Tuesday, October 21, 2014

Hồ Chí Minh, một gián điệp hoàn hảo - Kỳ 13

Hồ Chí Minh, một gián điệp hoàn hảo - Kỳ 13

Huỳnh Tâm (Danlambao) - Lời huấn thị của Mao Trạch Đông dạy bảo Hồ Quang: "Bạn Hồ hãy chăm sóc sức khỏe của đảng, Trung Ương sẽ không quên bạn", (nhĩ sử đảng đích bảo kiện hồ, trung ương bất hội vong kí nhĩ).
*
Sau khi nhà Thanh sụp đổ, đất nước Trung Hoa rơi vào nội chiến, mọi thế lực chạy đua phân chia để trị, chiếm đoạt ngai vàng làm chủ đất nước Trung Hoa, cùng những ngoại xâm đế quốc đi tìm thuộc địa. Khói lửa liên miên, các thế lực hô hào sáng lập Quốc gia Tam dân Chủ nghĩa của Trung Hoa Quốc Dân Đảng, thủ lãnh Tôn Trung Sơn và thừa kế Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-shek). Cách mạng khủng bố lưu manh Chủ nghĩa Cộng Sản thủ lãnh Mao Trạch Đông, thế lực Quân phiệt quay lưng phản quốc thủ lãnh Uông Tịnh Vệ (Wang Jingwei), phục hưng nhà Hán mưu cầu ngồi vào ngai vàng thủ lãnh Viên Thế Khải (袁世凯), và xuất hiện quá nhiều những nhân vật xôi thịt, những con vật "tế thần", cùng lúc những con thú bí ẩn của các cơ quan tình báo trong và ngoài nước, thi nhau cấy người nội ứng, nội tuyến, phản gián, lũng đoạn, phá bĩnh, giật dây, cấu xé. Đất nước Trung Hoa bị những bàn tay bất chính nhiễu nhưỡng chiến tranh, đó là thời kỳ cơ hội, điều kiện tốt nhất cho những kẻ ma đầu cướp chính quyền.
8 chân dung trên xem qua có bao nhiêu phần trăm nhằm chứng minh sự thật, ai là "Bác" để cho nhân dân Việt Nam cùng nhau tìm hiểu lịch sử đất nước của mình đã trôi nổi ra sao trên 74 năm (1940-2014). Cho đến nay, thiên hạ nghi vấn quá nhiều về "Bác Hồ"... Nguồn tài liệu: Chiến khu Diên An phổ biến.
Thời điểm phôi thai Cộng sản, người ta chưa đánh giá đúng mức khả năng của tình báo Hoa Nam (MSS), cho rằng đảng Cộng sản Mao không có thực lực, chưa phải đáng gờm, chính quân phiệt Nhật Bản đang xâm chiếm Trung Quốc cũng xem thường, cho rằng muốn có một hệ thống tình báo đa năng phải tính đến thời gian, con người và kinh phí. Tất cả đều không ngờ Trung Cộng đã tổ chức được mạng lưới chiến lược tình báo nhân dân, và các tổ chức tình báo chủ lực quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, doanh nhân v.v...
Lần đầu tiên, vào ngày 06 tháng 3 năm 1923. Trung Cộng bí mật tung ra 7 tập tin tình báo, phổ biến nội bộ Trung ương đảng gồm: thu thập, phản gián, bảo trợ, mua tin, bán tin, chính trị, quốc phòng. Trung tâm điều hành tình báo đặt tại Diên An, ngoài ra còn có trung tâm phản gián bí mật hoạt động trong lòng địch, mệnh danh "hải ngoại" do Tướng Từ Đặc Lập (Xu Teli) lãnh đạo, kết nghĩa huynh đệ với Hồ Quang. Có khả năng hoạt động ngoài tầm mắt của đối phương, và tránh được tình báo Nhật Bản v.v...
Tình báo Hoa Nam hoạt động theo qui luật riêng, bất cứ hoạt động nào cũng khó phát hiện, đối phương cũng có thể khám phá được, nhưng ở thời gian sớm hay muộn, thường bị phát hiện sau khi biến động một sự kiện nào đó. Ví dụ giới trí thức tư duy nhạy bén, nhìn thấy biến động chính trị hay xã hội hay tình hình Trung Hoa đang nội chiến, trong sinh hoạt chính trị thường bị lũng đoạn bởi những bàn tay giật dây, giới trí thức tự do thấy điều đó, lên tiếng và loan tải lời kêu gọi: "Hãy cảnh giác gián điệp Trung Cộng". Lời nói của họ thường được nhân dân Trung Hoa quan tâm. Một tin nhắn khác của giới trí thức cũng được truyền loan rộng rãi, lần này những đối thủ chính trị đang đối đầu với Mao Trạch Đông quan tâm hơn: "Cơ quan tình báo Trung Cộng đã hoạt động xuyên quốc gia, đã lập trung tâm huấn luyện bí ẩn bên ngoài Trung Hoa, đào tạo chuyên môn tình báo, từ đây người dân phải đối mặt với đảng Cộng sản Trung-Nga, bởi họ có nhiều kinh nghiệm trên lĩnh vực tình báo".
Cùng thời kỳ có những phơi bày sự thật về người tình báo KGB và Hoa Nam (MSS), qua 2 cựu tình báo (KGB), tuyên bố "đào thoát khỏi Trung Hoa thành công, nhờ tình báo Hoa Nam trợ lực". Họ tiết lộ với những nhà văn, viết thay lời suy tư của con tim đã trót đánh rơi, bị mất hút tính nhân bản, họ bộc bạch ăn năn, nói trên những trang giấy trắng chân thành nhận tất cả tội lỗi đã làm. Họ nói lời cuối trong cuốn sách "1939 Der Krieg der viele Väter hatte" rằng: "Cuộc chiến tranh, trong đó có nhiều ông bố (tình báo) tàn ác bất lương, và lời chân thành đánh thức lương tri, tuy đã sống chết vì KGB, cũng đến lúc phải thoát phương châm. Trung thành với đảng, trung thành với Tổ quốc". Nhờ vậy người ta biết nhiều về hoạt động của tổ chức tình báo KGB và MSS.
Trung Cộng khởi đầu thành lập tình báo lấy tên "Bộ Xã hội Trung ương" thực chất là Cục tình báo Hoa Nam (MSS) sau này. Người tình báo Diên An thường ví von "người đi trong bí ẩn" đồng nghĩa một chiếc "hộp đen" của các cơ quan tình báo Phương Tây, cách hoạt động của MSS hoàn toàn khác với phương Tây và Nga. Tuy nhiên, các cơ quan an ninh trên toàn thế giới cũng đã phát hiện được những hoạt động tình báo của Trung Cộng, qua các khóa huấn luyện mở rộng, phổ biến chuyên môn vào thời điểm những năm 1924. Trung Cộng thành lập thêm quân báo Quốc phòng và tình báo an ninh công cộng, tổ chức những "Đặc khóa tình báo Trung ương". Đến ngày 27 tháng 1 năm 1925. Ban Chấp hành Trung ương Cộng hòa Xô Viết và Cộng hòa Trung Cộng, hợp tác tổ chức An ninh Chính trị liên quốc gia. Sau đó thành lập các cơ chế quy định an ninh công cộng và xã hội Trung-Nga. [1]
Hoa Nam qui định mỗi thành viên tình báo hoạt động trong lĩnh vực Chính trị và Quốc phòng phải có bản lĩnh tự tạo điều kiện sống và chiến đấu tự lập, xâm nhập cướp tài liệu, cướp tổ chức, âm mưu chống phá, xây dựng cơ sở. Đặc biệt những tình báo ưu tú thực hiện những đặc vụ xâm nhập vào cơ sở chính trị và quốc phòng của đối phương, nằm vùng chờ thời điểm tốt nhất cướp chính quyền. Hồ Quang là một trong những tên được chọn vào danh sách tình báo ưu tú.
Sự chọn người thi hành mệnh lệnh của đảng rất quan trọng, phải có lý lịch gốc Hán 100%. Lời tuyên thệ trước Mạo Trạch Đông hay trước chân dung và tất nhiên được tổ chức công nhận ghi vào hồ sơ lý lịch của tổ đảng nơi giới thiệu kết nạp MSS.
Hồ Quang cũng như những tình báo khác phải tuyên thệ "Ba trung thành bốn vô hạn": "Trung thành với Chủ tịch Mao, tan chảy trong máu, giữ trong tâm trí, thực hiện các hành động. Trung thành với tư tưởng của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Trung thành với đường cách mạng của Mao Chủ tịch. 

Để tình yêu vô biên đối với Chủ tịch Mao, ngưỡng mộ không giới hạn, không giới hạn thờ phượng, lòng trung thành vô hạn! Tuy nhiên những tình báo ưu tú trước khi thi hành lệnh của đảng, thề rằng: "Xác thể này thuộc về đảng, đảng ngự trị bên trong, lời huấn thị Chủ tịch Mao giải thoát tâm linh thiêng hơn cả Thượng Đế". [2]
Trung Cộng buộc toàn dân cả nước phải tuyên thệ "Ba trung thành bốn vô hạn" trước mặt Mao Trạch Đông. Theo bản văn trên.
Hồ Quang còn phải tuyên thệ trước khi lên đường thực hiện điệp vụ "Trung thành với đảng, hiếu với nhân dân, đảng của chúng tôi có Chủ tịch Mao tình thương hơn cha mẹ". Tù nhân cũng phải lập lời thệ trước khi trở về đời sống hoàn lương. [3]
Năm 1930. Bộ trưởng Bộ Công an Thiếu tướng La Chí Tường (罗瑞卿), người từng lãnh đạo Hồng quân, Giám đốc Cục an ninh chính trị, phó chủ tịch Đại học Hồng quân (CMC) lấy quyết nghị bổ nhiệm thành viên tình báo vào hoạt động trong Văn phòng Chính trị của Bộ Ngoại giao, Tổng thư ký Ủy ban Quân sự Trung ương, Tổng tham Mưu an ninh Công cộng. Tháng 5 năm 1938, Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập "Lực lượng Cảnh sát nhân dân" tại thành phố Diên An.
Khi người ta chú ý đến tình báo MSS của đảng Cộng sản Mao đã muộn màng, bởi nó quá nguy hiểm, quỉ quyệt khiếp đảm, tàn nhẫn phi thường, mưu đồ bá đạo, khủng bố táo bạo, lừa đảo bất lương, cướp có hóa đơn, tạo ra những anh hùng "người thật chuyện giả" như Lôi Phong (雷锋) ngày 05 tháng 3 năm 1950, Mã Lý Tấn (马李坦) tháng 4 năm 1940, Lang Nha Sơn (狼牙山) tháng 8 năm 1941, Hoàng Kế Quang (黄继光) ngày 14 tháng 3 năm 1954, Đổng Tồn Thụy (董存瑞) tháng 3 năm 1947, Lưu Hồ Lan (刘胡兰) ngày 12 tháng 1 năm 1947, tất cả loại anh hùng trên đều theo luận điệu tuyên truyền của đảng, đứng đầu chiêu bài mị dân, lời huấn thị của Mao Trạch Đông dạy bảo Hồ Quang: "Bạn Hồ hãy chăm sóc sức khỏe của đảng, Trung Ương sẽ không quên bạn", (nhĩ sử đảng đích bảo kiện hồ, trung ương bất hội vong kí nhĩ). Một ẩn dụ, đầy hấp lực, Hồ Quang tự xem "Xác thể này thuộc về đảng, đảng ngự trị bên trong, lời huấn thị Chủ tịch Mao giải thoát tâm linh thiêng hơn cả Thượng Đế". Cho nên Hồ Quang gieo mình vào tình báo, nhất quyết chết vì đảng đến cùng, ông luôn luôn sẵn sàng đâm đầu vào tử thần, phía trước có một chiếc xe chạy vận tốt nhanh. Nhân dân của Mao trước khi nhắm mắt đều hô lớn tiếng: "Chủ tịch Mao vạn thọ vô cương". [4]
Mao Trạch Đông chọn đất Diên An lập nghiệp đảng, quan tâm trước tiên là lập đơn vị tình báo của Trung ương được gọi là Bộ xã hội Trung Ương. Khang Sanh (Kang Sheng-康生) làm Bộ trưởng thời này lúc. Mao đứng đầu lãnh đạo cơ chế chính trị và quân sự của đảng, còn lại các bộ phận khác do những đồng đảng phụ trách, công việc điều phối tình báo do tướng Lý Khắc Nông (Li) chủ động và dưới sự bảo trợ của Chu Ân Lai chịu trách nhiệm trực tiếp đối với các khu vực Quốc Dân Đảng, và vùng lãnh thổ Nhật Bản chiếm đóng. Ngoài ra nhiệm vụ của tình báo thu thập tin từ phía Hoa Kỳ, Liên Xô và các quốc gia khác, đối chiếu thông tin và tư vấn cho lãnh đạo trung ương ra quyết định phản công. Sau một đặc vụ tình báo viết bản tường trình dựa trên hiện trường, phân tích tình hình sự kiện vào thời điểm đó và kết luận. Sau khi thành lập Bộ Xã hội Trung Ương chia thành ba cơ quan hoạt động, gồm Bộ Công an chịu trách nhiệm bảo vệ, Bộ Nội vụ xã hội trở thành Hội đồng quản trị tình báo nước ngoài. Cục tình báo Hoa Nam, Ủy ban Quân sự vụ tình báo Trung ương thuộc BCT/TW. Tướng Lý Khắc Nông (Li) lãnh đạo Hội đồng kỹ thuật và Cục Tình báo Quân ủy Trung ương. Những gián điệp thượng thừa trực thuộc các cơ quan nghiên cứu chính trị, quân sự, nhân văn, xã hội của quốc gia muốn làm việc, tìm sơ hở của đối phương xâm nhập, trinh sát, gián điệp và phản gián v.v... 
Cục An ninh Trung Quốc (Hoa Nam MSS), được xếp hạng thứ 11 tình báo Quốc tế. Nguồn tư liệu: Huỳnh Tâm.
Người ngoài luôn không hiểu hoạt động của tình báo Hoa Nam MSS, thu thập tin, ăn cắp tin và phát hành tin tức 100% tạo ra luồng thời sự hồ nghi trắng đen, tùy đối phương tiếp nhận nhưng ít nhất thuyết phục được 50% người nhận tin, trong giới tình báo có tiếng lóng "tin tức nửa lưỡi".
Tuy nhiên nội dung chứa đựng chỉ 1% sự thật, đôi khi không sự thật nào, thường hay gửi đi một số tín hiệu đánh lạc hướng đối phương. Nếu tình báo đối phương không thu thập được "mật mã" xem như "được vỏ mất ruột", muốn xử lý một tập tin phải nhờ đến phản gián để giúp triển khai tin và kịp lúc lập kế hoạch hành động hay hướng dẫn đến tập tin, do đó Trung Cộng quan ngại nhất tình báo chống gián điệp.
Nếu người ta cho rằng gián điệp Trung Quốc khó giải mã đó là sai lầm, bởi cần hiểu được qui luật trong cơ bản của tình báo Trung Cộng chỉ có một bộ sưu tập gồm 5 tổ chức hoạt động cơ bản ở nước ngoài:
1 − Các tuyến đường gián điệp quốc tế, nhận tin từ nguồn ngoại giao, Đại sứ quán luôn có gián điệp giả dạng làm nhân viên, tình báo chính thức hoặc bán chính thức sống trong cộng đồng Hoa Kiều. Tuyển dụng khả năng cung cấp thông tin. Phóng viên liên quan đến Đại sứ quán.
2 − Năm 1923. Trung Cộng đã xâm nhập vào các cơ quan tình báo đối phương, tổ chức các đại lý (nơi làm việc), và địa chỉ nơi xuất phát bản tin. Gián điệp MSS loại thượng thừa thường gọi tiếng lóng "anh hùng Rồng".
3 − Trung tâm tình báo MSS của Trung Cộng quản lý một số cố vấn, lập viện nghiên cứu chiến lược, được sử dụng như chuyên viên phân tích, làm việc với các cơ quan chức năng của chính phủ nước ngoài, giảng viên đại học, trao đổi học thuật. Trung Cộng cũng sử dụng các học giả và các tổ chức nghiên cứu ẩn danh hoạt động bí mật.
4 − Danh tính nhân viên tình báo, khả năng sơ đẳng hay trung bình do các cơ quan chính quyền địa phương tuyển dụng, nếu ứng cử viên tiềm năng gián điệp thì do đảng quyết định ngân sách tuyển dụng.
5 − Những doanh nhân trong nước và hải ngoại. Mặc dù không phải là nhân viên chính thức của đảng, bởi doanh nhân là thành phần chủ lực tình báo hải ngoại, họ loan tải tài liệu của Trung Cộng để giúp tình báo nước ngoài nào có quan tâm sự kiện, sau đó tuyển dụng những thành phần đưa tin có khả tín và tầm quan trọng tình báo ngoài luồng. Tình báo Trung Cộng hoạt động thương mại như một vỏ bọc, họ là tình báo ẩn cư tại nước ngoài, đôi khi những tình báo nhập cư hợp pháp tại nước ngoài. Họ được quyền kinh doanh trên sàn giao dịch hợp lý. [5]
Những diện hoạt động tình báo như trên, dường như đã thay đổi một phần trong những năm gần đây (năm 2000). 
Sau khi biết 5 tổ chức cơ bản trên sẽ thấy vị trí hoạt động của Hồ Quang là một trong những người nằm trong mạng lưới tình báo MSS, qua kế hoạch xâm nhập vào Trung ương Quốc Dân Đảng và đã từng làm việc với thủ lãnh phản quốc Uông Tịnh Vệ thân quân Nhật Bản. Điển hình, trước đó Hồ Quang vận dụng uy tín Hồ Hán Dân gây thanh thế riêng cho mình, chờ khi có một quan chức cao cấp muốn đào tẩu, tức thì hai hướng "Rồng" tình báo Cộng sản đồng loạt lên tiếng, Rồng Quốc Dân Đảng phản ứng báo động một sự kiện, Rồng Trung Cộng bảo vệ sự kiện, tất cả hoạt động của hai nhóm Rồng chỉ là một phương kế đánh phá đối phương.
Trung Hoa Quốc Dân Đảng cho rằng Hồ Quang không lập trường Quốc gia, đã là Cộng sản làm gì có tinh thần Quốc gia, hai tiếng Quốc gia trên đôi môi chỉ để đánh lừa, dối trá, phá bĩnh tổ quốc mà Hồ Quang đang sống. Tại sao trong nội dung này đưa ra tính tham khảo tình báo, bởi vì mọi hành động của Hồ Quang đều thuộc lệnh tình báo của Trung Cộng, chỉ cần điểm qua vài hoạt động trong đời sống và giao tiếp sau đây sẽ nhận diện được Hồ Quang sau này xuất hiện tại Việt Nam với cái tên Hồ Chí Minh do Mao Trạch Đông ban ân sủng.
Tình báo MSS, thường xuyên cung cấp tin gây sốc cho đối phương, qua phương tiện tuyên truyền, loan tải trên báo chí và đưa những tin báo cáo giả. Ví dụ báo cáo mang tên "21PK", năm 1934 Trung Cộng có khoảng 150 Sư đoàn trong và ngoài Diên An. Có 320 xe tăng, đạn cối tầm xa, và Chủ tịch Mao có tất cả 4 quân đoàn bách chiến bách thắng, lực lương chiếu đấu đông, quân đội mạnh, hứa hẹn tăng cường hiệu suất vũ khí và binh sĩ". Cho thấy nội dung báo cáo "21PK" không cụ thể. Tiếp theo MSS phản thùng công bố tài liệu Hồ Quang làm tay sai cho đế quốc, cũng là một tin giả, làm nháp chính trị đẩy Hồ Quang vào sâu trong tổ chức Quốc Dân Đảng.
Giữa năm 1930. Hệ thống tình báo Hoa Nam (MSS) lệnh cho Hồ Quang xâm nhập Trung Hoa Quốc Dân Đảng, tướng Từ Đặc Lập chỉ huy cuộc xâm nhập có hệ thống, móc nối cơ sở bí mật nội tuyến đối tượng Hồ Hán Dân (胡汉民) sinh tại Phiên Ngung Quảng Châu Trung Quốc, một trong những lãnh tụ Trung ương Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Phương châm chính trị của ông 3 chống: Chống quân Nhật Bản xâm lược, chống quân Cộng sản, và chống vị lãnh tụ tự phong Tưởng Giới Thạch.
Trước đó tình báo Hoa Nam đã cắm được những nhược điểm từng lãnh tụ của Trung ương Trung Hoa Quốc Dân Đảng, nay tạo điều kiện cho phép Hồ Quang tiến hành cuộc thử nghiệm chính trị (theo báo cáo của Hoa Nam):
Hồ Hán Dân dùng đất nhà Quảng Châu thành lập chính phủ đối lập, yêu cầu Tưởng Giới Thạch từ bỏ cả hai chức vụ Tổng tài và Thủ tướng. Nội chiến bị gián đoạn vì quân Nhật Bản xâm lược Mãn Châu. Hồ Hán Dân tiếp tục thống trị phương Nam, căn cứ của Quốc Dân Đảng, với sự hỗ trợ của Trần Tế Đường và quân phiệt Tân Quế. Tại đó ông cố gắng thành lập một chính phủ kiểu mẫu không tham nhũng và bè đảng để làm mất uy tín chính thể Nam Kinh của Tưởng Giới Thạch. Kết quả là Trần Tế Đường và phe Tân Quế âm mưu lật đổ Tưởng Giới Thạch không thành, trong nội vụ "Sự biến Lưỡng Quảng". Trần Tế Đường buộc phải từ chức Chủ tịch tỉnh Quảng Đông, sau khi Tưởng Giới Thạch hối lộ những sĩ quan cao cấp của Trần Tế Đường khiến họ làm phản và âm mưu thất bại.
Uông Tinh Vệ, biệt danh là Uông Triệu Minh, một chính trị gia phe tả Trung Hoa Dân Quốc. Ông có ít nhiều cộng tác với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đột ngột ông chuyển sang hữu phái, sau đó kết giao với người Nhật. Ông được người ta chú ý nhiều vì có những bất đồng với Đặc cấp Thượng tướng Tưởng Giới Thạch và việc ông đứng đầu lập chính phủ cộng tác với người Nhật tại Nam Kinh. Vì tham gia chính phủ thân Nhật, Uông thường bị gọi là Hán gian và Tên của ông tại Trung Quốc trở thành một thuật ngữ dùng để ám chỉ kẻ phản bội tổ quốc.
Hồ Quang sớm lấy được lòng tin của Hồ Hán Dân và Uông Tịnh Vệ, sau này cũng được lòng Đô đốc Trương Phát Khuê (Zhang Fakui) của phe hữu Tưởng Giới Thạch. Hồ Quang cung cấp những tin quan trọng từ mọi phía cho các phe phái, nhấn mạnh vào đố kỵ nội bộ "nồi da xáo thịt" của Quốc Dân Đảng. Hồ Quang bí mật đưa ra một thông tin "số lượng chiến binh Trung Cộng sẽ gia tăng gấp đôi từ 100.000-150.000 quân" có tính cách đe dọa lực lượng vũ trang Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Một tin khác cho rằng "kho vũ khí, quân dụng, quân lương của Trung Cộng hiện lưu trữ cao ngất trời tại Diên An và Thiểm Tây". Sau đó cung cấp nhiều tin sốc khác cho Hồ Hán Dân. "Trung Cộng có ý cảnh cáo 4 hệ thống phòng thủ của đối phương gồm Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch, Quân phiệt của Uông Tịnh Vệ, Phục hưng nhà Hán của Viên Thế Khải và chính phủ Lưỡng Quảng của Hồ Hán Dân, đe dọa và áp lực, nếu không mở rộng hoặc cải thiện đàm phán chống Nhật Bản, Phương Tây, sẽ khiến cho Trung Cộng triển khai quân sự".
Tướng Từ Đặc Lập (Xu Teli) đứng với Mao Trạch Đông. Cấp chỉ huy của Hồ Quang tại những mặt trận tình báo Chính trị và Quốc sự. Hồ Quang là một trong nhưng tên được chọn vào danh sách tình báo thượng thừa. Theo chỉ thị của Mao Trạch Đông "Sự chọn người thi hành mệnh lệnh tối mật rất quan trọng, phải có lý lịch Hán 100%". Nguồn: Cục tình báo Hoa Nam (MSS).
Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc lấy quyết định cho Hồ Quang gia nhập Trung Hoa Quốc Dân Đảng để hóa thân trái độn chính trị trong chính trường Trung Hoa. Trung Cộng tung ra một con rối rẻ tiền đi tạo thế lực, chẳng may bị cháy "Mao vẫn còn nguyên". Tình hình Trung Hoa càng lúc phức tạp về chính trị, quân sự, riêng Mao Trạch Đông hy vọng quyền lực thiên hạ sẽ được thu tóm vào tay. Mao đẩy 4 chiến lược cách mạng hàng đầu ra phía trước làm tiếp liệu cho Hồ Quang: Chính trị "thỏa hiệp", quân sự "trá hình", kéo cánh "xoa dịu", và tuyên truyền "phóng đại". Mao Trạch Đông chủ trương ngồi trong nhà lấy vật ngoài đường, bởi có những vật "tế thần" đang tích cực hoạt động bên ngoài.
Lúc này, Mao Trạch Đông tự vạch cho mình những âm mưu diễn biến chiến tranh từ Trung Hoa đưa vào Việt Nam, với cấu kết đồng thuận và hưởng ứng chống Nhật Bản của Tưởng Giới Thạch, tất cả là một chuỗi chính trị của Trung Cộng, các quốc gia lân bang bị ảnh hưởng về lâu dài mưu bá đạo quyền lực và bành trướng của Mao.
Vào 17 tháng 12 năm 1931. Những lãnh tụ các đảng phái Trung Hoa đẩy mạnh quyết tử tìm quyền lực trên lưng ngai vàng. Hồ Quang bỗng trở thành thân tín của Hồ Hán Dân được kết nạp vào Quốc Dân Đảng tại Quảng Châu.
Đại hội Quốc Dân Đảng (国民党) toàn quốc lần thứ tư tại Nam Kinh, ông Hồ Hán Dân (胡汉民) xin vắng mặt, giới thiệu Hồ Quang làm đại biểu, Uông Tịnh Vệ tại Thượng Hải cho biết cũng vắng mặt. Vào ngày 22 tháng 12, Tưởng Giới Thạch, khai mạc đại hội, gồm những lãnh tụ Trung ương, Tống Mỹ Linh (Kai-shek), đến từ huyện Trữ Ba (Ningbo), thị xã Phụng Hóa (奉化). Đại hội toàn quốc bầu "Ủy Ban Thường Vụ" gốm ba thành viên, Hồ Hán Dân, Uông Tịnh Vệ, Tưởng Giới Thạch và Ba mươi ba (33) thành viên được bầu vào hội đồng chính phủ Quốc gia.
Phân đoạn bài viết này được trích từ "90 năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc" nói về thủ tướng Uông Tịnh Vệ (Wang Jingwei) thân Nhật Bản và Hồ Quang thành viên Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc. Và cuốn sách "Tưởng Giới Thạch và Wang Jingwei". Từ cái chết của Tôn Trung Sơn (Sun Yat-sen), chia thành nhiều phe đối lập có lúc ly khai đến hợp tác, và thù hận của các lãnh tụ Quốc Dân Đảng. Cuốn sách chi tiết về các thành phần của hai đảng Cộng hòa hầu hết các nhân vật chính trị có những hành động trong quá khứ. Trong khi ấy người Việt Nam chưa thấy một phần chi tiết sự tác hại vào giai thoại này của Hồ Quang. Nguồn: Marxist.
Hồ Quang hoạt động tại Quảng Châu trong vị trí bí mật của mình, phổ biến những tin tức có tính ràng buộc và đố kỵ lẫn nhau giữa Tưởng Giới Thạch và Uông Tịnh Vệ, họ phải tiếp tục thù hận chia rẽ trong nội bộ Quốc Dân Đảng. Trước đó bà Tống Mỹ Linh (Kai-shek), cho biết: "Tôi không hy vọng ông "Vương" là nhân vật tốt, thậm chí tuyệt vọng, vào thời gian khó khăn này chỉ còn hy vọng, tiên sanh Tưởng Giới Thạch thay mặt nhà nước, ý định này tôi đề nghị theo cương lĩnh đảng. Tôi hy vọng sẽ truyền đạt đến các đại diện chính phủ một lần nữa hồi sinh". [6]
Sau Đại hội lần thứ tư các đại biểu nhiều thành phần Quốc Dân Đảng đồng thuận thành lập nội các Tôn Khoa Chánh (Sun Fo Zheng), các nhà lãnh đạo đảng Tưởng Giới Thạch, Hồ Hán Dân, Uông Tịnh Vệ đứng yên không có sự hỗ trợ nào đối với chính phủ mới, cho thấy trong nội bộ đã đến lúc bị phân hóa trầm trọng. Hơn nữa, Cộng sản cũng đã ở trong ruột Quốc Dân Đảng ra sức cấy người nội tuyến nội ứng, phản gián điệp, lũng đoạn, phá thối, giật dây, cấu xé tàn phá chế độ Tam Dân Chủ Nghĩa của Tôn Trung Sơn.
Ngày 18 tháng 9 năm 1931, Trung-Nhật chiến tranh, quân Nhật Bản chiếm đóng phía Đông Bắc Trung Quốc, hủy hoại hơn ba triệu người bị chết. Khi ấy chính phủ Tưởng Giới Thạch thực hiện chính sách "kháng chiến". Kết quả Tưởng Giới Thạch vận động nhân dân nổi lên cao trào chống Nhật, đã bùng nổ thành Vạn Lý Trường Thành, cũng như phía Bắc và phía Nam.
Tưởng Giới Thạch không thể tiếp tục thấy tình hình mỗi ngày xấu đi, quyết định sửa đổi "sức đề kháng" chống Nhật Bản, dựa vào khối tự do giải quyết các phương tiện tiếp vận vũ khí, quân vận, Nhật Bản có thái độ phản công quân sự yếu ớt. Trần Hữu Nhân (Eugene Chen), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã ban hành một tuyên bố "nhiệm vụ cấp bách nhất của chính phủ đó là trong việc loại bỏ các tai họa của chiến tranh và bảo vệ chủ quyền". Nhân dân Trung Hoa tích cực kháng chiến tấn công Nhật Bản tại Cẩm Châu. Nhật Bản lấy thái độ nhấn mạnh với Tưởng Giới Thạch, mở thương nghị tại Thượng Hải hợp tác với Uông Tịnh Vệ để chống Cộng sản Mao. Tưởng Giới Thạch nhất quyết từ chối và kêu gọi nhân dân tiếp tục chống Nhật Bản.
Ngày 13 Tháng 1 năm 1932, Uông Tịnh Vệ đã ngã theo Nhật Bản phản bội Trung Hoa Quốc Dân Đảng và đất nước Trung Hoa. Còn lại Tưởng Giới Thạch một đầu, hai tay thọ địch chống Nhật Bản và chống Cộng sản Mao.
Ngày 12 tháng 5 năm 1936. Hồ Hán Dân qua đời, Hồ Quang mất thế bám sát Quốc Dân Đảng, đúng lúc Uông Tịnh Vệ mời Hồ Quang phò chúa mới. Tất nhiên Trung Cộng rất hài lòng viên gián điệp ưu tú đắc lực của mình đi vào đại lộ lớn. Hồ Quang cũng không ngờ chuyến đổi hướng này đã thực sự nhảy vào lửa tình báo Nhật Bản đụng phải thứ xếp hạng thứ 7 Quốc tế. Thế trận tình báo không cho phép Hồ Quang tung hoành như trước, Hồ Quang chuẩn bị tiến hành mưu đồ nhiễu loạn tinh thần hợp tác chống Nhật Bản nhưng không thành công. Hồ Quang cũng không còn sức hấp dẫn đối với chính phủ Bắc Kinh dù ông tỏ ra rất mẫn cán và trung thành, đó là một sự cớ chiến thuật tình báo Nhật Bản muốn cô lập Mao Trạch Đông, Hồ Quang tìm giải pháp thoát thân để tiếp cận Tưởng Giới Thạch. Cuộc ly hôn của Hồ Quang với Uông Tịnh Vệ chưa đến lúc. Tướng Từ Đặc Lập (Xu Teli) đánh được hơi, bố trí lại nhân sự tình báo, mở cuộc xâm nhập mới, móc nối cơ sở bí mật nội tuyến, đối tượng lần này là Đô đốc Trương Phát Khuê (theo tài liệu của MSS).
Mao Trạch Đông để lại lời tuyên bố lịch sử trước hội nghị MCC vào lúc 14 giờ ngày 20 tháng 4 năm 1936 tại khu căn cứ Thiểm Tây: "Hồ Quang người con ưu tú nhất của dân tộc Trung Hoa".

No comments:

Post a Comment