Saturday, January 31, 2015
Wednesday, January 28, 2015
Ai muốn ngừa ung thư?
AI KHÔNG SỢ UNG THƯ?
EAT BEEF, EAT LOTSA BEEF
AI MUỐN NGỪA UNG THƯ?
DOC (READ)
Kinh Chuyen
AI KHÔNG SỢ UNG THƯ?
AI MUỐN NGỪA UNG THƯ?
Một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất trên thế giới đã thay đổi quan điểm của mình về bệnh ungthư
- Bản dịch từ tiếng Pháp
- Tài liệu thảo luận của CFQ (Cercle Francophone à Quinhon) ngày 21/3/2013- Tài liệu này có giá trị nên đọc đi đọc lại.Một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất trên thế giới thay đổi quan điểm của mình về bệnh ung thư. Bệnh viện Johns Hopkins là một bệnh viện trường đại học nằm ở Baltimore, Maryland ở Hoa Kỳ.Được thành lập nhờ tài trợ từ John Hopkins, ngày hôm nay nó là một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất trên thế giới và năm thứ 17 liên tiếp được phân loại ở vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng của các bệnh viện tốt nhất tại Hoa Kỳ.Sau nhiều năm nói với mọi người hóa trị liệu là cách duy nhất để điều trị và loại bỏ ung thư, Bệnh viện Johns Hopkins đã bắt đầu nói với mọi người rằng có những lựa chọn thay thế khác với hóa trị liệu: một cách hiệu quả để chống lại ung thư là không nuôi các tế bào ung thư với các chất dinh dưỡng cần thiết cho nó để nó không phát triển được.THỨC ĂN CỦA TẾ BÀO UNG THƯA/- ĐƯỜNG là một loại thực phẩm của bệnh ung thư. Không tiêu thụ đường là cắt bỏ một trong những nguồn quan trọng nhất của các tế bào ung thư. Có sản phẩm thay thế đường như saccharin, nhưng chúng được làm từ Aspartame và rất có hại. Tốt hơn nên thay thế đường bằng mật ong Manuka hay mật đường nhưng với số lượng nhỏ. Muối có chứa một hóa chất phụ gia để xuất hiện màu trắng. Một lựa chọn tốt hơn cho muối trắng là muối biển hoặc các loại muối thực vật.B/- SỮA làm cho cơ thể sản xuất chất nhầy, đặc biệt là trong đường ruột. Tế bào ung thư ăn chất nhầy. Loại bỏ sữa và thay thế bằng sữa đậu nành, các tế bào ung thư không có gì để ăn, vì vậy nó sẽ chết.C/- Các tế bào ung thư trưởng thành trong môi trường axit. Một chế độ ăn uống là THịT Đỏ có tính axit, tốt nhất là ăn cá, và một chút thịt gà thay vì thịt bò hay thịt heo. Hơn nữa, thịt chứa kháng sinh, hormon và ký sinh trùng, rất có hại, đặc biệt đối với những người mắc bệnh ung thư. Protein thịt khó tiêu hóa và đòi hỏi nhiều enzym. Thịt không tiêu hóa ở lại và hư hỏng trong cơ thể dẫn tới tạo ra các độc tố nhiều hơn.GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀa) Một chế độ ăn uống gồm 80% rau quả tươi và nước ép, ngũ cốc, hạt, các loại hạt quả, quả hạnh nhân và một ít loại trái cây đặt cơ thể trong môi trường kiềm. Chúng ta chỉ nên tiêu thụ 20% thực phẩm nấu chín, bao gồm cả đậu. Nước ép rau tươi cung cấp cho cơ thể co-enzyme có thể dễ dàng hấp thu và ngấm vào các tế bào 15 phút sau khi được tiêu thụ để nuôi dưỡng và giúp định hình các tế bào khỏe mạnh. Để có được các enzyme sống, giúp xây dựng các tế bào khỏe mạnh, chúng ta phải cố gắng uống nước ép rau (tất cả, bao gồm cỏ linh thảo) và ăn nhiều rau quả tươi 2 hoặc 3 lần mỗi ngày.b) Không nên dùng CÀ PHÊ, TRÀ và chocolate có chứa nhiều caffeine. TRÀ XANH là một lựa chọn tốt hơn vì có chất chống ung thư. Tốt nhất là uống nước tinh khiết hoặc nước lọc để tránh các chất độc và kim loại nặng trong nước thường. Không uống nước cất vì nước này có chứa axit.c) Các thành các tế bào ung thư được bao phủ bởi một loại protein rất cứng. Khi không ăn thịt, những thành tế bào phóng thích nhiều enzim hơn, tấn công các protein của các tế bào ung thư và cho phép hệ thống miễn dịch tiêu diệt các tế bào ung thư.d) Một số chất bổ sung giúp xây dựng lại hệ thống miễn dịch: Floressence, Essiac, chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất, EPA, dầu cá … giúp các tế bào để chiến đấu và tiêu diệt các tế bào ung thư. Các chất bổ sung khác như vitamin E được biết đến bởi vì nó gây ra apoptose, cách bình thường của cơ thể để loại bỏ các tế bào vô dụng hoặc bị lỗi.e) Ung thư là một căn bệnh của cơ thể, tâm trí và tinh thần. Một thái độ hoạt động và tích cực hơn sẽ giúp các bệnh nhân ung thư chiến đấu và sống còn. "Giận dữ và không hiểu biết, không tha thứ sẽ đặt cơ thể vào tình trạng căng thẳng và một môi trường axit".Học để có tâm hồn khả ái và yêu thường với một thái độ sống tích cực là rất có lợi cho sức khỏe. Học thư giãn và tận hưởng cuộc sống.f) Các tế bào ung thư không thể sống trong một môi trường dưỡng khí (oxygénée). Luyện tập thể dục hàng ngày, hít thở sâu giúp lấy thêm nhiều oxy vào các tế bào. Liệu pháp oxy là một yếu tố giúp tiêu diệt các tế bào ung thư.1. Không để hộp nhựa trong microwave.2. Không để chai nước trong tủ lạnh.3. Không để tấm nhựa trong microwave.g) Các hoá chất như dioxin gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Dioxin rất có hại, đặc biệt là đối với các tế bào cơ thể.Đừng để trong tủ lạnh chai nước nhựa bởi vì nhựa sẽ "đổ mồ hôi" dioxin và làm nhiễm độc nước uống.Gần đây, Tiến sĩ Edward Fujimoto, Giám đốc chương trình Wellness ở bệnh viện Castle, xuất hiện trong một chương trình truyền hình giải thích sự nguy hiểm của dioxin.Ông nói rằng chúng ta không nên đặt hộp nhựa trong microwave, đặc là các loại thực phẩm có chứa chất béo. Ông nói rằng do sự kết hợp của chất béo và nhiệt lượng cao, nhựa sẽ truyền dioxin vào thực phẩm và do đó vào cơ thể chúng ta. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng thủy tinh như Pyrex hoặc gốm sứ để đun nấu.
Tuesday, January 27, 2015
Một câu chuyện hoàn toàn có thật.
Phạm Tín An Ninh Những năm "cải tạo" ở miền Bắc, tôi được chuyển đi khá nhiều trại. Từ Lào Cai, xuống Hoàng Liên Sơn, rồi Nghệ Tĩnh.
Khi
mới đến Hoàng Liên Sơn, tôi được đưa đến trại Hang Dơi, nằm sâu trong
núi. Đây là một vùng sơn lâm chướng khí, nên chỉ mới gần hai năm mà tôi
đã có hơn 20 người bạn tù nằm lại vĩnh viễn ở dưới sườn đồi.
Sau đó, tôi được chuyển về trại 6/ Nghĩa Lộ. Trại này nằm gần Ban chỉ huy Tổng Trại, và cách trại 5, nơi giam giữ gần 30 tướng lãnh miền Nam, chỉ một hàng rào và mấy cái ao nuôi cá trám cỏ. Ban ngày ra ngoài lao động, tôi vẫn gặp một vài ông thầy cũ, kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện vui buồn.
Ngày nhập trại, sau khi "biên chế" xong, cán bộ giáo dục trại đưa 50 thằng chúng tôi vào một cái láng lợp bằng nứa, nền đất, ngồi chờ "đồng chí cán bộ quản giáo" đến tiếp nhận.
Vài phút sau, một sĩ quan mang quân hàm thượng úy đi vào láng. Điều trước tiên chúng tôi nhìn thấy là anh ta chỉ còn một cánh tay. Một nửa cánh tay kia chỉ là tay áo bằng kaki Nam Định, buông thỏng xuống và phất phơ qua lại theo nhịp đi của anh. Không khí trở nên ngột ngạt. Không nói ra, nhưng có lẽ trong đám tù chúng tôi ai cũng có cùng một suy nghĩ:
Sau đó, tôi được chuyển về trại 6/ Nghĩa Lộ. Trại này nằm gần Ban chỉ huy Tổng Trại, và cách trại 5, nơi giam giữ gần 30 tướng lãnh miền Nam, chỉ một hàng rào và mấy cái ao nuôi cá trám cỏ. Ban ngày ra ngoài lao động, tôi vẫn gặp một vài ông thầy cũ, kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện vui buồn.
Ngày nhập trại, sau khi "biên chế" xong, cán bộ giáo dục trại đưa 50 thằng chúng tôi vào một cái láng lợp bằng nứa, nền đất, ngồi chờ "đồng chí cán bộ quản giáo" đến tiếp nhận.
Vài phút sau, một sĩ quan mang quân hàm thượng úy đi vào láng. Điều trước tiên chúng tôi nhìn thấy là anh ta chỉ còn một cánh tay. Một nửa cánh tay kia chỉ là tay áo bằng kaki Nam Định, buông thỏng xuống và phất phơ qua lại theo nhịp đi của anh. Không khí trở nên ngột ngạt. Không nói ra, nhưng có lẽ trong đám tù chúng tôi ai cũng có cùng một suy nghĩ:
- Đây mới đích thực là nợ máu đây, biết trả như thế nào cho đủ?
Nhưng bất ngờ, người cán bộ quản giáo đến trước chúng tôi, miệng nở nụ cười. Nhìn khuôn mặt hiền lành, và ánh mắt thật thà, chúng tôi cũng bớt lo âu.
Bằng một giọng đặt sệt Nghệ Tỉnh, anh quản giáo giới thiệu tên mình: Nguyễn văn Thà, rồi "báo cáo" môt số nội quy, yêu cầu của Trại. Anh đưa cho anh đội trưởng một tập vở học trò, phát cho anh em mỗi người một tờ giấy để làm bản "lý lịch trích ngang".
Tôi đang ngồi hý hoáy viết cái bản kê khai lý lịch ba đời với bao nhiêu thứ "tội" dưới biển trên trời mà tôi đã thuộc lòng từ lâu lắm - bởi đã phải viết đến cả trăm lần, ngay cả những lần bị đánh thức lúc nửa đêm - bỗng nghe tiếng anh quản giáo hỏi:
- Trong này có anh nào thuộc Sư 23?
Tôi im lặng giây lát rồi lên tiếng:
- Thưa cán bộ, có tôi ạ.
- Anh ở trung đoàn mấy.
- Trung Đoàn 44.
- Vậy anh có tham dự trận đánh Trung Nghĩa ở KonTum đầu mùa hè 1972?
- Vâng, có ạ.
Anh quản giáo đưa cánh tay bị mất một nửa, chỉ còn cái tay áo đong đưa, lên:
- Tôi bị mất cánh tay này trong trận đó.
Nhìn qua anh em, thấy tất cả mọi con mắt đều dồn về phía tôi. Để lấy lại bình tĩnh, tôi làm ra vẻ chủ động:
- Lúc ấy cán bộ ở đơn vị nào?
- Tôi ở trung đoàn xe tăng thuộc Sư 320.
Anh quản giáo rảo mắt nhìn quanh, rồi hạ giọng tiếp tục:
- Trận ấy đơn vị tôi thua nặng. Cả một tiểu đoàn tăng của tôi còn có 2 chiếc. Chiếc T54 của tôi bị bắn cháy. Tôi thoát được ra ngoài, nhưng bị các anh bắt làm tù binh.
- Sau đó cán bộ được trao trả? tôi hỏi.
- Tôi bị thương nặng lắm, do chính đạn trong xe tôi phát nổ. Tôi được các anh đưa về quân y viện Pleiku chữa trị. Nhờ vậy mà tôi còn sống và được trao trả tù binh đợt cuối cùng năm 1973, sau khi có hiệp định Ba Lê.
Nhưng bất ngờ, người cán bộ quản giáo đến trước chúng tôi, miệng nở nụ cười. Nhìn khuôn mặt hiền lành, và ánh mắt thật thà, chúng tôi cũng bớt lo âu.
Bằng một giọng đặt sệt Nghệ Tỉnh, anh quản giáo giới thiệu tên mình: Nguyễn văn Thà, rồi "báo cáo" môt số nội quy, yêu cầu của Trại. Anh đưa cho anh đội trưởng một tập vở học trò, phát cho anh em mỗi người một tờ giấy để làm bản "lý lịch trích ngang".
Tôi đang ngồi hý hoáy viết cái bản kê khai lý lịch ba đời với bao nhiêu thứ "tội" dưới biển trên trời mà tôi đã thuộc lòng từ lâu lắm - bởi đã phải viết đến cả trăm lần, ngay cả những lần bị đánh thức lúc nửa đêm - bỗng nghe tiếng anh quản giáo hỏi:
- Trong này có anh nào thuộc Sư 23?
Tôi im lặng giây lát rồi lên tiếng:
- Thưa cán bộ, có tôi ạ.
- Anh ở trung đoàn mấy.
- Trung Đoàn 44.
- Vậy anh có tham dự trận đánh Trung Nghĩa ở KonTum đầu mùa hè 1972?
- Vâng, có ạ.
Anh quản giáo đưa cánh tay bị mất một nửa, chỉ còn cái tay áo đong đưa, lên:
- Tôi bị mất cánh tay này trong trận đó.
Nhìn qua anh em, thấy tất cả mọi con mắt đều dồn về phía tôi. Để lấy lại bình tĩnh, tôi làm ra vẻ chủ động:
- Lúc ấy cán bộ ở đơn vị nào?
- Tôi ở trung đoàn xe tăng thuộc Sư 320.
Anh quản giáo rảo mắt nhìn quanh, rồi hạ giọng tiếp tục:
- Trận ấy đơn vị tôi thua nặng. Cả một tiểu đoàn tăng của tôi còn có 2 chiếc. Chiếc T54 của tôi bị bắn cháy. Tôi thoát được ra ngoài, nhưng bị các anh bắt làm tù binh.
- Sau đó cán bộ được trao trả? tôi hỏi.
- Tôi bị thương nặng lắm, do chính đạn trong xe tôi phát nổ. Tôi được các anh đưa về quân y viện Pleiku chữa trị. Nhờ vậy mà tôi còn sống và được trao trả tù binh đợt cuối cùng năm 1973, sau khi có hiệp định Ba Lê.
Dạo đó, miền Bắc, đặc biệt trên vùng Hoàng Liên Sơn, trời lạnh lắm. Mỗi láng được đào một cái hầm giữa nhà, đốt những gốc cây được anh em nhặt ngoài rừng, sau giờ lao động, mang về sưởi ấm. Tối nào, anh quản giáo cũng xuống sinh hoạt với anh em. Gọi là sinh hoạt, nhưng thực ra anh chỉ tâm tình những chuyện vui buồn đời lính, thăm hỏi hoàn cảnh của anh em tù, và khuyên anh em nên cố gắng giữ gìn sức khỏe, đừng làm điều gì sai phạm để không phải nghe mấy ông cán bộ nặng lời. Anh thường nói:
- Tôi rất đau lòng, khi thấy các anh phải nghe những lời thô lỗ. Tôi biết các anh đều là những người có trình độ văn hóa và ai cũng đã từng chỉ huy.
Mùa đông, không trồng trọt được, nên khẩu phần ăn của một người tù chỉ có một miếng bánh mì đen bằng hai ngón tay, hoặc lưng một bát bắp hạt. Phần thiếu ăn, một phần ẩm ướt thiếu vệ sinh, nên nhiều anh em tù bị bệnh kiết lỵ. Thuốc men hoàn toàn không có, nên bệnh kéo dài lâu ngày. Nhiều người đứng không vững.
Một buổi chiều cuối đông, mưa phùn rả rích, sương mù giăng kín cả thung lũng trại tù, cả đám tù chúng tôi ngồi co ro trong láng, cố nhai từng hạt bắp cứng như viên sỏi, nhìn ra cánh đồng phía trước, thấp thoáng một người mang áo tơi (loại áo mưa kết bằng lá cây) chạy lúp xúp từ chỗ này đến chỗ khác, cho đến khi trời tối.
Đêm đó, như thường lệ, anh Thà xuống sinh hoạt với anh em bên bếp lửa. Anh bảo nhỏ anh đội trưởng:- Tôi để một giỏ cá đàng sau láng. Trước giờ ngủ, anh ra mang vào, chia cho mấy anh bị bệnh kiết lỵ đang mất sức để các anh bồi dưỡng. Nhớ giữ kín, đừng để trên biết.
Bây giờ anh em mới hiểu, người mà chiều nay, đặt lờ bắt cá ngoài đồng ruộng chính là quản giáo Thà. Ai cũng cảm động.
Biết là anh em tù bị đói triền miên, nhất là sau mùa đông dài, một buổi sáng đầu mùa xuân, quản giáo Thà đưa cả đội 50 người tù lên một đồi trồng toàn sắn của một hợp tác xã nào đó. Sắn đầu mùa, củ còn nhỏ. Anh chỉ cho anh em cách đào lấy củ mà thân sắn vẫn còn nguyên; đào mấy cái bếp "Hoàng Cầm" để luộc sắn mà không ai phát hiện có khói. Anh dắt hai anh tù xuống đồi xách hai thùng nước mang lên, căn dặn anh em thay phiên nhau luộc sắn ăn cho no. Anh đích thân ở lại đứng gác, nếu có ai vào, anh vờ ra lệnh "chuẩn bị đi về", anh em tức khắc dấu hết "tang vật" xuống một cái hố đã đào sẵn.
Dường như đó là cái ngày duy nhất mà 50 người tù chúng tôi được no -dù chỉ là no sắn-
Không biết tối hôm ấy, trong giờ "giao ban", quản giáo Thà đã báo cáo với ban chỉ huy trại là đội tù của chúng tôi đã phát được bao nhiêu hecta rừng?
Mỗi lần ra bãi thấy anh em lao động nặng nhọc, anh Thà bảo nhỏ:
- Anh em làm việc vừa phải, khi nào mệt thì ta nghỉ. Nhớ giữ gìn sức khỏe, vì thời gian cải tạo còn dài lắm.
Vào một dịp Tết, cầm giấy nghỉ phép trong tay, nhưng anh không về nhà, mà ở lại với anh em. Số tiền lương vừa lãnh được, anh mua mấy bánh thuốc lào, vài ký kẹo lạc, biếu anh em ăn tết. Lần ấy, anh tâm sự thật nhiều với anh em:
- Lần bị thương năm 1972 ở Kontum, tôi nghĩ là tôi đã chết. Vết thương quá nặng, lại phải nằm trong rừng rậm một mình, không có thức ăn, nước uống. Trong lúc tuyệt vọng nhất, tôi bất ngờ được một đơn vị của Sư 23 các anh phát giác. Các anh băng bó vết thương, cho tôi ăn uống, tận tình săn sóc tôi như một người đồng ngũ. Các anh luân phiên khiêng tôi ra khỏi khu rừng rậm, gọi máy bay tản thương đến đưa tôi về bệnh viện. Trời tối, máy bay chưa xuống được, đảo mấy vòng, thì vị trí bị lộ. Các anh bị pháo kích, may mà không có ai bị thương. Các anh lại phải vội vàng di chuyển đi nơi khác. Cả khu rừng chỉ có một khe đá là nơi trú ẩn an toàn, các anh lại dành cho tôi, rồi phân tán mỏng. Tôi được hai anh y tá săn sóc suốt cả đêm. Người chỉ huy hôm ấy là một anh rất trẻ, mang quân hàm trung úy, mấy lần ôn tồn hỏi thăm tôi và khuyên tôi cố gắng để được đưa về quân y viện chữa trị. Anh còn cho tôi nửa bao thuốc lá còn lại của anh, bảo tôi hút thuốc để quên bớt cơn đau của vết thương.
Sáng
sớm hôm sau, tôi được máy bay tản thương đưa tôi về quân y viện Pleiku.
Ở đây, mặc dù tôi phải nằm riêng, nhưng được bác sĩ các anh chăm sóc
tận tình. Tất cả đã đối xử với tôi như người đồng đội. Có lần, một phái
đoàn đến ủy lạo thương binh các anh, họ cũng đến thăm, cho tôi quà, và
an ủi tôi thật chân tình.
Vết
thương vừa lành, thì tôi được lệnh trao trả tù binh. Khi chia tay, bệnh
viện còn cho tôi nhiều thuốc men và một số đồ dùng. Lòng tôi tràn ngập
cảm xúc. Tôi nghẹn ngào trước tình con người, tình dân tộc mà các anh đã
dành cho tôi. Tình cảm ấy tôi chôn chặt tận đáy lòng, không dám tâm sự cùng ai, vì lòng tôi lúc nào cũng nghĩ đến vợ con tôi, và nhất là người mẹ già gần tuổi 80 đang ngày đêm mong chờ tôi trở về.
Anh cố gắng giữ bình tĩnh, nhưng rõ ràng là giọng nói của anh sắp nghẹn ngào.
- Khi về lại ngoài Bắc, người ta có còn tin cậy anh không? - một anh tù hỏi.
- Ngay sau khi được trao trả, tôi phải vất hết thuốc men và những thứ các anh cho. Tôi cố dấu mấy viên thuốc trụ sinh phòng nhiễm trùng, nhưng họ khám xét kỹ quá, tôi phải tìm cách vất đi. Trước khi đưa về Bắc, chúng tôi được học tập hơn một tháng, làm kiểm điểm và lên án sự đối xử tàn ác của các anh. Tôi thấy xấu hổ lắm khi nói điều ngược lại, nhưng rồi ai cũng thế, không thể làm khác hơn. Chính vì vậy mà lòng tôi cứ dằn vặt mãi cho đến hôm nay.
Thời gian vàng son của năm mươi người tù đội 4 trại 6/ Nghĩa Lộ, Hoàng Liên Sơn, kéo dài không quá sáu tháng.
Một buổi sáng sớm, khi sương mù còn vương trên thung lũng trại tù, một người đạp chiếc xe đạp vội vã rời ban chỉ huy trại. Sau xe đèo theo một cái rương bằng gỗ và một túi đeo lưng bộ đội. Một vài anh em nhận ra anh Thà và báo cho anh em. Cả một đội 50 người tù vừa mới thức dậy, còn ngái ngủ, chạy ùa ra sân, vẫy tay gọi. Anh Thà không nhìn lại, đưa cánh tay chỉ còn một nửa lên vẫy vẫy, rồi biến dạng trước cổng trại.
Anh cố gắng giữ bình tĩnh, nhưng rõ ràng là giọng nói của anh sắp nghẹn ngào.
- Khi về lại ngoài Bắc, người ta có còn tin cậy anh không? - một anh tù hỏi.
- Ngay sau khi được trao trả, tôi phải vất hết thuốc men và những thứ các anh cho. Tôi cố dấu mấy viên thuốc trụ sinh phòng nhiễm trùng, nhưng họ khám xét kỹ quá, tôi phải tìm cách vất đi. Trước khi đưa về Bắc, chúng tôi được học tập hơn một tháng, làm kiểm điểm và lên án sự đối xử tàn ác của các anh. Tôi thấy xấu hổ lắm khi nói điều ngược lại, nhưng rồi ai cũng thế, không thể làm khác hơn. Chính vì vậy mà lòng tôi cứ dằn vặt mãi cho đến hôm nay.
Thời gian vàng son của năm mươi người tù đội 4 trại 6/ Nghĩa Lộ, Hoàng Liên Sơn, kéo dài không quá sáu tháng.
Một buổi sáng sớm, khi sương mù còn vương trên thung lũng trại tù, một người đạp chiếc xe đạp vội vã rời ban chỉ huy trại. Sau xe đèo theo một cái rương bằng gỗ và một túi đeo lưng bộ đội. Một vài anh em nhận ra anh Thà và báo cho anh em. Cả một đội 50 người tù vừa mới thức dậy, còn ngái ngủ, chạy ùa ra sân, vẫy tay gọi. Anh Thà không nhìn lại, đưa cánh tay chỉ còn một nửa lên vẫy vẫy, rồi biến dạng trước cổng trại.
* * *
Chiếc
thuyền nhỏ mang theo trên 30 người vượt biển, trong đó có tôi và ba
người bạn cùng tù ở Nghĩa Lộ ngày trước, ra đến hải phận quốc tế hai
ngày thì gặp bão. Chúng tôi may mắn được một chiếc tàu chuyên chở dầu
hỏa của vương quốc Nauy, trên đường từ Nhật sang Singapore , cứu vớt.
Hai ngày đêm trên tàu là cả một thiên đường. Từ vị thuyền trưởng đến anh
thủy thủ, chị bác sĩ, y tá, đều hết lòng săn sóc lo lắng cho chúng tôi.
Hôm rời tàu để được chuyển đến trại tị nạn Singapore , chúng tôi quá
xúc động không ai cầm được nước mắt. Tất cả thủy thủ đoàn đều ra đứng thành hai hàng dài trên boong tàu, ai nấy đều khóc sướt mướt ôm lấy từng người chúng tôi mà chia tay.
Rồi
những ngày sống trong trại, chúng tôi được thầy cô giáo và ông đại sứ
Nauy, thường xuyên có mặt lo lắng cho chúng tôi đủ điều. Chúng tôi vừa
xúc động vừa đau đớn. Nỗi đau của một người vừa mới bị anh em một nhà
hành hạ, đuổi xô đến bước đường cùng, phải bỏ nhà bỏ xứ để thoát thân
trong cái chết, bây giờ lại được những kẻ xa lạ không cùng ngôn ngữ, màu
da, màu tóc, lại hết lòng đùm bọc yêu thương. Mang cái ân tình đó,
chúng tôi chọn Nauy là nơi tạm gởi phần đời còn lại của mình.
Bốn anh em, những người cùng tù Nghĩa Lộ năm nào, được sắp xếp ở gần nhau. Mỗi ngày gặp nhau đều nhắc lại những năm tháng khốn khổ trong tù. Đặc biệt khi nhắc tới quản giáo Thà, ai trong chúng tôi cũng ngậm ngùi, nghĩ đến một người không cùng chiến tuyến mà còn có được tấm lòng.
Bốn anh em, những người cùng tù Nghĩa Lộ năm nào, được sắp xếp ở gần nhau. Mỗi ngày gặp nhau đều nhắc lại những năm tháng khốn khổ trong tù. Đặc biệt khi nhắc tới quản giáo Thà, ai trong chúng tôi cũng ngậm ngùi, nghĩ đến một người không cùng chiến tuyến mà còn có được tấm lòng.
Sau lần bị "hạ tầng công tác" ở trại tù Nghĩa Lộ, không biết anh đi về đâu, nhưng chắc chắn là bây giờ cũng vất vả lắm.
Sau hai năm theo học, tôi được nhận vào làm trong ngân hàng bưu điện trung ương. Tại đây, tôi quen với Kenneth Hansen, một bạn đồng nghiệp còn trẻ tuổi, lại ở gần nhà, nên sau này trở nên thân tình. Anh ta là sinh viên đang theo học về kinh tế, chỉ làm việc thêm ngoài giờ học. Làm chung gần một năm, thì anh bạn Nauy này lại được nhận vào một công ty lớn và sang làm việc ở chi nhánh bên Ấn Độ.
Bẵng đi vài năm, bất ngờ một hôm anh gọi điện thoại báo là sẽ đến thăm tôi và đem đến cho tôi một bất ngờ. Và đúng là bất ngờ thật, vì cùng đến với anh là một người con gái Việt nam. Anh giới thiệu với vợ chồng tôi, đó là vị hôn thê của anh.
Cô gái tên Đoan, nói giọng Hà Nội chính tông. Gặp chúng tôi ở một nơi xa lạ, cô vui mừng lắm, nhưng khi nhìn thấy tấm ảnh của tôi treo trên tường, mang quân phục và cấp bậc của quân đội VNCH, cô có vẻ ái ngại. Biết vậy, chúng tôi cũng niềm nỡ, đùa cợt cho cô được tự nhiên.
Sau hai năm theo học, tôi được nhận vào làm trong ngân hàng bưu điện trung ương. Tại đây, tôi quen với Kenneth Hansen, một bạn đồng nghiệp còn trẻ tuổi, lại ở gần nhà, nên sau này trở nên thân tình. Anh ta là sinh viên đang theo học về kinh tế, chỉ làm việc thêm ngoài giờ học. Làm chung gần một năm, thì anh bạn Nauy này lại được nhận vào một công ty lớn và sang làm việc ở chi nhánh bên Ấn Độ.
Bẵng đi vài năm, bất ngờ một hôm anh gọi điện thoại báo là sẽ đến thăm tôi và đem đến cho tôi một bất ngờ. Và đúng là bất ngờ thật, vì cùng đến với anh là một người con gái Việt nam. Anh giới thiệu với vợ chồng tôi, đó là vị hôn thê của anh.
Cô gái tên Đoan, nói giọng Hà Nội chính tông. Gặp chúng tôi ở một nơi xa lạ, cô vui mừng lắm, nhưng khi nhìn thấy tấm ảnh của tôi treo trên tường, mang quân phục và cấp bậc của quân đội VNCH, cô có vẻ ái ngại. Biết vậy, chúng tôi cũng niềm nỡ, đùa cợt cho cô được tự nhiên.
Cô cho biết cô là bạn thân với nữ ca sĩ Ái Vân
từ lúc hai người còn đi học ở Hà Nội. Sau sáu năm du học ở Đông Đức,
rồi Liên Xô, cô được sang thực tập tại Ấn Độ. Chính tại đây cô có dịp
gặp và quen với chàng trai Nauy này. Khi ấy cô đã có chồng và một đứa
con trai. Người chồng trước cùng du học ở Liên Xô, sau này trở thành một
cán bộ cao cấp trong ngành dầu khí tại Hà Nội.
Sau thời gian thực tập ở Ấn Độ trở về, cô được bạn bè và người thân cho biết là anh chồng đã cặp một cô gái khác
chỉ một vài tuần sau ngày cô đi. Cô đem việc này nói phải trái với
chồng, lại bị anh ta hành hung và nói những lời thô lỗ. Cô vừa buồn vừa
giận, bỏ chồng, xin sang học tiếp chương trình Tiến sĩ tại một đại học ở
Đông Đức.
Sau ngày bức tường Bá Linh ô nhục bị nhân dân Đức phá sập, nước CHND Đức (Đông Đức) bỗng chốc không còn nữa. Cô không về nước mà tìm cách trốn sang Tây Đức.
Sau ngày bức tường Bá Linh ô nhục bị nhân dân Đức phá sập, nước CHND Đức (Đông Đức) bỗng chốc không còn nữa. Cô không về nước mà tìm cách trốn sang Tây Đức.
Qua
một thời gian hết sức khó khăn, cô may mắn liên lạc được với anh
Kenneth Hansen, để được bảo lãnh sang Nauy. Biết cô thuộc gia đình một đảng viên cộng sản cao cấp, bởi cô được du học ở nhiều nước thuộc khối cộng sản trước đây, nhưng tôi không hỏi vì sợ cô ngại.
Sau
này chính Kenneth Hansen cho biết bố của cô trước kia là đại sứ Việt
Nam tại Liên Xô cũ. Sau ngày Liên Xô sụp đổ, kéo theo sự tan vỡ của toàn
khối cộng sản Đông Âu, ông xót xa nhìn ra được một điều gì đó. Trở về
Việt Nam , ông không còn được nhà nước Cộng sản trọng dụng, trở thành kẻ
bất mãn, cả ngày nằm nhà không tiếp xúc một ai.
Sau một thời gian, được cấp quốc tịch Nauy, cô Đoan trở về Việt Nam thăm gia đình, đặc biệt là người cha già đang ốm nặng. Nhân tiện xin mang đứa con trai sang Nauy với cô.
Việc cô Đoan trở về Hà Nội, làm tôi nghĩ đến anh quản giáo Nguyễn văn Thà thuở trước.
Sau một thời gian, được cấp quốc tịch Nauy, cô Đoan trở về Việt Nam thăm gia đình, đặc biệt là người cha già đang ốm nặng. Nhân tiện xin mang đứa con trai sang Nauy với cô.
Việc cô Đoan trở về Hà Nội, làm tôi nghĩ đến anh quản giáo Nguyễn văn Thà thuở trước.
Tôi cùng với mấy người bạn tù cũ, góp một số tiền khoảng 800 đôla,
nhờ cô Đoan về Nghệ Tĩnh tìm và trao lại cho anh, như để tỏ chút lòng
biết ơn một người bao nhiêu năm sống trong đám bùn lầy nước đọng mà vẫn
còn giữ sạch được tấm lòng. Việc tìm anh không phải dễ dàng, vì chúng
tôi không biết nhiều về anh. Trong mảnh giấy nhắn tin, chỉ vỏn vẹn vài
chữ: "ông Nguyễn văn Thà, gốc Nghệ Tĩnh, khoảng năm 1979 là thượng úy,
làm quản giáo trại tù cải tạo số 6/ Nghĩa Lộ, Hoàng Liên Sơn".
Cô
Đoan vui vẻ nhận lời và hứa sẽ tìm đủ mọi cách để gặp hoặc liên lạc anh
Thà. Cô cũng cho biết là cô có ông chú họ hiện làm việc tại bộ quốc
phòng. Cô sẽ nhờ ông ta tìm hộ.
Một tháng sau, cô Đoan trở lại Nauy, báo cho chúng tôi biết là ông chú của cô không tìm thấy tên Nguyễn văn Thà trong danh sách sĩ quan. Ông đoán là anh ta đã bị phục viên từ lâu lắm rồi. Cô đã đích thân vào Nghệ Tĩnh, hỏi thăm mọi cơ quan, nhưng không ai biết. Cuối cùng cô phải thuê mấy tờ báo địa phương đăng lời nhắn tin, trong đó có ghi số điện thoại của tôi. Cô còn cho biết là nhân tiện có mặt ở Nghệ Tĩnh thì cô nhờ họ thôi, chứ không có nhiều hy vọng gì, vì chỉ một ít người ở thành phố có báo đọc.
Thời gian trôi qua, bận bịu bao nhiêu việc làm ăn, lo cho con cái, để kịp hội nhập vào đời sống trên quê hương mới, chúng tôi không còn ai nhắc đến chuyện anh Thà.
Bỗng một hôm, khi đang say ngủ, nghe tiếng điện thoại reo, tôi giật mình tỉnh giấc. Xem đồng hồ, hơn hai giờ sáng. Mùa đông Bắc Âu, nhiệt độ bên ngoài cửa sổ chỉ - 20 độ C. Tôi ái ngại. Giờ này mà ai gọi điện thoại thì phải có điều gì khẩn cấp lắm. Tôi bốc ống nghe. Đầu giây bên kia là giọng một cô gái, nói tiếng Việt rất khó nghe. Cô hối hả, nhưng rất lễ phép, xin được gặp tôi. Cô cẩn thận nhắc lại tên tôi hai lần, với đầy đủ họ và tên.
- Xin lỗi, cô là ai và đang ở đâu ạ? Tôi hỏi.
- Dạ, cháu là Hà, Nguyễn Thị Hà, cháu đang ở Ba Lan ạ.
Tôi im lặng. Thoáng lục lọi trong trí nhưng tôi không nhớ là mình đã quen ai tên Hà. Bên kia đầu giây, cô gái lên tiếng:
- Bác có còn nhớ ông Thà, làm quản giáo ở Nghĩa Lộ không ạ?
- Ông Thà, Nguyễn văn Thà, bác nhớ, nhưng cô là gì của ông Thà, và sao lại ở Ba-Lan?
- Dạ, ông Thà là bố cháu. Cháu ở Ba-Lan với một đứa em trai. Bọn cháu khổ lắm Bác ạ. Tiếng cô gái sụt sùi.
- Cháu cho bác số phôn, bác gọi lại ngay, để cháu khỏi tốn tiền.
Tôi gọi lại, và nghe tâm sự não nề của cô gái. Cô và em trai, tên Tĩnh, được bố mẹ lo lắng, chạy vạy, bán hết đồ đạc trong nhà, kể cả chiếc xe đạp Trung quốc mà cha cô nâng niu như là một thứ gia bảo, vay mượn thêm, lo cho hai chị em cô sang lao động ở Ba-Lan. Sau khi chính quyền cộng sản Ba-Lan bị cuốn theo làn sóng dân chủ ở Đông Âu, chị em cô cùng hầu hết những người được chính quyền Việt Nam gởi sang lao động, đã không về nước, trốn ở lại. Vì sống bất hợp pháp, nên không tìm được việc làm chính thức. Hầu hết làm chui, buôn bán thuốc lá lậu. Một số trở thành ăn cắp, băng đảng, quay lại cướp bóc hoặc tống tiền chính những người đồng hương, đồng cảnh. Số người Việt này trở thành mối bận tâm không nhỏ cho những chính quyền mới ở các nước Đông Âu.
Hai chị em cô Hà thuê một căn gác nhỏ trong thành phố Warszawa, nhận thuốc lá của một người khác, mang đi bán. Nhưng mỗi lần dành dụm được một ít, chưa kịp gởi về giúp gia đình thì bị cướp sạch. Một hôm, cậu em trai nhận thuốc lá mang đi bán, bị cảnh sát bắt và phát hiện là số thuốc lá kia vừa bị mất cắp tại một cửa hàng Ba-Lan. Vì vậy cậu em trai bị nhốt vào tù, còn cô Hà thì đang bị truy nã. Việc xảy ra một ngày trước khi cô Hà gọi điện thoại cho tôi.
- Bây giờ cháu đang ở đâu? Tôi hỏi.
- Cháu đang trốn ở nhà một người bạn, nhưng cô ta không dám chứa cháu lâu. Cháu không biết phải làm sao, thì bất ngờ nhớ đến lá thư của ba cháu gởi cho cháu cách nay vài tháng. Ba cháu bảo cháu trong trường hợp rất cần thiết mới gọi cho bác.
- Ba cháu bây giờ làm gì?
- Ông bị ốm nặng. Cách nay hai năm bị tai biến mạch máu não, liệt nửa người, nên chỉ nằm một chỗ. Vì vậy nên chị em cháu trốn ở lại đây để kiếm tiền gởi về cho bố cháu điều trị và sống qua ngày bác ạ.
Tôi ghi số điện thoại, địa chỉ người bạn của Hà, tên nhà tù mà Tĩnh, em trai của Hà đang bị giam giữ, trấn an và hẹn sẽ gặp cô trong một ngày rất gần ở Ba-Lan.
Tôi nhớ tới một người bạn Ba-lan, anh Zbigniew Piwko. Chúng tôi quen khá thân lúc cả hai vừa mới đến Nauy. Anh ta lớn hơn tôi ba tuổi. Trước kia là một đại tá không quân, chỉ huy môt không đoàn chiến đấu thuộc quân đội cộng sản Ba-Lan. Về sau, anh ta ngầm ủng hộ Công Đoàn Đoàn Kết do ông Walesa lãnh đạo. Hành tung bại lộ, trong khi bị truy bắt, anh đã lấy một chiếc trực thăng, chở gia đình, gồm người vợ và hai đứa con, bay sang Tây Đức. Theo sự thỉnh cầu của anh, gia đình anh được chính phủ Nauy đặc biệt nhận cho tị nạn chính trị.
Anh và tôi học tiếng Nauy cùng một lớp, và sau đó có một thời gian chúng tôi cùng làm thông dịch cho Sở Cảnh Sát. Nhưng chỉ hơn một năm sau, thì tình hình chính trị ở Ba-Lan thay đổi bất ngờ. Công Đoàn Đoàn Kết của ông Walesa lãnh đạo đã thắng lợi vẻ vang. Ông được bầu làm Tổng Thống đầu tiên của nước Ba-Lan dân chủ. Anh Piwko, người bạn tị nạn của tôi, được mời về nước để giữ môt chức vụ khá lớn trong ngành cảnh sát. Vào những dịp Giáng sinh, nhớ đến tôi, anh gởi thiệp mừng giáng sinh và năm mới. Anh kể đủ thứ chuyện về xứ sở của anh, về niềm vui và hy vọng của người dân Ba-Lan bây giờ. Sau tấm thiệp không đủ chỗ nên lúc nào anh cũng viết kèm theo vài trang giấy. Anh mời vợ chồng tôi có dịp thu xếp sang chơi với gia đình anh vài hôm và xem đất nước Ba-Lan của anh đang hồi sinh trong dân chủ.
Sáng hôm sau, tôi tìm lại số phôn và gọi cho anh. Anh rất vui mừng khi nghe tôi báo tin sang thăm. Vì đi vội, nên tôi chỉ đi một mình. Vợ chồng anh đón tôi ở phi trường, nơi dành cho VIP (thượng khách). Anh chị còn cho biết là rất thú vị khi có dịp được dùng lại ngôn ngữ Nauy để nói chuyện với tôi. Tôi thực sự xúc động trước sự tiếp đón nồng hậu mà gia đình anh đã dành cho tôi. Tôi ngại ngùng không dám nói với anh những điều muốn nhờ anh giúp. Nhưng rồi cuối cùng, tôi cũng phải tâm tình cùng anh về chuyện anh quản giáo Thà trong trại tù Nghĩa Lộ năm nào, và hoàn cảnh khốn cùng của hai đứa con hiện đang ở tại đây, ngay trên đất nước Ba-Lan của anh. Nghe tôi kể, anh ngậm ngùi giây lát rồi đứng lên ôm vai tôi, hứa sẽ hết lòng giúp tôi về việc này.
Anh đưa tôi đến gặp hai chị em cháu Hà. Đưa Hà về nhà ở với gia đình anh. Hai hôm sau anh làm thủ tục bảo lãnh Tĩnh, em của Hà từ trại tù về.
Trước khi về lại Nauy, tôi đã thức trọn một đêm để tâm tình khuyên lơn hai chị em Hà, biếu cho hai cháu một số tiền để tạm sinh sống và chuyển về Việt nam biếu anh Thà, bố hai cháu. Trên đường đưa tôi ra phi trường, vợ chồng Piwko bảo tôi yên tâm, anh chị xem hai chị em Hà như là cháu trong nhà và sẽ tận tình lo lắng cho hai cháu.
Hơn một tháng sau, Piwko gọi phôn báo cho tôi tin mừng: hai chị em Hà đã được Piwko bảo trợ, được cấp giấy tờ chính thức cư trú tại Ba-lan. Hai cháu đang được học ngôn ngữ Ba-lan. Hà, vì lớn tuổi, nên sẽ xin việc làm. Tĩnh, em Hà, sẽ được tiếp tục theo học tại một trường trung học.
Một tháng sau, cô Đoan trở lại Nauy, báo cho chúng tôi biết là ông chú của cô không tìm thấy tên Nguyễn văn Thà trong danh sách sĩ quan. Ông đoán là anh ta đã bị phục viên từ lâu lắm rồi. Cô đã đích thân vào Nghệ Tĩnh, hỏi thăm mọi cơ quan, nhưng không ai biết. Cuối cùng cô phải thuê mấy tờ báo địa phương đăng lời nhắn tin, trong đó có ghi số điện thoại của tôi. Cô còn cho biết là nhân tiện có mặt ở Nghệ Tĩnh thì cô nhờ họ thôi, chứ không có nhiều hy vọng gì, vì chỉ một ít người ở thành phố có báo đọc.
Thời gian trôi qua, bận bịu bao nhiêu việc làm ăn, lo cho con cái, để kịp hội nhập vào đời sống trên quê hương mới, chúng tôi không còn ai nhắc đến chuyện anh Thà.
Bỗng một hôm, khi đang say ngủ, nghe tiếng điện thoại reo, tôi giật mình tỉnh giấc. Xem đồng hồ, hơn hai giờ sáng. Mùa đông Bắc Âu, nhiệt độ bên ngoài cửa sổ chỉ - 20 độ C. Tôi ái ngại. Giờ này mà ai gọi điện thoại thì phải có điều gì khẩn cấp lắm. Tôi bốc ống nghe. Đầu giây bên kia là giọng một cô gái, nói tiếng Việt rất khó nghe. Cô hối hả, nhưng rất lễ phép, xin được gặp tôi. Cô cẩn thận nhắc lại tên tôi hai lần, với đầy đủ họ và tên.
- Xin lỗi, cô là ai và đang ở đâu ạ? Tôi hỏi.
- Dạ, cháu là Hà, Nguyễn Thị Hà, cháu đang ở Ba Lan ạ.
Tôi im lặng. Thoáng lục lọi trong trí nhưng tôi không nhớ là mình đã quen ai tên Hà. Bên kia đầu giây, cô gái lên tiếng:
- Bác có còn nhớ ông Thà, làm quản giáo ở Nghĩa Lộ không ạ?
- Ông Thà, Nguyễn văn Thà, bác nhớ, nhưng cô là gì của ông Thà, và sao lại ở Ba-Lan?
- Dạ, ông Thà là bố cháu. Cháu ở Ba-Lan với một đứa em trai. Bọn cháu khổ lắm Bác ạ. Tiếng cô gái sụt sùi.
- Cháu cho bác số phôn, bác gọi lại ngay, để cháu khỏi tốn tiền.
Tôi gọi lại, và nghe tâm sự não nề của cô gái. Cô và em trai, tên Tĩnh, được bố mẹ lo lắng, chạy vạy, bán hết đồ đạc trong nhà, kể cả chiếc xe đạp Trung quốc mà cha cô nâng niu như là một thứ gia bảo, vay mượn thêm, lo cho hai chị em cô sang lao động ở Ba-Lan. Sau khi chính quyền cộng sản Ba-Lan bị cuốn theo làn sóng dân chủ ở Đông Âu, chị em cô cùng hầu hết những người được chính quyền Việt Nam gởi sang lao động, đã không về nước, trốn ở lại. Vì sống bất hợp pháp, nên không tìm được việc làm chính thức. Hầu hết làm chui, buôn bán thuốc lá lậu. Một số trở thành ăn cắp, băng đảng, quay lại cướp bóc hoặc tống tiền chính những người đồng hương, đồng cảnh. Số người Việt này trở thành mối bận tâm không nhỏ cho những chính quyền mới ở các nước Đông Âu.
Hai chị em cô Hà thuê một căn gác nhỏ trong thành phố Warszawa, nhận thuốc lá của một người khác, mang đi bán. Nhưng mỗi lần dành dụm được một ít, chưa kịp gởi về giúp gia đình thì bị cướp sạch. Một hôm, cậu em trai nhận thuốc lá mang đi bán, bị cảnh sát bắt và phát hiện là số thuốc lá kia vừa bị mất cắp tại một cửa hàng Ba-Lan. Vì vậy cậu em trai bị nhốt vào tù, còn cô Hà thì đang bị truy nã. Việc xảy ra một ngày trước khi cô Hà gọi điện thoại cho tôi.
- Bây giờ cháu đang ở đâu? Tôi hỏi.
- Cháu đang trốn ở nhà một người bạn, nhưng cô ta không dám chứa cháu lâu. Cháu không biết phải làm sao, thì bất ngờ nhớ đến lá thư của ba cháu gởi cho cháu cách nay vài tháng. Ba cháu bảo cháu trong trường hợp rất cần thiết mới gọi cho bác.
- Ba cháu bây giờ làm gì?
- Ông bị ốm nặng. Cách nay hai năm bị tai biến mạch máu não, liệt nửa người, nên chỉ nằm một chỗ. Vì vậy nên chị em cháu trốn ở lại đây để kiếm tiền gởi về cho bố cháu điều trị và sống qua ngày bác ạ.
Tôi ghi số điện thoại, địa chỉ người bạn của Hà, tên nhà tù mà Tĩnh, em trai của Hà đang bị giam giữ, trấn an và hẹn sẽ gặp cô trong một ngày rất gần ở Ba-Lan.
Tôi nhớ tới một người bạn Ba-lan, anh Zbigniew Piwko. Chúng tôi quen khá thân lúc cả hai vừa mới đến Nauy. Anh ta lớn hơn tôi ba tuổi. Trước kia là một đại tá không quân, chỉ huy môt không đoàn chiến đấu thuộc quân đội cộng sản Ba-Lan. Về sau, anh ta ngầm ủng hộ Công Đoàn Đoàn Kết do ông Walesa lãnh đạo. Hành tung bại lộ, trong khi bị truy bắt, anh đã lấy một chiếc trực thăng, chở gia đình, gồm người vợ và hai đứa con, bay sang Tây Đức. Theo sự thỉnh cầu của anh, gia đình anh được chính phủ Nauy đặc biệt nhận cho tị nạn chính trị.
Anh và tôi học tiếng Nauy cùng một lớp, và sau đó có một thời gian chúng tôi cùng làm thông dịch cho Sở Cảnh Sát. Nhưng chỉ hơn một năm sau, thì tình hình chính trị ở Ba-Lan thay đổi bất ngờ. Công Đoàn Đoàn Kết của ông Walesa lãnh đạo đã thắng lợi vẻ vang. Ông được bầu làm Tổng Thống đầu tiên của nước Ba-Lan dân chủ. Anh Piwko, người bạn tị nạn của tôi, được mời về nước để giữ môt chức vụ khá lớn trong ngành cảnh sát. Vào những dịp Giáng sinh, nhớ đến tôi, anh gởi thiệp mừng giáng sinh và năm mới. Anh kể đủ thứ chuyện về xứ sở của anh, về niềm vui và hy vọng của người dân Ba-Lan bây giờ. Sau tấm thiệp không đủ chỗ nên lúc nào anh cũng viết kèm theo vài trang giấy. Anh mời vợ chồng tôi có dịp thu xếp sang chơi với gia đình anh vài hôm và xem đất nước Ba-Lan của anh đang hồi sinh trong dân chủ.
Sáng hôm sau, tôi tìm lại số phôn và gọi cho anh. Anh rất vui mừng khi nghe tôi báo tin sang thăm. Vì đi vội, nên tôi chỉ đi một mình. Vợ chồng anh đón tôi ở phi trường, nơi dành cho VIP (thượng khách). Anh chị còn cho biết là rất thú vị khi có dịp được dùng lại ngôn ngữ Nauy để nói chuyện với tôi. Tôi thực sự xúc động trước sự tiếp đón nồng hậu mà gia đình anh đã dành cho tôi. Tôi ngại ngùng không dám nói với anh những điều muốn nhờ anh giúp. Nhưng rồi cuối cùng, tôi cũng phải tâm tình cùng anh về chuyện anh quản giáo Thà trong trại tù Nghĩa Lộ năm nào, và hoàn cảnh khốn cùng của hai đứa con hiện đang ở tại đây, ngay trên đất nước Ba-Lan của anh. Nghe tôi kể, anh ngậm ngùi giây lát rồi đứng lên ôm vai tôi, hứa sẽ hết lòng giúp tôi về việc này.
Anh đưa tôi đến gặp hai chị em cháu Hà. Đưa Hà về nhà ở với gia đình anh. Hai hôm sau anh làm thủ tục bảo lãnh Tĩnh, em của Hà từ trại tù về.
Trước khi về lại Nauy, tôi đã thức trọn một đêm để tâm tình khuyên lơn hai chị em Hà, biếu cho hai cháu một số tiền để tạm sinh sống và chuyển về Việt nam biếu anh Thà, bố hai cháu. Trên đường đưa tôi ra phi trường, vợ chồng Piwko bảo tôi yên tâm, anh chị xem hai chị em Hà như là cháu trong nhà và sẽ tận tình lo lắng cho hai cháu.
Hơn một tháng sau, Piwko gọi phôn báo cho tôi tin mừng: hai chị em Hà đã được Piwko bảo trợ, được cấp giấy tờ chính thức cư trú tại Ba-lan. Hai cháu đang được học ngôn ngữ Ba-lan. Hà, vì lớn tuổi, nên sẽ xin việc làm. Tĩnh, em Hà, sẽ được tiếp tục theo học tại một trường trung học.
><><><><><><><><
"Các Anh thân quí,
Khi ngồi viết nhừng dòng này cho các anh, thực tình tôi không còn nhớ mặt các anh, nhưng tôi còn nhớ rất rõ thời gian tôi làm quản giáo ở trại Nghĩa Lộ. Vậy mà không ngờ hôm nay các anh còn nhớ đến tôi. Đọc thư của cháu Hà từ Ba-Lan gởi về, cùng với số tiền của các anh gởi cho, lòng tôi cảm xúc đến nghẹn ngào. Tôi và gia đình xin muôn vàn cảm tạ. Các anh làm tôi nhớ tới một câu nói của Các-Mác: "Chỉ có loài súc vật mới quay lưng trước cảnh khốn khổ của đồng loại". Ngày nay, cả thế giới đều lên án Mác, những nước một thời lấy chủ nghĩa Mác làm ánh đuốc soi đường, bây giờ cũng đã từ bỏ Mác, chỉ còn một vài nơi lấy Mác làm bức bình phong để che đậy những mục nát ở phía bên trong, nhưng câu nói trên kia của Mác, với tôi, vẫn mãi mãi là một lời vàng ngọc. Điều tệ hại là những kẻ một thời theo Mác đã luôn luôn làm ngược lại lời nói này của Mác.
Chúng tôi mừng cho các anh đã đưa được gia đình ra khỏi nước. Mặc dù tôi biết một người phải bỏ quê hương mà đi, còn đau đớn nào hơn. Ngay cả con cái chúng tôi, vất vả biết chừng nào, mà tôi cũng đành khuyên các cháu phải ra đi để may ra còn tìm được một chút tương lai, giá trị nào đó của kiếp con người.
Phần tôi, sau khi bị kiểm điểm nặng nề ở trại Nghĩa Lộ, tôi bị điều ra mặt trận phương Bắc, trong thời kỳ giặc bành trướng Trung Quốc tràn qua biên giới.
Khi ngồi viết nhừng dòng này cho các anh, thực tình tôi không còn nhớ mặt các anh, nhưng tôi còn nhớ rất rõ thời gian tôi làm quản giáo ở trại Nghĩa Lộ. Vậy mà không ngờ hôm nay các anh còn nhớ đến tôi. Đọc thư của cháu Hà từ Ba-Lan gởi về, cùng với số tiền của các anh gởi cho, lòng tôi cảm xúc đến nghẹn ngào. Tôi và gia đình xin muôn vàn cảm tạ. Các anh làm tôi nhớ tới một câu nói của Các-Mác: "Chỉ có loài súc vật mới quay lưng trước cảnh khốn khổ của đồng loại". Ngày nay, cả thế giới đều lên án Mác, những nước một thời lấy chủ nghĩa Mác làm ánh đuốc soi đường, bây giờ cũng đã từ bỏ Mác, chỉ còn một vài nơi lấy Mác làm bức bình phong để che đậy những mục nát ở phía bên trong, nhưng câu nói trên kia của Mác, với tôi, vẫn mãi mãi là một lời vàng ngọc. Điều tệ hại là những kẻ một thời theo Mác đã luôn luôn làm ngược lại lời nói này của Mác.
Chúng tôi mừng cho các anh đã đưa được gia đình ra khỏi nước. Mặc dù tôi biết một người phải bỏ quê hương mà đi, còn đau đớn nào hơn. Ngay cả con cái chúng tôi, vất vả biết chừng nào, mà tôi cũng đành khuyên các cháu phải ra đi để may ra còn tìm được một chút tương lai, giá trị nào đó của kiếp con người.
Phần tôi, sau khi bị kiểm điểm nặng nề ở trại Nghĩa Lộ, tôi bị điều ra mặt trận phương Bắc, trong thời kỳ giặc bành trướng Trung Quốc tràn qua biên giới.
Nhờ thương tật, tôi được bố trí một công tác lặt vặt ở hậu cần. Mặt trận kết thúc, tôi bị phục viên về nhà, tiền phụ cấp không đủ nuôi chính bản thân. Tôi chỉ còn một cánh tay mà phải phát rẫy trồng rau để phụ giúp gia đình.
Hơn ba năm nay, tôi bị ốm nặng, nằm liệt giường. Nhờ chị em cháu Hà gởi tiền về nuôi tôi và cả gia đình, tôi mới còn sống được đến hôm nay. Biết trốn lại Ba Lan, không có giấy tờ, hai cháu sẽ khó khăn ghê lắm, nhưng vẫn còn hơn là về lại bên này. Có làm suốt ngày cũng chẳng đủ ăn. May mà nhờ các anh hết lòng giúp hai cháu. Cái ơn này biết khi nào chúng tôi mới trả được cho các anh đây.
Tôi biết mình không còn sống bao lâu. Cuối đời một con người, tôi nghiệm rõ được một điều: Chỉ có cái tình con người với nhau mới thực sự quí giá và tồn tại mãi với thời gian. Những chế độ này, chủ nghĩa nọ, cuối cùng cũng chỉ là những đám mây đen bay trên đầu. Đôi khi che ta được chút nắng, nhưng nhiều lúc đã trút bao cơn mưa lũ xuống để làm khốn khổ cả nhân gian..."
Hơn ba năm nay, tôi bị ốm nặng, nằm liệt giường. Nhờ chị em cháu Hà gởi tiền về nuôi tôi và cả gia đình, tôi mới còn sống được đến hôm nay. Biết trốn lại Ba Lan, không có giấy tờ, hai cháu sẽ khó khăn ghê lắm, nhưng vẫn còn hơn là về lại bên này. Có làm suốt ngày cũng chẳng đủ ăn. May mà nhờ các anh hết lòng giúp hai cháu. Cái ơn này biết khi nào chúng tôi mới trả được cho các anh đây.
Tôi biết mình không còn sống bao lâu. Cuối đời một con người, tôi nghiệm rõ được một điều: Chỉ có cái tình con người với nhau mới thực sự quí giá và tồn tại mãi với thời gian. Những chế độ này, chủ nghĩa nọ, cuối cùng cũng chỉ là những đám mây đen bay trên đầu. Đôi khi che ta được chút nắng, nhưng nhiều lúc đã trút bao cơn mưa lũ xuống để làm khốn khổ cả nhân gian..."
* * * * *
Không
ngờ lá thư đầu tiên này cũng là lá thư cuối cùng chúng tôi nhận được từ
anh Thà. Anh đã qua đời sau đó không lâu. Nghe cháu Hà kể lại. Khi hấp
hối, anh bảo vợ anh mang mấy cái huy chương, anh được cấp trong thời
chiến tranh, đào lỗ chôn xuống phía sau nhà. Anh thầm thì: xin hãy chôn
chặt hộ tôi cái quá khứ đau thương và lầm lỡ đó lại. Chính nó đã gây
biết bao chia lìa, tang tóc, và sự thù hận giữa những người anh em cùng
một mẹ, không biết sẽ kéo dài cho đến bao giờ?
Phạm Tín An Ninh(Vương Quôc Na-Uy
Sunday, January 25, 2015
Những bí ẩn về Nguyễn tấn Dũng
Những bí ẩn về Nguyễn tấn Dũng
Hoàng Dũng,
Cán bộ Văn Phòng Trung Ương
“Những sự thật lịch sử cần phải được tôn trọng và dần dần cần được giải mã trước công chúng. Những sự việc gây ảnh hưởng đến vận mệnh đất nước cần phải được minh bạch và công khai.”
“Trong đó có những câu chuyện mà qua hàng chục năm giữ kín, “đào sâu chôn chặt”, suy xét, kiểm nghiệm đến ngày hôm nay mới dám nói ra, bởi vì nó có liên quan đến những con người và hoàn cảnh lịch sử của đất nước ta trước đây, ngày hôm nay, và có thể nó sẽ ảnh hưởng đến tương lai dân tộc ngày mai
Sau
ngày 30/04/1975 tôi được phân công nhiệm vụ kiểm soát việc tiêu hủy
những thứ mà lúc ấy được người ta gọi là “văn hoá phẩm đồi trụy”. Sài
gòn những ngày ấy còn hỗn loạn, bề bộn, lòng người thì hoang mang, bất
ổn. Song trong mắt bọn chúng tôi – những kẻ chiến thắng vừa từ rừng núi
tiến vào – Sài gòn đúng thật là “hòn ngọc viễn đông”. Nhà cửa thành phố
hiện đại, hàng hoá nhiều vô kể, đặc biệt là sách báo, tranh ảnh, băng
đĩa và những thứ sản phẩm bị coi là “tàn dư của chế độ cũ”.
Lúc
ấy chúng tôi được ủy ban quân quản bố trí ở tại một ngôi biệt thự bỏ
hoang ở khu Phú Thọ. Mặc dù là bỏ không nhưng thật ra đây là một biệt
thự mới tinh chưa có người đến ở, chủ nhà có lẽ là một người giàu có,
xây dựng mới xong thì bộ đội giải phóng vào nên có thể đã đi di tản hoặc
không dám đến nhận nhà. Ngôi nhà có tới 13 phòng, mỗi phòng đều có
trang bị đồ dùng đầy đủ và rất sang trọng. Một số những chiến sĩ trẻ lúc
ấy thích đọc truyện tranh, truyện tuổi hoa niên thì mang về đầy phòng
đủ các loại sách truyện từ Tây Du ký, Tam Quốc chí, đến cả Đát Kỷ- Trụ
Vương, rồi chuyện kiếm hiệp không biết cơ man nào. Đối với những người
sống ở miền Bắc nghèo khó và những người bao năm hoạt động ở trong rừng
núi thiếu thốn thì đúng quả là bị choáng ngợp với các loại sách báo Sài
Gòn ngày ấy.
Trong
công việc hàng ngày tôi cũng thỉnh thoảng lần giở xem xét một số những
cuốn sách cũ, một số tiểu thuyết lịch sử để hiểu thêm về chế độ Việt Nam
Cộng Hoà, đặc biệt nhiều nhất là sách viết về nền đệ nhất cộng hoà như
cuốn “Bên giòng lịch sử” của linh mục Cao Văn Luận, hay “Những ngày chưa
quên” … Lúc ấy việc đọc sách chẳng qua cũng chỉ để cho dễ buồn ngủ vào
mỗi buổi tối chứ thật ra cũng chẳng có ý nghĩa gì. Chúng tôi đều cho
rằng đó là những sách báo nhảm nhí, viết không đúng sự thật. Một cuốn
sách hình như có tựa đề là “Những bóng ma trong hồng trường” viết về
những câu chuyện thâm cung bí sử trong Quảng trường đỏ thời Xô viết, nói
về chuyện dâm ô, loạn luân của các lãnh đạo Xô viết, lúc bấy giờ đọc
những chuyện ấy chỉ xem như những chuyện tiếu lâm, những hư cấu không có
thật, chứ tuyệt nhiên không thể tin được.
Thế
rồi thời gian thấm thoát trôi qua với bao nhiêu biến chuyển, đổi thay
của xã hội. Sài Gòn ngày ấy bây giờ chỉ còn trong ký ức của mỗi con
người mà đã gắn bó, đã trải qua vào những giai đoạn lịch sử ấy. Tôi cũng
đã luân chuyển qua nhiều vị trí, công việc khác nhau. Trong quá trình
công tác tôi có may mắn được làm việc một khoảng thời gian ngắn với cố
Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh. Khoảng thời gian này không dài nhưng lại là
khoảng thời gian rất quý báu đối với tôi bởi vì đã học được nhiều điều
và hiểu được nhiều điều từ cơ quan quyền lực cao nhất, từ người đứng đầu
bộ máy lãnh đạo Việt nam. Trong đó có những câu chuyện mà qua hàng chục
năm giữ kín, “đào sâu chôn chặt”, suy xét, kiểm nghiệm đến ngày hôm nay
mới dám nói ra, bởi vì nó có liên quan đến những con người và hoàn cảnh
lịch sử của đất nước ta trước đây, ngày hôm nay, và có thể nó sẽ ảnh
hưởng đến tương lai dân tộc ngày mai.
Trước
khi giữ chức vụ Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt nam Nguyễn Văn Linh đã
từng hoạt động và làm việc tại miền Nam gần 50 năm (vào Sài Gòn hoạt
động từ 1939), và đã từng đảm nhiệm hầu hết các chức vụ lãnh đạo cao
nhất tại miền Nam trước và sau chiến tranh. Vì thế dù sinh trưởng trên
quê hương Hưng Yên miền Bắc nhưng ông đã thực sự như một người con của
Nam bộ. Đến khi lên giữ chức Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh vẫn rất thường
xuyên làm việc tại Sài Gòn, sinh hoạt rất giản dị, khiêm tốn và kín đáo.
Ông ở trong khu vực riêng của Ban quản trị tài chính Trung ương, gọi là
T78, khu vực này là một đoạn đường Trần Quốc Toản được đơn vị cảnh vệ
ngăn lại hai đầu phố tiếp giáp với đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và đường Trần
Quốc Thảo, thành một khu vực riêng biệt, có lối ra thông với đường Lý
Chính Thắng (sau này mở thêm khách sạn Dạ Lý Hương). Có những hôm ông
vẫn xuống ăn cơm chung với cánh cán bộ chúng tôi ở nhà ăn tập thể cũng
nằm trong khu vực này, ông ăn uống đơn giản và không đồng ý có thêm bất
cứ chế độ đặc biệt gì phục vụ.
Hồi
ấy phương tiện đưa đón ông chỉ là loại xe Vonga đen của Nga sản xuất,
mỗi lần xe của ông đi thì trước đó lại có mấy cậu cảnh vệ mặc thường
phục ngồi sẵn trên mấy chiếc xe Honda 67 “xoáy nòng” bí mật chạy trước
chạy sau để xem xét, bảo vệ, chứ không phải dùng xe Police “còi hụ” hay
xe “bồ câu trắng” bảo vệ như các cán bộ lãnh đạo sau này. Thế mà có lần
tôi còn nghe ông nhắc anh lái xe “chạy chậm chậm một tí không mấy cậu
bảo vệ phải đuổi theo lại đụng vào dân thì khổ", ông biết và quan tâm
đến tất cả những chuyện nhỏ như thế.
Tôi
còn nhớ, vào khoảng năm 1988 có lần phải xuống làm việc với đặc khu ủy
Vũng tàu (lúc ấy Vũng tàu vẫn còn là đặc khu Vũng tàu-Côn đảo), làm việc
xong vào cuối buổi chiều ông lại muốn đi tắm biển một chút cho khoan
khoái. Thế là đám cán bộ địa phương và lực lượng bảo vệ lại phải cuống
quýt lo bố trí địa điểm kín đáo, an toàn. Đến khi ông xuống tắm lại phải
bố trí hàng chục cán bộ bảo vệ cùng tắm quanh khu vực, thậm chí có
người không kịp chuẩn bị đồ tắm đã phải mặc cả đồ lót đi tắm và mặc luôn
đồ ướt đi về. Sau khi biết chuyện ấy ông mới tự trách : biết các cậu
phải lo lắng kỹ lưỡng như vậy thì tôi tắm luôn trong phòng cho xong.
Những
ai đã sống trong thời điểm đó thì chắc đều không thể quên được chuyên
mục “Những việc cần làm ngay” của ông viết ký với bút danh N.V.L. Ngay
từ khi những sự việc được báo chí đăng tải ông đã trực tiếp đôn đốc hoặc
phân công cho những cán bộ trực tiếp phụ trách theo dõi và phải hàng
ngày báo cáo kết quả công việc cho ông biết. Đúng theo tinh thần “Nói Và
Làm”.
Tiếc
rằng lãnh đạo đất nước ta từ đó đến nay đã không xuất hiện thêm một ông
“Nói Và Làm” nào nữa . Tôi vẫn thường nghĩ rằng nếu các lãnh đạo sau
này và các lãnh đạo chính quyền cấp dưới có được quan điểm làm việc, đạo
đức và cách sống như ông thì chắc rằng người dân Việt nam sẽ có được
cuộc sống no đủ và công bằng hơn rất nhiều.
Vào
khoảng thời gian trước khi về nghỉ, có lẽ nhận thấy sức mình không thể
làm thay đổi được cả một bộ máy, một cơ chế cồng kềnh và bảo thủ, cũng
lại do hiểu được tính bè phái và sự lộng quyền của những kẻ lãnh đạo cơ
hội trong Đảng, ông càng trở nên trầm tư hơn. Nếu ai có điều kiện lui
tới gặp ông tại nhà riêng thời gian này sẽ nhận thấy sự thất vọng và u
uất thể hiện rõ trên khuôn mặt và thái độ của ông. Ngoài quan hệ công
việc tôi lại có quan hệ rất thân tình với cô Bình (Nguyễn Thị Bình)
con gái ông, tôi quen Bình từ lúc còn đang học ở Liên Xô, Bình cũng rất
quý tôi, coi tôi như người anh . Có lẽ cũng vì thế mà mỗi lần tôi đến
nhà ông chơi hay có công việc gì đều thấy tự nhiên như người nhà.
Sau
này khi Nguyễn Văn Linh thôi giữ chức Tổng bí thư Đảng, tôi không còn
được làm việc với ông nữa, nhưng thỉnh thoảng có dịp ra vào công tác tôi
vẫn ghé thăm ông, hoặc là ghé thăm Bình, vài tháng một lần. Mỗi lần gặp
ông lại hỏi thăm tình hình công việc, tình hình tổ chức nội bộ, tình
hình các địa phương. Ông tỏ thái độ than phiền với những người kế nhiệm
và đặc biệt kêu ca về khâu tổ chức cán bộ và quy hoạch lãnh đạo cao cấp.
Vài
năm sau đó nữa, lúc này sức khỏe của ông tỏ ra đã yếu hơn trước rất
nhiều, ông ít đi lại hơn. Một buổi tối tôi đến thăm, thấy ông có vẻ
không được khỏe, tôi không dám nói chuyện nhiều, sau khi hỏi thăm ông
vài câu tôi định đứng dậy ra về, nhưng ông bỗng khoát tay ra hiệu bảo
tôi hãy ở lại chơi và sau đó lại kéo tôi vào buồng trong. Tôi hiểu là
ông muốn trao đổi một chuyện gì đó, chắc là quan trọng hơn.
Vừa ngồi xuống là ông hỏi ngay : mấy hôm nay cậu có theo dõi vụ Tổng công ty Tracodi mà báo chí vừa đưa tin không ?
Tôi đáp : Dạ, có biết chứ ạ! Nhưng cũng chưa rõ lắm đúng sai thế nào ?
Ông lại quay sang hỏi : Thế cậu có biết cái tay Tổng Giám đốc Phan Thanh Nam là người như thế nào không ?
Tôi chợt hiểu ra có điều gì đó quanh vấn đề này, thời gian trước đó đã có dư luận xôn xao quanh chuyện Phan Thanh Nam là con rơi của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cánh cán bộ văn phòng chúng tôi đều có nghe nhưng vẫn không biết thực hư thế nào, nên cũng chỉ coi như một tin đồn nhảm.
Bỗng ông ghé sát gần tôi và nói : Những chuyện này mà tao không nói cho các cậu thì sau này sẽ chẳng có ai được biết đến nữa.
Thế
là bỗng nhiên tôi trở thành một nhân chứng để ghi nhận những sự kiện
ghê ghớm thế này, những sự kiện đã gắn liền với lịch sử Cách mạng Việt
nam nhưng không bao giờ được chép trong sử sách và nó là một bộ mặt thật
hoàn toàn khác với những gì mà nhân dân được biết về lãnh đạo Việt nam,
nhất là về lãnh tụ tối cao nhất: Hồ Chí Minh, con người mà bản thân tôi
cũng từng ngưỡng mộ và tôn kính từ khi còn rất bé.
Theo
ông Nguyễn Văn Linh kể thì Bộ chính trị lúc bấy giờ, (tất nhiên đứng
đầu là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ chỉ đạo, điều này thì sau này không ai là
không biết), biết rằng bác Hồ đang gặp những thiếu thốn khó khăn về tình
cảm cá nhân và tình dục sinh lý, vì không muốn nối lại mối tình duyên
với người vợ cũ Tăng Tuyết Minh ở Trung quốc (đây là một câu chuyện có
thật đã được phía Trung quốc công bố từ những thập niên 80, 90 của thế
kỷ trước. Về việc này tôi lại nhớ về sự kiện bài báo “Bác Hồ có vợ ?”
được đăng trên báo Tuổi Trẻ của tác giả Kiến Phước – Trưởng đại diện báo
Nhân dân tại TP. Hồ Chí Minh, chính vì bài báo này mà sau đó Tổng biên
tập báo Tuổi Trẻ là Nguyễn Kim Hạnh, cũng chính là vợ ông Kiến Phước, bị
mất chức. Sau này có lần đến chơi với hai vợ chồng Kiến Phước – Kim
Hạnh ở trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cũng gần khu T78, nhắc lại chuyện
này họ lại buồn và phản ứng ghê lắm). Do vậy sau đó Bộ chính trị có bí
mật sắp xếp nhiều người phụ nữ khác để chăm sóc và phục vụ cụ Hồ về mặt
sinh hoạt tình dục. Đặc biệt, từ thuở còn thanh niên bác Hồ đã có một
mối tình với một người con gái miền Nam (sự thật này đã được nhà văn Sơn
Tùng sưu tầm và công bố trong bài viết “đi tìm Út Huệ“), do vậy bác Hồ
có một ấn tượng và ưa thích đặc biệt với những người phụ nữ Nam bộ ????.
Biết thế nên Bộ chính trị đã chỉ đạo cho Trung ương cục miền Nam, mà
lúc này Nguyễn Văn Linh là Bí thư Trung ương cục, phải kín đáo tìm kiếm
trong số những cán bộ, du kích miền Nam, giao liên…. một số cô gái còn
trẻ, đẹp để đưa ra miền Bắc phục vụ cụ Hồ và các vị trong Bộ chính trị.
Thời điểm đó thì Võ Văn Kiệt đang là ủy viên Trung ương cục được ông
Nguyễn Văn Linh tin tưởng tuyệt đối và giao cho trực tiếp phụ trách
nhiệm vụ ma cô kiếm gái đặc biệt này. Trong số các cô gái tuyển lựa được
lúc đó đang chuẩn bị bố trí bí mật đưa ra miền Bắc, có một cô còn trẻ
và rất sắc sảo họ Phan. Giữa lúc đó thì tình hình chiến sự đang diễn ra
khá ác liệt nên không thể đưa các cô đi ngay được và rồi không hiểu thế
nào mà ông Kiệt lại quan hệ dan díu với chính cô gái họ Phan kia. Đến
lúc sự việc vỡ lở thì cô gái đã có thai được mấy tháng rồi. Thế là cô ta
phải ở lại và cái bào thai đó chính là vị tổng Giám đốc Tracodi : Phan Thanh Nam sau này.
Nghe
đến đây tôi cảm thấy vô cùng sửng sốt và bỗng thấy rùng mình hết cả
người. Rõ ràng người đang kể ra những sự việc đó là một người đã từng
giữ trọng trách cao nhất trong Đảng cộng sản Việt nam, một người trong
số vài ba người được biết rõ nhất, chính xác nhất về câu chuyện này, một
người trong số vài ba người hiếm hoi biết được những chuyện thâm cung
bí sử nhất trong Trung ương Đảng cộng sản, một người mà cái tuổi đã vượt
quá ngưỡng “cổ lai hy” rồi . Như vậy không thể là nói thiếu chính xác
hoặc vô căn cứ được, càng không thể là nói xấu tổ chức Đảng và lãnh tụ
được. Như vậy những chuyện tày trời kia là có thật ư ?
Tôi
đang bần thần như người ngủ mê và còn chưa biết phải nói thế nào, ông
Linh lại nói tiếp : … cũng không phải chỉ riêng có Sáu Dân đâu (bí danh
của Võ Văn Kiệt), mấy ông tướng nhà ta cũng đầy con rơi ra đấy, còn
thằng Ba Dũng là con Nguyễn Chí Thanh, rồi thằng Trần Nam là con Trần Văn Trà hiện đang làm bên Học viện lục quân ấy.
Thế là ông lại kể cho tôi biết thêm những sự thật khác.
Theo
ông Nguyễn Văn Linh thì trong thời gian tướng Nguyễn Chí Thanh làm Bí
thư liên khu ủy khu IV khoảng từ năm 1948 đến 1950 đã có quan hệ với một
cán bộ phong trào ở đây và sinh ra Nguyễn Tấn Dũng, và ông còn cho biết là sau Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn một người em trai nữa cũng là con của tướng Thanh.
Còn tướng Trần Văn Trà thì có quan hệ với một người phụ nữ quê ở miền Bắc (hình như là họ Hoàng, điều này tôi không còn nhớ rõ) rồi sinh ra Trần Nam, cũng là một sĩ quan quân đội đang công tác tại Học viện lục quân Đà lạt.
Về
Trần Nam thì hồi đó tôi không hề được biết một thông tin liên quan nào,
chưa hề nghe đến danh tính. Rất gần đây tình cờ đọc báo về vụ công ty
Rusalka của siêu lừa Nguyễn Đức Chi rồi hỏi thăm cán bộ ở dưới mới được
biết Trần Nam chính là giám đốc công ty Lâm Viên thuộc Học viện lục quân
– Bộ quốc phòng, có liên quan đến vụ án này.
Sau
buổi tối hôm ở nhà ông Nguyễn Văn Linh ra về tôi bàng hoàng và băn
khoăn nhiều lắm. Như vậy những thứ được gọi là tư cách, đạo đức, mẫu mực
của các lãnh đạo cao cấp của Đảng ta thật ra chỉ là những thông tin
tuyên truyền thôi ư ? Và những kẻ bày ra những trò này chắc cũng không
ngoài mục đích nhằm thao túng bác Hồ và thao túng cả Bộ chính trị ? Vậy
thì đã có biết bao cô gái trẻ đã bị đánh mất tuổi thanh xuân và sự trinh
trắng ở đó, và để đảm bảo tuyệt đối bí mật những thông tin này, dứt
khoát phải có nhiều người đã bị thủ tiêu hoặc làm cho mất trí nhớ hoàn
toàn. Như vậy những câu chuyện đồn thổi về những bóng ma trong quảng
truờng Ba đình phải chăng cũng là có thật ? Thật bi thảm và khủng khiếp
quá!
Bắt đầu từ câu chuyện đó nên sau này tôi đã cố tìm hiểu thêm những thông tin khác liên quan đến Ba Dũng.
Khoảng
năm 2000, trong cuộc trò chuyện với một thiếu tướng Quân đội đã nghỉ
hưu có quan hệ khá thân thiết với tôi, ông này có thời gian đã công tác
tại liên khu IV và V, ông ta cũng lại khẳng định với tôi rằng Nguyễn Tấn
Dũng chính là con của Nguyễn Chí Thanh. Hiện nay vị tướng này vẫn còn
sống và là ủy viên của Hội cựu chiến binh Việt nam, để tránh gây phiền
phức cho ông nên tôi không dám nêu danh tính cụ thể lên ở đây.
Tôi
đã tìm xem trong số những tài liệu lưu ở văn phòng có liên quan đến
Nguyễn Tấn Dũng nhưng không thấy lộ ra chi tiết nào nói về chuyện này.
Thế nhưng nhìn vào lý lịch và quá trình công tác của Ba Dũng rõ ràng có
những điều bí ẩn sao đó. Ông ta chỉ là một cán bộ tầm trung bình, không
có chuyên môn nghiệp vụ (thật ra được đào tạo làm y tá quân đội), trình
độ văn hoá thấp, chưa được đào tạo cơ bản chính quy, không có thành tích
đặc biệt, không có năng khiếu gì xuất chúng, thế nhưng lại có quá trình
thăng tiến nhanh vượt bậc ( ?).
Sau
này, trong những lần làm việc với Nguyễn Tấn Dũng tôi lại càng thấy rõ
những điều đó hơn và càng thất vọng rất nhiều. Quả là ông ta là một
người năng lực rất kém. Về hình thức bề ngoài, từ trước đến nay ít có
lãnh đạo Việt nam nào có được dáng dấp và khuôn mặt sáng láng như Ba
Dũng, cái hình thức đó rất dễ làm cho những ai không biết tưởng rằng đó
là một người rất thông minh, nhanh nhẹn. Thật ra tương phản với hình
thức sáng láng đó là một não trạng rất tối tăm, dốt nát. Hồi mới về
Trung ương có những lần nghe ông phát biểu mà mọi người đều không hiểu
ông định diễn đạt điều gì, rất lủng củng, tối nghĩa, lại lúng túng, cụt
lủn. Nhiều lần tham dự những cuộc họp do Ba Dũng chủ trì, tôi thấy ông
ta không dám phát biểu gì, chỉ ngồi nghe các cơ quan cấp dưới phát biểu
sau đó ông ta cũng chẳng dám có ý kiến kết luận gì cả. Phải trải qua
năm, sáu năm “thực tập” ở cái ghế Phó thủ tướng thì ông ta mới tỏ ra là
tự tin, biết chủ trì những cuộc họp lớn của cơ quan Đảng, Chính phủ,
nhưng vẫn chỉ là cái kiểu nói lúng túng, nước đôi, nói hùa theo các ý
kiến khác chứ không thấy tự tư duy được điều mới mẻ cả. Mặc dù có cả một
cơ quan tham mưu giúp việc rất đồ sộ “mớm” cho từng văn bản, từng câu
chữ nhưng mỗi lần phải “nói vo” anh ta đều phát biểu rất khó khăn, không
có đầu đuôi gì cả. Suốt cả quá trình dài là người đứng đầu Chính phủ và
phụ trách tất cả những mảng quan trọng nhất nhưng ông ta chưa làm được
một việc gì đáng kể. Đặc biệt, Ba Dũng rất dốt ngoại ngữ, trong cuộc họp
mà phát biểu những từ gì tiếng Anh thì toàn nói sai hoặc nói lung tung
cho qua. Một con người năng lực
yếu kém như vậy mà lại lên đến chức Phó thủ tướng, và nay là Thủ tướng
Chính phủ thì quả là không hiểu nổi ? Quả là có một bí ẩn khủng khiếp!
Một
dịp may khác ngẫu nhiên đến để tôi được kiểm chứng thêm lời nói của ông
Nguyễn Văn Linh. Đó là khoảng năm 2001, trong một lần tiếp xúc với lãnh
đạo TP. Hồ Chí Minh tại ủy ban thành phố có một vị khách đến làm việc
theo lịch đã hẹn, và tôi được giới thiệu người khách đó là Tư Thắng
(Nguyễn Tiến Thắng), em ruột Ba Dũng. Người này nhìn bề ngoài giống hệt
Ba Dũng, từ chiều cao, dáng người đến nét mặt, mái tóc và kể cả giọng
nói, thậm chí kể cả cử chỉ, dáng điệu (Ba Dũng hay có thói quen hất cằm
và khuôn mặt ra phía trước). Tư Thắng giống Ba Dũng đến mức chỉ
nghe giới thiệu là có thể tin ngay rồi, chỉ khác một chút là nước da đen
hơn Ba Dũng một chút và khuôn mặt có vài vết rỗ. Riêng về cách ăn mặc
thì ngược hẳn với ông anh, phóng khoáng tự do, thể hiện là người không
làm việc trong cơ quan chính quyền. Có lẽ đã nghe tên tôi từ trước, Tư
Thắng chủ động tự giới thiệu trước và đưa danh thiếp có số điện thoại
cho tôi (tôi vẫn còn giữ danh thiếp ấy và số điện thoại di động là
090845846, lúc ấy ĐTDĐ chỉ có 9 con số, hiện nay đều đã thêm số 3 nên sẽ
là 0903845846), sau đó Tư Thắng còn mời tôi lúc nào rảnh rỗi thì đến
chỗ anh ta chơi.
Vì
muốn tìm hiểu kỹ sự thật, có một buổi chiều sau giờ làm việc tôi đã
lững thững đi bộ đến chỗ Tư Thắng. Theo địa chỉ Tư Thắng cho tôi biết
thì đó là một căn nhà mặt tiền đường 3/2, gần ngã tư Cao Thắng (phía bên
Nhà hát Hoà Bình), đó là một ngôi nhà lớn, vị trí rất đẹp, nhưng sau
này tìm hiểu ra tôi mới được biết Tư Thắng có rất nhiều đất đai và biệt
thự ở khắp các tỉnh Nam bộ, ngôi nhà này cũng chỉ là chỗ đi lại mà thỉnh
thoảng ở Sài gòn Tư Thắng mới ghé qua. Chính vì Tư Thắng muốn nhờ tôi
giới thiệu thêm với một số lãnh đạo để giúp cho các công việc làm ăn của
anh ta, tôi mới được biết là có rất nhiều công ty nằm dưới tay anh ta,
đa phần là công ty TNHH. Các công ty này đều chỉ dựa vào thế lực và các
mối quan hệ của Ba Dũng để tham gia vào rất nhiều lãnh vực khác nhau như
: tài chính, ngân hàng, bất động sản, thương mại, xây dựng, tham gia
các dự án nhà nước … Điều làm tôi quan tâm nhất là anh ta có quan hệ với
rất nhiều người Đài Loan, đặc biệt trong mạng lưới các chân rết của Tư
Thắng có một ngân hàng Đài loan hoạt động chui tại Việt nam là First
China Bank (một đàn em tin cậy của ông ta được giao phụ trách việc này
cũng tên là Dũng có số ĐTDĐ là 0913950661). Như vậy có thể hiểu được đây
chính là những “sân sau” của Ba Dũng, và để tránh đụng chạm với các thế
lực khác cạnh tranh, anh em ông
Ba Dũng đã nhằm vào địa bàn hoạt động chủ yếu ở miền Trung và Nam bộ,
sau đó việc rửa tiền và chuyển ngân lậu được thực hiện qua ngả Đài loan.
Liệu có thế lực nào khác và bàn tay của cơ quan tình báo Đài loan nhúng
vào những chuyện này không ? Chưa ai biết được chuyện đó!
Như
vậy, đường đi và vị thế của ông tân thủ tướng Việt nam quả là có một
quá trình đầy bí ẩn, đầy những bàn tay sắp đặt, chắc chắn đứng đằng sau
ông ít nhất còn có hai người em là Nguyễn Tiến Thắng và Nguyễn Chí Vịnh
(tổng cục trưởng Tổng cục tình báo quân đội, con trai chính thức được
thừa nhận của tướng Nguyễn Chí Thanh) để lo thu xếp mọi việc từ tài
chính đến an ninh chính trị.
Lại
cũng dễ hiểu khi con đường quan lộ của Nguyễn Tấn Dũng rộng mở song
hành với sự thao túng và lộng quyền của Tổng cục hai trong tay Nguyễn
Chí Vịnh (sự lộng quyền này, trong mấy năm gần đây có rất nhiều cán bộ
cao cấp và cán bộ lão thành đã phản ánh đến các cơ quan Đảng). Nó là hai
mệnh đề luôn bổ sung và giải nghĩa cho nhau. Từ mệnh đề đó có thể giải
đáp được rất nhiều những câu hỏi khác. Sự liên quan và ràng buộc này nếu
nhìn trên góc độ thực tế chắc chắn đã và sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu
đến tương lai của đất nước. Nhất là trong tình hình hiện nay hai căn
bệnh lớn nhất tồn tại trong Đảng đang bị xã hội lên án rất gay gắt và là
nguy cơ thật sự , đó là tham nhũng và tranh giành quyền lực.
Nếu
những căn bệnh này còn tồn tại, không được giải quyết triệt để, tập
đoàn Dũng – Thắng – Vịnh sẽ đưa đất nước ta đến bờ vực thẳm nào ?
Những
sự việc ông Nguyễn Văn Linh đã kể lại cho tôi chắc chắn cũng phải còn
ít nhất là một vài người khác được biết, thế nhưng cho đến nay vẫn chưa
có ai dám công khai nêu lên. Trước thực trạng đầy bất ổn của tình hình
chính trị đất nước cùng với tấm lòng cảm mến và kính trọng cố Tổng bí
thư Nguyễn Văn Linh, tôi nhận thấy chính mình phải có trách nhiệm nói ra
những điều này, tôi xin hoàn toàn đảm bảo về tính trung thực và chính
xác của sự việc này. Tôi cũng
mong rằng sau khi sự thật này được đưa ra ánh sáng thì sẽ có thêm nhiều
bằng chứng khác của các vị lão thành Cách mạng, của những ai có may mắn
được biết đến những sự việc trên sẽ bổ sung đầy đủ hơn để bạch hoá hoàn
toàn những bí ẩn này.
Thứ
nữa, tôi muốn thông báo đến giới trẻ, những người chủ tương lai của đất
nước được biết rằng : có rất nhiều những sự thật mà các bạn không có cơ
hội được biết đến, mà lẽ ra trong xã hội hiện đại truyền thông đa
phương tiện ngày nay các bạn cần phải biết tất cả những sự thật, những
điều trắng đen rõ ràng để tự xây dựng cho mình những tư duy sống, những
quan điểm tự nhiên chứ không phải những ý thức hệ bị cưỡng bức, những tư
tưởng bị chỉ đạo.
Cuối
cùng, tôi muốn gửi thông tin này đến tất cả mọi người dân với mong muốn
rằng nhân dân chúng ta đều càng ngày càng được cởi mở hơn trong tiếp
nhận thông tin, tiếp nhận sự thật. Những
sự thật lịch sử cần phải được tôn trọng và dần dần cần được giải mã
trước công chúng. Những sự việc gây ảnh hưởng đến vận mệnh đất nước cần
phải được minh bạch và công khai.
Từ đó mỗi người dân cần có thái độ và đóng góp trách nhiệm của mình một
cách rõ ràng trước những điều hệ trọng của đất nước. Nhân dân cần phải
thay đổi thói quen chấp nhận để đời sống chính trị bị lệ thuộc bởi một
cá nhân nào, một đảng phái nào, hay một thể chế nào, một chính phủ nào,
mỗi người phải có quyền và nghĩa vụ tự quyết định cho riêng mình trong
một xã hội văn minh, dân chủ.
Hà nội,
Hoàng Dũng,
Subscribe to:
Posts (Atom)