Thursday, September 25, 2014

Hồ Chí Minh, một gián điệp hoàn hảo - Kỳ 9

Hồ Chí Minh, một gián điệp hoàn hảo - Kỳ 9

Huỳnh Tâm (Danlambao) - Những sự thật của Hồ Quang (胡光) trong tài liệu "Tham khảo lịch sử" (历史参考) của đảng cộng sản Trung Quốc, và Hồ Chí Minh với những người vợ Trung Quốc" (胡志明市与中国女人). Tìm thấy những mệnh đề lớn, nói đến Hồ Quang một nhân vật mà Hoa Nam đếm được từng bước chân trong hồ sơ lưu trữ tại Bắc Kinh, có quá nhiều tên tuổi khác nhau, trái lại không ai có thể đếm hết điệp vụ bí mật của con người gián điệp này, nó có bề dày đặc lệnh chuyên nghiệp, ông cũng là một biệt tích che khuất thân phận người Hán trước sứ mạng "Hồ Chí Minh lãnh tụ cách mạng Trung Quốc tại Việt Nam" (胡志明越南革命领袖中国). Cùng những năm 1947, một người Hoa có tên Trần Bình (陈平) Tổng bí thư đảng cộng sản Malaysia. Sau này người ta khám phá Trung Cộng chủ trương "Lan rộng chủ nghĩa cộng sản" (共产主义蔓延). Do đó những gián điệp tiên phong, đặc nhiệm đi khắp Đông Nam Á gầy dựng cơ sở chư hầu trong đó có Hồ Chí Minh.
Những sự thật của Hồ Quang (胡光) trong tài liệu "Tham khảo lịch sử" (历史参考) của đảng cộng sản Trung Quốc. Nguồn: Hoa Nam.
Nhiều tài liệu khác tại trung tâm lưu trữ tình báo Hoa Nam không dễ dàng tìm ra hoạn lộ trong con người Hồ Chí Minh chút nào, bởi quan ngại khó giải mã những con giun hóa thân họ Hồ mà tổ chức của ông cố tình chồng chéo lên nhau chằng chịt lý lịch. Khiến nhiều người thiếu kiên nhẫn bỏ cuộc tìm kiếm lai lịch của Hồ, chỉ có tự tin mới có thể thôi thúc khám phá tư liệu không đến nỗi nào hoài công, để rồi hy vọng kết quả trên tay có được tài liệu giá trị.
Nhất là Hoa Nam đầu tư nhân sự chuyên nghiệp lỗi lạc, đào tạo những kẻ có khả năng cướp quốc tế. Công tác đầu tiên của Hoa Nam xây dựng một nhân vật, tung ra mê tín, thổi phồng, dựng lên thần tượng, bốc thơm đổi trắng thay đen. Dù xấu xa kinh tởm như "Hồ" cũng được nặn tượng, tô son phấn, điểm trang những lớp hồng huyền thoại. Chiếm lĩnh truyền thông, lấy tuyên truyền làm vũ khí chính trị, định hướng đối phương trong qui luật môi trường và xã hội, bung ra tình báo đi sâu sát đến mọi cộng đồng.
Tất nhiên mọi khám phá tư liệu trên, thường bị lây nhây vào gia phả, sự nghiệp, quá ít tư liệu nói về gia đạo của Hồ Chí Minh, bởi nó tạo ra khởi điểm sự nghiệp của Hồ, mọi phức tạp đó đủ làm ngợp tư liệu và tránh được những ai muốn tìm nó. Đôi khi đứng trong rừng tài liệu mà tưởng chừng bị mất la-bàn không còn phương hướng đi ra, do đó cũng không trách người dân Việt Nam bị say đắm trong kế hoạch mị dân của kẻ cướp nước, cuối cùng cả nước không hiểu được sự thật về chân tướng của Hồ. Cứ thế cúi đầu trước pho tượng Hồ Chí Minh chấp nhận làm đồng đạo, con chiên, phật tử. Vì vậy nhiều người bỏ cuộc không ra sức tìm kiếm nhiều hơn nữa, cho đó là đủ về tư liệu Hồ Chí Minh. Ví dụ: "Hồ từ đâu đến VN?" Trong khi đó Hồ Chí Minh chính hiệu một người Hán làm gián điệp do Trung Cộng đào tạo. Trích từ "Tài liệu "tham khảo lịch sử" của đảng cộng sản Trung Quốc. Và chính Mao Trạch Đông đã khẳng định rằng: "Hồ Chí Minh lãnh tụ cách mạng Trung Quốc tại Việt Nam" (胡志明越南革命领袖中国).
Cho đến nay, những lời phán mị dân của Hồ Chí Minh được nhân dân Việt Nam xem đó là mẫu mực chân lý đã ngấm sâu vào tiềm thức của người dân, họ luôn ca ngợi nhà cách mạng Hồ Chí Minh, nào ai có biết nhà cách mạng của Trung Cộng, đôi khi báo chí Trung Cộng ca ngợi rằng "xác HCM bỏ ở đất khách nhưng hồn vẫn về lại quê cha đất tổ Trung Hoa".
"Hồ Chí Minh, lãnh tụ cách mạng Trung Quốc tại Việt Nam" (胡志明越南革命领袖中国), chân dung Lâm Y Lan (林依兰) và con gái của bà. Trích từ tài liệu "tham khảo lịch sử" đảng cộng sản Trung Quốc". Nguồn: Loan tải trên báo Đại Liên (大连).
Cũng như trước đây đảng cộng sản Việt Nam đã tung ra tuyên truyền bằng sách báo nói nhiều về gia phả, sự nghiệp và gia đạo của Hồ Chí Minh, nhưng đó chỉ nói theo mức độ định hướng, một chiều, phiến diện không lột hết toàn diện chất tính trung thực, cho thấy đảng cộng sản cố tình hướng dẫn nhân dân Việt Nam học tập theo chỉ thị của Hoa Nam đã định. 
Hiện thời: Một cái vỏ chuối chưa lột được thì làm sao lột hết vỏ cây cổ thụ của gián điệp Trung Quốc mà Hồ Chí Minh đóng vai chính cướp nước, còn quá nhiều tài liệu về Hồ vẫn lờ mờ hay chưa tìm thấy, cho nên thời gian đến là sự hứa hẹn những trang cuối cùng. 
Trung Cộng quyết định lấy Châu Á làm của riêng, và đảng cộng sản Việt Nam phải đi chung đường với Hoa Nam, vì củng cố chế độ sau khi cướp, bảo vệ đảng của "Hồ" sau khi chiến thắng, lừa dối nhân dân Việt Nam đó là điều họ cho rằng cần thiết trong mọi giai đoạn cầm quyền, khi nhân dân Việt Nam muốn biết về đất nước, thì ra Hoa Nam đã hoàn thành thế lực chính trị, quân sự ăn sâu bám rễ dưới lòng đất. Hồ Chí Minh hy vọng đảng của "Bác" bền vững đời đời trên đất nước Việt Nam!
Cho đến nay mới có những rò rĩ, hé lộ về gia đạo của Hồ Chí Minh, thêm một mệnh đề lớn, nó được toát ra bởi "Hồ Chí Minh, lãnh tụ cách mạng Trung Quốc tại Việt Nam, để lại dấu ấn hối tiếc, đã từng ân ái những phụ nữ Trung Quốc". (胡志明越南革命领袖中国, 遗憾的是新鲜的, 已经过去了美女). Thành tích bề mặt của Hồ Chí Minh tự vẽ thân phận cho mình là người Việt, đã thuyết phục được tuyệt đối lòng tin của nhân dân Việt Nam, riêng bản thân cùng tột danh vọng của Hồ đều do Hoa Nam lập nên hình nộm, tô đủ loại màu nhưng vẫn không đẹp, dù che giấu mọi bẩn thỉu vẫn là một tác phẩm quá tồi và muôn vàn tội ác. Đến nay thiên hạ khám phá, và Mao Trạch Đông bí mật công bố rõ ràng: "Hồ Chí Minh lãnh tụ cách mạng Trung Quốc tại Việt Nam" (胡志明越南革命领袖中国). Sau 74 năm (1940-2014) vở kịch "Hồ" chỉ còn bóng ma của Mao Trạch Đông Hoa, lớp phấn hóa trang của kịch sĩ, diễn trên sân khấu quân sự, chính trị đã nhạt nhòa, phơi bày quá nhiều sự thật của "Cụ Hồ", bởi nó hát quá lâu cũng đến lúc hạ màn rách xuống.
Cũng nên biết về gia đạo của Hồ Chí Minh tại Trung Quốc.
Không thể để những ngỡ ngàng quá muộn màng, giá trị ở đây mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam phải tự khám phá mọi sự thật về Hồ. Và có những quá đáng hơn cả, bởi những tên "phật tử" Hồ, dựng lên đền thờ tôn giáo Cộng sản tại đất nước Việt Nam, họ cúc cung bá bái, lạy một tên gián điệp Trung Quốc, gọi là "cha già dân tộc" hay Hồ Chí Minh "quốc phụ (国父) chưa lập gia đình (国父胡志明未婚之谜). Hoa Nam cũng đã tính toán nếu ngày nào đó không lành sẽ chạy trốn trong chùa Hồ Chí Minh, tuy nhiên dân tộc Việt Nam có câu ngạn ngữ răn đời "chạy trời không khỏi nắng".
Từ lâu nay chuyện gián điệp Hồ Chí Minh vẫn luôn âm ỷ, có quá nhiều câu hỏi nổi cộm tiếp tục nêu ra, càng nêu ra, nào là gián điệp Hồ Tập Chương "thâu long chuyển phượng" (偷龙转凤), hay "có phải xác ai nằm dài trong lăng tẩm họ Hồ" và "Hồ đã lăng líu qua mình những đàn bà bí mật (在胡志明市的女人). Tuy nhiên ít ai để ý và tím hiểu về một tình nhân bí ẩn liên quan sự nghiệp của Hồ Chí Minh, như Lâm Y Lan (林依兰) một nữ điệp viên Quốc tế Cộng sản đã khẳng định sự thật: "Hồ Chí Minh không phải người Việt Nam" (表面的理由是胡志明说过越南不). Và trong sổ tay của Lâm Y Lan tự hỏi: "những người đàn bà khác của Hồ Chí Minh có những ai..." (在胡志明农德孟和母亲的女人谁): Những mệnh đề trên đang chuẩn bị mở ra [1] 
Những bí ẩn người vợ chính thức của "Cụ Hồ".
Trần Bá Đạt (陈伯达) thư ký chính trị của Mao Trạch Đông, ông từng giữ chức Quân ủy Trung ương ĐCSTQ, thành viên thứ chín của Bộ Chính trị, Quân ủy Thường vụ Bộ Chính trị. Năm 1966-1976. Ông tích cực tham gia với tư cách cố vấn cuộc chính biến "Bè lũ bốn tên" (四人帮), âm mưu lật đổ chính quyền, gồm Giang Thanh (江青), Diêu Văn Nguyên (姚文元), Trương Xuân Kiều (张春桥), và Vương Hồng Văn (王洪文). Sau đó vào tháng 8 năm 1973, Trần Bá Đạt (陈伯达) bị trục xuất vĩnh viễn ra khỏi đảng. Khi ông còn tại chức điều hành Trung tâm lưu trữ tài liệu chính trị và nhân sự của Quân ủy Trung ương ĐCSTQ, sau khi ông bị tước mất quyền, Quân ủy Trung ương đảng (CPC) thu hồi tất cả tài liệu đang lưu hành "nội tồn trữ" (内存储) và "ngoại tồn trữ" (外存储) của đảng. (hồ sơ của Trung ương ĐCSTQ, hoạt động trong và ngoài nước). Đặc biệt hồ sơ lưu hành "ngoại tồn trữ". Nổi cộm nhất tài liệu Hồ Chí Minh (胡志明): 
- Ngày 12 tháng 6 năm 1925. Đặng Dĩnh Siêu cung cấp và đứng ra bao cấp cho Hồ Quang (胡光) kết hôn với Tăng Tuyết Minh (曾雪明), tổ chức tại Hạ Môn (厦门) Quảng Châu (广州), người chứng hôn Thái Sướng (蔡畅). Năm sau vợ chồng Hồ Quang ly dị. Lý do: không được hạnh phúc, từ đó đảng bỏ rơi, quên bẵng Tăng Tuyết Minh. Thực tế, chân lý của đảng, "đi xa, đổi vợ", (những tài liệu đảng cộng sản VN tuyên truyền ly thân).
Năm 1930. Trần Bá Đạt (陈伯达), nhờ Đào Chu (陶铸) còn có tên (Đào Tế (陶際) sắp xếp điệp viên Lâm Y Lan (林依兰) để xe duyên với Hồ Chí Minh, đang săn bắn tại rừng Quảng Đông, điều kiện đảm bảo sự an toàn và bí mật cho đến ngày kết hôn của đôi vợ chồng Hồ-Lâm. UBND tỉnh và Quân ủy (CPC) phụ trách liên lạc.
Trần Bá Đạt thay mặt Quân ủy Trung ương ĐCSTQ (CPC), chịu trách nhiệm cung cấp hạnh phúc cho Hồ Quang (胡光), người phụ nữ có tên Lâm Y Lan (林依兰) quê Phúc Kiến (福建). Hồ với Lâm Y Lan (林依兰) sống với nhau rất hạnh phúc, tuy nhiên Trung Cộng nhạy cảm để bảo vệ chính trị cho Hồ, bởi Lâm Y Lan là một tình báo của Hoa Nam, đặc nhiệm trong Quốc tế Cộng sản. Do đó một lần nữa BCT/Trung Cộng quyết định trao nội vụ cho Trần Bá Đạt xử lý, tạo hồ sơ mới và được chấp nhận, từ đó trên giấy tờ Hồ sống với Tăng Tuyết Minh (曾雪明). Tuy nhiên nhà nước vẫn cho phép Lâm Y Lan hưởng trọn vẹn hạnh phúc với Hồ.
Là một con dân Trung Cộng, muốn lập gia đình đều do nhà nước bao cấp. "Hồ" cũng thế, nói đúng hơn, Nữ giới bị nhà nước dùng vào việc cung cấp sinh lý cho Nam giới. Nhờ đảng mà "Hồ" có được một người vợ tên Lâm Y Lan (林依兰). Trong sự lành có điều không may, Trần Bá Đạt liên quan đến cuộc chính biến "Bè lũ bốn tên" (四人帮), cho nên sau này, Hồ Chí Minh (胡志明) nằm trong quỉ đạo bị xét lại của Mao Trạch Đông, bởi Trần Bá Đạt thân Liên Xô, trong nội vụ Nikita Sergeyevich Khrushchev.[2] 
Lâm Y Lan (林依兰) là ai ?
Lâm Y Lan (林依兰), sinh ngày 21 tháng 8 năm 1902, tại huyện Y Lan (依兰) tỉnh Hắc Long Giang (黑龙江). Tháng 5 năm 1917, Lâm Y Lan (林依兰) hoàn tất bậc trung học tại trường Đoàn Thanh niên Cộng sản (共产主义青年团). Tháng 10 năm 1922 vào đảng Cộng sản, tổ chức đảng, gửi cô đến Liên Xô học tại Đại học Đông Phương (东方大学) Moscow. 
Tháng 6 năm 1926, Cô trở về Diên An (延安), làm giám đốc Bộ phận bảo mật hồ sơ. 
Tháng 12 cùng năm, Đảng tuyển chọn Lâm Y Lan vào Học viên Quân sự Hoàng Phố, khóa đào tạo 3 năm, chuyên ngành tình báo quân sự. 
Đào tạo 5 chương trình, mỗi học viên phải trải qua: 
1- Đào tạo chuyên môn: Những phương pháp theo dõi và kỹ thuật thẩm vấn.... 
2- Pháp luật: Những liên quan đến hoạt động bắt giữ, buộc tội và truy lùng tội phạm trong ngoài nước. 
3- Kỹ thuật đối phó: Tổ chức biểu tình, chống biểu tình và qui luật chiến đấu.
4- Luyện tập thể lực, võ thuật Thiếu Lâm, hấp tụ khí hậu nóng lạnh, sương mù, băng tuyết, rừng núi cheo leo và ẩn mình. Huấn luyện bắn tất cả loại đạn và súng, bắn trên không trung, trong phòng, bóng tối, trên đường phố, cao ốcv.v...
5- Tổng quát kiến thức: Tâm lý, xã hội, kinh tế, giáo dục, văn hóa, ngoại giao, tổ chức lực lượng tình báo v.v... 
Lúc này Lâm Y Lan có tước hiệu "cao thủ tình báo", sau 3 năm trình luận án "Giải phương trình tình báo chiến lược", đạt bản lĩnh thủ khoa tại Học viên Quân sự Hoàng Phố, và tiến sĩ khoa học nhân văn tại Đại học Đông Phương (东方大学) Moscow, Liên Xô.
Năm 1929, làm Tổng thư ký Bộ Xã hội Trung ương, thực chất tình báo nhân dân. Năm 1930, tổ chức đảng tạo cơ hội đưa bà đến với Hồ Quang (胡光) sẽ là bạn đồng hành "phương xa" (tình báo nước ngoài), thuộc Quân ủy Trung ương cách mạng Diên An (延安), lúc bấy giờ Đặng Tiểu Bình tham mưu trưởng Cục tình báo Nhân Dân Cách Mạng.
Tháng 12 năm 1934, Lâm Y Lan (林依兰), trưởng đặc vụ tình báo Hoa Nam bảo vệ đảng, Bà còn được trao đặc nhiệm tình báo trong quân đội Bát Lộ Quân (八路军) tại Đông Nam (东南) Trung Quốc. Bà cùng với vị hôn phu Hồ Quang (胡光) thực hiện điệp vụ chống gián điệp đối phương. Bà đáp ứng nhu cầu thu thập thông tin tình báo chiến lược, thành lập một trạm tình báo mới ủy nhiệm cho Thái Hành (太行) huyện phó quân sự đảm trách. Trụ sở tình báo của Bà đặt trên những quan lộ dẫn vào Bát Lộ Quân (八路军), kiểm soát các đường giao liên thông qua trung tâm lãnh đạo của Lâm Y Lan tại Bác Lộ Quân.
Tháng 2 năm 1935, Lâm Y Lan đến thôn Đích Kháng Đại (的抗大), mang theo một bức thư bí mật của Mao Trạch Đông, trao cho Bành Đức Hoài (彭德怀) và Lâm Nhất Huề (林携), đề nghị tuyển quân, huấn luyện quân báo, xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam thu thập thông tin chuẩn bị cơ sở cách mạng cho Hồ Quang (胡光). Mùa thu, Trung tâm tình báo đảng chỉ định Lâm Y Lan làm giám đốc tình báo quân báo tại Bát Lộ Quân (八路军). Hồ Quang (胡光) được trao đặc nhiệm phó tham mưu tình báo Đông Nam, trực tiếp nhận chỉ thị ban lãnh đạo, và điều động nhóm tình báo Thái Hành (太行) tại Tế Nam (冀南) qua hổ trợ Quảng Đông. Hồ Quang còn điều hành phân bộ "thông minh" (tình báo情报), dưới quyền có Thái Nhạc (太岳).
Bình minh, ngày 1 tháng 5 năm 1935, tại Tảo Viên (枣园) Diên An (延安). Thời tiết nóng, bên trong hang động có nhiều hơi nước, Mao Trạch Đông (毛泽东) mệt mỏi, ngày đêm khó ngủ, ông chờ đợi một dòng tin nhắn của Lâm Y Lan. Vào lúc nửa đêm ngày 5, Lâm Y Lan cho một bộ phận quân báo đưa tin: "Bát Lộ Quân (八路军) bị quân đội Nhật Bản tấn công trước đường dẫn vào trung tâm phía Bắc của trụ sở chính Bát Lộ Quân, hiện quân địch đang đột phá đài phát thanh". 
Tình hình khác, từ sáng sớm hôm sau, Quân đội Nhật Bản loan tin đã thực hiện "bức tường sắt bao vây." do Tướng Cương Thôn (Okamura-冈村) điều động quân đội, khoản 50.000 binh lính, dồn dập phá hủy các tụ điểm đồn trú của "Bát Lộ Quân (八路军) Trung Quốc. 
Tổng tư lệnh quân đội Nhật Bản, Cương Thôn (Okamura-冈村) điều động khoản 50.000 binh lính đánh phá những tụ điểm đồn lũy của "Bát Lộ Quân (八路军) Trung Quốc. [3]
Mao Trạch Đông truyền lệnh, Lâm Y Lan mở cuộc tấn công bí mật, thực hiện bắt sống các nhân vật lãnh đạo quân đội Nhật Bản, tình báo dân sự và quân báo nhảy vào vùng căn cứ quân Nhật Bản, hy vọng phát triển chiến thuật đánh bại quân của tướng Nham Tùng Nghĩa (Yoshio Iwamatsu). Nhưng Lâm Y Lan bị trở ngại chiến thuật "C. Không có kế hoạch chiến đấu" (C 号作战计划) của quân đội Nhật Bản, quyết định tập trung 3 Sư đoàn, liên kết tấn công quân sự Nhật thất, trận chiến sau 15 ngày, đem lại một vùng an ninh cho căn cứ Bát Lộ Quân (八路军) tổng kết vẫn ôm con số bại chiến.
Bát Lộ Quân (八路军) nhận được tin tình báo cho biết: quân Nhật Bổn đã ám sát Lưu Bá Thừa (刘伯承). Tin đến thu hút sự chú ý của Đặng Tiểu Bình (邓小平), và tin dồn dập đưa đến: "đã cứu sống một người lính Bát Lộ Quân (八路军) mang theo mình một đài phát thanh nhỏ, nào ngờ đó là chỉ huy phó tình báo tên Hồ Quang (胡光) đang thu tin phía Bắc bị trúng phục kích của dân quân địa phương.
Lâm Y Lan tiếp nhận mệnh lệnh mới, mật khẩu "hộp tập tin", đặc vụ khó trôi, nhảy vào khu vực kiểm soát của quân Nhật Bản tại phía Đông Nam, từng bước âm thầm len lỏi qua cánh đồng, ẩn mình trong rừng núi nhiều ngày căng thẳng, đột nhập vào bên trong lòng địch, ngủ dưới gầm phi trường không ánh sáng, vào thời điểm đó quân Nhật Bản đánh giá thấp sự nguy hiểm không xuất hiện. Lâm Y Lan không có thời gian suy nghĩ riêng tư, tiếng máy bay cất cánh đếm được số lượng của địch hiện có trên chiến trường Trung Quốc. 
Những phi vụ đánh bom, bắn phá tỏa ra lớp màu trắng thuốc lá, trong khi đó mọi người nhộn nhịp nhìn kẻ thù với tiếng súng đang vang trên bầu trời phía Đông và phía Tây của dãy núi dưới chân của kẻ thù, cảm tử Trung Quốc vội vã băng qua dãy núi, tiến vào các trại nghi binh của Nhật Bản. Lâm Y Lan lập chiến thuật tình báo phản công "bao vây bức tường sắt" phục kích từng lớp chiến hào, tiếp cận từng bước, đâm vào bức tường sắt bao quanh thu nhỏ lại, đến lúc tấn công tình báo chấp nhận hy sinh, buộc quân đội Nhật Bản đầu hàng hay ngồi vào bàn hội nghị quân sự. 
Đến khi phát hiện quân địch đã lập trận phản công "mãnh liệt" vào giờ X, tấn công của địch tàn bạo, Lâm Y Lan bại trận quân báo hy sinh vô số.
Điệp viên Lâm Y Lan (林依兰) trước trụ sở Bát Lộ Quân (八路军). Nguồn ảnh: Vũ Ma Điền (于麻田).
Lâm Y Lan thoát chết tại phi trường quân sự Nhật Bản, thu lại mình, ném hết phương tiện tình báo xuống cái giếng khô trong làng, ở trên mặt giếng phủ nhánh và lá cây, chỉ còn giữ lại một khẩu súng lục và cuốn sách nhỏ bí mật nhất, trong tâm trí còn lại một nhân viên tình báo đang ở trong phần đất của đối phương (Hồ Quang). Bà bắn ra một tín hiệu bí mật "Tiếp đầu ám hiệu" (接头暗号) nhắn những địa chỉ tính báo địa phương khẩn cấp thu quân. 
Lâm Y Lan suy nghĩ về tầm quan trọng của một tình báo, chứ không phải xác định hy sinh bản thân, cũng không thể lấy thành tích tù binh tô điểm ý lịch. Trong trường hợp khẩn cấp, chấp nhân đường trên sườn bậc thang nguy hiểm, tuy nhiên nếu có đồng hành bên cạnh an tâm hơn.
Lúc này, trong hang động cô độc, đôi tay đào một cái hố nhỏ, chôn vùi cuốn sách nhật ký, nén đất cẩn thận, ngụy trang đặc biệt, chu đáo. Cô nghĩ rằng: Nếu tập tin không rơi vào tay kẻ thù, có ngày lấy lại được sẽ khám phá nhiều tín hiệu mật mã của địch.
Rời mục tiêu, xuống đồi đi dọc theo các bậc đất, đến eo hẹp của sườn núi, thấy rải rác xác tử vong của quân Trung Quốc ở gần giao thông hào khu quân sự Nhật Bản. Khi cô chạy đến chân đồi, lính Nhật trên đỉnh đồi, bắn bừa bãi la hét xung phong. Màn đêm buông xuống, cô lần hồi đến các tụ điểm của đồng chí mình, cô tự biết đã lạc phương hướng, trong đêm tối vội bước chân dài, men theo sườn đồi, và trèo lên cao tìm một lỗ nhỏ để ngủ, lấy lại sức cho ngày mai, cả thân người siết chặt vào lỗ hẹp, nhiệt độ của núi rừng xuống ẩm thấp, toàn thân mệt mỏi, lạnh và đói, trong giấc ngủ, nhờ đôi tay túm tụm với nhau sưởi ấm đến sáng.
Trung tướng Nham Tùng Nghĩa (Yoshio Iwamatsu岩松义雄) và đại quân Nhật Bản tại Trung Quốc. Nguồn: Tương Quân (将军). [4] 
Sáng hôm sau, tìm nơi trú ẩn của thành viên tình báo địa phương, sau đó về đến Bát Lộ Quân (八路军). Lâm Y Lan ngồi bắt chéo chân trên bàn, lắng nghe báo cáo của nhân viên được gửi đến từ các cơ quan tình báo. Trong ngày dùng máy ghi âm xách tay nhỏ, ghi lại những chi tiết mới nhận được và viết vào số tay mật mã do những thành viên tình báo đã tử vong để lại.
Hôm sau, được tin Tả Quyền (左权) phó tham mưu trưởng Bát Lộ Quân hy sinh trong trận chiến tấn công trong lúc đang điều động cơ sở gián điệp "một, hai, chín" thi hành đặc nhiệm ngăn chặn quân đội Nhật Bản trên đường hành quân. Đem xác của Tả Quyền về Diên An, Trung ương Đảng và Quân Ủy Trung ương yêu cầu giữ bí mật.
Thêm một hung tin Trương Hữu Thanh (张友清) Tổng thư ký văn phòng phía Bắc bị bắt và tự tử trong tù Thái Nguyên do quân Nhật Bổn quản lý. 
Tiếp theo tin, Hà Vân (何云) "đám mây Hoa Nam" của Tân Hoa Xã, trưởng văn phòng Hồ Bắc với hơn 40 phóng viên đồng hy sinh. Trương Hành Vũ (张衡宇), Giám đốc văn phòng miền Bắc điều tra toàn bộ thành viên có 10 tình bào hy sinh, trong số đó có Kim Bạch Uyên (金白渊) và Đột Vi (突围) các nhà lãnh đạo tương lai của Bắc Triều Tiên đồng hy sinh, đội quân chống Nhật Bản chịu tổn thất lớn.
Mao Trạch Đông đề xuất bằng mọi giá khôi phục uy tín của Bát Lộ Quân, lý do an toàn cách mạng, xem xét việc chuyển trụ sở chính của Bát Lộ Quân về phía Tây Bắc, Sơn Tây. Bành Đức Hoài (彭德怀) nhấn mạnh trụ sở ở lại phía Đông Nam, được coi là chiến lược trụ quân.
Cùng đêm đó, Lâm Y Lan tập trung tình báo đột nhập miền Bắc tại ngôi làng nhỏ của Tiểu Nam Sơn (小南山). Bành Đức Hoài (彭德怀) đứng trong cánh đồng lúa mì, ngạc nhiên hỏi:
- Ai ra lệnh tập kết tại điểm thôn phía trước. 
Mọi người xung quanh không ai trả lời, đồng hiểu không ai khác ngoài Lâm Y Lan. 
Bành Đức Hoài (彭德怀) suy nghĩ, nói: 
- Sao ta và đối phương đồng chia quân rải mỏng như thế, bởi vậy Tả Quyền (左权) và hàng ngàn đồng chí hy sinh, đúng là người làm cách mạng vô sản còn thô sơ, tuy tình cảm đối với đảng có thứa nhưng thiếu khả năng chiến đấu .
Trong chiến trận này Lâm Y Lan tuy không còn khả năng nâng cánh tay của mình lên để chào mọi người. Bà cố gắng báo cáo: "Thưa tướng quân Bành Đức Hoài (彭德怀), tôi xin trở lại chiến trường xin chiến đấu cùng với tướng Đằng Đại Viễn (滕代远)" để nhớ ơn lời Chủ tịch Mao tại "khán đài" (抗大). Sau khi nghe Lâm Y Lan trình bày, Bành Đức Hoài (彭德怀) chắp nhận đồng tham gia vào "Bình Giang khởi nghĩa". nay chỉ cần thời gian sửa chữa con đường mòn phía sau Phổ An Tự (浦安修). Lâm Y Lan sẽ là người đi đầu cảm tử quân.
06 tháng mười năm 1943, Lâm Y Lan (林依兰) và Đằng Đại Viễn (滕代远). Nguồn ảnh: Vũ Ma Điền (于麻田).
Năm 1942, Lâm Y Lan (林依兰) và Bát Lộ Quân của Bành Đức Hoài, tiến hành kế hoạch tình báo tấn công: Khi mùa xuân đến quân đội Nhật Bản tham gia ngày lễ Kỳ Huyền (祁县), xem Đại Hồng Đăng (大红灯). Thời điểm đó, thường xuyên bối rối khi hành lễ. Lâm Y Lan quyết định "truy quét sạch" quân đội Nhật Bản, bởi thời gian Kỳ Huyền (祁县) thời tiết rất xấu, nhưng thuận cho chiến tranh tình báo. Lâm Y Lan chuyển quân báo vào sát nách quân Nhật Bản, Sư đoàn độc lập ém quân vào lợi thế động thủ, mặc khác liên lạc bộ phận tình báo vẫn còn bám trụ trong quân đội Nhật Bản, di chuyển thêm cảm tử quân đến khu rừng gần phòng ngự huyện Du Xã (榆社). Liên lạc một số quân báo duy nhất còn duy trì trong rừng. Sau khi nhận mật khẩu "Ích Tử" (đèn nhật) tức khắc diệt trừ quân Nhật Bản, theo đơn đặt hàng của Mao Trạch Đông, chỉ định nhóm nghiên cứu Lâm Y Lan thực hiện kế hoạch tấn công, chọn một đêm Kỳ Huyền (祁县), lấy máu rửa nhục cho ngày thua trận "C. Không có kế hoạch chiến đấu", thôi thúc bà chống Nhật Bản bằng ý chí, bằng sáng tạo cá nhân. 
Nhiệm vụ mũi ngọn cảm tử quân do nhóm tình báo Lưu Tú Phong (刘秀峰) phụ trách, cung cấp đầy đủ vũ khí nhẹ, lưỡi lê "sát thủ", khi mật khẩu "khẩu súng địch reo" lập tức tấn công, sau khi hoàn thành nhiệm vụ thay đổi mật khẩu "chuông đổ", đặc biệt thời điển này chưa tiết lột địa điểm tấn công. Mật lệnh, ám sát hay bắt sống những tướng quân Nhật Bản, như Trung tướng Nham Tùng Nghĩa (Yoshio Iwamatsu岩松义雄), Tổng tư lệnh quân đội Nhật Bản, Cương Thôn (Okamura-冈村).
Bành Đức Hoài lựa chọn 50 sĩ quan giàu kinh nghiệm quân báo trong Bát Lộ Quân đã từng hoạt động tại Á Châu, Bộ Tổng Tham Mưu đề cử tướng Lưu Mãn Hà (刘满河), thông qua kiểm tra khả năng để cung cấp quân cho ngày Kỳ Huyền (祁县) đang đến. Cơ hội mới cho những tình báo hóa trang (化装), tại nhà hàng Đức Hưng (德兴), nơi hoạt động cơ mật uy tín hiện nay, cũng là nơi ngang tàng trong chiến trận, họ đang cải trang ngày hội ngộ bạn bè, và có nhiều nơi tụ điểm tình báo cải trang họp mặt doanh nhân, kinh doanh, một số cải trang người phục vụ vệ sinh, tất cả họ bận rộn thâu đêm, trước và sau họ tương ứng với nhau nhịp nhàng, sắp xếp chặt chẽ thành viên trong nhóm chuyên ám sát bay vào đêm tối trên tay con dao găm, đúng 0 giờ đêm xuất kích. 
Trinh thám của Lâm Y Lan tường trình: Trong đêm điệp viên Nhật Bản đang say rượu, bỏ ngỏ bên ngoài không để lại một nghi ngờ nào. Điệp viên Nhật Bản bắt đầu thức dậy xếp lại bàn, ghế chông chênh, các thức ăn để bừa bãi, mọi thứ ngổn ngang, cũng có thể những thứ ấy sẽ trở thành vũ khí trên tay, biết sử dụng nó ắt nhiên hữu hiệu, toàn bộ sàn nhà thức ăn bề bộn. Cũng nên chú ý binh sĩ Nhật Bản thừa dũng cảm, tháo vác tất cả kỹ năng đặc biệt, một nửa gói thuốc lá, có thể biến thành thuốc nỗ. 
Tường trình chưa hết lời, có tin:
- Nhiều nhóm tình báo của Nhật Bản đều bị giết chết, người đứng đầu cũng đã bị cắt đầu.
Lưu Mãn Hà (刘满河) truyền tin vào làn sóng điện của Lâm Y Lan, ban hành lệnh sơ tán những tên lính Nhận Bản vừa bị thủ tiêu cho đi nơi khác, tránh địch phát hiện. 
Sau một ngày tại huyện Trường Trị (长治), thành phố Thái Nguyên (太原) vẫn yên tĩnh sinh hoạt bình thường, mọi bí mật chiến tranh đang đun nóng, trên đầu súng chuẩn bị nhả khói, cả hai quân đội Nhật-Trung cố thủ, và chờ đợi lệnh hiệu không giờ. 
Bát Lộ Quân của Bành Đức Hoài chiến thắng đầu trong những vụ ám sát chết nhiều tình báo Nhật Bản, nhờ nhóm "Ích Tử" nghiên cứu trước hành động và cung cấp "Kỳ Huyền" (Bảo đồ-祁县) hướng dẫn chính xác mục tiêu, gây hoảng loạn gián điệp đối phương.
Tướng Nham Tùng Nghĩa (Iwamatsu Yoshio) thông qua Tư lệnh quân đội phía Bắc, Tổng tư lệnh quân đội Nhật Bản, Cương Thôn (Okamura-冈村) đồng ý kế hoạch "Ích tử" phản công, ra lệnh giải tán quân đã chết (lập nghĩa trang). 
Chưa hết tháng 5 năm 1942, chiến tranh "càn quét" cuối cùng chọn huyện Hướng Ma Điền (向麻田). Bành Đức Hoài dẫn đoàn quân đến nơi chỉ thấy một khu vực nhiều ngôi làng trống rỗng, yên lặng không có bóng địch, lo âu sợ trúng kế phục kích.
Lâm Y Lan thông báo chiến trường có một bộ phận binh sĩ hậu cần Nhật Bản di chuyển bệnh binh, ốm yếu ẩn tại huyện Lê Thành (黎城) tại khu vực núi trên. Thực chất Tổng tư lệnh quân đội Nhật Bản, Cương Thôn (Okamura-冈村) muốn có một sự lặp lại chiến trường năm ngoái "bức tường sắt bao quanh" (铁壁合围). Trong khi ấy, Bành Đức Hoài mơ tưởng đến chiến trường Bãi Liễu (罢了). Cho nên hai kẻ thù Nhật-Trung đồng tìm kiếm một chân gà, tất cả bị lừa bởi một nữ điệp viên, cài môi giới Nhật-Trung ngồi vào bàn hội nghị giải giới chiến tranh.
Lâm Y Lan (林依兰) vợ của Hồ Chí Minh đang sống tại Bắc Kinh (胡志明他的妻子和孩子在北京). Nguồn: Gia đình Lâm Y Lan (林依兰) cung cấp.
Lâm Y Lan, của 27 năm sau (1922-1949) đạt tột đỉnh danh vọng là một cán bộ cao cấp Vụ Trưởng An Ninh trung ương nhà nước Trung Quốc, và Cục phó nội chính, điều hành Trung tâm truy lùng tội phạm trong ngoài nước, bảo lưu tài liệu nhân sự của Quân ủy Trung ương ĐCSTQ (CPC).
Lâm Y Lan (林依兰) của thập niên 1950. Có những chiến tích tình báo kỳ công tại Á Châu, bà từng bí mật đến tại Hà Nội, trợ lực Hồ Chí Minh cướp chính quyền. 
Về ngoại giao, sau cuộc chiến Điện Biên Phủ, bà điều hành phái bộ trao đổi tù binh Pháp-Việt. Bà phá những vụ án tranh chấp trong nội bộ đảng cộng sản Đông Dương và đảng cộng sản Việt Nam, với những điệp vụ thủ tiêu bí mật những nhàái quốc Việt Nam đang cản trở Hồ tiến hành mưu đồ thuộc địa của Trung Cộng. Tư liệu lưu chiếu Hoa Nam [5] 
Lâm Y Lan đối với một đặc nhiệm mới. Tung tình báo Trung Cộng vào "nội chính" Hồ Chí Minh, trợ lực an ninh đảng, đào tạo tình báo địa phương (tình báo nhân dân), giúp Hồ Chí Minh đối phó và "quét sạch" những đảng phái không cộng sản, một cánh tay bí mật rất đắc lực xây dựng sự nghiệp cho chồng. 
Trong ngạn ngữ dân gian Việt Nam có câu: "thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn", đây là hình ảnh đích thực của vợ chồng Hồ Chí Minh đồng lõa cướp nước Việt Nam!
Ngày 26/2/1950. Nhân dịp Hồ Chí Minh đi cầu viện tại Bắc Kinh, bà thường xuyên có mặt bên Hồ để chứng tỏ thành tích của vợ chồng bà, và một mực trung thành tuyệt đối với Mao Trạch Đông.
Buổi sáng ngày 12/3/1950. Tại biệt thự của Hồ Chí Minh, Lâm Y Lan (林依兰) đang ăn sáng, Đào Chu (陶铸) thăm viếng, bà tiếp đón, nói:
"Anh, Hồ làm tôi nhiều lo lắng, và chờ đợi ngày bình thường bên nhau xa vời vợi" (他, 何岚我太担心, 等天合遥远正常). 
Đào Chu (陶铸) trả lời: 
"Bạn đổ lỗi cho tôi, để rồi không chăm sóc cho Hồ Chí Minh, tôi chấp nhận, bởi đảng trao nhiệm vụ không thể từ chối được" (你怪我, 那就不要照顾胡志明的, 我接受, 所赋予的任务, 党无法拒绝). 
Lâm Ý Lan, cho biết: 
"Điều này không thể đổ lỗi cho bạn. Chúng tôi bị thu hút vào nhau, ngan-ngỗng là một, và tôi tin rằng tình yêu có thể chịu được sự thử thách của thời gian" (这不能怪你. 我们互相吸引, 天鹅,鹅之一, 我相信爱能经受住时间的考验).
Sau năm 1951. Lâm Y Lan (林依兰) bí mật đến Hà Nội như con thoi, tự do ra vào "thần tiên" giữa hai gián điệp. Từ đó đất nước Việt Nam đắm chìm trong ác mộng cộng sản bao năm!

Wednesday, September 24, 2014

Nhà thờ đá Phát diệm

Nhà thờ đá Phát Diệm được xây dựng từ năm 1875-1898, là một nhà thờ đẹp và độc đáo bậc nhất Việt Nam.

Đây là một quần thể kiến trúc gồm 1 nhà thờ lớn, 5 nhà thờ nhỏ cùng nhiều công trình khác trên khuôn viên rộng 22ha ở thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Nét độc đáo của nhà thờ là phong cách kiến trúc mô phỏng đình chùa của người Việt cùng chất liệu xây dựng chủ yếu là đá và gỗ.
Công trình đầu tiên trong khuôn viên nhà thờ là tòa Phương Đình, một công trình kiến trúc cao 25m, rộng 17m, dài 24m gồm ba tầng được xây dựng bằng đá phiến, được trang trí bằng nhiều tượng và phù điêu khắc chạm trên đá hình ảnh chúa Jesus và các vị thánh với những đường nét thanh thoát.
Phía sau tòa Phương Đình là nhà thờ lớn. Nhà thờ này được xây dựng từ năm 1891 với tên chính thức là Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi, nay là nhà thờ Chính tòa của vị Giám mục Phát Diệm. Nhà thờ dài 74m, rộng 21m, cao 15m, có bốn mái và có năm lối vào dưới các vòm đá được chạm trổ.
Trong nhà thờ lớn có 6 hàng cột gỗ lim nguyên khối, hai hàng cột giữa cao tới 11m, chu vi 2,35m, mỗi cột nặng khoảng 10 tấn. Gian thượng của thánh đường có một bàn thờ lớn làm bằng một phiến đá nguyên khối dài 3m, rộng 0,9m, cao 0,8m, nặng khoảng 20 tấn.
Mái của nhà thờ lớn và Phương Đình đều không cao vút kiểu ngọn tháp như những nhà thờ Công giáo phương Tây truyền thống mà là dạng mái cong thấp như mái đình, mái chùa của người Việt.
Mỗi mặt bên trái và bên phải của nhà thờ lớn lại có 2 nhà thờ nhỏ nằm liền kề, gồm nhà thờ Thánh Phêrô, nhà thờ Thánh Giuse, nhà thờ Thánh Bôcô và nhà thờ Trái tim Chúa Jesus. Mỗi nhà thờ có một thiết kế khác nhau, cả về ngoại thất lẫn nội thất.
Đặc biệt, nằm phía sau khuôn viên nhà thờ Phát Diệm còn có một nhà thờ làm hoàn toàn bằng đá, từ nền, tường, cột, chấn song cửa với các phù điêu trang trí rất sinh động... Nhà thờ này được khởi công xây dựng từ năm 1883 với tên nguyên thủy là Nhà nguyện Trái tim Vô nhiễm nguyên tội Đức Mẹ.
Phía trước nhà thờ là một hồ nước hình chữ nhật. Giữa hồ có một hòn đảo được bài trí công phu bằng cây cảnh và non bộ. Trung tâm của đảo là tượng Chúa Jesus.
Nhà thờ Phát Diệm có tất cả 3 hang đá nằm cách nhau khoảng 100m, được tạo bằng những khối đá lớn nhỏ khác nhau giữ nguyên dáng vẻ tự nhiên. Trên các hang đá bài trí nhiều tượng thánh.
Các tác phẩm điêu khắc đá ở nhà thờ Phát Diệm đã đạt đến sự hoàn mỹ, thể hiện tài năng của những người thợ làm đá Ninh Bình từ hơn 1 thế kỷ trước.
Bên cạnh đó, nghệ thuật điêu khắc gỗ cũng góp phần làm nên giá trị kiến trúc độc đáo của nhà thờ.
Hiện nay, tỉnh Ninh Bình và các nhà nghiên cứu Nhật Bản đang hoàn thiện hồ sơ để đề nghị UNESCO công nhận nhà thờ đá Phát Diệm là Di sản văn hóa thế giới.
Theo KIẾN THỨC

Thursday, September 11, 2014

"Tôi ăn gian nói dối thì các ông cứ việc vạch ra"



"Tôi ăn gian nói dối thì các ông cứ việc vạch ra"
                                                                                                                          Trần Đĩnh (Đèn cù)
Trước hết, xin cảm ơn ông Trần Đĩnh về câu viết của đề bài nầy.
Ông là một lão thành hiếm hoi còn sống, đã từng ở gần các lãnh đạo của đảng cộng sản Việt nam, đã từng viết tiểu sử cho Hồ Chí Minh và được thưởng 400 đồng, như ông đã thố lộ, đã từng trăn trở về những dối trá mà ông phải viết để phục vụ chế độ.
Chắc chắn ông biết rằng viết cho báo "Sự Thật" là viết những điều gian dối, không đúng  sự thật, miễn sao có lợi cho đảng cộng sản và nhà cầm quyền vì ở Nga có báo "Sự Thật", ở Trung quốc cũng có báo "Sự Thật" và Việt nam thì không ngoại lệ.
(Trích Đèn cù: ... Đứa thủ phạm là tôi bắt tôi viết dưới bóng tối của Thù hằn và Dối trá, ...)
Chắc ông cũng đã biết Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Liên xô Mr. Mikhail Gorbachev đã nói:
"Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng Sản.
Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng:

Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá."
Khi ông kể trong Đèn cù: "... đi lượn phố, thăm trường học ở Mông Cáy năm 1960, Hồ Chí Minh viết một chữ Hán: "nhân" và hỏi bằng tiếng địa phương Khách gia, là tiếng Hakka mà miền Nam gọi là Hẹ, ...", ông có nhận ra ông Hồ là người Tầu không?
Cuối tháng 8 năm 1969 khi Hồ Chí Minh ốm nặng, Mao Trạch Đông đã sai Chu Ân Lai lần lượt đưa 3 toán y, bác sĩ và y tá giỏi nhất Bắc Kinh sang Hà nội cứu chữa Hồ Chí Minh không?
Trước khi nhắm mắt xuôi tay, Hồ Chí Minh muốn nghe một bài hát Trung quốc, nữ y tá Vương Tinh Minh hát bài "Ra khơi nhờ tay lái vững", ca ngợi Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh mỉm cười thế mà Bộ trưởng Văn hóa Thông tin Trần Hoàn biến thành bài ca ví dặm Nghệ tĩnh và câu hò Huế "bác" muốn nghe trước lúc đi xa.
Ông có thể tưởng tượng một ông già Việt nam 79 tuổi, trong khi thập tử nhất sinh mà lại muốn nghe một bài hát Tầu, ca ngợi Mao Trạch Đông thì mỉm cười không?
Ông có biết trình độ học vấn của chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành, 19 tuổi, lúc xuống tầu La Touche Tréville đi Pháp năm 1911 không? Ông biết tiếng Pháp vậy ông có thấy lá đơn xin học Trường Thuộc địa của Nguyễn Tất Thành viết tiếng Pháp chưa được chỉnh không?
Chắc ông không lạ gì với bộ sách Hồ Chí Minh Toàn tập? Trong Tập 2, trang 8-9 (Thư gửi Chủ tịch đoàn Quốc tế cộng sản), Hồ Chí Minh viết: "Trong lúc nầy, tôi là một người Trung quốc chứ không phải là một người An nam và tên tôi là Lý Thụy chứ không phải là Nguyễn Ái Quốc".
Hồ Chí Minh có liên hệ huyết thống gì với dòng họ Nguyễn Sinh ở Kim Liên, Nam đàn, Nghệ an, Việt nam không?
Nếu cần viết lại Tiểu sử của Hồ Chí Minh trong lúc nầy, ông có cần sửa chữa gì không?
Tôi đã thành thật vạch ra những điều "ăn gian nói dối" của ông, xin ông vui lòng lên tiếng.
Thành thật xin lỗi và cảm ơn ông và chúc ông bình an.


Nguyễn Hữu Tư (DLB) 14910

Viết về Hồ Chí Minh



Viết về Hồ Chí Minh
Khi viết về Hồ Chí Minh, các tác giả Việt nam và ngoại quốc thường bị sập bẫy (bị lừa) của Cộng sản Quốc tế, Cục Tình báo Hoa nam và đảng CSVN là đồng hóa Hồ Chí Minh(xuất hiện năm 1942), một người Tầu với Nguyễn Tất Thành (xuất hiện năm 1911), về sau đổi tên là Nguyễn Ái Quốc (xuất hiện năm 1914), một người Việt nam.
Theo tài liệu của cộng sản Việt nam thì Hồ Chí Minh xuất hiện từ năm 1942 đến năm 1969, chết vì bệnh tim, còn Nguyễn Tất Thành xuất hiện năm 1911, sau đổi tên Nguyễn Ái Quốc xuất hiện từ năm 1914 đến năm 1932, chết vì bệnh lao.  (Tình báo KGB xác định Nguyễn Ái Quốc (Нгуен Ай Куок), đã qua đời năm 1932, tại nhà tù Hương Cảng, hưởng dương 40 tuổi (1892-1932), hài cốt được chôn cất tại nghĩa trang Kuntsevo, Moscow).
Có thể nào: một người trẻ 40 tuổi bị bệnh lao nặng, ho ra máu, (lúc đó chưa phát minh ra trụ sinh để chữa bệnh lao) mà về già 79 tuổi lại chết vì bệnh tim chăng?
Nguồn: Bút hiệu của Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc (http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%BAt_hi%E1%BB%87u_c%E1%BB%A7a_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh)
Trong Hồ Chí Minh Toàn tập là bút tích của mình, Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Trong lúc nầy, tôi là một người Trung quốc chứ không phải là một người An nam và tên tôi là Lý Thụy chứ không phải là Nguyễn Ái Quốc" (Thư gửi Chủ tịch đoàn Quốc tế Cộng sản).
Nguồn: Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 2, trang 8-9.
Trong thư Từ Trung quốc, Số 1, vào vai một nữ đảng viên Quốc Dân đảng, tên Loo Shing Yan, Hồ Chí Minh viết: "Các đồng chí biết rằng, nước tôi, Trung quốc, bị kềm kẹp tàn nhẫn..."
Nguồn Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 2, trang 6-7.
Với bút danh Trần Thắng Lợi trong bài Đảng ta, Hồ Chí Minh Toàn tập, trang 1015-1016, Hồ Chí Minh viết: "Trong 7, 8 đại biểu, ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi, ..." chứng tỏ Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc là hai người khác nhau.
Nguồn: Hồ Chí Minh Toàn tập, trang 1015-1016.
Nhiều bạn đọc thắc mắc: không thấy lá đơn Xin học Trường Thuộc địa thuộc Chính phủ bảo hộ Pháp của Nguyễn Tất Thành in trong Hồ Chí Minh Toàn tập? Xin thưa vì Nguyễn Tất Thành (về sau lấy tên Nguyễn Ái Quốc) không phải là Hồ Chí Minh!
Nguồn: http://namvietnetwork.wordpress.com/2011/05/20/nguy%E1%BB%85n-t%E1%BA%A5t-thanh-lam-d%C6%A1n-xin-vao-h%E1%BB%8Dc-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-thu%E1%BB%99c-d%E1%BB%8Ba-la-m%E1%BB%99t-thong-bao-v%E1%BB%81-n%C6%B0%E1%BB%9Bc/
Trong Bảo tàng Hồ Chí Minh, tiểu sử Hồ Chí Minh được ghi như sau:
Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều bí danh, bút danh khác) sinh ngày 19/5/1890 ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, mất ngày 2/9/1969 tại Hà Nội.
 (http://www.baotanghochiminh.vn/tabid/464/Default.aspx)
Đây là lối viết áp đặt ngay từ tiền đề: Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành và là Nguyễn Ái Quốc mặc dù trong Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 2, trang 8-9, chính Hồ Chí Minh xác nhận; "Tôi là một người Trung quốc chứ không phải là một người An nam và tên tôi là Lý Thụy chứ không phải là Nguyễn Ái Quốc".
Xem thêm ở đây: http://anhhaisg.blogspot.com/2013/10/cai-kim-trong-boc-lau-ngay-cung-loi-ra.html
Một chứng cớ nữa chứng tỏ Hồ Chí Minh không có liên hệ huyết thống  gì với dòng họ Nguyễn Sinh ở Kim Liên, Nam đàn, Nghệ an, Việt nam.
126. Chí Minh, 1950.
Ngày 9 tháng 11, 1950 khi nghe tin người anh là Nguyễn Sinh Khiêm mất, Hồ Chí Minh viết một điện thư chia buồn dòng họ Nguyễn Sinh.
Cuối điện thư, ký tên Chí Minh.
Nguồn: http://www.datviet.com/showthread.php/178993-HCM-C%C3%B3-Bao-Nhi%C3%AAu-T%C3%AAn-H%E1%BB%8D-B%C3%BAt-Danh-B%C3%AD-Danh
Nếu Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Cung/Nguyễn Tất Thành/Nguyễn Ái Quốc, khi được tin ông anh cả Nguyễn Sinh Khiêm mất thì theo phong tục Việt nam, Nguyễn Sinh Cung tức Hồ Chí Minh phải về quê ở xã Kim Liên, huyện Nam đàn, tỉnh Nghệ an để chịu tang ông anh cả chứ sao lại gửi điện chia buồn với dòng họ Nguyễn Sinh? Điều đó chứng tỏ Hồ Chí Minh chỉ mượn tạm cái tên Nguyễn Sinh Cung chứ không có liên hệ huyết thống  với ông anh trưởng Nguyễn Sinh Khiêm cả.
Thế mà trong wikipedia có một mục "Gia đình Hồ Chí Minh" (http://vi.wikipedia.org/wiki/Gia_%C4%91%C3%ACnh_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh#Nh.E1.BB.AFng_ng.C6.B0.E1.BB.9Di_con_.C4.91.E1.BB.A1_.C4.91.E1.BA.A7u) chứng tỏ cả thế giới đã bị lừa!
Tương tự như vậy, Chủ tịch Quốc hội đương thời Nguyễn Sinh Hùng và nhà sư Thích Chân Quang chẳng có liên hệ huyết thống gì với "bác Hồ" hết.
Việc người ta xây lăng, đắp mộ cho dòng họ Nguyễn Sinh ở Nghệ an cũng không dính dáng gì với Hồ Chí Minh.
Nguồn: https://www.google.com/search?q=L%C4%83ng+m%E1%BB%99+d%C3%B2ng+h%E1%BB%8D+Nguy%E1%BB%85n+Sinh+%E1%BB%9F+Ngh%E1%BB%87+an&client=firefox-a&sa=N&rls=org.mozilla:en-US:official&channel=sb&biw=1088&bih=506&tbm=isch&tbo=u&source=univ&ei=t5UQVML3Ooi9ggSt9oDgDg&ved=0CCkQsAQ4Cg#facrc=_&imgdii=_&imgrc=jFuqiu-74OYojM%253A%3Bk5M6XBMfwsl5GM%3Bhttp%253A%252F%252F1.bp.blogspot.com%252F-QbAORHhPQM0%252FT9UgG0UhsKI%252FAAAAAAAAJjk%252F_OCb693Yy9g%252Fs1600%252Fnga.jpg%3Bhttp%253A%252F%252Fdanlambaovn.blogspot.com%252F2012%252F06%252Fxay-long-thu-han-xay-noi-cam-hon.html%3B640%3B207
Thật thế, "cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra"!

Nguyễn Hữu Tư 14909