Chuyện ân ái ở vương quốc dê
NGÀY 19 THÁNG 2, 2015
Nguồn : Sức khỏe và Đời Sống
Nguồn : Sức khỏe và Đời Sống
Hiếm có loài vật nào mà khả năng sinh lý được truyền tụng nhiều như dê.
Tại các thành phố, quán thịt dê mọc lên như nấm và “ngọc dương” luôn
được giới ăn nhậu săn lùng từng bữa. Để chứng nghiệm cho những lời đồn
đoán từng được nghe, chúng tôi về với tỉnh Ninh Thuận, nơi được xem là
“vương quốc” của loài dê...
Đã
thưa những cơn gió “đặc sản”, Phan Rang những ngày cuối năm nắng dịu.
Mờ sáng, lũ dê kêu toáng trong chuồng, đợi chủ của chúng kéo cổng là ào
lên núi kiếm ăn. Lão nông Trần Văn Thanh, nhà ở thôn Phước Khánh, xã
Phước Thuận, huyện Ninh Phước, chỉ tay vào đàn dê cười lém lỉnh: “Bầy dê
chưa đi ăn vội đâu. Thằng xồm phải “chơi” vài chục cái đã”.
Làm tình nhiều hơn ăn
Dê
là loài vật sinh sống bầy đàn nên thường thì sẽ có một con đực đầu đàn.
Con đực có trách nhiệm dẫn dắt cả bầy đi ăn, dẫn về và chịu trách nhiệm
cai quản các thành viên khác. Con đực đầu đàn còn có chức năng truyền
giống cho các con cái sinh sản. Khi con đực đầu đàn già, yếu đi thì sẽ
bị con dê đực khác mạnh hơn soán ngôi để chiếm quyền thống lĩnh và
“hưởng thụ” số dê cái. Thường thì người ta chỉ nuôi một con đực cho đàn
dê khoảng 50 con dê cái. Số dê đực con sẽ bị bán làm thịt, chỉ có con
nào đẹp mới giữ lại làm dê giống.
Dê
đực giống còn được gọi là dê xồm - một từ gọi tên thành khái niệm cho
cả con người, nhất là mấy ông có tật “tay chân ưa táy máy”.
Con xồm “huyền thoại” của ông Trần Văn Thanh
Theo
cái nheo mắt của lão nông Trần Văn Thanh, chúng tôi ngỡ ngàng khi từng
con dê cái ra khỏi cửa chuồng, chuẩn bị đi ăn đều quấn quýt bên “cụ
xồm”. Mỗi “em dê” đi ngang, xồm đều nhảy lên ân ái. Dân địa phương gọi
là rèo cái.
“Nhìn
thì cứ tưởng dê cái nào cũng được xồm ân sủng, nhưng thiệt ra không
phải vậy. Dê cái con sẽ mất khoảng hai tháng để trưởng thành rồi động
dục. Còn dê cái lớn sau sinh vài ngày là động dục liền. Dê cái động dục
sẽ tìm dê xồm. Dê đực và dê cái đều có nhu cầu sinh lý khoảng 50 lần một
ngày, nhưng dê xồm chỉ quan hệ một lần với con dê cái trong ngày. Nó
cũng như đàn ông, thích “em lạ” hơn”, lão nông Trần Văn Thanh giải thích
vui.
Ông
Thanh cho biết thêm, cả xã có hơn 3.000 dân và số dê nuôi cũng tương
ứng trên đầu người. Con dê trở thành sản nghiệp quý giá cho nông dân địa
phương thoát nghèo bền vững. Bởi vì hiện nay một ký dê hơi là 100 ngàn
đồng. Dê lại loài sinh sản cực nhanh, mỗi năm có thể sinh tối đa ba lứa,
mỗi lứa từ hai đến ba con. Tất cả cũng là do khả năng sinh lý diệu kỳ
mà không phải loài vật nào cũng có được.
Ngọc dương chuẩn bị đem về các thành phố ở lò mổ của anh Hoài. Tất cả đều có đơn đặt hàng, không dễ gì người khác mua được nếu không đăng ký sớm
Hai
tinh hoàn dê xồm to, lúc nào cũng có khả năng xuất tinh và giúp dê cái
thụ thai. Ngoài ra, dê cái với hai bầu vú lớn, sữa dê có hàm lượng dinh
dưỡng cao nên rất tốt cho việc chăm con. Thịt dê, ngọc dương đều có giá
với con người.
Gặp “vua dê” ở vùng cát trắng
Phải
mất gần 50 cây số đường bộ tính từ nhà ông Trần Văn Thanh, chúng tôi
mới tới được trang trại trên núi của ông Phú Minh Tâm - “vua dê” vùng
nắng gió ở xã Phước Nam, huyện Thuận Nam. Trang trại của ông Tâm nằm ven
một sườn núi, đúng cái chất bán sơn địa thích hợp với loài dê. Cảnh vật
đẹp mê hồn với dòng suối cạn, chen chúc giữa lô nhô đá trắng và hoang
mạc kéo dài, cứ ngỡ như lạc vào sa mạc Mông Cổ với các cao thủ võ lâm
trong truyện Kim Dung.
Trước
năm 1975, lợi dụng địa thế hiểm trở, cheo leo này mà dân quân địa
phương làm chiến khu. Ngày nay, tên gọi của vùng đất hoang hóa này là
vẫn còn mang tên là CK 35, tức là chiến khu 35.
Đầu
những năm 1990, ông Tâm là người Chăm, bàn với vợ người Kinh vào đây
mua đất rẻ như mua kem ký. Cả xóm khuyên can, vì đất ấy không ai dám
vào, làm sao nuôi dê? Ngoài ra, Ninh Thuận là tỉnh có lượng mưa ít nhất
cả nước, suối thì cạn trơ lấy đâu nước uống cho dê mà chăn thả? Ông Tâm
âm thầm thuyết phục khi người vợ bắt đầu lung lay ý chí.
Đó
là địa hình bán sơn địa ở xã Phước Nam có nhiều tàng cây bụi. Con dê ăn
lá dưới thấp, khi mùa đông, lá vàng rụng xuống lại tiếp tục là thức ăn
dự trữ. Nguồn nước thì có thể khoan giếng để dê uống. Tin vào suy đoán
của mình, ông Tâm đã thành công với đàn dê hiện tại của ông hơn 700 con,
chia thành bốn trại lớn. Mỗi năm ông xuất chuồng khoảng 300 đến 400 con
dê vì không muốn tăng số lượng đàn, khó quản lý. Số tiền thu về cho ông
Tâm khoảng 400 triệu đồng.
Để
tiện cho việc dê cái đẻ, ông Tâm cho xây dựng hệ thống chuồng trại cao
hơn mặt đất khoảng 1,5 mét. Ông thuê luôn bốn hộ đồng bào Chăm coi sóc
đàn dê vừa hưởng lương vừa hưởng các nguồn lợi nhuận khác từ dê.
Anh
Phú Văn Trụ, một người làm công cho ông Tâm, cho biết: với 700 con dê
thì chỉ riêng tiền bán phân dê đã là 21 triệu đồng/ tháng. Phân dê được
thương lái tìm đến tận nơi, tự gom vào bao, mỗi bao 20 ngàn đồng rồi chở
bằng xe tải đem về Đà Lạt chế biến thành phân trồng rau sạch.
Đàn dê của ông Phú Văn Tâm ở huyện Thuận Nam
“Vì
địa hình nuôi dê là sườn núi, mùa gió ở Ninh Thuận là có gió lớn nên dê
bị thổi bay xuống vực chết là thường. Đó là rủi ro không tránh được,
còn các cái chết khác như dê đẻ bị sót nhau thì không còn chết nữa vì
chúng tôi đã có bí quyết của mình”, ông Tâm nói.
Theo
ông Tâm, trước đây phương pháp trị sót nhau là bí quyết của ông, còn
bây giờ nó là của chung cho người nuôi dê toàn quốc. Vì ông vào Sài Gòn
dự hội thảo, đã không ngần ngại tiết lộ kinh nghiệm này. Theo đó, người
nuôi dê chỉ cần dùng bàn tay thon nhỏ của phụ nữ mà thọc vào cửa mình dê
thụt rửa rồi kéo nhau ra.
Độc chiêu pín dê pêđê
Anh
Xuân Hoài, chủ một lò mổ nổi tiếng ở huyện Ninh Phước, cho biết hiện
nay ngọc dương tại địa phương có giá khoảng 250 ngàn đồng. Ngọc dương có
nhiều công dụng bồi bổ thận, tăng cường khả năng sinh lý nên rất được
quý ông và cả các bà ưa chuộng. Lò mổ của anh mỗi ngày làm thịt khoảng
50 con dê nhưng số lượng ngọc dương vẫn không đủ cung cấp cho nhu cầu
khách hàng.
Để
sử dụng ngọc dương tốt nhất thì lúc con dê con sống phải cắt nguyên
chùm, chứ cắt tiết rồi thì mọi tinh túy sẽ tan biến theo nỗi sợ hãi của
con dê. Dân gian gọi thô nhưng đúng bản chất, đó là sợ... teo dái.
Tại
các thành phố, đô thị trong cả nước, quán thịt dê mọc lên ngày càng
nhiều nhưng thực khách thì vẫn đông đảo. Dê núi Ninh Bình thực chất là
con dê giống được đem từ Ninh Thuận ra Bắc nuôi. Vú dê cái cũng là một
đặc sản luôn thiếu thốn cho thị trường, dẫn theo sự hoài nghi lớn khi
nhà hàng nào cũng tuyên bố mình có món này trong thực đơn.
Ông
Bá Văn Tin, Chủ tịch Hội nông dân xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, cũng
là một người nuôi dê có tiếng cho biết thêm, ngọc dương tuy quý nhưng
vẫn còn có thứ khác quý hơn từ sản phẩm thịt dê mà không phải ai cũng
biết, đó là pín dê pêđê.
Thấy
khách tủm tỉm cười, ông Tin giải thích, con dê cũng như con người, nó
có giới tính thứ 3 do bẩm sinh. Con dê đực mỗi ngày xuất tinh vài chục
lần đã là một kỳ tích ghê gớm, con dê cái mỗi ngày nhu cầu giao phối
cũng tương tự. Nhưng con dê pêđê thì... không xuất đi đâu được nên toàn
bộ những gì tinh túy nhất được hấp thụ bên trong nó.
“Chỉ
có người sành ăn mới tìm thấy dê pêđê. Ăn pín dê pêđê thì sinh lực dồi
dào, điều này đã được kiểm chứng bởi rất nhiều người. Dê pêđê là con dê
từ khi lọt lòng mẹ đã có tới hai bộ phận sinh dục của cả con đực và con
cái. Có thể dùng pín dê pêđê ngâm rượu thêm một thang thuốc Bắc hoặc chế
biến món ăn đều tốt. Nó là yếu tố giúp gia đình hạnh phúc đó nghen”,
ông chủ tịch hội nông dân cười tươi. Nắng trôi qua khỏi giàn nho thì đàn
dê vừa xong cuộc ái ân bất tận để tràn đi kiếm thức ăn.
Lão
nông Trần Văn Thanh lại nheo đôi mắt tuổi thất thập cổ lai hy cười
giòn: “Con dê chỉ ăn lá táo, lá nho, lá rừng mà sinh lực tràn trề, còn
mấy ông ăn nhậu bây giờ tìm hết thứ này đến thứ khác mà cứ xìu xìu. Suy
ra, con người mình cứ thấy con dê là phải gọi bằng sư phụ nhé”.
Thanh Nhã
No comments:
Post a Comment