Nhất Hạnh, con gái thứ Linh Giang (cưỡi ngựa), Cao Ngọc Phượng , Helen Huệ Liên, con gái đầu Phượng Nam
Sau nhà Võ Đình, Brunswick 1986
Lê Thị Huệ: Có
một điều tế nhị nhiều người không muốn nói, nhưng tôi nghĩ với những
vấn đề của trí thức, nó chẳng phải là một điều gì ghê gớm. Có phải ông
Nhất Hạnh muốn cách mạng Phật Giáo Việt Nam, có phải ông Nhất Hạnh đã
yêu bà Chân Không và thăng hoa tình yêu ấy khi muốn Phật Giáo Việt Nam
chấp nhận chuyện sư có vợ con. Với tôi, đây là một điều tốt cho tôn giáo
của ông ấy. Tôi không phản đối điều này. Liệu có một sự thật nào đó
trong câu chuyện này, hay đây chỉ là một lời đồn lừa dối
Võ Văn Ái: Nói
rằng ông Nhất Hạnh muốn cách mạng Phật giáo Việt Nam thì không đúng.
Đại sư Thái Hư mới là người xứng danh và là nhân vật lịch sử của Phật
giáo từ những năm đầu Dân quốc thế kỷ XX ở Trung quốc, khởi xướng cuộc
tân vận động của Phật giáo cận đại và hiện đại. Trước Dân quốc, Tăng sĩ
bị xã hội khinh rẻ vì thiếu học, chỉ lo việc cúng kiến, mê tín, nên Đại
sư Thái Hư gióng lên cuộc cách mạng Phật giáo trên ba lĩnh vực cơ bản là
Cách mạng Giáo lý – Cách mạng Giáo chế – Cách mạng Giáo sản trong hoàn
cảnh bế tắc và tiêu trầm của Phật giáo Trung quốc.
Tư
tưởng cách mạng này vượt biên cương chi phối toàn thể sinh hoạt Phật
giáo từ Á sang Âu Mỹ. Nhờ những chuyến đi thuyết pháp của Đại sư Thái Hư
mà các Hội Học Phật được thiết lập khắp Âu Mỹ Á đầu thế kỷ XX. Tại Việt
Nam, Cư sĩ Lê Đình Thám cùng các Đại sư Phước Huệ, Trí Độ, v.v… do đọc
sách của Thái Hư mà phát động Phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam từ
thập niên 20 đầu thế kỷ XX lan truyền khắp Nam, Trung, Băc kỳ. Sự xuất
hiện uy dũng của Phật giáo Việt Nam hai thập niên 50, 60, là thành quả
của phong trào Chấn hưng Phật giáo gợi hứng từ công trình, công đức và
công hạnh kỳ vĩ của Thái Hư Đại sư. Bản thân ông Nhất Hạnh có một số
phát kiến canh tân Phật giáo sau thời gian du học ở Mỹ. Tôi nghĩ ông
chịu ít nhiều ảnh hưởng từ giáo phái Tin Lành và thần học Paul Tillich
trong các phát kiến của ông.
Tôi
từng viết bài ca ngợi cuốn sách “Hiện đại hóa Phật giáo” của ông trên
tạp san Hải Triều Âm ở Saigon giữa thập niên 60. Trái lại, Bùi Giáng thì
chê Nhất Hạnh về cuốn sách này trong “Đi vào Cõi Thơ” do Ca Dao ấn
hành, Saigon năm 1969, ở trang 63 như sau: “Nhất Hạnh có nguồn thơ chứa
chan. Chúng ta không hiểu vì lẽ gì nguồn thơ đó lại không đủ sức ngăn
cản ông, khiến ông hì hục hiện đại hóa Phật Giáo Uyên Nguyên. Trường hợp
Nhất Hạnh là trường hợp một thi sỹ thiên tài bị vướng phải cạm bẫy của
triết học Tây phương”. Từ năm 64, 65 tại Saigon, ông thiết lập dòng Tiếp
Hiện cho phép người tu lập gia đình, phát triển trong giới Phật tử
thuộc Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội ở Phú Thọ Hoà. Trong giới thân
cận ông có một người không đồng ý là Nhất Chi Mai, tức cô giáo Phan Thị
Mai tự thiêu cho Hòa bình năm 1966. Tôi còn giữ bức thư thủ bút của cô
ấy về sự bất đồng này.
Ông
Nhất Hạnh dự tính công khai dòng Tiếp Hiện qua một cuộc họp báo ở
Saigon, đưa Phạm Công Thiện làm người đầu đàn phát huy Dòng mới (thời
gian này Phạm Công Thiện là Đại đức Thích Nguyên Tánh). Nhưng Phạm Công
Thiện bỏ rơi cuộc họp báo rồi sau đi du học Mỹ, nên việc không thành.
Khoảng năm 1967, thời ông đón bà Cao Ngọc Phuợng ở Việt Nam ra cùng sang
ở Tokyo, nói là đi nghiên cứu “kinh tế hậu chiến”, ông viết thư cho tôi
kèm cương lĩnh và giới luật Dòng Tiếp Hiện mong tôi tham gia thực hiện
và phát triển dòng tu mới. Nhưng tôi không trả lời. Thực tế là vào giai
đoạn giữa thập niên 60, ngoài Nhất Hạnh, tôi biết vài vị Tăng vai vế có
khuynh hướng phát động phong trào Tân Tăng Nhật Bản tại Saigon, như cố
Hoà thượng TMG là một. Nhưng sau vài thử nghiệm họ gặp phản ứng chống
đối quá lớn của quần chúng Phật tử, nên phong trào vụt tắt. Sau này nhờ
hoàn cảnh khách quan ở nước ngoài dễ phát triển hơn trong khung cảnh
Làng Mai ở Pháp. Về giới Tân Tăng cho phép lấy vợ, thì Nhật Bản là nước
tiên phong và có truyền thống từ thế kỷ XIII. Đọc truyện Kinkakuji của
Yukio Mishima sẽ thấy bối cảnh của đời sống Tân Tăng này. Đại sư Thân
Loan (Shiran, 1173-1262) tổ khai sáng Tịnh độ Chân tông Nhật bản
(Jōdo-shinshū / Shin Buddhism), sau khi làm đệ tử ngài Pháp Nhiên
(Hōnen) được Thầy cho phép lấy Ni cô Huệ Tín làm vợ, khởi nguồn cho chế
độ Tăng lấy vợ của phái Chân tông Nhật bản. Hơn mười năm trước tôi đến
thăm chùa Higashi Honganji (Đông Bản Nguyện tự) ở cố đô Kyoto là bản sơn
của phái này.
Vị sư
dẫn tôi đi thăm chùa giải thích rằng : “Thấp thoáng sau lưng các vị Sư
có bóng người đàn bà. Tại sao không công khai hóa mà cứ giấu giấu diếm
diếm ?”. Rồi ông thuật cho tôi nghe việc ra đời của phái Tân Tăng của
ngài Thân Loan. Chuyến thăm ấy tôi còn chú ý tổ chức Nhân quyền của Tịnh
độ Chân tông ngay trong ngôi bản tự này. Có đến 450 nhân viên túc trực.
Họ lo cho nhân quyền của giới cùng đinh BurakuminNhật bản, khoảng 3
triệu người sống trong cảnh kỳ thị xã hội. Ban ngày các sư đi làm lụng
như người thường (cư sĩ) trong các công xưởng, văn phòng hay quán ăn.
Về
chùa khi lễ lượt mới mặc y áo tăng sĩ. Cuối thập niên 60, trong mấy năm
dài chúng tôi chung sống với nhau dưới mái nhà làm trụ sở Phật giáo ở số
11, rue de Vénus, thị xã Maisons-Alfort, ngoại ô Nam Paris. Thời ấy,
ông Nhất Hạnh và bà Cao Ngọc Phượng (sau này cạo đầu xuất gia lấy tên
Chân Không) sống đời sống đôi cặp tự do, không giấu diếm, tuy ông không
cổi áo công khai hóa ngoài xã hội. Cùng sống với chúng tôi lúc ấy có 7
vị Tăng và 6 cư sĩ. Sau này 5 trong số 7 vị Tăng này đã hoàn tục (một vị
hiện sống ở Paris và một vị nay ở Saigon). Kinh Phật dạy y pháp bất y
nhân, nghĩa là y vào Pháp Phật mà học và tu, đừng nệ tới con người.
Người bình dân cũng nói ai tu nấy chứng. Quan điểm tôi, việc lấy vợ hay
không chẳng quan trọng cho bằng đức hạnh, trình độ tu chứng và nỗ lực
cứu đời.
Lê Thị Huệ: Đạo Bụt của ông Nhất Hạnh, ông nghĩ sao ?
Võ
Văn Ái: Ông Nhất Hạnh có công giới thiệu đạo Phật theo giáo phái Làng
Mai của ông ấy cho giới thị dân Âu Mỹ. Những người mà đời sống bị thúc
bách, đè nén thường xuyên vì công ăn việc làm hay đời sống bon chen ở
các thị trấn. Nên họ bị Stress.
Các
khóa tu học cuối tuần của đạo Bụt cấm dùng điện thoại, không được xem
Tivi, bắt hít thở trong không khí miền quê hay rừng núi, vừa đi vừa hít
thở thiền hành, tập cười, tập ôm nhau thân ái (Thiền Ôm)khi có nhu cầu, làm cho con người thư giản, làm an dịu thân tâm.
(Hiện nay môn Thiền Ôm của "tiền sư" đã có hàng triệu môn đồ ở Việt nam trong giới Bia Ôm, Karaoke Ôm, Bida Ôm ...etc )
Một
lối tu tập Yoga. Song tiến xa hơn vào đời sống tâm linh của đạo Phật,
thì dường như Đạo Bụt không thành công. Tôi gặp một số bạn Tây phương
thích thú theo học giáo phái Làng Mai nhưng bỏ nửa chừng để quay sang
đường lối tu tập Phật giáo Tây Tạng. Đạo Bụt của ông dịu dàng, thiên về
tự kỷ ám thị hơn là khai mở chân tâm. Đánh một tiếng chuông mỉm miệng
cười, dán những câu thơ / kệ trong phòng tắm, phòng ngủ, trẻ em đi học
về ôm mẹ nói “Mẹ ơi, con thương mẹ lắm”, v.v… có cái gì rất Pavlov,
không tự nhiên.
Chứng
tỏ phương pháp này xuất phát từ những con người sống quá lâu trong dồn
nén, ẩn ức, bất bình thế sự, không thỏa mãn tình dục. Trong truyền thống
tu học Phật giáo của giới xuất gia từ nghìn xưa thì các bộ Luật Sa di
và Sa di ni nghiêm túc, trang nghiêm, cẩn trọng và có phương pháp hơn
nhiều. Đạo là thông lưu không trở ngại. Thiền là hành động tự nhiên hơn
sự giải thích bằng ngôn ngữ hay cử điệu. Một cái vỗ vai với người bạn,
một ánh mắt đối với mẹ sẽ ý nhị và làm thay những câu nói hay cử động
cải lương kia. Ngay việc sử dụng chữ Bụt thay cho chữ Phật thường dụng
trong quần chúng Việt Nam qua nhiều thế kỷ, tôi thấy như có gì trình
diễn, cải lương, lập dị hơn là một thay đổi có tính bản thể. Sự thất bại
của đạo Bụt thấy rõ ở các nước Á châu như Nhật Bản, Nam Hàn, Việt Nam.
Mười mấy năm trước, chuyến đi thuyết trình của ông Nhất Hạnh tại Nhật
thất bại nên ông không còn trở lại. Hai Thượng toạ Hộ Tùng Nghĩa Tình và
Hoàn Sơn Chiếu Hùng mà tôi gặp tại Tâm Quang Viện ở Tokyo, thành viên
Phật giáo Quốc tế Hiệp lực và ở trong ban tổ chức chuyến đi một tháng
cho ông Nhất Hạnh nói với tôi như thế. Hỏi lý do, hai vị bảo rằng người
Nhật không chấp nhận lối Pháp đàm và cách trình bày về Phật giáo của ông
Nhất Hạnh. Loại “Thiền ôm hít thô sơ” chạm trán với dòng Thiền thâm hậu
Nhật Bản vốn có truyền thống tu chứng thành nếp văn hoá tâm linh cao
cả, ắt phải tiêu ma.
Cho
nên đạo Bụt của ông Nhất Hạnh chỉ thành công phần nào tại các nước
phương Tây cho giới thị dân và giới cựu quân nhân Mỹ có vấn đề tâm thần
sau cuộc chiến khủng khiếp tại Việt Nam. Đó là nói chuyện trong thế
giới. Trở về cố hương, Huế là pháo đài của ông Nhất Hạnh, chùa Từ Hiếu
là sở hữu kế thừa của ông. Trước chuyến về Việt Nam lần đầu năm 2005, đa
số Phật tử Huế xem ông là thần tượng, nếu không là Bụt sống. Họ xem
Làng Mai như cõi Tịnh độ. Thế nhưng hành xử của ông khi được tiếp xúc,
cùng với cung cách giáo phái Làng Mai đã thất bại nặng nề tại Huế. Tôi
chợt nhớ lời phê bình của Bùi Giáng nhắc tới lúc nãy. Một Tăng sĩ ở Huế
viết thư cho tôi có câu : “Chư Tăng ở Huế rất náo nức và hả dạ ngày Thầy
Nhất Hạnh mới trở về. Nhưng nay khi Thầy Nhất Hạnh ra đi thì ai nấy đều ê chề, oán hận thấu trời xanh, mà không nói được nên lời”. Chuyến
đầu về Huế năm 2005 hàng bao nhiêu nghìn Phật tử đón rước, thế nhưng
mấy lần sau rất tiêu điều theo lời thuật của Phật tử Huế. Phải chăng đạo
Bụt và người dạy đạo Bụt thích hợp với một số thị dân Âu Mỹ, nhưng
không hợp với tạng người Việt ?
Sự mơ
mộng hão huyền của ông còn thấy qua lời ông khuyên Tổng thống George W.
Bush ngày quân khủng bố Al Qaida đánh sập hai cao ốc TwinTowers ở New
York (11.9.2001). Ông lên tiếng trên truyền thông báo chí khuyên Tổng
thống Bush đi gặp Ben Laden, hai bên hãy lắng nghe nhau để giải quyết
việc đời theo cái điệu “Hiểu và Thương” của giáo phái Làng Mai ! Nội bộ
những tín đồ Làng Mai còn chưa “hiểu và thương” nhau, nói chi những
người ở xa vạn dặm ? Ở đây tôi không muốn đào sâu việc trước ba nghìn
người chết thảm thương trong vụ Twin Towers ở New York, ông Nhất Hạnh
chẳng quặn lòng, lại nhân dịp ấy đưa những con số khổng lồ mấy trăm
nghìn dân Bến Tre bị chết vì không quân Hoa Kỳ oanh tạc ! Cộng đồng
người Việt Tị nạn đã phẫn nộ và phản ứng mạnh mẽ vụ tuyên bố tuỳ hứng
này.
Ông
Nhất Hạnh giải quyết “chính trị thế giới” hay “đạo lý thế giới” như vậy
quả là “tuyệt tác”. Song không kém phần ngây thơ nếu không nói lẩm cẩm.
Giá dụ cách thế ấy là chìa khoá cho nhân loại đại đồng, hẳn trái đất đã
là Thiên đường hay Niết Bàn từ bao đời, Chúa Jesus, đức Phật, Khổng
Khưu, Lão Tử… chắc đã lấy hưu non từ lâu ? Tôi bỗng nhớ lời Mai Thảo phê
bình cuốn sách “Nói với Tuổi Hai mươi” [8] của Nhất Hạnh trên tạp chí
Nghệ Thuật. Cuốn sách gây sôi nổi một thời trong giới trẻ ở Saigon, mà
mục tiêu nhằm đánh phủ đầu Phạm Công Thiện với ý thức nổi loạn chống thế
hệ cha anh làm cho đất nước điêu linh hai mươi năm trường, mà họ Phạm
viết trong sách “Ý thức Mới trong Văn nghệ và Triết học”. Ông Nhất Hạnh
khuyên Tuổi Hai Mươi “ Thương nhau, chúng ta sẽ tìm thấy con đường.
Thương nhau, chúng ta sẽ làm nên lịch sử”. Mai Thảo phê thứ triết lý ấy
khác chi nói “sau cơn mưa trời sẽ nắng” ! Còn Bùi Giáng thì phản ứng
bằng bài viết “Nói với tuổi Chín mươi”.
(Té ra ông Bùi Giáng đâu có điên !)
No comments:
Post a Comment