Tuesday, March 14, 2017

VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC "LOẠN" ANH HÙNG
Author: Mai Tú Ân Source: Việt Nam Dân Đen Posted on:2017-03-13
Thế là việc công bố nữ anh hùng Võ Thị Sáu của những người dân Đất Đỏ, quê hương của nàng :”Mùa hoa Lê ki ma nở” đã đưa nàng thành một thứ khùng khùng gánh nước mướn "bị xúi dại ném lựu đạn đại". Và nàng bị chính quyền Pháp xử bắn vì tội ném lựu đạn giữa chợ gây chết và bị thương cho nhiều người dân lành vô tội chứ không phải giết được tên Pháp tây lai nọ năm 1950 như sử ta đã viết. Vì tên Pháp lai nọ sau năm 1975 còn về thăm Việt Nam.
Chả biết chuyện nàng anh hùng Võ Thị Sáu này đúng sai ra sao nhưng chúng ta có rất nhiều tiền lệ về các anh hùng liệt sĩ của Việt Nam ta đã chết rồi thì bỗng nhiên khơi khơi được bốc lên và rồi các nhà tạo tác lịch sử hô biến thành anh hùng, hay nhận vơ thành anh hùng của mình để dân ta rập đầu bái lạy.
Anh hùng "Bó Đuốc Sống" Lê Văn Tám, thiếu niên tẩm xăng vào nguời đốt rồi lao vào kho đạn Pháo nổ tung trời đất. Đây là tác phẩm tưởng tượng của một ông nhà văn, ấy thế rồi qua thời gian thì lộng giả thành chân, Lê Văn Tám hiển hiện lên như một người thật việc thật và được dạy trong trường học cho học sinh như một người anh hùng thật. Đáng lẽ ra chức anh hùng này phải được tặng cho ông nhà văn đã bốc phét sáng tác ra Lê Văn Tám. Ấy thế mà giờ đây mười mươi đã rõ nhưng Lê Văn Tám vưỡn là anh hùng. Kèm theo là có cả một cuộc đời của một con ngừơi được viết lên như thật để ăn theo anh hùng giả Lê Văn Tám. Đến giờ vẫn còn có các tượng đài, con đường, trường học, công viên mang tên LVT. Cũng may là chưa tìm thấy hài cốt của người thiếu niên anh hùng đó, chứ nếu tìm được thì chắc phải xây lăng mộ có tên Lê Văn Tám...
Anh hùng Nguyễn Thành Trung, cựu phi công VNCH được phong anh hùng vì thành tích phản chủ khi ném bom Dinh Độc Lập rồi mang chiến công đó bay sang phía VC để đầu hàng. Nhưng không lẽ lại phong anh hùng cho một tên cơ hội, trở cờ khi biết mục đích của hắn chỉ là muốn thoát khỏi con tàu VNCH đang đắm mà thôi. Ấy thế là gia phả cả ba họ tên phản chủ này đã được vẽ vời lên thành một gia đình Cách Mạng. Nguyễn Thành Trung thì bỗng được biến thành một thứ “tình báo chiến lược” để chui sâu trèo cao, cài cắm vào Không Quân VNCH, rồi lại cắm phát nữa để được cử sang Mỹ học lái..v..v..Rồi cứ thế được cấp trên ra lệnh cho ném bom Dinh Độc Lập chứ không phải anh ta chơi điếm phản chủ cũ. Chỉ cần biết là anh hùng cài cắm này ngay sau đó được bay dẫn đường cho một tốp A.37 quay lại ném bom sân bay Tân Sơn Nhất thì máy bay của Nguyễn Thành Trung không có bom, không có đạn vì sợ Trung nổi máu phản chủ lại bỏ bom, hay bắn vào quân ta nữa thì lâm nguy. Cũng như máy bay của Trung chỉ được cung cấp một lượng xăng đủ bay đi bay về, chứ sợ nhiều xăng Trung lại phản chủ bay mất. Chưa hết, đến mấy năm dài sau giải phóng, Nguyễn Thành Trung lê lết tấm thân như một thợ máy dưới mặt đất cho chức vụ của một tên lưu dụng quèn chớ có được vinh danh gì đâu. Vì có bên nào mà ưa được cái thứ phản phúc đâu. Nên ta chủ động hoàn toàn không tin cậy để cho Nguyễn Thành Trung được bay, vì sợ được bay thì Trung lại bay lên giời, rồi thì biết có còn hay mất. Chỉ đến khi hồ sơ giả mạo về ba đời nhà chàng phản chủ hoàn thành đâu đó thì NTT mới được phong làm anh hùng để cài cắm, trèo cao chui sâu chờ cơ hội để phản nữa. Đây là sai lầm nghiêm trọng, vì nếu có phong anh hùng thì ta chỉ nên phong cho Nguyễn Thành Trung là anh hùng phản chủ thôi.
Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi là anh hùng quốc gia là rõ ràng rồi. Nhưng không phải là người của CS mà là người của Đảng Đại Việt (chi nhánh Miền Trung). Sau khi ông đền nợ nước ở pháp trường Chí Hoà (15/10/1964) thì lập tức tên tuổi ông cùng gia phả biến đã được các chuyên gia của Đảng CS biến thành một gia đình ba đời theo CS. Các tác phẩm thơ (Tố Hữu), văn (Sống như Anh)...ca ngợi lồng ghép, xào nấu, rồi nhận vơ để cuối cùng biến một chiến sĩ chiến đấu và hy sinh cho các lý tưởng tự do, dân chủ, chống thực dân, đế quốc và chống cả CS lẫn chế độ Sài Gòn lúc đó do Nguyễn Khánh làm quốc trưởng (cương lĩnh của Đại Việt) như Nguyễn Văn Trỗi lại trở thành một chiến sĩ CS nổi tiếng được vinh danh. Giờ này thì có Trời mới biết được điều gì thực, điều gì thêu dệt nên ở trong nhân vật anh hùng này.
Trong bài thơ nổi tiếng Hãy Nhớ Lấy Lời Tôi của Tố Hữu có đoạn viết :
Chúng run lên, xông trói chặt Anh hơn
Đôi mắt Anh đã khô cháy căm hờn
Phải chiến đấu như một người cộng sản
Trái tim lớn không sợ gì súng đạn!
Và tay anh giật phắt dải băng đen
Anh muốn thiêu bằng mắt lũ đê hèn...
Mọi người xem cuốn phim tài liệu về giờ phút xử bắn Nguyễn Văn Trỗi thì thấy dải băng đen bị mắt ông luôn có từ lúc gắn vào cho đến lúc ông gục ngã, hoàn toàn không thấy "tay anh giật phắt dải băng đen" lúc nào cả. Do vậy chắc chắn ông không thể "thiêu bằng mắt lũ đê hèn", và dĩ nhiên ông không thể "Phải chiến đấu như một người cộng sản" được. Ngay cả việc trên pháp trường ông có : "gọi tên Bác ba lần" hay không thì chỉ có đi tìm hỏi Ổng (tức Nguyễn Văn Trỗi) với lại hỏi ông Trời thì mới biết, chứ nghe lời ông Tố Hữu thì bằng bán thóc giống mà ăn...
Lịch sử phải chính xác trước, rồi đúng sai phán xét sau. Chớ cứ ngồi tìm kiếm cục đất rồi bôi vàng lên, hay thấy cái gì hay hay của thiên hạ thì chọn lựa, xào nấu, chế biến, thêm bớt rồi hô biến thành chính sử của mình thì còn gì là lịch sử nữa.
Thế nên mới có thơ rằng :
Sử chi, sử lạ, sử lùng,
Sử vơ bèo gạt tép kiếm anh hùng để “loạn” anh hùng thế ư..

Mai Tú Ân

Nguồn: Minh Tuan Nguyen
Sự thật về người an hùng Võ Thị Sáu

No comments:

Post a Comment