiết Lộ Bí Mật Trong Thời Điểm Này?
Mỹ tiết lộ vấn đề Việt Nam chưa
chắc vì do họ muốn tiết lộ mà vì do cơ cấu xã hội dân sự mạnh, những cá nhân
làm việc trong guồng máy chính quyền rò rỉ tin tức trước, thí dụ ông Daniel
Ellsberg (sinh 1931), từng là nhân viên của Research and Development (viết tắt
là RAND) chuyên phân tích tình báo của quân đội Hoa Kỳ, sau khi biết được thỏa
thuận ngầm giữa Henry Kissinger và Chu Ân Lai bán đứng VNCH và Đài Loan, ông
thấy lương tâm bứt rứt, ông rò rỉ tin tức này cho báo chí của Mỹ, để rồi cuối
cùng chính phủ Mỹ không còn dấu diếm được nữa nên 40 năm sau phải công nhận tất
cả những tin tức rò rỉ này là đúng sự thật.!
Hoặc mấy năm gần đây, Edward Snowden (sinh 1983) làm cho NSA rò rỉ tin
tức chính quyền Liên Bang Hoa Kỳ theo dõi tin tức cá nhân một cách rất là chi
tiết và còn nghe lén những cuộc điện đàm của các nguyên thủ quốc gia cho dù
quốc gia đó là đồng minh như Đức hoặc Pháp. Khía cạnh nào đó người ta kết án
Edward Snowden là "phản quốc" nhưng ở một khía cạnh khác Edward
Snowden đóng vai người "thổi còi" (whistle blower) để ngăn chận những
lạm dụng quyền lực.
Nhưng khi nhà cầm quyền Trung
Quốc chủ động tiết lộ những bí mật thì phải có một chủ đích. Bắc Kinh làm ngơ
vụ con cháu của ông Hồ Tập Chương in sách tiết lộ thân thế Hồ Tập Chương chính
là Hồ Chí Minh thì tiết lộ này chưa có quan trọng lắm. Nhưng khi Bắc Kinh cho
thành lập Nhà Triển Lãm Hồ Chí Minh, nơi đó tiết lộ đóng vai Hồ Chí Minh không
phải chỉ là một người, mà là nhiều người, do Trung Cộng dàn dựng thì là một
chuyện khác. Thí dụ, họ cho triển lãm một điệp viên sau khi đóng vai Hồ Chí
Minh, trở về Trung Quốc, chụp ảnh lưu niệm với gia đình, ký tên để xác nhận
mình từng là Chủ Tịch Nhà Nước Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam, rồi sau đó nhất quyết
không muốn trở về Việt Nam nữa, thì ai nấy đều phải sửng sờ. Điệp viên đóng vai
Hồ Chí Minh sau này, vì quá dâm đảng và kiêu căng nên phải bị quả báo, và xác
của ông đã bị ướp để trong lăng nhưng thật ra cũng đã thối rửa không còn gì.
Trung Cộng tiết lộ bí mật điệp
viên Hồ Chí Minh là để dằn mặt những người đang nắm quyền ở trong ĐCSVN. Họ
muốn nhắn gởi ĐCSVN này do chính họ thành lập và nuôi dưỡng cho nó lớn lên,
không có họ thì ĐCSVN không có ngày hôm nay. Họ muốn nhắn gởi Hồ Chí Minh là
người của họ, đã làm theo ý họ, họ muốn nhào nặn ra sao thì tùy họ, hậu vận như
thế nào là do ý họ, thì những ai muốn vinh thân phì gia hãy liệu mà chọn. Họ
muốn nhắn gởi một tín hiệu đó là ngay từ đầu Hồ Chí Minh đến Việt Nam là có sứ
mạng biến Việt Nam thành một tỉnh của Trung Quốc thì người Việt Nam có vùng vẫy
đến đâu rốt cuộc rồi cùng sẽ ở trong lòng bàn tay của họ mà thôi. Đó là lý do
tại sao có Hội Nghị Thành Đô 1990. Đó là lý do tại sao có những Hiệp Ước về Hải
Phận năm 2000 và những năm sau đó mà những hiệp ước này đều có hại cho Việt Nam. Đó
cũng chính là nguyên do họ đã nuốt trửng Hoàng Sa năm 1974 và một phần của Trường
Sa năm 1988 và trong tương lai họ tìm bằng mọi cách nuốt trọn Trường Sa.
Người thắng canh bạc lớn là Trung
Cộng và Mỹ, nhất là nhóm siêu quyền lực ở đàng trong hậu trường chính trị trong
đó có nhiều người gốc Do Thái. Người
thua ván cờ này chính là cả dân tộc Việt Nam.
Nhiều người hy vọng Mỹ sẽ tái
phối trí lực lượng ở Biển Đông và Trung Cộng sẽ sụp đổ. Chính sách của Mỹ đối
với Trung Cộng được gọi là "containment policy" tức là bao vây. Bao
vây không có nghĩa là làm cho sụp đổ. Bao vây thì giống y như cắt tỉa một cây
cho gọn gàng chớ không phải là triệt tiêu cây đó. Mỹ coi Trung Cộng là đối tác
chiến lược để cùng nương tựa nhau mà tiến chớ không phải là kẻ thù để mà triệt
hạ tới cùng. Chính Mỹ đã giúp cho Trung Cộng mạnh lên như ngày hôm nay. Nhưng
khi thấy "cái cây" Trung Cộng lớn mạnh quá thì họ "cắt tỉa"
không để cho các nhánh cây mọc lởm chởm gây bất tiện cho Mỹ.
Năm 2012, Trung Cộng đem quân vào
Đảo Khăn Vành ở Trường Sa đánh Hải Quân của Phi, Phi kêu cầu Mỹ, Ngoại Trưởng
Hilary Clinton nói với Phi hãy rút quân khỏi nơi đây đi, Mỹ sẽ giải quyết. Tin
lời Ngoại Trưởng Hilary Clinton, Phi rút quân khỏi Đảo Khăn Vành. Sau khi Trung
Cộng đem quân vào đóng ở Đảo Khăn Vành, Phi hỏi Mỹ thì được bà Hilary Clinton
trả lời: "Biển Đông lớn đủ để cho Trung Quốc có phần." Trung Cộng
chiếm luôn Đảo Khăn Vành cho đến ngày hôm nay và Phi phải ngậm bộ hòn ấm ức Mỹ
vô cùng. Qua biến cố này làm chúng ta nhớ lại biến cố Hoàng Sa tháng Giêng năm
1974, chính Mỹ đã ngấm ngầm để Trung Quốc tấn chiếm Hoàng Sa và làm ngơ không
giúp Hải Quân VNCH đánh trả vì Mỹ muốn đem Hoàng Sa làm quà tặng cho Trung Cộng
để mở màn một kỷ nguyên mới của sự đối tác Trung Cộng & Hoa Kỳ.
Mỹ và Trung Cộng đã thỏa thuận
ngầm cách đây hơn 40 năm thì bây giờ sự thỏa thuận đó vẫn tiếp diễn, Mỹ đồng ý
cho Trung Quốc "có phần" ở Biển Đông, đừng có ảo tưởng Mỹ sẽ đối đầu
tiêu diệt Trung Cộng. Trung Cộng tiết lộ những bí mật để cho Việt Nam và cả thế
giới hiểu rằng bề mặt Mỹ và Trung Cộng có thể đóng vai căng thẳng đấu đá lẫn
nhau, nhưng thực chất bên trong đã có những sự thỏa thuận chia để trị thế giới,
đừng có manh nha vọng động. Mỹ đang là đối tác của Trung Cộng, và đó cũng là
nguyên do tại sao Trung Cộng cho Mỹ vay nợ nhiều nhất, hàng bao nhiêu ngàn tỷ
dollars. Người Việt cần đánh giá tình hình cho chính xác kẻo không dân tộc Việt
Nam
đã thua đậm năm 1975 thì sẽ còn thua dài dài trong tương lai.
III. Quốc Hận: Hận
Cái Gì? Hận Ai? Hận Tới Bao Giờ?
Chữ "hận" trong tiếng Việt có ý nghĩa sâu rộng:
1. Ân hận có tính cách trách móc mà tiếng Anh gọi là regret; 2. Uất hận, căm
hận, phẫn hận thì hầu như tiếng Anh không có chữ tương đương vì những chữ
frustration, mad, angry không lột tả được hết những ý nghia trong tiếng Việt;
3. Thù hận thì ghép hai chữ hatred & revenge trong tiếng Anh lại cũng chưa
nói lên hết ý nghĩa. 4. Chữ "hận" trong tiếng Việt còn gồm luôn cả bi
hận, biến đau thương thành hành động, hành động phản kháng và trả thù có tư
cách của tri thức, tìm mãi tiếng Anh không thấy có chữ nào tương đồng, may ra
có chữ resistance hoặc defiance là phản kháng. Nếu vậy thì gọi là Ngày Quốc
Kháng thì có những người khó tính cho rằng dễ bị tráo chữ thành "Ngày Quốc
Khánh" ăn mừng chiến thắng! Đó là lý do tại sao có một dạo ở hải ngoại
người ta đã dùng chữ Vietnam's
National Resistance Day, Ngày Quốc Kháng của Việt Nam cho ngày 30/4. Có một nhà văn
chống Cộng có chiều sâu và rất có tư cách ở San Jose đã dùng bút hiệu Trần Quốc Kháng. Nhưng
sau đó cao trào dùng Quốc Hận đã thay thế Quốc Kháng. Chữ Quốc Hận hầu như
không có thể nào dịch sang được tiếng Anh vì không có từ ngữ nào lột hết được ý
nghĩa của chữ "hận" trong tiếng Việt. Người Việt lưu vong cần phải chọn
một ngày bằng tiếng Anh cho Ngày Quốc Hận kẻo không có những sự ngộ nhận đưa đến
sự phân hóa không cần thiết khi có những người gọi 30/4 là Vietnam's National
Resitance Day hoặc một từ ngữ nào khác.
Hận cái gì? Chủ nghĩa Cộng Sản tự nó là một triết lý mang
nhiều mâu thuẫn nội tại đầy dẫy sai lầm và hoang tưởng. Chủ nghĩa này sau khi
đã được cơ chế hóa thì nó đã gieo rắc biết bao tang thương và thiệt hại nhiều
triệu sinh linh trên toàn thế giới. Cái nôi phát sinh ra chủ nghĩa Cộng Sản là
Liên Xô đã đứng dậy vất bỏ chủ nghĩa và cơ chế này vào sọt rác lịch sử. Việt Nam là nạn nhân của chủ nghĩa và cơ chế này, và dầu
nhiều quốc gia trên thế giới đã vứt bỏ nó trong thùng rác của lịch sử, Việt Nam vẫn ôm lấy
thây ma của nó để trục lợi cho phe nhóm.
Chủ nghĩa là một sự trừu tượng. Nếu có "hận"
thì hận cái cơ chế của chủ nghĩa đó và những con người đã thiết lập cơ chế đó. Người
đáng hận chính là Nguyễn Tất Thành đã tình nguyện làm tay sai cho Đệ Tam Quốc
Tế Cộng Sản gieo rắc hạt giống này. Tuy Nguyễn Tất Thành đã mất trong nhà tù Victoria ở Hồng Kông năm
1932, ông ta rất đáng bị dân tộc Việt "hận" và ông ta phải trả lời
trước lịch sử về những hệ quả tai hại mà ĐCSVN đã gây nên cho dân tộc Việt.
Còn những điệp viên của Trung Cộng như Hồ Quang có đáng
hận hay không? Họ nhận lệnh cấp trên làm
việc cho quyền lợi của nước họ. Đối với dân Việt thì coi họ là kẻ xâm lăng và
nếu có "hận" thì cái hận này đối với "kẻ giặc nước ngoài." Người
Việt căm hận Mã Viện nhưng với dân Trung Quốc, Mã Viện là anh hùng yêu nước.
Những người gia nhập vô Đảng Cộng Sản VN thì mức độ đáng
hận tùy theo từng người. Nếu tham gia chỉ vì không hiểu Cộng Sản là gì và do
lòng yêu nước thì không đáng hận cho lắm. Nhưng những người như Lê Duẫn phát
biểu "đánh Mỹ Ngụy là đánh thay cho Trung Quốc và cho Liên Xô" đã tỏ
bày tính nô bộc của mình cho ngoại bang thì rất đáng hận.
Nhà cầm quyền nào cũng lo cho nước của họ. Đương nhiên
nhà cầm quyền Trung Cộng và Hoa Kỳ phải có những kế sách và chiến thuật có lợi
cho chế độ của họ cho dầu sự có lợi đó có làm cho dân Việt phải uất hận. Vì
quyền lợi của Hoa Kỳ, sau khi Liên Xô sụp đổ và Hoa Kỳ cần thi hành chính sách
"bao vây" Trung Cộng không cho Trung Cộng quá lớn mạnh, năm 1995, Hoa
Kỳ đã nối lại bang giao với CSVN. Năm nay đánh dấu 20 năm cho sự bang giao đó.
Một khía cạnh nào đó, sự bang giao này có lợi cho cả Hoa Kỳ và Việt Nam.
Nếu nói chữ "hận" trong ý nghĩa của trách cứ
thì chính người Việt phải tự trách cứ mình trước như cổ nhân đã dạy tiên trách
kỷ hậu trách nhân. Sau Đệ Nhị Thế Chiến năm 1945, Đồng Minh họp mật ở Yalta quyết định chia cắt
nước Nhật ra làm 3. Nhưng người dân Nhật đã tự sát phản đối để rồi nước Nhật
không bị chia cắt, nhờ vậy họ mới được phú cường như hôm nay. Kissinger và
Trung Cộng thỏa thuận để Mỹ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa và hất chân Đài Loan ra khỏi
Liên Hiệp Quốc. Dầu bị hất chân ra khỏi Liên Hiệp Quốc, Đài Loan vẫn không bị
mất cho Trung Cộng. Việt Nam Cộng Hòa đã không may mắn có những lãnh đạo trong
sạch và sáng suốt như Lý Quang Diệu ở Singapore hay những lãnh đạo khác ở Nam
Hàn. Dân Việt rất siêng năng cần cù nhưng lại có tính chủ quan hay bảo vệ quan
điểm của mình đến cùng dầu có phải đánh nhau u đầu lỗ trán. Chính yếu tố này đã
góp phần tạo phân hóa sức mạnh của quốc gia và cũng đã góp phần đưa đến biến cố
đau thương 30/4/1975. Chính sự chủ quan này cũng góp một bàn tay đang làm cho
cộng đồng Việt ở hải ngoại chia rẻ xáo trộn không phát triển mạnh được.
Cái "hận" chỉ được nguôi ngoai khi đất nước
giàu mạnh, nhân quyền được tôn trọng, tự do ngôn luận được phát huy, đa đảng
được thiết lập trong một cơ chế dân chủ thật sự.
Nói
đến ý nghĩa phản kháng trong chữ "hận" thì có nhiều cách phản kháng. Phản
kháng bằng cách chưởi Cộng cho đã cảm tính ghét thương thì rất dễ, nhưng chưởi
dai chưởi dài hoặc chưởi lung tung, chưởi trật thì coi chừng bị phản tác dụng. Cộng
Sản và nhất là Trung Cộng rất thích kiểu chưởi bới đó vì gây phân hóa sức mạnh
của người phản kháng. Phản kháng đúng nghĩa thì phải có mục đích nhắm đến cơ
hội thành công. Để thành công thì có chiến lược chiến thuật, lúc tiến lúc lui,
lúc cương lúc nhu, biết nhẫn nhục, biết khai thác ưu và khuyết điểm của kẻ thù.
Có người cho rằng phản kháng là phải lật đổ cho bằng được CSVN. Đó là ước muốn.
Ước muốn là một chuyện, thực tế là một chuyện khác. Câu hỏi lấy đâu thực lực để
lật đổ? Nếu chưa lật đổ được ngay, theo chủ nghĩa thực dụng (utilitarianism)
thì giữa hai cái xấu chọn cái xấu ít hơn và làm sao cho cái xấu giảm thiểu đi
từ 10 cái xấu xuống còn 9, rồi còn 8, cứ thế mà tiến cho đến một lúc nào
đó cái xấu bị cái tốt đào thải
Đa đảng chỉ là mái của căn nhà dân chủ. Căn nhà dân chủ
cần có những bộ phận khác như nền nhà tam quyền phân lập, cột nhà tự do ngôn
luận, v.v. Có người thích tập trung sức lực để xây dựng mái nhà dân chủ, nhưng
cũng có người thích đào đất đắp nền cho căn nhà dân chủ. Mỗi người ở một vị trí
xây dựng căn nhà dân chủ nên khi thấy ai đó có những chiêu thức phản kháng khác
mình, nếu mình chưa hiểu hết, xin kiên nhẫn để họ làm việc.
Lời Kết: Tháng 7 năm 2011,
tôi viết bài "Sau 40 Năm Bí Mật" và tôi viết ở Lời Kết: "Chỉ có
chế độ đa đảng và sự đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước thì mới có đủ
sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và
Hoàng Sa. Thiếu một trong 2 yếu tố này, nguy cơ mất nước của Việt Nam
rất là gần kề." Ngày hôm nay tôi
vẫn tin như vậy và tôi cũng muốn dùng đó là Lời Kết của tôi trong bài này./.
No comments:
Post a Comment