Chiến Thuật «Luộc Ếch»
Trần Mộng Lâm
Năm 1996, Daniel Quinn viết cuốn sách có tên là
Truyện của B (The Story of B) nói về lịch sử nhân loại trong đó ông dành
riêng một chương để viết về con ếch, với những dòng như sau: Nếu ta
bỏ một con ếch vào một nồi nước sôi, thì con ếch sẽ dẫy dụa và nhẩy
ngay ra khỏi nồi nước. Nhưng nếu ta bỏ ếch vào nồi nước lạnh, để ếch nằm
trong đó, rồi từ từ nâng nhiệt độ lên, thì ếch ngồi trong đó thoải mái
cho đến khi bị luộc chín lúc nào không biết.
Olivier Clerc năm 2005 cũng viết một bài ngắn có tên hơi dài là «Con ếch không biết mình đang bị luộc….và những bài học khác ở đời», được Michel Debaig và Luis Maria Huette phổ biến dưới tiêu đề Sự Nghịch Lý của con ếch.
Sau này, để cảnh tỉnh nhân loại trước nguy cơ
trái đất đang bị hâm nóng từ từ, cựu phó TT HK là ông Algore có thực
hiện một cuốn phim gọi là Sự Thực Mất Lòng cũng khai thác đề tài này.
Câu chuyện bắt nguồn từ một tài liệu xuất hiện
năm 1897 ghi lại một cuộc thí nghiệm tại Institut John-Hopkins năm 1982 :
Một con ếch bị bỏ trong một nồi nước lạnh, sau đó người ta nâng nhiệt
độ lên một cách rất chậm, chỉ 0,002 độ C mỗi giây. Sau 2 giờ 30 phút,
con ếch bị luộc chín mà không nhúc nhích gì.
Câu chuyện lý thú nói trên khiến người ta liên
tưởng đến hoàn cảnh nước Việt Nam ta, với tà quyền CS trong nước, và
khối người Việt Hải Ngoại.
Vào đầu thập niên 1980, những người Việt định cư
tại nước ngoài căm thù CS đến thâm gan, tím cật. Ai nói đến CS, là
người ta chống đối mãnh liệt. Rồi ngày tháng qua đi, CS thì vẫn thi hành
một chính sách độc tài, độc đảng như cũ, vẫn hà hiếp, bóc lột người
trong nước như xưa, nhưng người tỵ nạn thì không phải tiếp xúc trực tiếp
với những cán bộ ác ôn hàng ngày. Mối hận thù cũng không thể quên,
nhưng cường độ một ngày một giảm đi. Hơn nữa, sau một thời gian dài cần
cù làm ăn, người tỵ nạn đã có của ăn, của để, họ nghĩ đến việc trở về cố
hương, để trước là thăm nơi quê cha đất tổ, nhưng cũng có phần để lên
mặt với đời.
Mới đầu, số người về rất ít, sau càng ngày càng
nhiều, nhất là vào các dịp Tết, Rồi Ông Nguyễn Cao Kỳ, Rồi ông Phạm Duy,
rồi các ca sỹ nổi tiếng, ngày nào lếch thếch nơi Mã Lai. Hồng Kông, hay
Thái Lan, Nam Dương, trong các trại tỵ nạn, nay áo quần diêm dúa, môi
son đỏ choét, về lại cố hương, để có được «hạnh phúc hát trước đồng bào», làm như lòng yêu nước của họ to hơn số đô la chứa trong các phong bì mà họ nhận được sau những buổi trình diễn cuối đời.
Ngày nào, khi Đàm Vĩnh Hưng qua hát, người ta
bảo nhau đi phản đối, tay cầm cờ vàng, miệng hô đả đảo. Ngày nay, Nguyễn
Thanh Sơn, người quan trọng gấp mấy lần Đàm Vĩnh Hưng, đi Mỹ, đi
Canada, chẳng ai thèm đặt vấn đề, lại còn bắt tay, phỏng vấn xỳ xèo.
Việc này, thực đâu có gì lạ, mà phải la làng.
Chỉ là một trong muôn ngàn thí dụ của «boiling frog syndrome».
Trung Hoa là một nước láng giềng của Việt Nam.
Anh chàng láng giềng này lúc nào cũng muốn nuốt chửng Việt Nam. Để thực
hiện mưu đồ này, họ dùng 2 chiến thuật:
Chiến thuật «tầm ăn dâu», từng bước,
từng bước lấy của VN những tấc đất, những vùng biển, như Hoàng Sa,
Trường Sa, Nam Quan, đất đai vùng biên giới, việc này gây ra sự chống
đối mãnh liệt, nhưng ít quan trọng hơn so với chiến thuật thứ hai.
Chiến thuật «luộc ếch» thâm độc hơn
nhiều : lập công ty Trung Hoa khai thác các tài nguyên thiên nhiên, di
dân , lấy vợ, đẻ con, xây chùa chiền theo kiểu Tầu, viết chữ Tầu trên
các mặt tiền và trong các chỗ thờ phương, các bảng hiệu, lập các làng
Tầu trên đất Việt…v.v. Ngày một, ngày hai, người Việt sẽ thấy người Tầu,
văn hóa Tầu, cách sống Tầu, quá thân thuộc với mình. Khi ấy, thì Việt
Nam có thành một ngôi sao trên lá cờ Tầu, cũng chẳng có gì quan trọng.
Nghĩ đi, nghĩ lại, người Việt, và các con ếch, có gì khác nhau đâu??
Mong rằng mọi người thức tỉnh kịp thời, trước khi Việt Cộng hoàn thành âm mưu bán nước.
Trần Mông Lâm
No comments:
Post a Comment